Đoạn Đường Chiến Binh

TÌNH CHIẾN HỮU

Tango đừng quên rằng nhiều khi "mặc kê" rồi cũng còn bị trợt cơ đó nhe.- Cám ơn Toản nhắc nhở, để tôi thoa lơ cho chắc ăn cái đã.

Dương thượng Trúc

 


Tặng các chiến hữu TĐ 11/BĐQ.

Munau11@hotmail.com

1

- "Un point final" rồi Toản ơi!

- Tango cứ đánh đi, còn đến năm điểm nữa cơ đấy!

- Hà! Hà! Cái giò gà ngon ơ thế này thì cơ mười cũng có chứ đừng nói là năm điểm. Thôi! Gọi cô chủ quán ra tính tiền cà phê, hủ tiếu trưa nay đi.

- Tango đừng quên rằng nhiều khi "mặc kê" rồi cũng còn bị trợt cơ đó nhe.

- Cám ơn Toản nhắc nhở, để tôi thoa lơ cho chắc ăn cái đã.

Thụy với tay lấy cục lơ, vừa thoa thoa trên đầu cây cơ, vừa ngắm nghía để tính toán đường banh.

Toản thản nhiên cầm gói Pallmall để trên cái bàn nhỏ, bên cạnh mấy ly cà phê chỉ còn những viên nước đá tý teo, rút một điếu, châm lửa nhả khói:

- Không có gì tuyệt đối cả đâu Tango ạ! Đầu thế kỷ 20 nhà Bác Học Einstein đưa ra thuyết tương đối làm đảo lộn mọi tư duy của con người. Và câu chuyện ngụ ngôn của một cậu học trò về chuyện chưa chắc ăn có thể làm đảo lộn kết quả hôm nay đó.

- Lại có chuyện ấy nữa sao?

- Tango chưa nghe qua à?

- Toản bịa chuyện để câu giờ hả?

- Có câu giờ chăng nữa, thì cũng do tôi trả tiền mà, việc gì Tango phải lo.

- Nếu thế thì kể đi, hôm nay mình cũng chẳng bận rộn gì.

Toản đằng hắng lấy giọng, làm cô Vân chủ quán đang mê mẩn với chuyện tình diễm lệ của bà Tùng Long cũng phải bỏ sách xuống, và chú em chạy bàn cũng tỉnh hẳn giấc ngủ vật vờ, chạy đến gần bàn bi-da nghe Chuẩn úy Toản kể chuyện.

- …"Có một cậu thanh niên là sinh viên đang học ở Saigon về thăm quê, và xin tiền cha mẹ để tiêu dùng. Ông già dẫn ra đám lúa xanh đang thì, nói :

- Con thấy lúa mình năm nay ngon lành chưa. Chắc chắn sẽ trúng mùa.

Cậu con trai đang học về thuyết tương đối, bèn đem ra áp dụng một cách méo mó với ông già;

- Không có gì là chắc chắn cả đâu ba ơi! Có thể gặp mưa gíó, bão bùng, đủ mọi thứ chuyện nữa, ai biết đâu được.

Ông già lặng thinh. Không cãi lại lời con. Vài tháng sau, câu bé lại về xin tiền. Lúa đã gặt xong đang phơi đầy ngoài sân. Ông già hỏi:

- Lúa đã về nhà mình rồi, vậy chắc ăn chưa con ?

- Dạ, cũng chưa chắc đâu. Còn cướp bóc, còn lụt lội, còn sâu mọt…

Ông già lặng thinh, nhưng ấm ức trong bụng lắm.

Một tháng sau, vào niên học mới, cậu bé về xin tiền đóng học phí. Buổi trưa ấy, gia đình quây quần bên mâm cơm, ông già hỏi:

-Bây giờ gạo đã nấu thành cơm rồi, vậy chắc ăn chưa hả con?

Cậu con trai đang đưa chén cơm lên miệng, bèn ngưng lại trả lời cha:

- Dạ… cũng chưa chắc nữa cha ạ…

Ông già nổi máu xung thiên xáng cho anh chàng một bạt tai, chén cơm đổ tung tóe.

- Mồ tổ cha mày, khi còn cây lúa ngoài đồng, mày biểu chưa chắc ăn, tao hổng nói, lúc gặt về, phơi ở sân mày cũng biểu hổng chắc ăn, rồi đem đi xay thành gạo, nấu sẵn cho mày ăn, mày cũng nói chưa chắc ăn là sao?

- Thì ba thấy đó, chén cơm con bưng tới miệng rồi, mà đã chắc ăn đâu!"

Mọi người bật cười khoan khoái tạo lại không khí sống động cho cái quán cà phê nghèo nàn ở một quận lỵ hẻo lánh, đầy bất trắc. Nhất là chú bé Vinh, em cô chủ là cười lớn tiếng nhất. Chuẩn úy Toản kể chuyện thì phải nói là vô cùng hấp dẫn. Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị mà.

Kể từ lúc Tiểu đoàn 11 Biệt động Quân về đóng ở Quận Thanh An này, tình hình an ninh đã được bảo đảm hơn, quán cà phê vốn ế nhệ cũng thêm nhiều khách hàng dễ mến, và nhất là cô Vân chủ quán được nghe thêm những lời ong bướm lả lơi. Thụy đã trấn tỉnh lại và đang suy tính đánh đường gom bi để kết thúc cơ này. Anh vừa cúi xuống, chuẩn bị đưa đầu cây cơ vào trái banh có chấm nốt ruồi của mình, thì nghe có tiếng la thất thanh:

- …Trung úy… trung úy… dìa gấp…

Mọi người cùng hướng ra phía cửa, Thụy cũng ngừng tay cơ.

Thượng sĩ Hạnh thường vụ đại đội hớt ha hớt hải bước vào như cơn gió lốc.

- Chuyện gì vậy ông Hạnh, để tôi đánh nốt cơ này đã…

- Không được đâu Trung úy ơi!

- …Không được mà không được cái gì?

- Ông phải dìa gấp! Thằng Bân…

- Thằng Bân làm sao?

- Thằng Bân say rượu, rút chốt lựu đạn nằm trước hầm chỉ huy đòi tự vận…

- Hả! Có chuyện đó nữa sao?

- Tui đâu dám giỡn chơi. Chạy bộ cả cây số kiếm ông, muốn hết xí quách rồi đây nè…

- Vậy thì mình về, lên xe rồi nói tiếp…

Cả bọn ào ra, nhảy lên chiếc xe jeep đậu trước cửa, sau khi nói với lại với chủ quán:

- Mai tụi anh ra tính tiền nhe, Vân!

Dưới tay lái của Thụy, bốn bánh xe lồng lộn trên con đường đất đỏ, tung bụi mù trời, hướng về phía văn phòng quận, cũng là nơi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đang đóng quân. Hai bên đường, những cụm mai rừng nở hoa vàng rực trong nắng chiều tà của những ngày đầu xuân ấm áp. Nhưng có ai còn tâm trí mà thưởng thức. Toản pha trò để giải tỏa bớt không khí căng thẳng trên xe:

- Tango thấy tôi nói đúng không?

- Đúng chuyện gì?

- Chưa đến hồi kết cục thì chưa chắc ăn mà.

- Ông may mắn đó! Lần sau thì đừng hòng… Hạnh nè!

- Dạ!

- Thằng Bân đi uống rượu hồi nào mà mới giờ này đã say sưa rồi, lại còn đòi tự vận nữa?

- Dạ! Nó qua bên mấy người bạn cùng quê ở bên Tiểu Đoàn 22 từ mờ sáng. Nghe đâu con vợ với hai đứa con trên đường ra đây thăm nó, xe đò bị mìn của Vi Ci chết hết ráo. Nên nó buồn tình, uống say rồi đòi chết theo vợ con…

Toản chen vào hỏi:

- Thằng Bân về đại đội ông lâu chưa?

- Dân kỳ cựu mà! Nó là thằng gan dạ và liều lĩnh nhất trong toán xung kích của đại đội đấy!

- Chắc nó biết ông cưng nên làm nũng chứ gì?

- Làm nũng con khỉ gì! Cà chớn tôi đục phù mỏ! Mẹ kiếp! Vợ con chết vì mìn Việt cộng thì kiếm tụi nó mà trả thù chớ sao lại đòi chết trong hầm chì huy? Mà có những ai trong đó vậy ông Hạnh?

- Dạ! Thiếu úy Quang, hai thằng truyền tin, hai thằng ô đô. Năm người cả thẩy. Nó ôm trái mini nằm ngay cửa, không ai dám chạy ra hết…

- Đúng là đồ mắc dịch…

2

Vừa rẽ vào sân quận đường, Thụy đã thấy thấp thoáng nhiều bóng người với áo giáp, nón sắt đầy đủ, đang thập thò chung quanh căn hầm chỉ huy của anh. Thụy bước vội xuống xe, Đại úy Chính Tiểu Đoàn Phó đứng trong một banker gần cổng, cùng với rất nhiều Sĩ Quan trong bộ chỉ huy Tiểu Đoàn, ngoắc anh đến :

- Cậu tính sao hả Thụy? Coi mòi nó say ghê lắm đấy.

- Dạ! Thì phải vào đó thì mới giải quyết được chứ!

- Mẹ nó, muốn chết thì chết một mình chứ sao lại làm liên lụy đến mọi người.

Một vị nào đó lên tiếng, kèm theo lời phụ họa của những người khác:

- Nó mà nổ một cái thì không còn mạng nào! Ngặt nỗi, loại hầm chống pháo kích này có tấm chắn phía ngoài đâu có thể chạy ra được, mới khổ chứ.

- Hay cứ để cho nó nằm đó đến khi tỉnh rượu thì biết sợ chết chứ gì?

- Lỡ trong lúc say nó ngủ quên, lựu đạn bật chốt thì sao? Mà loại mini thì nhạy lắm.

- Quý vị đừng nghĩ chuyện viễn vông! Biện pháp tốt nhất là gỡ trái lựu đạn từ tay nó mà thôi.

- Trời đất! Ai vô đó mà gỡ? Tính giỡn mặt tử thần hay sao mà đùa với một thằng say rượu?

- Năm mạng với nó là sáu chưa đủ sao còn muốn đưa người vô nữa?

- Đúng vậy, ai điên khùng mà vô đó bây giờ?

- Tôi là đơn vị trưởng trực tiếp của nó, nên tôi sẽ làm chuyện ấy!

Câu trả lời chắc nịch của Thụy khiến mọi người tròn mắt. Một ai đó khuyên can:

- Tango suy nghĩ lại đi!

- Quý vị có nghĩ đến tâm trạng những anh em đang bị kẹt trong đó không?

Quay qua Đại úy Chính, anh tiếp:

- Xin Đại úy giúp đỡ bằng cách trình với Đại Bàng thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của nó, khi tôi đã hứa…

- Được rồi! Tôi bảo đảm với anh việc này. Ông vừa nói vừa vỗ nhè nhẹ lên vai anh như một sự khích lệ.

Anh quay gót bước ra, một ai đó nói vói theo:

- Tango có cần áo giáp, nón sắt không?

- Cám ơn! Mấy thứ đó chỉ làm vướng víu thêm, mà liệu có bảo vệ được tôi khi lựu đạn nổ không?

Anh bước chậm từng bước, về hướng căn hầm của mình.

Đây là một pháo đài hình chữ nhật nổi trên mặt đất, được sắp xếp bằng nhiều lớp bao cát. Cạnh dài khoảng ba thước, hướng ra tuyến phòng thủ, có nhiều lỗ châu mai. Cạnh ngắn độ non hai thước. Trên nóc là những lớp vỉ sắt và bao cát chồng lên. Cạnh dài mặt sau có một lối ra vào rộng khoảng non một thước. Nhưng bên ngoài, có một bức tường bao cát khác được dựng song song và cách vách hầm độ nửa thước để tránh thiệt hại khi có trái đạn pháo kích rơi gần cửa. Nói tóm lại, từ trong hầm đi ra thì phải rẽ trái hoặc rẽ phải. Chứ đâm thẳng ra thì đụng vào bức tường bao cát. Đó chính là cái ngặt nghèo mà một số anh em lúc nãy đã nhắc đến.

Dù ánh nắng mùa Xuân không gay gắt lắm, và trời đã xế bóng. Nhưng lưng áo Thụy cũng đầm đìa mồ hôi. Anh bước đi mà trong lòng đầy hoang mang, mâu thuẫn:

- Mẹ kiếp! Khi không lại nổi máu anh hùng rơm đòi đi gỡ lựu đạn của một thằng say rượu… Cứ để mặc xác nó, đến đâu thì đến đã sao nào! Nhưng một ý tưởng khác lại nổi lên. Mình là cấp chỉ huy mà lại ngó lơ với một sự việc tồi tệ thế này trong đơn vị, thì còn ra cái con mẹ gì nữa!

Với sự háo thắng của tuổi thanh niên, cộng thêm vai trò của một đơn vị trưởng, anh đã tự buộc vào mình một trách nhiệm nặng nề và nan giải. Nhưng tự sâu thẳm trong tiềm thức, cái bản năng sinh tồn dường như muốn níu chân anh lại, cho đoạn đường dài thêm ra. Nghĩ gì thì nghĩ, Thụy vẫn phải bước đều. Khoảng cách càng lúc càng thu hẹp.

- "…Thôi thì… Cũng đành nhắm mắt đưa chân…

Để xem con tạo xoay vần đến đâu!*

…Nếu không mấy mạng người trong căn hầm kia sẽ ra sao?"

Những bước chân thật nhẹ nhàng đưa anh đến gần cái lối đi nhỏ hẹp, mà mọi khi tạo sự an toàn, thì nay lại giới hạn sinh lộ cho anh.

Kia rồi! Thằng Bân nửa nằm nửa ngồi, chắn ngay cửa, cong queo như con tôm luộc. Hai tay thủ kín trước bụng. Hắn to con, nên thân người gần như bít kín cả cửa hầm. Anh chọn hướng đối mặt với Bân để tiến vào:

- Bân! Bân, mày nhận ra anh không?

Giọng Bân lè nhè:

- Thằng nào dậy?

Có tiếng Thiếu úy Quang từ trong hầm vang lên:

- Trung úy Thụy đại đội trưởng đó, Bân!

- …Ông Thụy hả? Ổng vô đây chi dậy? Muốn chết chùm hả? Chơi luôn… Bịnh gì cử…

Thụy vội lên tiếng:

- Anh vô với mày nghe, Bân!

- Ông bảnh thiệt đó nhe, muốn thì cứ vô!

Thật là kỳ lạ! Lúc nãy, còn ở bên ngoài Thụy có phần âu lo hoang mang, nhưng bây giờ, nhìn thấy tình cảnh những người trong hầm, anh trở nên bình tĩnh vô cùng. Và anh tự thấy quyết định của mình là đúng đắn. Dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa, thì anh cũng đã hết lòng vì đồng đội, vì chiến hữu. Mang tâm trạng ấy, Thụy bước đến sát bên Bân trong nỗi băn khoăn duy nhất là chẳng biết anh có khuyên hắn được không, hay để thảm kịch có thêm một nạn nhân nữa. Anh ngồi xổm xuống bên cạnh hắn ta.

Mùi rượu nồng nặc trộn lẫn mùi mồ hôi từ bộ quần áo bê bết đất cát trên ngưới Bân, khiến Thụy lợm giọng, trợn trạo muốn mửa. Lấy giọng thật bình tĩnh, anh nhẹ hỏi:

- Có chuyện gì mà mày nằm đây vậy Bân?

Bân vốn gốc nông dân, da đen nhẻm, thế mà giờ này xám ngoét. Hắn nhướng mắt lên, những gân máu đỏ ngầu nổi lên trên hai tròng mắt trắng dã, khiến Thụy nghe ớn lạnh xương sống.

- Tui muốn chết! Tui muốn chết!

-Nhưng mà tại sao mày lại muốn chết?

- Đ.M. Mấy thằng Việt cộng nó giật mìn giết hết vợ con tui rồi, ông Trung úy ơi!

Bân khóc rống lên, vừa nói vừa khoa tay, khiến Thụy giật thót người, vì không biết hắn cầm trái lựu đạn bằng tay nào.Trong bụng hồi hộp, nhưng Thụy không thể nào tháo chạy được. Anh bậm gan ngồi nghe Bân khóc lóc, chửi rủa và múa may. Khi đã nhận định chính xác quả mini vẫn còn nằm gọn trong tay trái của Bân thì anh thấy an tâm hơn. Đợi cho hắn dịu bớt, anh thân mật hỏi:

- Bân à! Nói anh nghe. Ai cho mày biết tin này vậy?

- Thì mấy thằng bạn cùng quê với tui ở bên Tiểu Đoàn 22 á!

- Tụi nó cũng ở đây như mầy, làm sao biết được chuyện đó!

- …Gia đình nó đánh dây thép lên…

- Dây thép thì nói được bao nhiêu?

- Chỉ nói là chiếc xe đò bị trúng mìn, nhiều người bị thương, chết mà vợ với hai thằng con tui đi trên chuyến đó.

- Như vậy thì đã chắc gì vợ con mày là nạn nhân. Hơn nữa, nếu có chuyện, thì gia đình phải đánh điện báo tin cho mày chứ. Bình tĩnh lại, tìm hiểu cho rõ ràng, chưa chi đòi chết đòi sống hà!

- Làm sao mà tìm hiểu hả, Trung úy?

- Thì viết thư về, hoặc ngay cả tao có thể cho mày đi phép một tuần lễ… Nếu mày chết bây giờ, mà vợ con mày còn bình yên thì họ sẽ ra sao?

- Tui… tui…

- Lại nữa, nếu vợ con mày có mệnh hệ gì thì phải kiếm mấy thằng Việt cộng mà thanh toán chớ anh em ở đây có tội tình gì? Họ là những đồng đội, những chiến hữu của mày, chứ có phải kẻ thù đâu. Họ cũng có thân nhân, cha mẹ, nếu hôm nay họ xảy ra điều gì thì những người ấy sẽ đau khổ biết dường nào, nhất là nguyên nhân lại từ một người anh em gây ra. Bình tĩnh suy nghĩ lại, đưa quả lựu đạn đây cho anh …

Bân lặng thinh khá lâu, dường như đã thấm ý, hắn ngập ngừng nói:

- Tui… tui nghe nói ban hai đòi nhốt chuồng cọp …

- Anh hứa danh dự với mày là không có chuyện đó…

- Ông cho tui đi phép hông?

-Tao đã nói sẽ cho mày bẩy ngày phép mà…

Bân nói vọng vào trong hầm:

- Thiếu úy Quang với mấy anh em làm chứng cho tui nhe…

- Đồng ý! Đồng ý!

Cả năm người bên trong cùng lên tiếng với âm hưởng tràn trề hy vọng. Bân ngồi thẳng người lên, ngọ ngoạy hai tay, nhưng vẫn chần chừ chưa dứt khoát:

- Đưa đây cho anh… mau lên…

Thụy cầm được trái mini trong tay thì mồ hôi cũng tươm ướt trên trán, trên mặt. Anh bước ra khỏi hầm chỉ huy với những tiếng reo hò mừng vui của mọi người, nhất là những "con tin bất đắc dĩ " trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua.

3

- Tango suy tư gì mà ra ngoài này trầm ngâm lâu dữ vậy?

- À! Nhìn mấy cụm mai trong vườn nhà Bân lại nhớ đến mùa Xuân mấy mươi năm trước.

- Mùa Xuân ở quận Thanh An phải không? Thôi chuyện ấy lát sẽ nói. Bây giờ vào nhà đi thằng Bân đã dọn bàn xong rồi kìa.

Ngay lúc ấy Bân cũng xuất hiện ở cửa.

- Mời hai ông thày vô đi! Sẵn sàng cả rồi!

- Giờ này còn thày bà gì nữa Bân!

- Ý! Đâu được! Người ta nói một chùa cũng có sư, nửa chùa cũng có sư mà…

- Nhất tự vi sư bán tự vi sư nghĩa là một chữ cũng thày, nửa chữ cũng thày. Chứ đâu phải nói theo kiểu của Bân đâu.

- Cái gì thì cái, với em, Tango mãi mãi là ông thày.

Thụy nghe cay cay nơi khóe mắt khi nghe những lời nói chân tình của người thuộc cấp cũ. Mọi người lục tục kéo vào phòng ăn. Trên bàn bầy biện lịch sự, với những món ăn sang trọng. Hai chai Henessy X.O còn nguyên trong hộp. Bân dành cho Thụy ngồi ghế đầu bàn, bên phải là Toản, bên trái là anh ta. Bân trịnh trọng trao chai rượu, mời Thụy khui. Toản thắc mắc:

- Không có khách khứa nào khác nữa hả Bân?

- Dạ không. Bữa nay chỉ có mấy thày trò mình thôi hà. Một bữa tiệc hội ngộ mà em mong đợi nhiều năm qua. Chút xíu nữa bà xã em về tới sẽ ra mắt hai anh. Nếu không vì nhận lời với người ta từ lâu, thì bữa nay em biểu nó đóng cửa, ở nhà lo cho tụi mình.

- Anh em mình gặp nhau là vui rồi, còn công chuyện làm ăn thì vẫn phải lo chớ. Nhà hàng mà lại đóng cửa cuối tuần là không nên.

- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó ông thày. Gặp được ông thày đây em mừng còn hơn trúng số nữa đó. Thôi kính mời hai ông nâng ly mừng ngày tái ngộ!

Họ cùng nâng ly thưởng thức hương vị nồng nàn của men rượu Henessy và ngập tràn niềm vui của tình chiến hữu. Hơn ba mươi năm, thày trò mới gặp lại nhau, những kỷ niệm được khơi dậy, những ký ức được nhắc nhở. Rồi đồng đội, bạn bè, ai còn ai mất, ai ở ai đi. Là những chuỗi câu chuyện liên miên không dứt. Toản góp ý:

- Bân biết không, Tango vừa nhắc lại kỷ niệm mùa Xuân năm nào ở quận Thanh An đó.

- Nhắc tới chuyện đó em mắc cỡ thấy mẹ luôn. May nhờ ông thày can đảm vô khuyên nhủ, lấy trái lựu đạn, chứ lúc đó em rối lắm. Nghĩ lại, mình thiệt nông nỗi.

- Rồi sau đó Bân có được đi phép không?

- Có chứ Chuẩn úy! Ông thày em hứa là có mà. Kỳ đó về quê thấy vợ con bình yên, em tính ở nhà luôn. Nhưng nhớ lại lời bảo đảm của ổng với Tiểu Đoàn trưởng là em sẽ không đào ngũ nếu được cho đi phép. Nên em quay trở lại đơn vị rồi sau đó mới tìm cơ hội "dzọt"…

- Lúc Bân trở lại đơn vị thì tôi bị thương rồi.

- Dạ em biết. Nghe tin ông thày bị thương, chưa kịp đi thăm thì có dịp may, nên em "thăng" luôn. Từ đó đến nay thày trò mình mới gặp lại. Ba mươi mấy năm rồi còn gì.

Nhấp một hớp rượu nhỏ, Thụy trầm ngâm:

- Quả thật mình không ngờ lại có sự tái ngộ hy hữu nơi đất khách quê người như hôm nay. Từ chuyện này khiến tôi nhớ lại lời ông Toản đã nói mấy mươi năm trước…

- Chẳng có gì là chắc ăn cả phải không Tango?

- Đúng vậy, và suy ra rằng: không có gì là chắc chắn cả, nếu chưa đi đến cuối cuộc đời. Trời sập, tù đầy, kinh tế mới, vượt biên… rồi anh em mình lại ngồi nâng ly với nhau trong căn nhà ấm cúng và sang trọng như thế này ở một phương trời xa lạ. Sau đó thì cuộc sống của Bân ra sao?

- Quê em ở tuốt dưới Cà Mau, nên lúc bỏ đơn vị về, sống bằng nghề đánh cá, sau khi Việt cộng vô không lâu, em đưa vợ con theo một người đồng hương vượt biên. Sang đây ổng mở nhà hàng, cả gia đình em quây quần phụ giúp. Cách này khoảng chục năm ổng bả nghỉ hưu giao lại cho vợ chồng em quản lý.

- Thế còn hai đứa nhỏ?

- Thằng lớn đang dạy ở một trường Đại Học miền đông bắc. Thằng út là kỹ sư của một hãng máy bay, nó đi công tác liền khiên hà! Em biểu tụi nó về ra mắt ông thày, nhưng chưa thu xếp thời gian được.

-Từ từ gặp các cháu sau cũng được, làm gì mà trịnh trọng quá khiến tôi áy náy.

-Ý đâu được ông thày. Gặp lại ông thày không phải chỉ là ước nguyện của em, mà là cả gia đình em đó.

Một lần nữa, Thụy nghe cay cay nơi khóe mắt.

Toản chêm vào:

- Mà làm sao hai thày trò anh liên lạc được với nhau giữa cái thành phố rộng mênh mông này vậy.

- Dạ! Thì cũng nhờ cái Mũ Nâu mà em treo ngoài nhà hàng đó. Một ông khách quen, biết em từng là cọp, nên giới thiệu quyển sách Thu Xưa của một ông cọp viết. Thiệt tình, em đâu có "quởn" mà đọc sách. Nhưng ổng cũng mang tới cho em mượn. Em cầm vì nể tình ổng thôi. Nào dè, nhìn tấm hình tác giả in phía sau, em thấy quen quen, nên lật vô bên trong coi thử, thì trời ơi! Quả thiệt là ông thày đây rồi! Vậy là em bốc phôn gọi cho ổng liền…

- Thế thì phải cám ơn Thu Xưa đã đưa đường dẫn lối…

- Đúng vậy. Bữa sau, em ra tiệm sách gần đây, ôm hết số sách ông thày gởi bán. Đem về tặng cho những khách hàng quen người Việt mình.

- Tặng người ta, nhưng Bân thì có đọc không?

- Có chứ Chuẩn úy…

- Thôi! Mình gọi nhau là anh em đi, hơn ba mươi năm rồi, nếu còn, tôi bây giờ ít lắm cũng là Chuẩn Tướng, mà Bân cứ gọi cấp bậc cũ hoài…

- Dạ, nếu anh cho phép thì mình sẽ gọi là anh em.

- Phép tắc con mẹ gì. Nói tiếp đi, đọc sách của Tango thấy thế nào?

- "Phê" vô cùng… Nhất là những lúc ổng nói về thời gian hành quân ở Bồng Sơn Tam Quan, thấy cứ như mình sống lại lúc đó vậy á! Em kể cho con mụ vợ em nghe, nó khoái quá trời, lại càng mong ước có dịp được gặp ông thày! Đó… đó… nhắc Tào Tháo là Tào Tháo tới liền…

Bân chưa dứt lời thì một người phụ nữ trung niên xuất hiện nơi cửa phòng ăn. Tuy ăn mặc rất thời trang, nhưng trên khuôn mặt vẫn không che dấu được nét chân chất mộc mạc của người dân miền đồng chua nước mặn.

- Má thằng Bi lại đây tui giới thiệu: Đây là ông Thày của mình, Trung úy Thụy, còn kia là anh Toản, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Đoàn.

Thụy chưa kịp đứng dậy chào hỏi, thì bất ngờ người phụ nữ quỳ sụp xuống dưới chân anh khóc nức nở.

- Em … em … đội ơn ông Trung úy vô cùng…Phải nói gia đình em đội ơn ông…

- Chị đứng dậy đi chị Bân, có gì đâu mà ơn với nghĩa…

- Ông Trung úy đừng nói dzậy. Đối với ông thì không có gì, nhưng với gia đình em thì đó là cái ơn cứu tử. Nếu hôm đó ông không chịu vô nói phải quấy, để thằng chồng em nó làm xằng làm bậy thì bây giờ mấy má con em sẽ ra sao?

- Trách nhiệm của tôi phải như thế mà chị!

- Em biết là trách nhiệm, nhưng cũng còn có cái tâm của ông trong đó nữa. Chứ nếu không, tội chi ông phải đâm đầu vô chỗ nguy hiểm để có thể chết chùm với một thằng say rượu. Trời ơi! Nếu chuyện đó xảy ra, chắc giờ này mấy đứa con em cũng chì là những kẻ đầu đường xó chợ ở Việt Nam, chứ có đâu thằng là thày giáo, thằng là kỹ sư. Rồi gia đình em lên xe xuống ngựa như hiện nay. Tất cả đều là nhờ ơn lai sanh tái tạo của ông Trung úy cả thôi.

- Bân! Mày nói vợ mày đứng dậy giùm tao cái đi, nếu không tao đi về đó…

Nghe anh hăm dọa như thế, người phụ nữ vội vàng đứng lên, lau nước mắt, nhưng vẫn còn sụt sùi:

- Em xin lỗi ông Trung úy… đã làm buồn lòng ông…

Bằng một giọng thật từ tốn, Thụy nói như bộc bạch những lời tâm tình:

- Chị à! Anh em chúng tôi, tuy cấp bậc có khác nhau, tuổi tác có chênh lệch, nhưng đã ở chung trong một đơn vị, từng chia sẻ ngọt bùi gian khổ, nên coi như người một nhà. Chúng tôi đối với nhau bằng một thứ tình cảm đặc biệt lắm. Nó thiêng liêng và cao cả có khi còn hơn cả tình anh em, bởi lúc cận kề với sự hiểm nguy chết chóc thì chỉ có những đồng đội, chiến hữu là gần gũi mình thôi. Tình cảm đó không pha trộn một chút tư lợi nhỏ nhen nào mà rất trong sáng và đẹp đẽ, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh cho nhau, đó là tình chiến hữu.

- Em đâu ngờ tình nghĩa các anh đối với nhau lại đậm đà như dzậy.

- Phải nói rằng rất đậm đà. Và cũng chính tình chiến hữu đã thôi thúc tôi đi vào chỗ nguy hiểm khuyên nhủ Bân. Tình chiến hữu cũng đã khiến chúng tôi ngồi lại với nhau hôm nay. Nó là sợi dây vô hình nhưng cũng rất thiêng liêng, kết nối những người lính lại với nhau, ngày xưa, bây giờ và mãi mãi…

Tôi mong chị đừng băn khoăn nữa, mà hãy nghĩ rằng những gì có đuợc hôm nay, là phước đức mà anh chị và các cháu được hưởng.

- Cám ơn ông Trung úy… Dù ông không nghĩ đến chuyện đó, nhưng đối với gia đình em, ông vẫn là người ơn lớn, và tụi em mong có ngày được đền đáp. Bây giờ em xin phép xuống làm thêm mấy món mồi nữa, để mấy anh lai rai, mừng tình chiến hữu được thắt chặt thêm trong ngày tái ngộ…

- Hoan hô má thằng Bi. Bữa nay mình chơi tới bến luôn. Dô đi ông thày!

- Vô! Vô!

Thụy cũng cảm thấy hào hứng nên góp tiếng:

- Đêm nay nhất định uống cho say, để nhớ lại những mùa Xuân năm cũ.

Toản chêm vào chọc Bân:

- Nhớ mùa Xuân cũ, nhưng đừng làm chuyện cũ nhe Bân!

- Không bao vờ… đâu anh Toản ơi!

- Vậy thì mình cạn ly!

- Dạ! Mình cạn ly! À! Ông thày nè!

- Gì vậy Bân?

- Sao bữa đó ông thày "xâm mình" vậy?

- Thứ nhất là vì tao thương anh em. Hai là tao nghĩ mày chỉ bị xúc động nhất thời nên làm xằng, nhưng với bản tánh lì lợm và liều lĩnh của mày, không lẽ rút chốt lựu đạn rồi không cho nổ thì hơi quê…Nếu tao dám vào khuyên chắc có hiệu quả.

- Ông thày thiệt là sành tâm lý đó nhe.

- Do ông Toản góp ý mà thôi.

- Xin cảm ơn cả hai ông, chúng ta cùng vô cạn ly nhe…

- …Vô…

- Ý! Chờ tôi một chút.

- Chuyện gì vậy Tango?

- …Có điện thoại! A lô! A lô!… Vậy hả? OK! Tôi về ngay! Xin cáo lỗi với anh em! Cô con dâu chuyển bụng sanh, chồng nó và bà xã tôi đưa đi nhà thương rồi, tôi phải về với mấy mẹ con nó. Hẹn gặp lại dịp khác vậy.

- Tango ơi! Chưa đến kết cục thì không lấy gì làm chắc chắn mà.

- Lần sau bảo đảm không say không về…

Thủy Gia trang - Vào Thu 2011

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TÌNH CHIẾN HỮU

Tango đừng quên rằng nhiều khi "mặc kê" rồi cũng còn bị trợt cơ đó nhe.- Cám ơn Toản nhắc nhở, để tôi thoa lơ cho chắc ăn cái đã.

Dương thượng Trúc

 


Tặng các chiến hữu TĐ 11/BĐQ.

Munau11@hotmail.com

1

- "Un point final" rồi Toản ơi!

- Tango cứ đánh đi, còn đến năm điểm nữa cơ đấy!

- Hà! Hà! Cái giò gà ngon ơ thế này thì cơ mười cũng có chứ đừng nói là năm điểm. Thôi! Gọi cô chủ quán ra tính tiền cà phê, hủ tiếu trưa nay đi.

- Tango đừng quên rằng nhiều khi "mặc kê" rồi cũng còn bị trợt cơ đó nhe.

- Cám ơn Toản nhắc nhở, để tôi thoa lơ cho chắc ăn cái đã.

Thụy với tay lấy cục lơ, vừa thoa thoa trên đầu cây cơ, vừa ngắm nghía để tính toán đường banh.

Toản thản nhiên cầm gói Pallmall để trên cái bàn nhỏ, bên cạnh mấy ly cà phê chỉ còn những viên nước đá tý teo, rút một điếu, châm lửa nhả khói:

- Không có gì tuyệt đối cả đâu Tango ạ! Đầu thế kỷ 20 nhà Bác Học Einstein đưa ra thuyết tương đối làm đảo lộn mọi tư duy của con người. Và câu chuyện ngụ ngôn của một cậu học trò về chuyện chưa chắc ăn có thể làm đảo lộn kết quả hôm nay đó.

- Lại có chuyện ấy nữa sao?

- Tango chưa nghe qua à?

- Toản bịa chuyện để câu giờ hả?

- Có câu giờ chăng nữa, thì cũng do tôi trả tiền mà, việc gì Tango phải lo.

- Nếu thế thì kể đi, hôm nay mình cũng chẳng bận rộn gì.

Toản đằng hắng lấy giọng, làm cô Vân chủ quán đang mê mẩn với chuyện tình diễm lệ của bà Tùng Long cũng phải bỏ sách xuống, và chú em chạy bàn cũng tỉnh hẳn giấc ngủ vật vờ, chạy đến gần bàn bi-da nghe Chuẩn úy Toản kể chuyện.

- …"Có một cậu thanh niên là sinh viên đang học ở Saigon về thăm quê, và xin tiền cha mẹ để tiêu dùng. Ông già dẫn ra đám lúa xanh đang thì, nói :

- Con thấy lúa mình năm nay ngon lành chưa. Chắc chắn sẽ trúng mùa.

Cậu con trai đang học về thuyết tương đối, bèn đem ra áp dụng một cách méo mó với ông già;

- Không có gì là chắc chắn cả đâu ba ơi! Có thể gặp mưa gíó, bão bùng, đủ mọi thứ chuyện nữa, ai biết đâu được.

Ông già lặng thinh. Không cãi lại lời con. Vài tháng sau, câu bé lại về xin tiền. Lúa đã gặt xong đang phơi đầy ngoài sân. Ông già hỏi:

- Lúa đã về nhà mình rồi, vậy chắc ăn chưa con ?

- Dạ, cũng chưa chắc đâu. Còn cướp bóc, còn lụt lội, còn sâu mọt…

Ông già lặng thinh, nhưng ấm ức trong bụng lắm.

Một tháng sau, vào niên học mới, cậu bé về xin tiền đóng học phí. Buổi trưa ấy, gia đình quây quần bên mâm cơm, ông già hỏi:

-Bây giờ gạo đã nấu thành cơm rồi, vậy chắc ăn chưa hả con?

Cậu con trai đang đưa chén cơm lên miệng, bèn ngưng lại trả lời cha:

- Dạ… cũng chưa chắc nữa cha ạ…

Ông già nổi máu xung thiên xáng cho anh chàng một bạt tai, chén cơm đổ tung tóe.

- Mồ tổ cha mày, khi còn cây lúa ngoài đồng, mày biểu chưa chắc ăn, tao hổng nói, lúc gặt về, phơi ở sân mày cũng biểu hổng chắc ăn, rồi đem đi xay thành gạo, nấu sẵn cho mày ăn, mày cũng nói chưa chắc ăn là sao?

- Thì ba thấy đó, chén cơm con bưng tới miệng rồi, mà đã chắc ăn đâu!"

Mọi người bật cười khoan khoái tạo lại không khí sống động cho cái quán cà phê nghèo nàn ở một quận lỵ hẻo lánh, đầy bất trắc. Nhất là chú bé Vinh, em cô chủ là cười lớn tiếng nhất. Chuẩn úy Toản kể chuyện thì phải nói là vô cùng hấp dẫn. Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị mà.

Kể từ lúc Tiểu đoàn 11 Biệt động Quân về đóng ở Quận Thanh An này, tình hình an ninh đã được bảo đảm hơn, quán cà phê vốn ế nhệ cũng thêm nhiều khách hàng dễ mến, và nhất là cô Vân chủ quán được nghe thêm những lời ong bướm lả lơi. Thụy đã trấn tỉnh lại và đang suy tính đánh đường gom bi để kết thúc cơ này. Anh vừa cúi xuống, chuẩn bị đưa đầu cây cơ vào trái banh có chấm nốt ruồi của mình, thì nghe có tiếng la thất thanh:

- …Trung úy… trung úy… dìa gấp…

Mọi người cùng hướng ra phía cửa, Thụy cũng ngừng tay cơ.

Thượng sĩ Hạnh thường vụ đại đội hớt ha hớt hải bước vào như cơn gió lốc.

- Chuyện gì vậy ông Hạnh, để tôi đánh nốt cơ này đã…

- Không được đâu Trung úy ơi!

- …Không được mà không được cái gì?

- Ông phải dìa gấp! Thằng Bân…

- Thằng Bân làm sao?

- Thằng Bân say rượu, rút chốt lựu đạn nằm trước hầm chỉ huy đòi tự vận…

- Hả! Có chuyện đó nữa sao?

- Tui đâu dám giỡn chơi. Chạy bộ cả cây số kiếm ông, muốn hết xí quách rồi đây nè…

- Vậy thì mình về, lên xe rồi nói tiếp…

Cả bọn ào ra, nhảy lên chiếc xe jeep đậu trước cửa, sau khi nói với lại với chủ quán:

- Mai tụi anh ra tính tiền nhe, Vân!

Dưới tay lái của Thụy, bốn bánh xe lồng lộn trên con đường đất đỏ, tung bụi mù trời, hướng về phía văn phòng quận, cũng là nơi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đang đóng quân. Hai bên đường, những cụm mai rừng nở hoa vàng rực trong nắng chiều tà của những ngày đầu xuân ấm áp. Nhưng có ai còn tâm trí mà thưởng thức. Toản pha trò để giải tỏa bớt không khí căng thẳng trên xe:

- Tango thấy tôi nói đúng không?

- Đúng chuyện gì?

- Chưa đến hồi kết cục thì chưa chắc ăn mà.

- Ông may mắn đó! Lần sau thì đừng hòng… Hạnh nè!

- Dạ!

- Thằng Bân đi uống rượu hồi nào mà mới giờ này đã say sưa rồi, lại còn đòi tự vận nữa?

- Dạ! Nó qua bên mấy người bạn cùng quê ở bên Tiểu Đoàn 22 từ mờ sáng. Nghe đâu con vợ với hai đứa con trên đường ra đây thăm nó, xe đò bị mìn của Vi Ci chết hết ráo. Nên nó buồn tình, uống say rồi đòi chết theo vợ con…

Toản chen vào hỏi:

- Thằng Bân về đại đội ông lâu chưa?

- Dân kỳ cựu mà! Nó là thằng gan dạ và liều lĩnh nhất trong toán xung kích của đại đội đấy!

- Chắc nó biết ông cưng nên làm nũng chứ gì?

- Làm nũng con khỉ gì! Cà chớn tôi đục phù mỏ! Mẹ kiếp! Vợ con chết vì mìn Việt cộng thì kiếm tụi nó mà trả thù chớ sao lại đòi chết trong hầm chì huy? Mà có những ai trong đó vậy ông Hạnh?

- Dạ! Thiếu úy Quang, hai thằng truyền tin, hai thằng ô đô. Năm người cả thẩy. Nó ôm trái mini nằm ngay cửa, không ai dám chạy ra hết…

- Đúng là đồ mắc dịch…

2

Vừa rẽ vào sân quận đường, Thụy đã thấy thấp thoáng nhiều bóng người với áo giáp, nón sắt đầy đủ, đang thập thò chung quanh căn hầm chỉ huy của anh. Thụy bước vội xuống xe, Đại úy Chính Tiểu Đoàn Phó đứng trong một banker gần cổng, cùng với rất nhiều Sĩ Quan trong bộ chỉ huy Tiểu Đoàn, ngoắc anh đến :

- Cậu tính sao hả Thụy? Coi mòi nó say ghê lắm đấy.

- Dạ! Thì phải vào đó thì mới giải quyết được chứ!

- Mẹ nó, muốn chết thì chết một mình chứ sao lại làm liên lụy đến mọi người.

Một vị nào đó lên tiếng, kèm theo lời phụ họa của những người khác:

- Nó mà nổ một cái thì không còn mạng nào! Ngặt nỗi, loại hầm chống pháo kích này có tấm chắn phía ngoài đâu có thể chạy ra được, mới khổ chứ.

- Hay cứ để cho nó nằm đó đến khi tỉnh rượu thì biết sợ chết chứ gì?

- Lỡ trong lúc say nó ngủ quên, lựu đạn bật chốt thì sao? Mà loại mini thì nhạy lắm.

- Quý vị đừng nghĩ chuyện viễn vông! Biện pháp tốt nhất là gỡ trái lựu đạn từ tay nó mà thôi.

- Trời đất! Ai vô đó mà gỡ? Tính giỡn mặt tử thần hay sao mà đùa với một thằng say rượu?

- Năm mạng với nó là sáu chưa đủ sao còn muốn đưa người vô nữa?

- Đúng vậy, ai điên khùng mà vô đó bây giờ?

- Tôi là đơn vị trưởng trực tiếp của nó, nên tôi sẽ làm chuyện ấy!

Câu trả lời chắc nịch của Thụy khiến mọi người tròn mắt. Một ai đó khuyên can:

- Tango suy nghĩ lại đi!

- Quý vị có nghĩ đến tâm trạng những anh em đang bị kẹt trong đó không?

Quay qua Đại úy Chính, anh tiếp:

- Xin Đại úy giúp đỡ bằng cách trình với Đại Bàng thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của nó, khi tôi đã hứa…

- Được rồi! Tôi bảo đảm với anh việc này. Ông vừa nói vừa vỗ nhè nhẹ lên vai anh như một sự khích lệ.

Anh quay gót bước ra, một ai đó nói vói theo:

- Tango có cần áo giáp, nón sắt không?

- Cám ơn! Mấy thứ đó chỉ làm vướng víu thêm, mà liệu có bảo vệ được tôi khi lựu đạn nổ không?

Anh bước chậm từng bước, về hướng căn hầm của mình.

Đây là một pháo đài hình chữ nhật nổi trên mặt đất, được sắp xếp bằng nhiều lớp bao cát. Cạnh dài khoảng ba thước, hướng ra tuyến phòng thủ, có nhiều lỗ châu mai. Cạnh ngắn độ non hai thước. Trên nóc là những lớp vỉ sắt và bao cát chồng lên. Cạnh dài mặt sau có một lối ra vào rộng khoảng non một thước. Nhưng bên ngoài, có một bức tường bao cát khác được dựng song song và cách vách hầm độ nửa thước để tránh thiệt hại khi có trái đạn pháo kích rơi gần cửa. Nói tóm lại, từ trong hầm đi ra thì phải rẽ trái hoặc rẽ phải. Chứ đâm thẳng ra thì đụng vào bức tường bao cát. Đó chính là cái ngặt nghèo mà một số anh em lúc nãy đã nhắc đến.

Dù ánh nắng mùa Xuân không gay gắt lắm, và trời đã xế bóng. Nhưng lưng áo Thụy cũng đầm đìa mồ hôi. Anh bước đi mà trong lòng đầy hoang mang, mâu thuẫn:

- Mẹ kiếp! Khi không lại nổi máu anh hùng rơm đòi đi gỡ lựu đạn của một thằng say rượu… Cứ để mặc xác nó, đến đâu thì đến đã sao nào! Nhưng một ý tưởng khác lại nổi lên. Mình là cấp chỉ huy mà lại ngó lơ với một sự việc tồi tệ thế này trong đơn vị, thì còn ra cái con mẹ gì nữa!

Với sự háo thắng của tuổi thanh niên, cộng thêm vai trò của một đơn vị trưởng, anh đã tự buộc vào mình một trách nhiệm nặng nề và nan giải. Nhưng tự sâu thẳm trong tiềm thức, cái bản năng sinh tồn dường như muốn níu chân anh lại, cho đoạn đường dài thêm ra. Nghĩ gì thì nghĩ, Thụy vẫn phải bước đều. Khoảng cách càng lúc càng thu hẹp.

- "…Thôi thì… Cũng đành nhắm mắt đưa chân…

Để xem con tạo xoay vần đến đâu!*

…Nếu không mấy mạng người trong căn hầm kia sẽ ra sao?"

Những bước chân thật nhẹ nhàng đưa anh đến gần cái lối đi nhỏ hẹp, mà mọi khi tạo sự an toàn, thì nay lại giới hạn sinh lộ cho anh.

Kia rồi! Thằng Bân nửa nằm nửa ngồi, chắn ngay cửa, cong queo như con tôm luộc. Hai tay thủ kín trước bụng. Hắn to con, nên thân người gần như bít kín cả cửa hầm. Anh chọn hướng đối mặt với Bân để tiến vào:

- Bân! Bân, mày nhận ra anh không?

Giọng Bân lè nhè:

- Thằng nào dậy?

Có tiếng Thiếu úy Quang từ trong hầm vang lên:

- Trung úy Thụy đại đội trưởng đó, Bân!

- …Ông Thụy hả? Ổng vô đây chi dậy? Muốn chết chùm hả? Chơi luôn… Bịnh gì cử…

Thụy vội lên tiếng:

- Anh vô với mày nghe, Bân!

- Ông bảnh thiệt đó nhe, muốn thì cứ vô!

Thật là kỳ lạ! Lúc nãy, còn ở bên ngoài Thụy có phần âu lo hoang mang, nhưng bây giờ, nhìn thấy tình cảnh những người trong hầm, anh trở nên bình tĩnh vô cùng. Và anh tự thấy quyết định của mình là đúng đắn. Dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa, thì anh cũng đã hết lòng vì đồng đội, vì chiến hữu. Mang tâm trạng ấy, Thụy bước đến sát bên Bân trong nỗi băn khoăn duy nhất là chẳng biết anh có khuyên hắn được không, hay để thảm kịch có thêm một nạn nhân nữa. Anh ngồi xổm xuống bên cạnh hắn ta.

Mùi rượu nồng nặc trộn lẫn mùi mồ hôi từ bộ quần áo bê bết đất cát trên ngưới Bân, khiến Thụy lợm giọng, trợn trạo muốn mửa. Lấy giọng thật bình tĩnh, anh nhẹ hỏi:

- Có chuyện gì mà mày nằm đây vậy Bân?

Bân vốn gốc nông dân, da đen nhẻm, thế mà giờ này xám ngoét. Hắn nhướng mắt lên, những gân máu đỏ ngầu nổi lên trên hai tròng mắt trắng dã, khiến Thụy nghe ớn lạnh xương sống.

- Tui muốn chết! Tui muốn chết!

-Nhưng mà tại sao mày lại muốn chết?

- Đ.M. Mấy thằng Việt cộng nó giật mìn giết hết vợ con tui rồi, ông Trung úy ơi!

Bân khóc rống lên, vừa nói vừa khoa tay, khiến Thụy giật thót người, vì không biết hắn cầm trái lựu đạn bằng tay nào.Trong bụng hồi hộp, nhưng Thụy không thể nào tháo chạy được. Anh bậm gan ngồi nghe Bân khóc lóc, chửi rủa và múa may. Khi đã nhận định chính xác quả mini vẫn còn nằm gọn trong tay trái của Bân thì anh thấy an tâm hơn. Đợi cho hắn dịu bớt, anh thân mật hỏi:

- Bân à! Nói anh nghe. Ai cho mày biết tin này vậy?

- Thì mấy thằng bạn cùng quê với tui ở bên Tiểu Đoàn 22 á!

- Tụi nó cũng ở đây như mầy, làm sao biết được chuyện đó!

- …Gia đình nó đánh dây thép lên…

- Dây thép thì nói được bao nhiêu?

- Chỉ nói là chiếc xe đò bị trúng mìn, nhiều người bị thương, chết mà vợ với hai thằng con tui đi trên chuyến đó.

- Như vậy thì đã chắc gì vợ con mày là nạn nhân. Hơn nữa, nếu có chuyện, thì gia đình phải đánh điện báo tin cho mày chứ. Bình tĩnh lại, tìm hiểu cho rõ ràng, chưa chi đòi chết đòi sống hà!

- Làm sao mà tìm hiểu hả, Trung úy?

- Thì viết thư về, hoặc ngay cả tao có thể cho mày đi phép một tuần lễ… Nếu mày chết bây giờ, mà vợ con mày còn bình yên thì họ sẽ ra sao?

- Tui… tui…

- Lại nữa, nếu vợ con mày có mệnh hệ gì thì phải kiếm mấy thằng Việt cộng mà thanh toán chớ anh em ở đây có tội tình gì? Họ là những đồng đội, những chiến hữu của mày, chứ có phải kẻ thù đâu. Họ cũng có thân nhân, cha mẹ, nếu hôm nay họ xảy ra điều gì thì những người ấy sẽ đau khổ biết dường nào, nhất là nguyên nhân lại từ một người anh em gây ra. Bình tĩnh suy nghĩ lại, đưa quả lựu đạn đây cho anh …

Bân lặng thinh khá lâu, dường như đã thấm ý, hắn ngập ngừng nói:

- Tui… tui nghe nói ban hai đòi nhốt chuồng cọp …

- Anh hứa danh dự với mày là không có chuyện đó…

- Ông cho tui đi phép hông?

-Tao đã nói sẽ cho mày bẩy ngày phép mà…

Bân nói vọng vào trong hầm:

- Thiếu úy Quang với mấy anh em làm chứng cho tui nhe…

- Đồng ý! Đồng ý!

Cả năm người bên trong cùng lên tiếng với âm hưởng tràn trề hy vọng. Bân ngồi thẳng người lên, ngọ ngoạy hai tay, nhưng vẫn chần chừ chưa dứt khoát:

- Đưa đây cho anh… mau lên…

Thụy cầm được trái mini trong tay thì mồ hôi cũng tươm ướt trên trán, trên mặt. Anh bước ra khỏi hầm chỉ huy với những tiếng reo hò mừng vui của mọi người, nhất là những "con tin bất đắc dĩ " trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua.

3

- Tango suy tư gì mà ra ngoài này trầm ngâm lâu dữ vậy?

- À! Nhìn mấy cụm mai trong vườn nhà Bân lại nhớ đến mùa Xuân mấy mươi năm trước.

- Mùa Xuân ở quận Thanh An phải không? Thôi chuyện ấy lát sẽ nói. Bây giờ vào nhà đi thằng Bân đã dọn bàn xong rồi kìa.

Ngay lúc ấy Bân cũng xuất hiện ở cửa.

- Mời hai ông thày vô đi! Sẵn sàng cả rồi!

- Giờ này còn thày bà gì nữa Bân!

- Ý! Đâu được! Người ta nói một chùa cũng có sư, nửa chùa cũng có sư mà…

- Nhất tự vi sư bán tự vi sư nghĩa là một chữ cũng thày, nửa chữ cũng thày. Chứ đâu phải nói theo kiểu của Bân đâu.

- Cái gì thì cái, với em, Tango mãi mãi là ông thày.

Thụy nghe cay cay nơi khóe mắt khi nghe những lời nói chân tình của người thuộc cấp cũ. Mọi người lục tục kéo vào phòng ăn. Trên bàn bầy biện lịch sự, với những món ăn sang trọng. Hai chai Henessy X.O còn nguyên trong hộp. Bân dành cho Thụy ngồi ghế đầu bàn, bên phải là Toản, bên trái là anh ta. Bân trịnh trọng trao chai rượu, mời Thụy khui. Toản thắc mắc:

- Không có khách khứa nào khác nữa hả Bân?

- Dạ không. Bữa nay chỉ có mấy thày trò mình thôi hà. Một bữa tiệc hội ngộ mà em mong đợi nhiều năm qua. Chút xíu nữa bà xã em về tới sẽ ra mắt hai anh. Nếu không vì nhận lời với người ta từ lâu, thì bữa nay em biểu nó đóng cửa, ở nhà lo cho tụi mình.

- Anh em mình gặp nhau là vui rồi, còn công chuyện làm ăn thì vẫn phải lo chớ. Nhà hàng mà lại đóng cửa cuối tuần là không nên.

- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó ông thày. Gặp được ông thày đây em mừng còn hơn trúng số nữa đó. Thôi kính mời hai ông nâng ly mừng ngày tái ngộ!

Họ cùng nâng ly thưởng thức hương vị nồng nàn của men rượu Henessy và ngập tràn niềm vui của tình chiến hữu. Hơn ba mươi năm, thày trò mới gặp lại nhau, những kỷ niệm được khơi dậy, những ký ức được nhắc nhở. Rồi đồng đội, bạn bè, ai còn ai mất, ai ở ai đi. Là những chuỗi câu chuyện liên miên không dứt. Toản góp ý:

- Bân biết không, Tango vừa nhắc lại kỷ niệm mùa Xuân năm nào ở quận Thanh An đó.

- Nhắc tới chuyện đó em mắc cỡ thấy mẹ luôn. May nhờ ông thày can đảm vô khuyên nhủ, lấy trái lựu đạn, chứ lúc đó em rối lắm. Nghĩ lại, mình thiệt nông nỗi.

- Rồi sau đó Bân có được đi phép không?

- Có chứ Chuẩn úy! Ông thày em hứa là có mà. Kỳ đó về quê thấy vợ con bình yên, em tính ở nhà luôn. Nhưng nhớ lại lời bảo đảm của ổng với Tiểu Đoàn trưởng là em sẽ không đào ngũ nếu được cho đi phép. Nên em quay trở lại đơn vị rồi sau đó mới tìm cơ hội "dzọt"…

- Lúc Bân trở lại đơn vị thì tôi bị thương rồi.

- Dạ em biết. Nghe tin ông thày bị thương, chưa kịp đi thăm thì có dịp may, nên em "thăng" luôn. Từ đó đến nay thày trò mình mới gặp lại. Ba mươi mấy năm rồi còn gì.

Nhấp một hớp rượu nhỏ, Thụy trầm ngâm:

- Quả thật mình không ngờ lại có sự tái ngộ hy hữu nơi đất khách quê người như hôm nay. Từ chuyện này khiến tôi nhớ lại lời ông Toản đã nói mấy mươi năm trước…

- Chẳng có gì là chắc ăn cả phải không Tango?

- Đúng vậy, và suy ra rằng: không có gì là chắc chắn cả, nếu chưa đi đến cuối cuộc đời. Trời sập, tù đầy, kinh tế mới, vượt biên… rồi anh em mình lại ngồi nâng ly với nhau trong căn nhà ấm cúng và sang trọng như thế này ở một phương trời xa lạ. Sau đó thì cuộc sống của Bân ra sao?

- Quê em ở tuốt dưới Cà Mau, nên lúc bỏ đơn vị về, sống bằng nghề đánh cá, sau khi Việt cộng vô không lâu, em đưa vợ con theo một người đồng hương vượt biên. Sang đây ổng mở nhà hàng, cả gia đình em quây quần phụ giúp. Cách này khoảng chục năm ổng bả nghỉ hưu giao lại cho vợ chồng em quản lý.

- Thế còn hai đứa nhỏ?

- Thằng lớn đang dạy ở một trường Đại Học miền đông bắc. Thằng út là kỹ sư của một hãng máy bay, nó đi công tác liền khiên hà! Em biểu tụi nó về ra mắt ông thày, nhưng chưa thu xếp thời gian được.

-Từ từ gặp các cháu sau cũng được, làm gì mà trịnh trọng quá khiến tôi áy náy.

-Ý đâu được ông thày. Gặp lại ông thày không phải chỉ là ước nguyện của em, mà là cả gia đình em đó.

Một lần nữa, Thụy nghe cay cay nơi khóe mắt.

Toản chêm vào:

- Mà làm sao hai thày trò anh liên lạc được với nhau giữa cái thành phố rộng mênh mông này vậy.

- Dạ! Thì cũng nhờ cái Mũ Nâu mà em treo ngoài nhà hàng đó. Một ông khách quen, biết em từng là cọp, nên giới thiệu quyển sách Thu Xưa của một ông cọp viết. Thiệt tình, em đâu có "quởn" mà đọc sách. Nhưng ổng cũng mang tới cho em mượn. Em cầm vì nể tình ổng thôi. Nào dè, nhìn tấm hình tác giả in phía sau, em thấy quen quen, nên lật vô bên trong coi thử, thì trời ơi! Quả thiệt là ông thày đây rồi! Vậy là em bốc phôn gọi cho ổng liền…

- Thế thì phải cám ơn Thu Xưa đã đưa đường dẫn lối…

- Đúng vậy. Bữa sau, em ra tiệm sách gần đây, ôm hết số sách ông thày gởi bán. Đem về tặng cho những khách hàng quen người Việt mình.

- Tặng người ta, nhưng Bân thì có đọc không?

- Có chứ Chuẩn úy…

- Thôi! Mình gọi nhau là anh em đi, hơn ba mươi năm rồi, nếu còn, tôi bây giờ ít lắm cũng là Chuẩn Tướng, mà Bân cứ gọi cấp bậc cũ hoài…

- Dạ, nếu anh cho phép thì mình sẽ gọi là anh em.

- Phép tắc con mẹ gì. Nói tiếp đi, đọc sách của Tango thấy thế nào?

- "Phê" vô cùng… Nhất là những lúc ổng nói về thời gian hành quân ở Bồng Sơn Tam Quan, thấy cứ như mình sống lại lúc đó vậy á! Em kể cho con mụ vợ em nghe, nó khoái quá trời, lại càng mong ước có dịp được gặp ông thày! Đó… đó… nhắc Tào Tháo là Tào Tháo tới liền…

Bân chưa dứt lời thì một người phụ nữ trung niên xuất hiện nơi cửa phòng ăn. Tuy ăn mặc rất thời trang, nhưng trên khuôn mặt vẫn không che dấu được nét chân chất mộc mạc của người dân miền đồng chua nước mặn.

- Má thằng Bi lại đây tui giới thiệu: Đây là ông Thày của mình, Trung úy Thụy, còn kia là anh Toản, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Đoàn.

Thụy chưa kịp đứng dậy chào hỏi, thì bất ngờ người phụ nữ quỳ sụp xuống dưới chân anh khóc nức nở.

- Em … em … đội ơn ông Trung úy vô cùng…Phải nói gia đình em đội ơn ông…

- Chị đứng dậy đi chị Bân, có gì đâu mà ơn với nghĩa…

- Ông Trung úy đừng nói dzậy. Đối với ông thì không có gì, nhưng với gia đình em thì đó là cái ơn cứu tử. Nếu hôm đó ông không chịu vô nói phải quấy, để thằng chồng em nó làm xằng làm bậy thì bây giờ mấy má con em sẽ ra sao?

- Trách nhiệm của tôi phải như thế mà chị!

- Em biết là trách nhiệm, nhưng cũng còn có cái tâm của ông trong đó nữa. Chứ nếu không, tội chi ông phải đâm đầu vô chỗ nguy hiểm để có thể chết chùm với một thằng say rượu. Trời ơi! Nếu chuyện đó xảy ra, chắc giờ này mấy đứa con em cũng chì là những kẻ đầu đường xó chợ ở Việt Nam, chứ có đâu thằng là thày giáo, thằng là kỹ sư. Rồi gia đình em lên xe xuống ngựa như hiện nay. Tất cả đều là nhờ ơn lai sanh tái tạo của ông Trung úy cả thôi.

- Bân! Mày nói vợ mày đứng dậy giùm tao cái đi, nếu không tao đi về đó…

Nghe anh hăm dọa như thế, người phụ nữ vội vàng đứng lên, lau nước mắt, nhưng vẫn còn sụt sùi:

- Em xin lỗi ông Trung úy… đã làm buồn lòng ông…

Bằng một giọng thật từ tốn, Thụy nói như bộc bạch những lời tâm tình:

- Chị à! Anh em chúng tôi, tuy cấp bậc có khác nhau, tuổi tác có chênh lệch, nhưng đã ở chung trong một đơn vị, từng chia sẻ ngọt bùi gian khổ, nên coi như người một nhà. Chúng tôi đối với nhau bằng một thứ tình cảm đặc biệt lắm. Nó thiêng liêng và cao cả có khi còn hơn cả tình anh em, bởi lúc cận kề với sự hiểm nguy chết chóc thì chỉ có những đồng đội, chiến hữu là gần gũi mình thôi. Tình cảm đó không pha trộn một chút tư lợi nhỏ nhen nào mà rất trong sáng và đẹp đẽ, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh cho nhau, đó là tình chiến hữu.

- Em đâu ngờ tình nghĩa các anh đối với nhau lại đậm đà như dzậy.

- Phải nói rằng rất đậm đà. Và cũng chính tình chiến hữu đã thôi thúc tôi đi vào chỗ nguy hiểm khuyên nhủ Bân. Tình chiến hữu cũng đã khiến chúng tôi ngồi lại với nhau hôm nay. Nó là sợi dây vô hình nhưng cũng rất thiêng liêng, kết nối những người lính lại với nhau, ngày xưa, bây giờ và mãi mãi…

Tôi mong chị đừng băn khoăn nữa, mà hãy nghĩ rằng những gì có đuợc hôm nay, là phước đức mà anh chị và các cháu được hưởng.

- Cám ơn ông Trung úy… Dù ông không nghĩ đến chuyện đó, nhưng đối với gia đình em, ông vẫn là người ơn lớn, và tụi em mong có ngày được đền đáp. Bây giờ em xin phép xuống làm thêm mấy món mồi nữa, để mấy anh lai rai, mừng tình chiến hữu được thắt chặt thêm trong ngày tái ngộ…

- Hoan hô má thằng Bi. Bữa nay mình chơi tới bến luôn. Dô đi ông thày!

- Vô! Vô!

Thụy cũng cảm thấy hào hứng nên góp tiếng:

- Đêm nay nhất định uống cho say, để nhớ lại những mùa Xuân năm cũ.

Toản chêm vào chọc Bân:

- Nhớ mùa Xuân cũ, nhưng đừng làm chuyện cũ nhe Bân!

- Không bao vờ… đâu anh Toản ơi!

- Vậy thì mình cạn ly!

- Dạ! Mình cạn ly! À! Ông thày nè!

- Gì vậy Bân?

- Sao bữa đó ông thày "xâm mình" vậy?

- Thứ nhất là vì tao thương anh em. Hai là tao nghĩ mày chỉ bị xúc động nhất thời nên làm xằng, nhưng với bản tánh lì lợm và liều lĩnh của mày, không lẽ rút chốt lựu đạn rồi không cho nổ thì hơi quê…Nếu tao dám vào khuyên chắc có hiệu quả.

- Ông thày thiệt là sành tâm lý đó nhe.

- Do ông Toản góp ý mà thôi.

- Xin cảm ơn cả hai ông, chúng ta cùng vô cạn ly nhe…

- …Vô…

- Ý! Chờ tôi một chút.

- Chuyện gì vậy Tango?

- …Có điện thoại! A lô! A lô!… Vậy hả? OK! Tôi về ngay! Xin cáo lỗi với anh em! Cô con dâu chuyển bụng sanh, chồng nó và bà xã tôi đưa đi nhà thương rồi, tôi phải về với mấy mẹ con nó. Hẹn gặp lại dịp khác vậy.

- Tango ơi! Chưa đến kết cục thì không lấy gì làm chắc chắn mà.

- Lần sau bảo đảm không say không về…

Thủy Gia trang - Vào Thu 2011

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm