Xe cán chó
TOÀN LÀ QUAN ĂN CƯỚP: NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG DỰ BÁO GÌ VỀ DƯƠNG CHÍ DŨNG?.
NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG DỰ BÁO GÌ VỀ DƯƠNG CHÍ DŨNG?
NTT: Nhân xem một comment của nhà báo LPD trên blog này, một bạn đọc đã chuyển cho NTT bài viết của chị từ mấy năm trước về VINALINES và TGĐ Dương Chí Dũng như một điều báo trước? “- Hơn 30 ngàn cán bộ, nhân viên nhưng họ đều rải rác khắp mặt biển, bến cảng, nhà máy, các anh lãnh đạo xây toàn nhà đẹp và lớn thế này, ở sao cho hết?
- Ở hết cả đấy chị ạ! – Dũng bật cười khẽ – Chị có thấy trụ sở chúng tôi người ra vào tấp nập không? Phải đông người… gián tiếp thế, công việc mới chạy và cơ quan mới bề thế chứ! Tổng Giám đốc Dũng như cố nén giọng – Chị thấy thế nào?
- Thấy là sẽ… chết đói!”
CÓ MỘT BÀI THƠ VỀ BIỂN CẢ
Ghi chép của LÊ PHƯƠNG DUNG
Tòa nhà ấy lừng lững như một con tàu viễn dương khổng lồ đang băng ra biển cả. Được đặt trên một thế đất tuyệt đẹp của ngã năm giáp cửa ngõ mở về phía Nam của thủ đô Hà Nội, với những con đường lớn chạy qua: Đào Duy Anh, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và mặt hồ công viên Thống Nhất mênh mang, xanh biếc, tòa nhà đã hiện lên với tất cả thênh thang.
Đấy chính là trụ sở trung tâm đầu não của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, có một tên tắt quen thuộc với mọi khách hàng trong và ngoài nước VINALINES (Vieretnam National Shippring Lines).
Vinalines còn có những trụ sở chi nhánh và cũng không kém phần bề thế tại số 3 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh; số 7 Lê Hồng Phong, TP. Cần Thơ; số 282 đường Đà Nẵng, TP. Hải Phòng…
- Đấy chỉ là một phần trong tổng số vốn và tài sản của ngành sau 40 năm gây dựng từ những tổ chức tiền nhiệm như “Tổng cục Đường biển” Vosco… và nhất là sau hơn 10 năm từ ngày Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ra đời. Với hơn 10 ngàn tỷ đồng vốn và tài sản, chúng tôi hy vọng và cố gắng duy trì tốt nhất cho các tuyến hàng hải Đông Bắc Á, Đông Nam Á, mở rộng các tuyến châu Âu, châu Phi… cùng các hệ thống cảng biển Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tân Thuận…; hơn 30 ngàn sĩ quan, thủy thủ, thợ thuyền, tiếp viên du lịch… khá lành nghề, chúng tôi càng tin vào những chặng đường phía trước…
Với giọng nói rủ rỉ – Tiến sĩ Dương Chí Dũng, Tổng Giám đốc trò chuyện cùng chúng tôi. Tuy mới là lần đầu gặp gỡ, tôi và những nhà báo cùng chuyến đi thực tế đầu Xuân này đều cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với vị Tổng Giám đốc này. Rành rẽ, mạch lạc, dứt khoát trong khi diễn đạt nhiều vấn đề, nhưng tôi có cảm tưởng với bản tính trầm mặc, anh sẽ gặp “khó khăn” trong những tình huống cần phải… to tiếng chăng?
Và cũng kỳ lạ, hàng hải vốn là nghề “ăn sóng, nói gió” mà những cán bộ đi cùng anh để làm việc với chúng tôi như Phó Bí thư Đảng ủy Trần Hữu Chiều; Trưởng ban Thi đua tuyên truyền Đào Minh Tuấn cũng đều là những người rất hợp với những câu chuyện tâm tình nhỏ nhẹ.
Là một đứa con gái “mạnh mồm”, bạn bè thường nhận xét thế về tôi, và cũng chính là bản tính của mình, tôi buột hỏi:
- Hơn 30 ngàn cán bộ, nhân viên nhưng họ đều rải rác khắp mặt biển, bến cảng, nhà máy, các anh lãnh đạo xây toàn nhà đẹp và lớn thế này, ở sao cho hết?
- Ở hết cả đấy chị ạ! – Dũng bật cười khẽ – Chị có thấy trụ sở chúng tôi người ra vào tấp nập không? Phải đông người… gián tiếp thế, công việc mới chạy và cơ quan mới bề thế chứ! Tổng Giám đốc Dũng như cố nén cười – Chị thấy thế nào?
- Thấy là sẽ… chết đói!
Hình như chỉ chờ có thế, những tiếng cười của các chàng trai trẻ hàng hải bỗng nhất loạt vỡ ra.
- Nói như vậy thôi, chớ nếu thế thì chết đói thật! Dũng hóm hỉnh – khách làm việc, khách du lịch của hàng hải chúng tôi đấy! Đông kiểu kia thì đúng là đói. Còn đông thế này, thì càng đông lại càng no! Chị và các anh biết không, riêng cái trụ sở này hàng năm chúng tôi thu về không kém 1 triệu USD cho ngành đâu. Du lịch hàng hải mà!
Ồ thì ra là thế! Tuy nhiên, tôi vẫn chưa yên:
- Vâng. Nhưng dù cho khách thuê, các anh vẫn ở những nhà đẹp. Còn hơn 30 ngàn cán bộ, nhân viên…
- Vâng. Đấy cũng vẫn đang là nỗi lo lớn của bọn tôi dù bình quân lương tháng của họ đều đạt mức 3 triệu đồng. Nhưng chẳng lẽ chỉ là thế, trong khi tiềm năng phát triển của ngành hàng hải của một đất nước ngót ba ngàn cây số bờ biển còn rất lớn! Giọng Dũng chợt trầm xuống và dường như anh đã quên tất cả những người đi xung quanh, như đang tự nói với mình- doanh số 2005 đã lên đến mười ngàn tỷ đồng, nhưng chẳng lẽ chỉ là như thế? Ồ mà muốn lương tăng thì phải tăng tay nghề! Họ cũng phải có nhiều cơ sở để đào tạo đi, rồi đào tạo lại. Đúng, phải phát triển nhiều hơn những trường dạy nghề. Giỏi nghề rồi, lương sẽ cao. Sẽ có nhân lực trí tuệ, nghề nghiệp để xuất khẩu lao động kỹ thuật. Họ sẽ được lương cao khi ở trong nước và cả những khi ra lao động ở những nước phát triển… Rồi như sực nhớ ra chúng tôi, Tổng Giám đốc nhìn thẳng vào anh bạn phóng viên ngồi cạnh tôi – Phóng khoáng, mạnh mẽ là người sống với biển cả, nhưng cay cực, gian nan cũng chính là người sống với biển cả.
Quê tôi ở Hải Dương, nhưng vì bố tôi sớm đi hoạt động ở Hải Phòng nên từ nhỏ tôi đã ra Hải Phòng và đã lớn lên từ đó. Những ngày mới giải phóng 1956 và những năm chiến tranh, hỏi còn đâu vất vả hơn miền biển. Bom, pháo giặc từ biển giội vào. Giông bão, và cái gì cũng thiếu. Bố tôi những ngày ấy là cán bộ Thành ủy mà không mấy đêm được ngủ yên. Cứ sau giờ học, tôi ra cảng đẩy xe kiếm thêm tiền thì hầu như ngày nào cũng gặp ông và những cán bộ của ông ở đấy… Bây giờ thì lại có những cái khó khác… Tôi đã được học và được đọc nhiều sách về đường sông, đường biển, nhưng ấn tượng nhất với tôi là những dòng của Alfred T.Mahan khi ông bàn về “Uy lực của biển cả” từ cuối thế kỷ XIX… Sau khi được Nhà nước đặt hàng hải vào một trong năm ngành kinh tế hàng đầu, bên cạnh những Dầu khí, Điện, Hàng không, tôi rất lo, nhưng lại rất mừng, mừng vì Nhà nước đã nhìn xa, nhìn rõ được một thế mạnh của đất nước để mở ra…
- Tổng Giám đốc có thể cho chúng tôi được nghe về những dự án của những năm tới – Một phóng viên trong đoàn hỏi.
- Dự án? Thoáng trên môi anh một nụ cười mà không hẳn là vui – Dự án, có lẽ không khó lắm để viết nên, vì ngành tôi cũng có những “nhà” chuyên làm dự án! Anh lại cười – Cái khó là tính sao cho kịp được nhu cầu phát triển hòa nhập khu vực, quốc tế, mà lại khả thi kia!
Nhưng dù khó, chúng tôi vẫn phải dốc sức để lập dự án.
Vâng, phải dốc sức, dốc mọi tính toán sao cho sát với cái hiện thực của hiện tại và hiện thực của cả tương lai nữa! Dự án không chỉ là dự án mà nó cần phải được coi như một tuyên thệ trước nhân dân! Có ai đó đã nói: Điều buồn nhất của đời người là khi làm cho những người tin yêu thất vọng!… Tiềm lực và niềm hy vọng vào biển cả chúng ta là rất lớn, nhưng chúng ta đã làm được bao nhiêu? Đội tàu quy mô còn nhỏ, tầm hoạt động tuyến viễn dương còn nhiều hạn chế; hệ thống cảng mấy năm qua đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa tiếp nhận được tàu lớn vào làm hàng. Hệ thống dịch vụ của ngành còn manh mún, quy mô nhỏ, chi phí cao, chất lượng cạnh tranh thấp. Tại sao lại cứ chi phí cao mãi! Đấy là câu hỏi không nhỏ các anh chị ạ!
Về dự án ngành, hiện Nhà nước đang duyệt. Khi nào được công bố, chúng tôi sẽ có văn bản đưa các anh chị nghiên cứu, góp ý kiến để chỉnh sửa cả trong quá trình thực hiện nữa. Nhưng về những nét cơ bản thì chúng tôi xin được báo cáo sơ bộ những điều mà đến giờ phút này chúng ta bắt buộc phải lần lượt vươn tới để làm cơ sở cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X; cho việc chúng ta có thể gia nhập WTO và thực hiện cam kết AFTA…
Để làm được những điều ấy, Tổng Công ty phải thành một tập đoàn hàng hải, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con; kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ tiên tiến, khả năng quản lý hiện đại quy mô lớn. Phát huy tiềm lực sao cho thành một Tập đoàn Hàng hải mạnh trong khu vực với tổng trọng tải đội tàu đạt 2,6 triệu DWT vào năm 2010 và 6 triệu DWT vào năm 2020. Hệ thống cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 100.000 DWT và phải mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải. Để có thể hỗ trợ cho ba lĩnh vực chủ đạo là đội tàu, cảng, dịch vụ phát triển, Tổng Công ty Hàng hải cần phải mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới như: Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Sửa chữa – đóng mới tàu biển, đầu tư xây dựng hạ tầng, bất động sản nhằm đạt được doanh thu 20 nghìn tỷ đồng vào năm 2010 và trên 50 nghìn tỷ đồng vào năm 2020…
Muốn vậy không thể không đổi mới công tác quản lý, điều hành, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa, mở văn phòng đại diện tiến tới thành lập các công ty ở nước ngoài, nhằm mở thêm các tuyến vận tải viễn dương, mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Quá nhiều việc! Quá nhiều việc! Một phóng viên nào đó bật thốt lên – Nhưng có lẽ là hơi ôm đồm chăng, thưa anh?
- Vâng. Nhiều lúc tôi cũng thoáng chút nghĩ như thế. Nhưng nhìn sang các ngành, thì dường như ngành nào cũng đang mở rộng và đi sâu như thế và hơn thế. Thế kỷ này dường như là thế kỷ của liên kết, liên vận, liên doanh để tìm kiếm một tổng lực nào đó cho phù hợp sở trường, thời điểm và thực tiễn… Vả lại, tôi cũng sắp vào tuổi 50 đâu còn trẻ nữa!… Quá nửa đời người gắn với chữ “thủy”, khi biển, khi sông mà xem ra chưa làm được bao nhiêu!
Sau một thoáng như là bâng khuâng điều gì đó, Tổng Giám đốc Dương Chí Dũng chợt im lặng khá lâu khiến căn phòng như trầm hẳn xuống.
Có lẽ để bớt đi sự trầm lắng, tôi nửa đùa nửa thật hỏi anh:
- Căng thế, các anh ở đây thường thư giãn thế nào?
- Cầu lông, tenis, bơi lội… tùy thích – Phó Bí thư Chiều đỡ lời. Còn anh Dũng đây thì thích nhất là nghe nhạc và… làm thơ! Các nhà báo cũng nhiều người làm thơ lắm, phải không?
- Vâng – tôi xen lời anh – Không chỉ cánh nhà báo chúng tôi đôi lúc có làm thơ mà dường như ở phương Đông nhiều nhà chính trị, kinh tế, khoa học lớn cũng hay làm thơ lắm. Bác Hồ, Trường Chinh, Tố Hữu, Xuân Thủy và từ xưa cũng có rất nhiều hoàng đế, danh tướng, danh thần phương Đông thường làm thơ.
- Đúng, đúng. Chị có một nhận xét rất hay – Nét mặt Tổng Giám đốc Dũng như giãn ra, vui vẻ và linh hoạt – Tất nhiên chúng ta không thể như các vị ấy được, nhưng phải nói, đất là một việc đáng yêu. Tôi rất thích đọc thơ và đôi khi cũng làm thơ. Ví dụ làm thơ về mẹ, về bạn bè và những cảnh sắc mà mình bắt gặp.
Thế rồi anh đọc đôi ba bài thơ mà anh thuộc, trong đó có một bài thơ do anh làm khiến không khí làm việc bỗng nhẹ bẫng đi và nhiều đầm ấm. Anh bảo, thơ anh chưa hay. Tôi cũng nghĩ là hình như còn một số câu có thể sửa cho hay hơn…
Ồ, nhưng mà sao lại nói chuyện thơ ở đây? Anh đang cùng đồng nghiệp làm một bài thơ thật lớn, đấy là Bài thơ về biển cả mà tôi tin là mỗi “chữ” của nó sẽ phải mất rất nhiều hy sinh, mồ hôi và trí tuệ…
Hà Nội, đầu xuân Bính Tuất – 2006
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/03/nha-bao-le-phuong-dung-du-bao-gi-ve-duong-chi-dung/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
TOÀN LÀ QUAN ĂN CƯỚP: NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG DỰ BÁO GÌ VỀ DƯƠNG CHÍ DŨNG?.
NHÀ BÁO LÊ PHƯƠNG DUNG DỰ BÁO GÌ VỀ DƯƠNG CHÍ DŨNG?
NTT: Nhân xem một comment của nhà báo LPD trên blog này, một bạn đọc đã chuyển cho NTT bài viết của chị từ mấy năm trước về VINALINES và TGĐ Dương Chí Dũng như một điều báo trước? “- Hơn 30 ngàn cán bộ, nhân viên nhưng họ đều rải rác khắp mặt biển, bến cảng, nhà máy, các anh lãnh đạo xây toàn nhà đẹp và lớn thế này, ở sao cho hết?
- Ở hết cả đấy chị ạ! – Dũng bật cười khẽ – Chị có thấy trụ sở chúng tôi người ra vào tấp nập không? Phải đông người… gián tiếp thế, công việc mới chạy và cơ quan mới bề thế chứ! Tổng Giám đốc Dũng như cố nén giọng – Chị thấy thế nào?
- Thấy là sẽ… chết đói!”
CÓ MỘT BÀI THƠ VỀ BIỂN CẢ
Ghi chép của LÊ PHƯƠNG DUNG
Tòa nhà ấy lừng lững như một con tàu viễn dương khổng lồ đang băng ra biển cả. Được đặt trên một thế đất tuyệt đẹp của ngã năm giáp cửa ngõ mở về phía Nam của thủ đô Hà Nội, với những con đường lớn chạy qua: Đào Duy Anh, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và mặt hồ công viên Thống Nhất mênh mang, xanh biếc, tòa nhà đã hiện lên với tất cả thênh thang.
Đấy chính là trụ sở trung tâm đầu não của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, có một tên tắt quen thuộc với mọi khách hàng trong và ngoài nước VINALINES (Vieretnam National Shippring Lines).
Vinalines còn có những trụ sở chi nhánh và cũng không kém phần bề thế tại số 3 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh; số 7 Lê Hồng Phong, TP. Cần Thơ; số 282 đường Đà Nẵng, TP. Hải Phòng…
- Đấy chỉ là một phần trong tổng số vốn và tài sản của ngành sau 40 năm gây dựng từ những tổ chức tiền nhiệm như “Tổng cục Đường biển” Vosco… và nhất là sau hơn 10 năm từ ngày Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ra đời. Với hơn 10 ngàn tỷ đồng vốn và tài sản, chúng tôi hy vọng và cố gắng duy trì tốt nhất cho các tuyến hàng hải Đông Bắc Á, Đông Nam Á, mở rộng các tuyến châu Âu, châu Phi… cùng các hệ thống cảng biển Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tân Thuận…; hơn 30 ngàn sĩ quan, thủy thủ, thợ thuyền, tiếp viên du lịch… khá lành nghề, chúng tôi càng tin vào những chặng đường phía trước…
Với giọng nói rủ rỉ – Tiến sĩ Dương Chí Dũng, Tổng Giám đốc trò chuyện cùng chúng tôi. Tuy mới là lần đầu gặp gỡ, tôi và những nhà báo cùng chuyến đi thực tế đầu Xuân này đều cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với vị Tổng Giám đốc này. Rành rẽ, mạch lạc, dứt khoát trong khi diễn đạt nhiều vấn đề, nhưng tôi có cảm tưởng với bản tính trầm mặc, anh sẽ gặp “khó khăn” trong những tình huống cần phải… to tiếng chăng?
Và cũng kỳ lạ, hàng hải vốn là nghề “ăn sóng, nói gió” mà những cán bộ đi cùng anh để làm việc với chúng tôi như Phó Bí thư Đảng ủy Trần Hữu Chiều; Trưởng ban Thi đua tuyên truyền Đào Minh Tuấn cũng đều là những người rất hợp với những câu chuyện tâm tình nhỏ nhẹ.
Là một đứa con gái “mạnh mồm”, bạn bè thường nhận xét thế về tôi, và cũng chính là bản tính của mình, tôi buột hỏi:
- Hơn 30 ngàn cán bộ, nhân viên nhưng họ đều rải rác khắp mặt biển, bến cảng, nhà máy, các anh lãnh đạo xây toàn nhà đẹp và lớn thế này, ở sao cho hết?
- Ở hết cả đấy chị ạ! – Dũng bật cười khẽ – Chị có thấy trụ sở chúng tôi người ra vào tấp nập không? Phải đông người… gián tiếp thế, công việc mới chạy và cơ quan mới bề thế chứ! Tổng Giám đốc Dũng như cố nén cười – Chị thấy thế nào?
- Thấy là sẽ… chết đói!
Hình như chỉ chờ có thế, những tiếng cười của các chàng trai trẻ hàng hải bỗng nhất loạt vỡ ra.
- Nói như vậy thôi, chớ nếu thế thì chết đói thật! Dũng hóm hỉnh – khách làm việc, khách du lịch của hàng hải chúng tôi đấy! Đông kiểu kia thì đúng là đói. Còn đông thế này, thì càng đông lại càng no! Chị và các anh biết không, riêng cái trụ sở này hàng năm chúng tôi thu về không kém 1 triệu USD cho ngành đâu. Du lịch hàng hải mà!
Ồ thì ra là thế! Tuy nhiên, tôi vẫn chưa yên:
- Vâng. Nhưng dù cho khách thuê, các anh vẫn ở những nhà đẹp. Còn hơn 30 ngàn cán bộ, nhân viên…
- Vâng. Đấy cũng vẫn đang là nỗi lo lớn của bọn tôi dù bình quân lương tháng của họ đều đạt mức 3 triệu đồng. Nhưng chẳng lẽ chỉ là thế, trong khi tiềm năng phát triển của ngành hàng hải của một đất nước ngót ba ngàn cây số bờ biển còn rất lớn! Giọng Dũng chợt trầm xuống và dường như anh đã quên tất cả những người đi xung quanh, như đang tự nói với mình- doanh số 2005 đã lên đến mười ngàn tỷ đồng, nhưng chẳng lẽ chỉ là như thế? Ồ mà muốn lương tăng thì phải tăng tay nghề! Họ cũng phải có nhiều cơ sở để đào tạo đi, rồi đào tạo lại. Đúng, phải phát triển nhiều hơn những trường dạy nghề. Giỏi nghề rồi, lương sẽ cao. Sẽ có nhân lực trí tuệ, nghề nghiệp để xuất khẩu lao động kỹ thuật. Họ sẽ được lương cao khi ở trong nước và cả những khi ra lao động ở những nước phát triển… Rồi như sực nhớ ra chúng tôi, Tổng Giám đốc nhìn thẳng vào anh bạn phóng viên ngồi cạnh tôi – Phóng khoáng, mạnh mẽ là người sống với biển cả, nhưng cay cực, gian nan cũng chính là người sống với biển cả.
Quê tôi ở Hải Dương, nhưng vì bố tôi sớm đi hoạt động ở Hải Phòng nên từ nhỏ tôi đã ra Hải Phòng và đã lớn lên từ đó. Những ngày mới giải phóng 1956 và những năm chiến tranh, hỏi còn đâu vất vả hơn miền biển. Bom, pháo giặc từ biển giội vào. Giông bão, và cái gì cũng thiếu. Bố tôi những ngày ấy là cán bộ Thành ủy mà không mấy đêm được ngủ yên. Cứ sau giờ học, tôi ra cảng đẩy xe kiếm thêm tiền thì hầu như ngày nào cũng gặp ông và những cán bộ của ông ở đấy… Bây giờ thì lại có những cái khó khác… Tôi đã được học và được đọc nhiều sách về đường sông, đường biển, nhưng ấn tượng nhất với tôi là những dòng của Alfred T.Mahan khi ông bàn về “Uy lực của biển cả” từ cuối thế kỷ XIX… Sau khi được Nhà nước đặt hàng hải vào một trong năm ngành kinh tế hàng đầu, bên cạnh những Dầu khí, Điện, Hàng không, tôi rất lo, nhưng lại rất mừng, mừng vì Nhà nước đã nhìn xa, nhìn rõ được một thế mạnh của đất nước để mở ra…
- Tổng Giám đốc có thể cho chúng tôi được nghe về những dự án của những năm tới – Một phóng viên trong đoàn hỏi.
- Dự án? Thoáng trên môi anh một nụ cười mà không hẳn là vui – Dự án, có lẽ không khó lắm để viết nên, vì ngành tôi cũng có những “nhà” chuyên làm dự án! Anh lại cười – Cái khó là tính sao cho kịp được nhu cầu phát triển hòa nhập khu vực, quốc tế, mà lại khả thi kia!
Nhưng dù khó, chúng tôi vẫn phải dốc sức để lập dự án.
Vâng, phải dốc sức, dốc mọi tính toán sao cho sát với cái hiện thực của hiện tại và hiện thực của cả tương lai nữa! Dự án không chỉ là dự án mà nó cần phải được coi như một tuyên thệ trước nhân dân! Có ai đó đã nói: Điều buồn nhất của đời người là khi làm cho những người tin yêu thất vọng!… Tiềm lực và niềm hy vọng vào biển cả chúng ta là rất lớn, nhưng chúng ta đã làm được bao nhiêu? Đội tàu quy mô còn nhỏ, tầm hoạt động tuyến viễn dương còn nhiều hạn chế; hệ thống cảng mấy năm qua đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa tiếp nhận được tàu lớn vào làm hàng. Hệ thống dịch vụ của ngành còn manh mún, quy mô nhỏ, chi phí cao, chất lượng cạnh tranh thấp. Tại sao lại cứ chi phí cao mãi! Đấy là câu hỏi không nhỏ các anh chị ạ!
Về dự án ngành, hiện Nhà nước đang duyệt. Khi nào được công bố, chúng tôi sẽ có văn bản đưa các anh chị nghiên cứu, góp ý kiến để chỉnh sửa cả trong quá trình thực hiện nữa. Nhưng về những nét cơ bản thì chúng tôi xin được báo cáo sơ bộ những điều mà đến giờ phút này chúng ta bắt buộc phải lần lượt vươn tới để làm cơ sở cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X; cho việc chúng ta có thể gia nhập WTO và thực hiện cam kết AFTA…
Để làm được những điều ấy, Tổng Công ty phải thành một tập đoàn hàng hải, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con; kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ tiên tiến, khả năng quản lý hiện đại quy mô lớn. Phát huy tiềm lực sao cho thành một Tập đoàn Hàng hải mạnh trong khu vực với tổng trọng tải đội tàu đạt 2,6 triệu DWT vào năm 2010 và 6 triệu DWT vào năm 2020. Hệ thống cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 100.000 DWT và phải mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải. Để có thể hỗ trợ cho ba lĩnh vực chủ đạo là đội tàu, cảng, dịch vụ phát triển, Tổng Công ty Hàng hải cần phải mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới như: Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Sửa chữa – đóng mới tàu biển, đầu tư xây dựng hạ tầng, bất động sản nhằm đạt được doanh thu 20 nghìn tỷ đồng vào năm 2010 và trên 50 nghìn tỷ đồng vào năm 2020…
Muốn vậy không thể không đổi mới công tác quản lý, điều hành, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa, mở văn phòng đại diện tiến tới thành lập các công ty ở nước ngoài, nhằm mở thêm các tuyến vận tải viễn dương, mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Quá nhiều việc! Quá nhiều việc! Một phóng viên nào đó bật thốt lên – Nhưng có lẽ là hơi ôm đồm chăng, thưa anh?
- Vâng. Nhiều lúc tôi cũng thoáng chút nghĩ như thế. Nhưng nhìn sang các ngành, thì dường như ngành nào cũng đang mở rộng và đi sâu như thế và hơn thế. Thế kỷ này dường như là thế kỷ của liên kết, liên vận, liên doanh để tìm kiếm một tổng lực nào đó cho phù hợp sở trường, thời điểm và thực tiễn… Vả lại, tôi cũng sắp vào tuổi 50 đâu còn trẻ nữa!… Quá nửa đời người gắn với chữ “thủy”, khi biển, khi sông mà xem ra chưa làm được bao nhiêu!
Sau một thoáng như là bâng khuâng điều gì đó, Tổng Giám đốc Dương Chí Dũng chợt im lặng khá lâu khiến căn phòng như trầm hẳn xuống.
Có lẽ để bớt đi sự trầm lắng, tôi nửa đùa nửa thật hỏi anh:
- Căng thế, các anh ở đây thường thư giãn thế nào?
- Cầu lông, tenis, bơi lội… tùy thích – Phó Bí thư Chiều đỡ lời. Còn anh Dũng đây thì thích nhất là nghe nhạc và… làm thơ! Các nhà báo cũng nhiều người làm thơ lắm, phải không?
- Vâng – tôi xen lời anh – Không chỉ cánh nhà báo chúng tôi đôi lúc có làm thơ mà dường như ở phương Đông nhiều nhà chính trị, kinh tế, khoa học lớn cũng hay làm thơ lắm. Bác Hồ, Trường Chinh, Tố Hữu, Xuân Thủy và từ xưa cũng có rất nhiều hoàng đế, danh tướng, danh thần phương Đông thường làm thơ.
- Đúng, đúng. Chị có một nhận xét rất hay – Nét mặt Tổng Giám đốc Dũng như giãn ra, vui vẻ và linh hoạt – Tất nhiên chúng ta không thể như các vị ấy được, nhưng phải nói, đất là một việc đáng yêu. Tôi rất thích đọc thơ và đôi khi cũng làm thơ. Ví dụ làm thơ về mẹ, về bạn bè và những cảnh sắc mà mình bắt gặp.
Thế rồi anh đọc đôi ba bài thơ mà anh thuộc, trong đó có một bài thơ do anh làm khiến không khí làm việc bỗng nhẹ bẫng đi và nhiều đầm ấm. Anh bảo, thơ anh chưa hay. Tôi cũng nghĩ là hình như còn một số câu có thể sửa cho hay hơn…
Ồ, nhưng mà sao lại nói chuyện thơ ở đây? Anh đang cùng đồng nghiệp làm một bài thơ thật lớn, đấy là Bài thơ về biển cả mà tôi tin là mỗi “chữ” của nó sẽ phải mất rất nhiều hy sinh, mồ hôi và trí tuệ…
Hà Nội, đầu xuân Bính Tuất – 2006
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/03/nha-bao-le-phuong-dung-du-bao-gi-ve-duong-chi-dung/