Đoạn Đường Chiến Binh
TÔI ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NGÀY 9/12/2012 _ Lê Anh Hùng
8h30 sáng 9/12/2012, khi đến khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội, chúng tôi đã nhận thấy một sân khấu khá lớn với các ca sỹ đang thay nhau thể hiện những ca khúc trẻ. X
8h30 sáng 9/12/2012, khi đến khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội, chúng tôi đã nhận thấy một sân khấu khá lớn với các ca sỹ đang thay nhau thể hiện những ca khúc trẻ. Xung quanh khu vực nhà hát, lực lượng chức năng chìm nổi rất đông, trong đó nhiều người đứng lẫn với đám khán giả (chủ yếu là các đoàn viên, thanh niên của Thành đoàn) đang theo dõi “Chương Trình Nghệ Thuật Khát Vọng Trẻ” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức. (Ban đầu, tôi kinh ngạc khi ngỡ là dòng chữ “Khát Vọng Tử” và “băn khoăn”: hay là “Đảng và Nhà nước” lại đổi ý và kêu gọi tuổi trẻ Hà Nội “sống mái” với bọn Tàu khựa đây?!).
Hầu hết số “khán giả” này là các “đoàn viên, thanh niên” do Thành đoàn bố trí.
8h40, đi sang vườn hoa Cổ Tân, tôi gặp một số “ứng viên biểu tình” ở đây. Nhà giáo kỳ cựu Nguyễn Thượng Long, người vẫn thường tham gia các cuộc biểu tình, đang được một nhân viên an ninh “săn sóc” kỹ. Nhận thấy “chương trình nghệ thuật” đang diễn ra lại là cái “cớ” hợp lý cho việc tụ tập ngay trước nhà hát, mấy người chúng tôi quyết định ra trước sân khấu để “thưởng thức” chương trình văn nghệ. Tại đây, chúng tôi hội ngộ với những gương mặt quen thuộc trong các cuộc biểu tình như anh Lê Hồng Phong (Lê Thiện Nhân), chị Hiền Giang, Dũng Aduku, anh Trương Văn Dũng, v.v. Mọi người dần dần kéo đến. Dường như nhận ra nguy cơ “chương trình nghệ thuật” đang trở thành cái “tụ điểm lý tưởng” cho những người biểu tình tập hợp lực lượng nên gần 9h, thời điểm khởi phát cuộc biểu tình như dự kiến, Ban Tổ chức đột nhiên thông báo chương trình nghệ thuật tạm nghỉ để các “đoàn viên, thanh niên” vào phía trong nhà hát “hội ý”. Các “ứng viên biểu tình” đột nhiên trơ trọi và lọt vào “tầm ngắm” của lực lượng chức năng, họ bắt đầu tiếp cận và yêu cầu chúng tôi giải tán khỏi khu vực quảng trường nhà hát. Khi chúng tôi lấy cớ là đang xem “chương trình nghệ thuật” thì họ nói là chương trình tạm dừng rồi, lúc nào bắt đầu lại thì xem.
Lúc đó, phát hiện ở phía đầu phố Tràng Tiền tiếp giáp với phố Lý Thái Tổ có một nhóm “biểu tình viên” kỳ cựu đang tập hợp, chúng tôi liền kéo sang gia nhập lực lượng. Mọi người nhanh chóng quyết định triển khai cuộc biểu tình ngay tại đây thay vì trước quảng trường Nhà hát Lớn như kế hoạch. Biểu ngữ giăng ra hàng loạt, mọi người sắp xếp đội ngũ và bắt đầu hô vang các câu khẩu hiệu: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”; “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”… Lúc này khoảng 9h05. Ngay lập tức, hàng loạt ống kính máy ảnh của cả Tây lẫn Ta chỉa vào chúng tôi bấm máy lia lịa.
Cuộc biểu tình bắt đầu!
Chỉ một nhoáng sau, một chiếc xe đặc chủng của công an trờ tới chỉa dàn loa với thứ âm thanh chói tai vào chúng tôi hòng át tiếng hô của người biểu tình. Lực lượng chức năng cũng bắt đầu tìm cách giải tán cuộc biểu tình. Chúng tôi bèn bắt đầu tuần hành theo hướng Tràng Tiền – Hàng Khay.
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Lực lượng biểu tình ngày một đông đảo.
Qua ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng một đoạn thì một tốp dân oan khoảng 7-8 người nhập vào đoàn biểu tình.
Khi đoàn biểu tình đang tiến gần đến ngã tư Phủ Doãn – Tràng Thi thì thấy một toán khá đông công an mặc cảnh phục chạy vượt lên trên chúng tôi. Phía trước, chúng tôi phát hiện một xe buýt đã đứng đợi từ lúc nào không hay.
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Khoảng 9h30, cuộc bố ráp bắt đầu diễn ra. Đầu tiên là Nguyễn Văn Phương, một trong những nhân vật năng nổ nhất của cuộc biểu tình. Kế đến là Lã Việt Dũng, Đỗ Văn Ngọc, Phạm Chính, Nguyễn Tường Thụy, blogger Gốc Sậy, thạc sỹ Đào Tiến Thi, nhà giáo Dương Thị Xuân, Nguyễn Việt Hưng, blogger Lê Dũng, Facebooker Tiến Từ Từ, Trương Văn Dũng, Ngô Nhật Đăng, Chu Minh Tuấn… Dĩ nhiên, người ta không “bỏ sót” tôi. Phóng viên Đoan Trang của báo Pháp luật Tp HCM, người từng bị bắt cùng với tôi trong lần biểu tình ngày 5/8/2012, cũng nằm trong số bị bắt lần này.
Khi tôi bị chúng xộc vào lôi lên xe, nhiều người lao vào cản phá quyết liệt, đặc biệt là chị Hạnh Tây Hồ. Người trên xe đẩy xuống, người ở dưới xe kéo lại nên bọn họ loay hoay mãi mới đẩy được tôi lên xe. Tôi vừa chống cự, vừa liên tục hô khẩu hiệu. Lên xe rồi, tôi lại tìm cách mở cửa sổ, nhoài người ra hô khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc và bọn Việt gian bán nước. Trong tôi trào dâng nỗi căm giận không thể kiềm chế trước hành động hèn hạ của bè lũ phản dân hại nước ngay giữa lúc Trung Quốc đang liên tiếp có những hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chị Hạnh Tây Hồ, người phụ nữ với tấm lòng yêu nước nồng nàn mà tôi hết sức cảm phục, cố sức cứu tôi để rồi cuối cùng cũng bị bọn chúng tống luôn lên xe.
Cảnh lúc tôi bị tống lên xe rồi nhoài người ra khỏi cửa sổ hô khẩu hiệu. Một facebooker, bạn của Nguyễn Văn Phương, chụp lại được hình ảnh này và bình luận trên Facebook: “Lên xe rồi nhưng anh vẫn cố thò đầu ra để hô khẩu hiệu và cổ động mọi người tiếp tục tiến lên!!! ”
Cả thảy 24 người, phần lớn là những gương mặt quen thuộc trong các cuộc biểu tình – đặc biệt còn có một dân oan ở Cầu Giấy tên là Nguyễn Minh Sơn – bị tống lên xe buýt và đưa sang trại Lộc Hà (tên gọi chính thức là Trung tâm Lưu trú Lộc Hà, trước đây là Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm). Trên xe, lúc đầu đám công an và trật tự viên rất hung hăng, nhưng sau đó, trước những lời lẽ phải trái cùng thái độ quyết liệt của chúng tôi, bọn họ phải câm lặng. Thậm chí, khi một người biểu tình mở cửa sổ xe, thò tay ra ngoài vẫy áo in hình phản đối đường lưỡi bò và hô khẩu hiệu mà bọn họ cũng chỉ dám khẽ khàng nhắc nhở.
10h15, sang đến trại Lộc Hà, chúng tôi tập hợp lại chụp ảnh (chị Hạnh Tây Hồ là người ngoài cùng bên phải):
Sau đó, tất cả chúng tôi bị đẩy vào một phòng lớn, phòng quản chế chính của trại. Một chiếc xe phá sóng di động nhanh chóng được điều đến đậu ngay bên ngoài phòng để ngăn chặn chúng tôi liên lạc ra bên ngoài.
Hơn 11h, công an mời Đoan Trang đi “làm việc. Đoan Trang là một “người Nhà nước” chính hiệu, hơn nữa lại là phóng viên, nên chúng tôi thấy việc cô đường hoàng làm việc với họ sẽ có ý nghĩa.
Gần 12h, bọn họ đưa cơm đến. Một số người phản đối, đòi tuyệt thực. Công an đề nghị mời từng người ra ngoài làm việc, nhưng chúng tôi lên tiếng phản đối: “Cơm còn chưa ăn, làm việc cái gì?” Bọn họ đành rút lui. Mọi người động viên nhau ăn để lấy sức chiến đấu. Một nhân vật khá nổi tiếng cho tôi hay là blog Bùi Văn Bồng vừa mới đăng một bài viết của nhà thơ Bùi Minh Quốc, một nhân sỹ nổi tiếng, trong đó ông có đề cập đến vụ tố cáo của tôi.
Khoảng 13h10, hàng chục công an tiến vào phòng. Họ kiên quyết “mời” chúng tôi đi “làm việc”. Song tất cả chúng tôi đều cự tuyệt “lời mời” của bọn họ, yêu cầu họ đặt bàn ghế rồi trao đổi với chúng tôi ngay tại phòng chứ chúng tôi không chịu đi đâu cả. Tuy nhiên, lực lượng công an lại còn đông hơn cả chúng tôi, bọn họ cố tìm cách chia tách từng người và lôi đi. Không khí trong phòng rất căng thẳng, chúng tôi có cảm giác mình chẳng khác gì con mồi đang đối diện với lũ hổ đói. Sau khi blogger Lê Dũng bị 4-5 tên khiêng đi, “con mồi” tiếp theo của lũ “hổ đói” là Nguyễn Văn Phương, một “biểu tình viên” máu lửa. Chúng tôi giằng, cản rất quyết liệt, cố giữ bằng được Phương. Nhưng rồi trước lực lượng áp đảo của đám côn đồ mạo danh “công an nhân dân”, Phương đã vuột ra khỏi tay chúng tôi.
Những người phải đi “làm việc” tiếp theo thì đơn giản hơn nhiều, bởi chúng tôi hiểu là có chống cự cũng không lại với bọn họ.
Đỗ Văn Ngọc, một thanh niên 18 tuổi quê ở Quảng Ninh người thường đi cùng tôi trong các cuộc biểu tình, bị gọi ra làm việc trước tôi. Ngọc là công nhân, học hành mới chẳng đến nơi đến chốn nhưng lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm thì chẳng thua kém ai.
Khoảng 16h, tôi là một trong những người cuối cùng được “mời” ra làm việc. Họ gọi tên tôi hẳn hoi chứ không giả vờ không biết gì như lần tôi bị bắt ngày 5/8/2012. Người làm việc với tôi là đại uý cảnh sát Nguyễn Quang Chung. Đặc biệt, cuộc làm việc còn có mặt một người nằm trong số sỹ quan an ninh Cục A67 từng làm việc với tôi ngày 27/6/2012 (tôi đã thấy anh ta từ đầu buổi chiều). Anh ta chỉ ngồi nghe và quay phim chứ không xen vào cuộc làm việc. Anh ta mặc thường phục nên tôi không biết tên tuổi, cấp bậc. Thỉnh thoảng anh ta lại ra ngoài và để máy quay trên bàn ở chế độ ghi hình. Anh ta có hỏi thăm vợ con tôi.
Viên đại uý đưa mẫu biên bản lấy lời khai ra làm việc với tôi, nhưng tôi phản đối. Tôi nói nếu lập biên bản ghi lời khai thì tôi đã mặc nhiên thừa nhận mình phạm tôi. Anh ta đành lấy 1 tờ giấy A4 lập “Biên bản Làm việc”.
Tôi trình bày rõ ràng, mạch lạc những việc mình làm: Tôi biết thông tin về cuộc biểu tình trên mạng Internet; việc tôi đi biểu tình thứ nhất là để thực hiện một quyền công dân mà Hiến pháp bảo vệ, thứ hai là để phản đối Trung Quốc xâm lược, mà gần nhất là việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “đường lưỡi bò” và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam; tôi không cho việc đi biểu tình là vi phạm pháp luật, vì hiện chưa có Luật Biểu tình để điều chỉnh hành vi biểu tình của công dân, Nghị định 73 không đủ địa vị pháp lý để điều chỉnh một quyền (hành vi) mà Hiến pháp bảo vệ, và trách nhiệm về sự bất cập này là của Nhà nước; cuộc biểu tình không gây ách tắc giao thông. Trong biên bản cũng ghi rõ tôi phản đối việc công an bắt giữ tôi một cách trái phép.
Lập xong Biên bản Làm việc, viên đại uý đề nghị tôi xuất trình CMND. Tôi nói tôi không mang theo. Anh ta bèn lập Biên bản Xử phạt Hành chính về hành vi không mang giấy CMND của tôi. Tôi không đồng ý và ghi vào biên bản: “Tôi phản đối việc xử phạt này.”
Xong đó, anh ta ra ngoài và bảo tôi ngồi đợi. Lát sau quay lại, anh ta lập tiếp Biên bản Xử phạt Hành chính hành vi “Tụ tập đông người”. Tôi lại ghi vào biên bản: “Tôi phản đối việc bắt giữ và xử phạt tôi, vì việc tôi biểu tình là thực hiện một quyền do Hiến pháp bảo vệ và phản đối Trung Quốc xâm lược.”
Viên đại uý kết thúc phần việc của mình và rời khỏi phòng (viên sỹ quan A67 đã rời khỏi đó từ trước). Ngay sau đó, 5 viên công an bước vào phòng. Họ đề nghị kiểm tra điện thoại của tôi. Tôi cho họ xem qua, nhưng khi thấy họ đọc cả tin nhắn của tôi, tôi liền phản đối và giành lại điện thoại. Sau đó, họ hỏi tôi nếu có USB hay thiết bị gì trong người thì để lên bàn. Tôi nói là tôi không mang gì theo ngoài điện thoại. Họ không tin, và lấy thiết bị rà khắp người tôi nhưng không phát hiện được gì. Họ yêu cầu tôi lăn tay, chụp ảnh. Tôi phản đối. Họ đổi ý và chỉ yêu cầu chụp ảnh thôi. Chụp thì chụp, tôi đồng ý.
Khoảng 17h30, họ “làm việc” xong với tôi. Tôi ra khỏi cổng thì thấy rất nhiều người đang đứng ngoài cổng: người tiếp ứng, người bị bắt vừa được thả và lực lượng chức năng nữa. Trong số những người đến tiếp ứng cho chúng tôi có cả cụ Lê Hiền Đức và GS Ngô Đức Thọ. Gặp lại mọi người, tôi mới biết là tất cả máy ảnh của những người bị bắt đều bị xoá sạch hình ảnh. Tiếc nhất có lẽ là hình ảnh đám công an hùng hổ “mời” những người bị bắt đi “làm việc” bằng cách lao vào giành giật người trong tay chúng tôi như lũ hổ đói vồ mồi.
(Ngọc kể lại với tôi, câu đầu tiên mà đám công an những mười mấy người hỏi em là: “Mày đi với thằng Lê Anh Hùng phải không?” Bọn họ cố “vuốt ve” Ngọc hòng moi thông tin về tôi, thậm chí còn đưa thuốc lá 555 ra mời cậu hút. Ngọc nói là chỉ biết tôi qua mạng thôi, chứ không đi cùng tôi. Họ liền đưa đoạn video quay cảnh chúng tôi đi cùng nhau từ vườn hoa Cổ Tân sang quảng trường Nhà hát Lớn. Thật là lố bịch! Vụ tố cáo của tôi là công khai, đường hoàng, đúng pháp luật. Đơn thư tố cáo đã nằm ở Công an Quảng Trị (ngày 16/11/2011), Công an Hà Nội, Cục Chống phản động và phòng chống khủng bố (A67 - Bộ Công an) và đã được Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chuyển đến tận tay ông Chủ tịch Quốc hội từ ngày 19/6/2012. Nhưng đến nay, người ta vẫn chưa hề trả lời tôi cũng như ĐBQH Dương Trung Quốc theo như luật định.)
18h24, anh Trương Văn Dũng là người cuối cùng ra khỏi trại trong tiếng vỗ tay của mọi người. Thực ra, anh đã được thả tự do lúc 15h11, nhưng sau đó anh phản ứng mạnh với đám công an bên ngoài trại nên bị chúng bắt trở lại. Mọi người kiên quyết chờ cho đến khi anh được thả, thỉnh thoảng lại hô khẩu hiệu đòi thả người. Cuối cùng sự kiên trì và tình đoàn kết của những người biểu tình đã khiến bọn họ phải đầu hàng. Tất cả chúng tôi tập hợp chụp ảnh lưu niệm trước khi ra về, không quên vẫy tay chào tạm biệt và hẹn gặp lại Lộc Hà!
http://leanhhungblog.blogspot.com/2012/12/toi-i-bieu-tinh-chong-trung-quoc-ngay.html
Bàn ra tán vào (0)
TÔI ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC NGÀY 9/12/2012 _ Lê Anh Hùng
8h30 sáng 9/12/2012, khi đến khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội, chúng tôi đã nhận thấy một sân khấu khá lớn với các ca sỹ đang thay nhau thể hiện những ca khúc trẻ. X
8h30 sáng 9/12/2012, khi đến khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội, chúng tôi đã nhận thấy một sân khấu khá lớn với các ca sỹ đang thay nhau thể hiện những ca khúc trẻ. Xung quanh khu vực nhà hát, lực lượng chức năng chìm nổi rất đông, trong đó nhiều người đứng lẫn với đám khán giả (chủ yếu là các đoàn viên, thanh niên của Thành đoàn) đang theo dõi “Chương Trình Nghệ Thuật Khát Vọng Trẻ” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức. (Ban đầu, tôi kinh ngạc khi ngỡ là dòng chữ “Khát Vọng Tử” và “băn khoăn”: hay là “Đảng và Nhà nước” lại đổi ý và kêu gọi tuổi trẻ Hà Nội “sống mái” với bọn Tàu khựa đây?!).
Hầu hết số “khán giả” này là các “đoàn viên, thanh niên” do Thành đoàn bố trí.
8h40, đi sang vườn hoa Cổ Tân, tôi gặp một số “ứng viên biểu tình” ở đây. Nhà giáo kỳ cựu Nguyễn Thượng Long, người vẫn thường tham gia các cuộc biểu tình, đang được một nhân viên an ninh “săn sóc” kỹ. Nhận thấy “chương trình nghệ thuật” đang diễn ra lại là cái “cớ” hợp lý cho việc tụ tập ngay trước nhà hát, mấy người chúng tôi quyết định ra trước sân khấu để “thưởng thức” chương trình văn nghệ. Tại đây, chúng tôi hội ngộ với những gương mặt quen thuộc trong các cuộc biểu tình như anh Lê Hồng Phong (Lê Thiện Nhân), chị Hiền Giang, Dũng Aduku, anh Trương Văn Dũng, v.v. Mọi người dần dần kéo đến. Dường như nhận ra nguy cơ “chương trình nghệ thuật” đang trở thành cái “tụ điểm lý tưởng” cho những người biểu tình tập hợp lực lượng nên gần 9h, thời điểm khởi phát cuộc biểu tình như dự kiến, Ban Tổ chức đột nhiên thông báo chương trình nghệ thuật tạm nghỉ để các “đoàn viên, thanh niên” vào phía trong nhà hát “hội ý”. Các “ứng viên biểu tình” đột nhiên trơ trọi và lọt vào “tầm ngắm” của lực lượng chức năng, họ bắt đầu tiếp cận và yêu cầu chúng tôi giải tán khỏi khu vực quảng trường nhà hát. Khi chúng tôi lấy cớ là đang xem “chương trình nghệ thuật” thì họ nói là chương trình tạm dừng rồi, lúc nào bắt đầu lại thì xem.
Lúc đó, phát hiện ở phía đầu phố Tràng Tiền tiếp giáp với phố Lý Thái Tổ có một nhóm “biểu tình viên” kỳ cựu đang tập hợp, chúng tôi liền kéo sang gia nhập lực lượng. Mọi người nhanh chóng quyết định triển khai cuộc biểu tình ngay tại đây thay vì trước quảng trường Nhà hát Lớn như kế hoạch. Biểu ngữ giăng ra hàng loạt, mọi người sắp xếp đội ngũ và bắt đầu hô vang các câu khẩu hiệu: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”; “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”… Lúc này khoảng 9h05. Ngay lập tức, hàng loạt ống kính máy ảnh của cả Tây lẫn Ta chỉa vào chúng tôi bấm máy lia lịa.
Cuộc biểu tình bắt đầu!
Chỉ một nhoáng sau, một chiếc xe đặc chủng của công an trờ tới chỉa dàn loa với thứ âm thanh chói tai vào chúng tôi hòng át tiếng hô của người biểu tình. Lực lượng chức năng cũng bắt đầu tìm cách giải tán cuộc biểu tình. Chúng tôi bèn bắt đầu tuần hành theo hướng Tràng Tiền – Hàng Khay.
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Lực lượng biểu tình ngày một đông đảo.
Qua ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng một đoạn thì một tốp dân oan khoảng 7-8 người nhập vào đoàn biểu tình.
Khi đoàn biểu tình đang tiến gần đến ngã tư Phủ Doãn – Tràng Thi thì thấy một toán khá đông công an mặc cảnh phục chạy vượt lên trên chúng tôi. Phía trước, chúng tôi phát hiện một xe buýt đã đứng đợi từ lúc nào không hay.
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Khoảng 9h30, cuộc bố ráp bắt đầu diễn ra. Đầu tiên là Nguyễn Văn Phương, một trong những nhân vật năng nổ nhất của cuộc biểu tình. Kế đến là Lã Việt Dũng, Đỗ Văn Ngọc, Phạm Chính, Nguyễn Tường Thụy, blogger Gốc Sậy, thạc sỹ Đào Tiến Thi, nhà giáo Dương Thị Xuân, Nguyễn Việt Hưng, blogger Lê Dũng, Facebooker Tiến Từ Từ, Trương Văn Dũng, Ngô Nhật Đăng, Chu Minh Tuấn… Dĩ nhiên, người ta không “bỏ sót” tôi. Phóng viên Đoan Trang của báo Pháp luật Tp HCM, người từng bị bắt cùng với tôi trong lần biểu tình ngày 5/8/2012, cũng nằm trong số bị bắt lần này.
Khi tôi bị chúng xộc vào lôi lên xe, nhiều người lao vào cản phá quyết liệt, đặc biệt là chị Hạnh Tây Hồ. Người trên xe đẩy xuống, người ở dưới xe kéo lại nên bọn họ loay hoay mãi mới đẩy được tôi lên xe. Tôi vừa chống cự, vừa liên tục hô khẩu hiệu. Lên xe rồi, tôi lại tìm cách mở cửa sổ, nhoài người ra hô khẩu hiệu đả đảo Trung Quốc và bọn Việt gian bán nước. Trong tôi trào dâng nỗi căm giận không thể kiềm chế trước hành động hèn hạ của bè lũ phản dân hại nước ngay giữa lúc Trung Quốc đang liên tiếp có những hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo Việt Nam. Chị Hạnh Tây Hồ, người phụ nữ với tấm lòng yêu nước nồng nàn mà tôi hết sức cảm phục, cố sức cứu tôi để rồi cuối cùng cũng bị bọn chúng tống luôn lên xe.
Cảnh lúc tôi bị tống lên xe rồi nhoài người ra khỏi cửa sổ hô khẩu hiệu. Một facebooker, bạn của Nguyễn Văn Phương, chụp lại được hình ảnh này và bình luận trên Facebook: “Lên xe rồi nhưng anh vẫn cố thò đầu ra để hô khẩu hiệu và cổ động mọi người tiếp tục tiến lên!!! ”
Cả thảy 24 người, phần lớn là những gương mặt quen thuộc trong các cuộc biểu tình – đặc biệt còn có một dân oan ở Cầu Giấy tên là Nguyễn Minh Sơn – bị tống lên xe buýt và đưa sang trại Lộc Hà (tên gọi chính thức là Trung tâm Lưu trú Lộc Hà, trước đây là Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm). Trên xe, lúc đầu đám công an và trật tự viên rất hung hăng, nhưng sau đó, trước những lời lẽ phải trái cùng thái độ quyết liệt của chúng tôi, bọn họ phải câm lặng. Thậm chí, khi một người biểu tình mở cửa sổ xe, thò tay ra ngoài vẫy áo in hình phản đối đường lưỡi bò và hô khẩu hiệu mà bọn họ cũng chỉ dám khẽ khàng nhắc nhở.
10h15, sang đến trại Lộc Hà, chúng tôi tập hợp lại chụp ảnh (chị Hạnh Tây Hồ là người ngoài cùng bên phải):
Sau đó, tất cả chúng tôi bị đẩy vào một phòng lớn, phòng quản chế chính của trại. Một chiếc xe phá sóng di động nhanh chóng được điều đến đậu ngay bên ngoài phòng để ngăn chặn chúng tôi liên lạc ra bên ngoài.
Hơn 11h, công an mời Đoan Trang đi “làm việc. Đoan Trang là một “người Nhà nước” chính hiệu, hơn nữa lại là phóng viên, nên chúng tôi thấy việc cô đường hoàng làm việc với họ sẽ có ý nghĩa.
Gần 12h, bọn họ đưa cơm đến. Một số người phản đối, đòi tuyệt thực. Công an đề nghị mời từng người ra ngoài làm việc, nhưng chúng tôi lên tiếng phản đối: “Cơm còn chưa ăn, làm việc cái gì?” Bọn họ đành rút lui. Mọi người động viên nhau ăn để lấy sức chiến đấu. Một nhân vật khá nổi tiếng cho tôi hay là blog Bùi Văn Bồng vừa mới đăng một bài viết của nhà thơ Bùi Minh Quốc, một nhân sỹ nổi tiếng, trong đó ông có đề cập đến vụ tố cáo của tôi.
Khoảng 13h10, hàng chục công an tiến vào phòng. Họ kiên quyết “mời” chúng tôi đi “làm việc”. Song tất cả chúng tôi đều cự tuyệt “lời mời” của bọn họ, yêu cầu họ đặt bàn ghế rồi trao đổi với chúng tôi ngay tại phòng chứ chúng tôi không chịu đi đâu cả. Tuy nhiên, lực lượng công an lại còn đông hơn cả chúng tôi, bọn họ cố tìm cách chia tách từng người và lôi đi. Không khí trong phòng rất căng thẳng, chúng tôi có cảm giác mình chẳng khác gì con mồi đang đối diện với lũ hổ đói. Sau khi blogger Lê Dũng bị 4-5 tên khiêng đi, “con mồi” tiếp theo của lũ “hổ đói” là Nguyễn Văn Phương, một “biểu tình viên” máu lửa. Chúng tôi giằng, cản rất quyết liệt, cố giữ bằng được Phương. Nhưng rồi trước lực lượng áp đảo của đám côn đồ mạo danh “công an nhân dân”, Phương đã vuột ra khỏi tay chúng tôi.
Những người phải đi “làm việc” tiếp theo thì đơn giản hơn nhiều, bởi chúng tôi hiểu là có chống cự cũng không lại với bọn họ.
Đỗ Văn Ngọc, một thanh niên 18 tuổi quê ở Quảng Ninh người thường đi cùng tôi trong các cuộc biểu tình, bị gọi ra làm việc trước tôi. Ngọc là công nhân, học hành mới chẳng đến nơi đến chốn nhưng lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm thì chẳng thua kém ai.
Khoảng 16h, tôi là một trong những người cuối cùng được “mời” ra làm việc. Họ gọi tên tôi hẳn hoi chứ không giả vờ không biết gì như lần tôi bị bắt ngày 5/8/2012. Người làm việc với tôi là đại uý cảnh sát Nguyễn Quang Chung. Đặc biệt, cuộc làm việc còn có mặt một người nằm trong số sỹ quan an ninh Cục A67 từng làm việc với tôi ngày 27/6/2012 (tôi đã thấy anh ta từ đầu buổi chiều). Anh ta chỉ ngồi nghe và quay phim chứ không xen vào cuộc làm việc. Anh ta mặc thường phục nên tôi không biết tên tuổi, cấp bậc. Thỉnh thoảng anh ta lại ra ngoài và để máy quay trên bàn ở chế độ ghi hình. Anh ta có hỏi thăm vợ con tôi.
Viên đại uý đưa mẫu biên bản lấy lời khai ra làm việc với tôi, nhưng tôi phản đối. Tôi nói nếu lập biên bản ghi lời khai thì tôi đã mặc nhiên thừa nhận mình phạm tôi. Anh ta đành lấy 1 tờ giấy A4 lập “Biên bản Làm việc”.
Tôi trình bày rõ ràng, mạch lạc những việc mình làm: Tôi biết thông tin về cuộc biểu tình trên mạng Internet; việc tôi đi biểu tình thứ nhất là để thực hiện một quyền công dân mà Hiến pháp bảo vệ, thứ hai là để phản đối Trung Quốc xâm lược, mà gần nhất là việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “đường lưỡi bò” và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam; tôi không cho việc đi biểu tình là vi phạm pháp luật, vì hiện chưa có Luật Biểu tình để điều chỉnh hành vi biểu tình của công dân, Nghị định 73 không đủ địa vị pháp lý để điều chỉnh một quyền (hành vi) mà Hiến pháp bảo vệ, và trách nhiệm về sự bất cập này là của Nhà nước; cuộc biểu tình không gây ách tắc giao thông. Trong biên bản cũng ghi rõ tôi phản đối việc công an bắt giữ tôi một cách trái phép.
Lập xong Biên bản Làm việc, viên đại uý đề nghị tôi xuất trình CMND. Tôi nói tôi không mang theo. Anh ta bèn lập Biên bản Xử phạt Hành chính về hành vi không mang giấy CMND của tôi. Tôi không đồng ý và ghi vào biên bản: “Tôi phản đối việc xử phạt này.”
Xong đó, anh ta ra ngoài và bảo tôi ngồi đợi. Lát sau quay lại, anh ta lập tiếp Biên bản Xử phạt Hành chính hành vi “Tụ tập đông người”. Tôi lại ghi vào biên bản: “Tôi phản đối việc bắt giữ và xử phạt tôi, vì việc tôi biểu tình là thực hiện một quyền do Hiến pháp bảo vệ và phản đối Trung Quốc xâm lược.”
Viên đại uý kết thúc phần việc của mình và rời khỏi phòng (viên sỹ quan A67 đã rời khỏi đó từ trước). Ngay sau đó, 5 viên công an bước vào phòng. Họ đề nghị kiểm tra điện thoại của tôi. Tôi cho họ xem qua, nhưng khi thấy họ đọc cả tin nhắn của tôi, tôi liền phản đối và giành lại điện thoại. Sau đó, họ hỏi tôi nếu có USB hay thiết bị gì trong người thì để lên bàn. Tôi nói là tôi không mang gì theo ngoài điện thoại. Họ không tin, và lấy thiết bị rà khắp người tôi nhưng không phát hiện được gì. Họ yêu cầu tôi lăn tay, chụp ảnh. Tôi phản đối. Họ đổi ý và chỉ yêu cầu chụp ảnh thôi. Chụp thì chụp, tôi đồng ý.
Khoảng 17h30, họ “làm việc” xong với tôi. Tôi ra khỏi cổng thì thấy rất nhiều người đang đứng ngoài cổng: người tiếp ứng, người bị bắt vừa được thả và lực lượng chức năng nữa. Trong số những người đến tiếp ứng cho chúng tôi có cả cụ Lê Hiền Đức và GS Ngô Đức Thọ. Gặp lại mọi người, tôi mới biết là tất cả máy ảnh của những người bị bắt đều bị xoá sạch hình ảnh. Tiếc nhất có lẽ là hình ảnh đám công an hùng hổ “mời” những người bị bắt đi “làm việc” bằng cách lao vào giành giật người trong tay chúng tôi như lũ hổ đói vồ mồi.
(Ngọc kể lại với tôi, câu đầu tiên mà đám công an những mười mấy người hỏi em là: “Mày đi với thằng Lê Anh Hùng phải không?” Bọn họ cố “vuốt ve” Ngọc hòng moi thông tin về tôi, thậm chí còn đưa thuốc lá 555 ra mời cậu hút. Ngọc nói là chỉ biết tôi qua mạng thôi, chứ không đi cùng tôi. Họ liền đưa đoạn video quay cảnh chúng tôi đi cùng nhau từ vườn hoa Cổ Tân sang quảng trường Nhà hát Lớn. Thật là lố bịch! Vụ tố cáo của tôi là công khai, đường hoàng, đúng pháp luật. Đơn thư tố cáo đã nằm ở Công an Quảng Trị (ngày 16/11/2011), Công an Hà Nội, Cục Chống phản động và phòng chống khủng bố (A67 - Bộ Công an) và đã được Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chuyển đến tận tay ông Chủ tịch Quốc hội từ ngày 19/6/2012. Nhưng đến nay, người ta vẫn chưa hề trả lời tôi cũng như ĐBQH Dương Trung Quốc theo như luật định.)
18h24, anh Trương Văn Dũng là người cuối cùng ra khỏi trại trong tiếng vỗ tay của mọi người. Thực ra, anh đã được thả tự do lúc 15h11, nhưng sau đó anh phản ứng mạnh với đám công an bên ngoài trại nên bị chúng bắt trở lại. Mọi người kiên quyết chờ cho đến khi anh được thả, thỉnh thoảng lại hô khẩu hiệu đòi thả người. Cuối cùng sự kiên trì và tình đoàn kết của những người biểu tình đã khiến bọn họ phải đầu hàng. Tất cả chúng tôi tập hợp chụp ảnh lưu niệm trước khi ra về, không quên vẫy tay chào tạm biệt và hẹn gặp lại Lộc Hà!
http://leanhhungblog.blogspot.com/2012/12/toi-i-bieu-tinh-chong-trung-quoc-ngay.html