Cà Kê Dê Ngỗng
TQ vội trấn an dân vì Trump-Putin "thân nhau ra mặt": Nga không dám hy sinh Bắc Kinh
Hôm 14/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Tối cùng ngày, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Putin cũng gọi điện cho ông Trump.
Kremlin tiết lộ, Putin và Trump cùng thừa nhận quan hệ Nga-Mỹ đang ở tình trạng "hết sức không lý tưởng".
Hai ông đồng ý thúc đẩy quan hệ đối tác mang tính xây dựng và đối thoại, bao gồm hợp tác chống khủng bố, trên cơ sở tôn trọng, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; đồng thời nhấn mạnh tạo dựng nền tảng vững chắc để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại hai chiều.
Về phía Mỹ, đại diện của ông Trump hé lộ thông tin một cách thận trọng hơn, nhưng cũng xác nhận Tổng thống đắc cử "rất kỳ vọng cùng nước Nga và nhân dân Nga duy trì quan hệ ổn định lâu dài".
Trong giai đoạn tranh cử, Trump nhiều lần chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama và ca ngợi năng lực lãnh đạo của Tổng thống Nga. Trong khi đó, ông Putin mô tả Trump như một "nhân vật xuất sắc và đầy tài trí".
Giới quan sát quốc tế phổ biến tin rằng quan hệ Nga-Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ của Trump, bởi bên cạnh những phát ngôn thiện chí của hai bên còn có nhận định: Thứ nhất là chính quyền Obama đã đi quá xa trong thế đối đầu với Nga, xu thế tiếp theo nhiều khả năng là xoa dịu tình hình.
Thứ hai, Trump thể hiện tương đối rõ ưu tiên dành cho chính sách đối nội. Quan hệ nước lớn hòa dịu sẽ giúp ông giảm bớt tác động từ các thế lực bên ngoài.
Ông Tập Cận Bình (trái) gọi điện cho ông Trump cùng ngày với ông Putin. (Ảnh: Getty Images)
Quan hệ Nga-Trung thời Donald Trump
Trong trật tự thế giới thế kỷ 21, Nga-Mỹ-Trung Quốc đang trở thành "thế chân vạc" của quan hệ quốc tế.
Nói cách khác, quan hệ Nga-Mỹ cải thiện đến mức độ nào, từ đó tạo ra ảnh hưởng ra sao lên quan hệ Nga-Trung, vốn trở nên mật thiết rõ rệt trong 2 năm trở lại đây, là vấn đề khiến dư luận Trung Quốc lo ngại khi Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền.
Trong bài phân tích sáng 16/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu, thuộc chủ quản của báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, trấn an dư luận trong nước rằng nỗ lực vãn hồi quan hệ của Moscow và Washington sẽ không gây thiệt hại cho lợi ích Trung Quốc do xuất phát điểm của Nga-Mỹ "không nhằm vào Trung Quốc".
Nga-Trung xích lại gần nhau là hệ quả của một loạt nhân tố thúc đẩy và đến nay được cho là đã giúp hai nước ổn định lợi ích chiến lược.
Hoàn Cầu khẳng định giá trị quan hệ hợp tác song phương đối với Moscow "hoàn toàn tích cực", Bắc Kinh "không buộc Nga phải đánh đổi bằng cái giá đặc biệt nào đó", vì vậy "không tồn tại việc Nga hy sinh quan hệ với Trung Quốc để phát triển quan hệ với Mỹ".
Trạng thái cơ bản của "tam giác" Mỹ-Nga-Trung được quyết định do cục diện về sức mạnh quốc gia. Công thức vận hành của nó là sự cân bằng về thế lực và sức mạnh.
Khi Mỹ là quốc gia có sức mạnh vượt trội và áp đặt chiến lược gây sức ép ở châu Âu lẫn châu Á, sự xích lại của Nga-Trung là xu thế logic về chính trị quốc tế.
Quan hệ Nga-Trung diễn biến tốt thì mỗi nước đề tự mình giành được thêm quyền chủ động trước Mỹ: Với Nga là ở Đông Âu và Trung Đông, với Trung Quốc là châu Á-Thái Bình Dương.
Cải thiện quan hệ Nga-Mỹ cần loại bỏ một số điều kiện tạo ra đối đầu, bao gồm: Mỹ xuống thang chiến lược "hướng Đông" của NATO; ngừng triển khai tên lửa tầm trung tại Đông Âu; không tăng quân hoặc rút bớt binh sĩ NATO; thừa nhận lợi ích của Nga trong vấn đề Ukraine.
Mỹ và Nga cũng cần tăng cường trao đổi về vấn đề Syria, thỏa hiệp với nhau về tương lai tổng thống Bashar al-Assad.
Với tình hình hiện nay, Mỹ không có nhiều không gian để nhượng bộ. Nga cũng vậy khi đã bị lệnh cấm vận của phương Tây đẩy vào chân tường. Ngoài ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) lo lắng sẽ bị Washington "bỏ rơi".
Trump khó có thể làm biến dạng "tam giác" Mỹ-Nga-Trung
Hoàn Cầu đánh giá, chính quyền mới của Mỹ sẽ đối diện với nhiều thách thức. Ông Trump không thể tập trung tài nguyên và phương hướng cải tổ vào một mối quan hệ ngoại giao đặc biệt nào đó, ví dụ như Nga.
Quan hệ nước lớn là một cuộc chơi phức tạp và có xu hướng tìm đến sự bền vững. Muốn tác động vào "chân vạc" Nga-Trung-Mỹ, Trump cũng chỉ có thể điều chỉnh ưu tiên về phương hướng và sức mạnh, nhưng rất khó vượt qua được xu thế lớn là Bắc Kinh "liên minh" với Moscow.
Trong quan hệ giữa Mỹ với Nga hay với Trung Quốc, vấn đề dễ được thay đổi chính là bầu không khí ngoại giao. Đây cũng là không gian mà ông Trump có biên độ điều chỉnh lớn nhất.
Dù vậy, Hoàn Cầu cho rằng "không khí ngoại giao" trên thực tế không chiếm nhiều giá trị trong quan hệ nước lớn. Do đó sự "thân mật" ra mặt giữa Trump và Putin chưa đủ khiến Bắc Kinh e ngại.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TQ vội trấn an dân vì Trump-Putin "thân nhau ra mặt": Nga không dám hy sinh Bắc Kinh
Hôm 14/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Tối cùng ngày, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Putin cũng gọi điện cho ông Trump.
Kremlin tiết lộ, Putin và Trump cùng thừa nhận quan hệ Nga-Mỹ đang ở tình trạng "hết sức không lý tưởng".
Hai ông đồng ý thúc đẩy quan hệ đối tác mang tính xây dựng và đối thoại, bao gồm hợp tác chống khủng bố, trên cơ sở tôn trọng, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; đồng thời nhấn mạnh tạo dựng nền tảng vững chắc để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại hai chiều.
Về phía Mỹ, đại diện của ông Trump hé lộ thông tin một cách thận trọng hơn, nhưng cũng xác nhận Tổng thống đắc cử "rất kỳ vọng cùng nước Nga và nhân dân Nga duy trì quan hệ ổn định lâu dài".
Trong giai đoạn tranh cử, Trump nhiều lần chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama và ca ngợi năng lực lãnh đạo của Tổng thống Nga. Trong khi đó, ông Putin mô tả Trump như một "nhân vật xuất sắc và đầy tài trí".
Giới quan sát quốc tế phổ biến tin rằng quan hệ Nga-Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ của Trump, bởi bên cạnh những phát ngôn thiện chí của hai bên còn có nhận định: Thứ nhất là chính quyền Obama đã đi quá xa trong thế đối đầu với Nga, xu thế tiếp theo nhiều khả năng là xoa dịu tình hình.
Thứ hai, Trump thể hiện tương đối rõ ưu tiên dành cho chính sách đối nội. Quan hệ nước lớn hòa dịu sẽ giúp ông giảm bớt tác động từ các thế lực bên ngoài.
Ông Tập Cận Bình (trái) gọi điện cho ông Trump cùng ngày với ông Putin. (Ảnh: Getty Images)
Quan hệ Nga-Trung thời Donald Trump
Trong trật tự thế giới thế kỷ 21, Nga-Mỹ-Trung Quốc đang trở thành "thế chân vạc" của quan hệ quốc tế.
Nói cách khác, quan hệ Nga-Mỹ cải thiện đến mức độ nào, từ đó tạo ra ảnh hưởng ra sao lên quan hệ Nga-Trung, vốn trở nên mật thiết rõ rệt trong 2 năm trở lại đây, là vấn đề khiến dư luận Trung Quốc lo ngại khi Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền.
Trong bài phân tích sáng 16/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu, thuộc chủ quản của báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, trấn an dư luận trong nước rằng nỗ lực vãn hồi quan hệ của Moscow và Washington sẽ không gây thiệt hại cho lợi ích Trung Quốc do xuất phát điểm của Nga-Mỹ "không nhằm vào Trung Quốc".
Nga-Trung xích lại gần nhau là hệ quả của một loạt nhân tố thúc đẩy và đến nay được cho là đã giúp hai nước ổn định lợi ích chiến lược.
Hoàn Cầu khẳng định giá trị quan hệ hợp tác song phương đối với Moscow "hoàn toàn tích cực", Bắc Kinh "không buộc Nga phải đánh đổi bằng cái giá đặc biệt nào đó", vì vậy "không tồn tại việc Nga hy sinh quan hệ với Trung Quốc để phát triển quan hệ với Mỹ".
Trạng thái cơ bản của "tam giác" Mỹ-Nga-Trung được quyết định do cục diện về sức mạnh quốc gia. Công thức vận hành của nó là sự cân bằng về thế lực và sức mạnh.
Khi Mỹ là quốc gia có sức mạnh vượt trội và áp đặt chiến lược gây sức ép ở châu Âu lẫn châu Á, sự xích lại của Nga-Trung là xu thế logic về chính trị quốc tế.
Quan hệ Nga-Trung diễn biến tốt thì mỗi nước đề tự mình giành được thêm quyền chủ động trước Mỹ: Với Nga là ở Đông Âu và Trung Đông, với Trung Quốc là châu Á-Thái Bình Dương.
Cải thiện quan hệ Nga-Mỹ cần loại bỏ một số điều kiện tạo ra đối đầu, bao gồm: Mỹ xuống thang chiến lược "hướng Đông" của NATO; ngừng triển khai tên lửa tầm trung tại Đông Âu; không tăng quân hoặc rút bớt binh sĩ NATO; thừa nhận lợi ích của Nga trong vấn đề Ukraine.
Mỹ và Nga cũng cần tăng cường trao đổi về vấn đề Syria, thỏa hiệp với nhau về tương lai tổng thống Bashar al-Assad.
Với tình hình hiện nay, Mỹ không có nhiều không gian để nhượng bộ. Nga cũng vậy khi đã bị lệnh cấm vận của phương Tây đẩy vào chân tường. Ngoài ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) lo lắng sẽ bị Washington "bỏ rơi".
Trump khó có thể làm biến dạng "tam giác" Mỹ-Nga-Trung
Hoàn Cầu đánh giá, chính quyền mới của Mỹ sẽ đối diện với nhiều thách thức. Ông Trump không thể tập trung tài nguyên và phương hướng cải tổ vào một mối quan hệ ngoại giao đặc biệt nào đó, ví dụ như Nga.
Quan hệ nước lớn là một cuộc chơi phức tạp và có xu hướng tìm đến sự bền vững. Muốn tác động vào "chân vạc" Nga-Trung-Mỹ, Trump cũng chỉ có thể điều chỉnh ưu tiên về phương hướng và sức mạnh, nhưng rất khó vượt qua được xu thế lớn là Bắc Kinh "liên minh" với Moscow.
Trong quan hệ giữa Mỹ với Nga hay với Trung Quốc, vấn đề dễ được thay đổi chính là bầu không khí ngoại giao. Đây cũng là không gian mà ông Trump có biên độ điều chỉnh lớn nhất.
Dù vậy, Hoàn Cầu cho rằng "không khí ngoại giao" trên thực tế không chiếm nhiều giá trị trong quan hệ nước lớn. Do đó sự "thân mật" ra mặt giữa Trump và Putin chưa đủ khiến Bắc Kinh e ngại.
theo Trí Thức Trẻ