Kinh Khổ
TRƯỜNG CA VIỆT NAM BỂ DÂU _ NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ ) “ Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Dẩu đau đớn hay không, cuộc sống là như thế/ Thiên định hay nhân định, cũng như vậy mà thôi/ Gần trăm năm trước, trên đất nước Việt Nam khốn khổ/ Có câu chuyện tang thương/ của gia đình Biện Toại, trên cánh đồng Nọc Nạn/ Còn như sự thể ngày nay/ Nhà họ Đoàn, nơi Cống Rộc/ cũng khốn khổ, lầm than/ Hai cảnh đời, dưới hai chế độ/ Xem ai khổ hơn ai?/ Dưới thời thực dân Pháp cai trị, văn minh tử tế/ Hay dưới thời cọng sản dã man/ Người dân cày, ai khổ hơn ai?/
Trăm năm trước, trên cánh đồng Nọc Nạn
Xứ Nọc Nạn tên chữ là Phong Thạnh/ Quận Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu/ Có người tên Chánh Luông/ vợ chồng con cái đầy đàn/ kéo nhau vào Miệt thứ Nọc Nạn/ vẹt cây xú, cây bần/ cả mươi năm lận đận/ tạo nên mảnh ruộng làm sinh kế/ Cha sức cùn, lực cạn qui thiên/ Con Biện Toại nối quyền gia trưởng/ Những tưởng rằng đất đai thành khoảnh/ Cuộc sống gia đình từ đây ấm êm/ Nào ngờ đất bằng dậy sóng/ Đụn lúa vừa mới gặt/ Cường hào kéo vào tính cướp giựt/ Cả hai đời cực nhọc/ Ngày nay bỗng hóa không/ Trời đất nào nhịn được/ Cho nên cả nhà mười nhân mạng/ đành liều thân chiến đấu/ quyết giữ cho được những hạt thóc mồ hôi, nước mắt/ Đêm trước ngày ra trận/ cả nhà rước mẹ ngồi trên/ Cúi lạy chào vĩnh biệt mẹ già/ báo hiếu mẹ lần chót/
Sáng ngày định mệnh/ cò Tây, mã tà kéo đến/ Cô em nhỏ Trong ra chứng kiến/ đòi cò Tournier cấp biên lai thâu lúa/ Nó ỷ lớn hiếp nhỏ/ Nó xáng cho cô báng súng té lăn/ Cả nhà đều xông ra/ Mười Chức đi dầu, tay cầm mác nhọn/ Cò Tournier hoãng hồn bắn/ Mặc dầu bị thương nặng/ Mười Chức vẫn rướn lên/ Lụi cò Tây một nhát vong mạng/ Kết quả trận chiến/ Nhà Biện Toại năm mạng/ Đổi một mạng cò Tây/ Sáu ngưòi còn sống sót/ đều bị bắt bỏ tù/ Gia đình mẹ Chánh Luông/ lớp chết, lóp ở tù/ Để lại mẹ một thân cô độc!
Cảnh tang thương như thế/ Giới báo chí hay tin/ Đều viết bài hết lời binh vực/ Ngày xử án, hai luật sư hào hiệp người Pháp/ đứng về phía dân oan, dựa trên lẽ phải/ Lẫm liệt kết án cường quyền/ đạt kết quả vẽ vang/ Cả nhà Biện Toại hầu như được tha bổng/ Chỉ trừ người rễ bị tù/ vì tội trộm ngày trước.
Thân phận người nông dân Miền Nam/ Dưới thời Tây thuộc địa là như vậy đó!
Còn như ngày nay/ Nông dân Việt Nam/ Dưới thời xã nghĩa ra sao?/
Ngày nay, trên ao đầm Cống Rộc
Đoàn Văn Vươn, cựu bộ đội, kỷ sư/ nông dân/ bán cả nhà cửa, huy động cả gia đình/ ra nơi Cống Rộc thuê đầm/ làm nghề nuôi trồng thủy sản/ Sau cả mười năm dài, đổ mồ hôi, nước mắt/ cả đứa con gái nhỏ 8 tuổi/ cũng chôn vùi thân xác/ trên chiếc cống Rộc oan nghiệt/ Cũng như nhà Biện Toại/ Cơ ngơi vừa thành khoảnh/ Cướng quyền kéo tới “cưởng chế cướp đoạt/ Cũng giống như người nông dân Miền Nam/ Dưới thời Tây thuộc địa/ Thân cô, thế cô, đành liều thân kháng cự/
Ngày 5 tháng giêng, 2012/ Ngày lịch sử oan khiên/ Hàng trăm khuyển ưng, khuyển phệ/
Ào ào kéo tới như sôi/ Đụng phải bom bình gas tự chế/ Vài phát đạn ria hoa cải/ bọn cường quyền vỡ mặt/ Chúng tức giận ào vào đập phá tan hoang/ Nhà hai tầng ủi sập/ Bắt cầm tù bốn đàn ông/ Hai phụ nữ và các con bơ vơ lạc lõng/ che lều bên đầm nương náu/ Lũ lang sói nào cho ở yên/ Phá phách đe nẹt từng hồi/ Đập phá lều, quăng cả ảnh thờ xuống đầm/ Giữa mùa đông giá rét càng thêm đau đớn!/
Hơn một năm nay, tới ngày xét xử/ Phiên tòa được công bố công khai/ Ngày khai tòa, côn an dày đặc/ chặn đường bít lối/ Người trong Nam kéo ra ủng hộ / bị xét xe chận lại ngoài trạm thuế/ Nông dân Dương Nội kéo về cũng bị như vậy/ Những người tranh đấu từ Hà Nội xuống/ bị bắt bớ, đánh đập/ Ngay luật sư biện hộ cũng bị tra xét tơi bời!/
Miệng chúng nói công khai/ Tay chúng làm lén lút/ Đúng là phường trộm cướp/ Cọng sản quả nhiên là như thế!/ “ Cọng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”/
Hồi kết cuộc
Ngày mai, dù bản án ra sao/ Vẫn để lại trong lịch sử/ Ngày ô nhục của phỉ quyền cọng sản/ Thực dân Pháp còn biêt hỗ thẹn/ Tha bổng ngay người dân vô tội/ Cách chức liền tên phủ H tham ô/ Duyệt xét lại hệ thống xét cấp “bằng khoán”/ Quyền sở hữu Ruộng đất/ Thanh lộc các chức việc phụ trách/ Dân Miền Tây được một thời yên ổn/
Nhìn về việc làm của cọng sản trong hiện tại/ Chỉ vì chủ thuyết cọng sản/ Chúng không thể nào cải sửa được/ lâm vào thế tiến thối lương nan/ Giữ lại cái gọi là “sở hữu “tàn” dân”/ Thì dân tình chống đối/ Trả lại “Quyền Tư hữu” cho nông dân/ Là xóa nhòa cái gọi là/ Cách (cái) mạng “ Vô sản”!/
Cho nên, dù tòa án “nhân dân của đảng” chưa kết thúc/ Cũng biết trước là chúng sẽ xử án nặng/ Anh em chú cháu nhà họ Đoàn/ Để đe nẹt giới nông dân/ trong những ngày sắp tới/ Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, Đông Triều, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Bình Dương, Cái Răng- Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu và còn đâu nữa...
Nguyễn Nhơn
( HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
TRƯỜNG CA VIỆT NAM BỂ DÂU _ NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ ) “ Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Dẩu đau đớn hay không, cuộc sống là như thế/ Thiên định hay nhân định, cũng như vậy mà thôi/ Gần trăm năm trước, trên đất nước Việt Nam khốn khổ/ Có câu chuyện tang thương/ của gia đình Biện Toại, trên cánh đồng Nọc Nạn/ Còn như sự thể ngày nay/ Nhà họ Đoàn, nơi Cống Rộc/ cũng khốn khổ, lầm than/ Hai cảnh đời, dưới hai chế độ/ Xem ai khổ hơn ai?/ Dưới thời thực dân Pháp cai trị, văn minh tử tế/ Hay dưới thời cọng sản dã man/ Người dân cày, ai khổ hơn ai?/
Trăm năm trước, trên cánh đồng Nọc Nạn
Xứ Nọc Nạn tên chữ là Phong Thạnh/ Quận Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu/ Có người tên Chánh Luông/ vợ chồng con cái đầy đàn/ kéo nhau vào Miệt thứ Nọc Nạn/ vẹt cây xú, cây bần/ cả mươi năm lận đận/ tạo nên mảnh ruộng làm sinh kế/ Cha sức cùn, lực cạn qui thiên/ Con Biện Toại nối quyền gia trưởng/ Những tưởng rằng đất đai thành khoảnh/ Cuộc sống gia đình từ đây ấm êm/ Nào ngờ đất bằng dậy sóng/ Đụn lúa vừa mới gặt/ Cường hào kéo vào tính cướp giựt/ Cả hai đời cực nhọc/ Ngày nay bỗng hóa không/ Trời đất nào nhịn được/ Cho nên cả nhà mười nhân mạng/ đành liều thân chiến đấu/ quyết giữ cho được những hạt thóc mồ hôi, nước mắt/ Đêm trước ngày ra trận/ cả nhà rước mẹ ngồi trên/ Cúi lạy chào vĩnh biệt mẹ già/ báo hiếu mẹ lần chót/
Sáng ngày định mệnh/ cò Tây, mã tà kéo đến/ Cô em nhỏ Trong ra chứng kiến/ đòi cò Tournier cấp biên lai thâu lúa/ Nó ỷ lớn hiếp nhỏ/ Nó xáng cho cô báng súng té lăn/ Cả nhà đều xông ra/ Mười Chức đi dầu, tay cầm mác nhọn/ Cò Tournier hoãng hồn bắn/ Mặc dầu bị thương nặng/ Mười Chức vẫn rướn lên/ Lụi cò Tây một nhát vong mạng/ Kết quả trận chiến/ Nhà Biện Toại năm mạng/ Đổi một mạng cò Tây/ Sáu ngưòi còn sống sót/ đều bị bắt bỏ tù/ Gia đình mẹ Chánh Luông/ lớp chết, lóp ở tù/ Để lại mẹ một thân cô độc!
Cảnh tang thương như thế/ Giới báo chí hay tin/ Đều viết bài hết lời binh vực/ Ngày xử án, hai luật sư hào hiệp người Pháp/ đứng về phía dân oan, dựa trên lẽ phải/ Lẫm liệt kết án cường quyền/ đạt kết quả vẽ vang/ Cả nhà Biện Toại hầu như được tha bổng/ Chỉ trừ người rễ bị tù/ vì tội trộm ngày trước.
Thân phận người nông dân Miền Nam/ Dưới thời Tây thuộc địa là như vậy đó!
Còn như ngày nay/ Nông dân Việt Nam/ Dưới thời xã nghĩa ra sao?/
Ngày nay, trên ao đầm Cống Rộc
Đoàn Văn Vươn, cựu bộ đội, kỷ sư/ nông dân/ bán cả nhà cửa, huy động cả gia đình/ ra nơi Cống Rộc thuê đầm/ làm nghề nuôi trồng thủy sản/ Sau cả mười năm dài, đổ mồ hôi, nước mắt/ cả đứa con gái nhỏ 8 tuổi/ cũng chôn vùi thân xác/ trên chiếc cống Rộc oan nghiệt/ Cũng như nhà Biện Toại/ Cơ ngơi vừa thành khoảnh/ Cướng quyền kéo tới “cưởng chế cướp đoạt/ Cũng giống như người nông dân Miền Nam/ Dưới thời Tây thuộc địa/ Thân cô, thế cô, đành liều thân kháng cự/
Ngày 5 tháng giêng, 2012/ Ngày lịch sử oan khiên/ Hàng trăm khuyển ưng, khuyển phệ/
Ào ào kéo tới như sôi/ Đụng phải bom bình gas tự chế/ Vài phát đạn ria hoa cải/ bọn cường quyền vỡ mặt/ Chúng tức giận ào vào đập phá tan hoang/ Nhà hai tầng ủi sập/ Bắt cầm tù bốn đàn ông/ Hai phụ nữ và các con bơ vơ lạc lõng/ che lều bên đầm nương náu/ Lũ lang sói nào cho ở yên/ Phá phách đe nẹt từng hồi/ Đập phá lều, quăng cả ảnh thờ xuống đầm/ Giữa mùa đông giá rét càng thêm đau đớn!/
Hơn một năm nay, tới ngày xét xử/ Phiên tòa được công bố công khai/ Ngày khai tòa, côn an dày đặc/ chặn đường bít lối/ Người trong Nam kéo ra ủng hộ / bị xét xe chận lại ngoài trạm thuế/ Nông dân Dương Nội kéo về cũng bị như vậy/ Những người tranh đấu từ Hà Nội xuống/ bị bắt bớ, đánh đập/ Ngay luật sư biện hộ cũng bị tra xét tơi bời!/
Miệng chúng nói công khai/ Tay chúng làm lén lút/ Đúng là phường trộm cướp/ Cọng sản quả nhiên là như thế!/ “ Cọng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”/
Hồi kết cuộc
Ngày mai, dù bản án ra sao/ Vẫn để lại trong lịch sử/ Ngày ô nhục của phỉ quyền cọng sản/ Thực dân Pháp còn biêt hỗ thẹn/ Tha bổng ngay người dân vô tội/ Cách chức liền tên phủ H tham ô/ Duyệt xét lại hệ thống xét cấp “bằng khoán”/ Quyền sở hữu Ruộng đất/ Thanh lộc các chức việc phụ trách/ Dân Miền Tây được một thời yên ổn/
Nhìn về việc làm của cọng sản trong hiện tại/ Chỉ vì chủ thuyết cọng sản/ Chúng không thể nào cải sửa được/ lâm vào thế tiến thối lương nan/ Giữ lại cái gọi là “sở hữu “tàn” dân”/ Thì dân tình chống đối/ Trả lại “Quyền Tư hữu” cho nông dân/ Là xóa nhòa cái gọi là/ Cách (cái) mạng “ Vô sản”!/
Cho nên, dù tòa án “nhân dân của đảng” chưa kết thúc/ Cũng biết trước là chúng sẽ xử án nặng/ Anh em chú cháu nhà họ Đoàn/ Để đe nẹt giới nông dân/ trong những ngày sắp tới/ Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, Đông Triều, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Bình Dương, Cái Răng- Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu và còn đâu nữa...
Nguyễn Nhơn
( HNPD )