Tin nóng trong ngày
TT Trump chỉ trích mạnh mẽ FBI và Bộ Tư Pháp trong vụ memo
Từ lâu TT Trump đã bất bình về cuộc điều tra Nga chen vào bầu cử Mỹ và ông tố cáo các viên chức hàng đầu của hai cơ quan quan trọng nói trên đã chính trị hóa cuộc điều tra nhằm có lợi cho Dân Chủ và chống lại Cộng Hòa.
Trong một cái Tweets sáng nay, TT Trump viết: “Các nhà lãnh đạo và các nhân viên điều tra của FBI và Bộ Tư Pháp đã chính trị hóa tiến trình điều tra này nhằm có lợi cho Dân Chủ và chống lại Cộng Hòa, một chuyện hoàn toàn không sao tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây”.
Vào thời điểm chỉ hai ngày sau khi FBI cảnh báo công khai chống lại việc phổ biến biên bản ghi nhớ này, TT Trump đã lên tiếng chỉ trích mạnh như thế, cho thấy mối liên hệ giữa ông và hai cơ quan đầu não vốn được xem phải độc lập càng trở nên tồi tệ.
Bản memo dài 4 trang đang trở thành tâm điểm của ‘cuộc chiến rộng rãi’ giữa Cộng Hòa và Dân Chủ về cuộc điều tra hiện nay của ông Robert Mueller.
TT Trump từng nói mình không hề mắc sai phạm nào về thông đồng hay cản trở công lý và tố cáo cuộc điều tra của ông Mueller chỉ là cuộc ‘truy tìm phù thủy’. Chính phủ Nga cũng nhiều lần bác bỏ có can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Dân biểu Adam Schiff của Dân chủ thuộc Ủy ban Tình báo Hạ Viện, ngay lập tức cũng dùng Twitt trả lời như sau: “Người lãnh đạo cao nhất nước được dân chúng bầu lên đã đồng ý cho công bố một cách cố ý và sai lầm bản memo nhằm tấn công FBI, đó là một chuyện làm không sao tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây”
Trần Vũ
Bản ghi nhớ bốn trang này được Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Devin Nunes soạn thảo.
Dựa trên thông tin tuyệt mật, tài liệu này cho rằng Bộ Tư pháp và FBI đã lạm dụng quyền lực để tiến hành hoạt động giám sát một thành viên trong êkíp vận động bầu cử của Donald Trump hồi năm 2016.
Bộ Tư pháp và FBI đã tích cực vận động để chống lại việc công bố tài liệu này với lý có thể tiết lộ cả các thông tin tuyệt mật về chống gián điệp, cũng như có khả năng hủy hoại cuộc điều tra của Công tố viên Robert Mueller về các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 để giúp ông Trump giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton.
Tuy nhiên, theo quan chức trên, Tổng thống Trump sẽ chính thức "bật đèn xanh" cho việc công bố tài liệu này vào ngày 2/2. Sau đó, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Quốc hội.
Theo truyền thông Mỹ, tài liệu của Ủy ban Tình báo cho rằng Bộ Tư pháp và FBI đã “lạm dụng quyền hạn dưới danh nghĩa an ninh quốc gia để được phép theo dõi các cuộc đối thoại của ông Carter Page.”
Vị cựu cố vấn đối ngoại của ban vận động tranh cử của ông Trump bị nghi ngờ làm gián điệp do những mối liên hệ thường xuyên với các quan chức Nga.
Báo cáo còn đặc biệt nhắm vào ông Rod Rosenstein, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, người đã thuyết phục thành công Tổng thống Trump cho phép kéo dài việc theo dõi.
Chính ông Rosenstein đã bổ nhiệm ông Mueller làm Công tố viên đặc biệt phụ trách cuộc điều tra.
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions do bị nghi ngờ có liên quan đến vụ án này nên không phụ trách, giám sát cuộc điều tra.
Như vậy, ngoài Tổng thống Trump, chỉ có ông Rosenstein mới là người có quyền bãi nhiệm ông Mueller.
Theo báo cáo, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khẳng định rằng chiến dịch theo dõi này là thiếu chính xác vì chỉ dựa vào cuộc điều tra duy nhất từ cựu nhân viên tình báo người Anh, ông Christopher Steele, liên quan đến mối liên hệ giữa ông Trump và Nga.
Phe Cộng hòa cho rằng cuộc điều tra này là thiên vị vì được một công ty ủng hộ đảng Dân chủ cầm quyền khi đó tài trợ.
Sau cùng, báo cáo cũng cho biết đã có nhiều bằng chứng về việc Bộ Tư pháp Mỹ tìm cách hạ uy tín của ông Trump.
Đáp lại, phe Dân chủ thiểu số tại Hạ viện phê phán bản báo cáo “thiếu chính xác” và đưa ra một “hình ảnh lệch lạc về FBI” vào lúc Công tố viên đặc biệt Mueller đang điều tra liệu Tổng thống Mỹ có cản trở Tư pháp hay không, nhất là trong việc bãi nhiệm ông James Comey, cựu lãnh đạo FBI hồi tháng 5/2017.
Vào thời điểm đó, ông Comey cũng đang tiến hành điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử.
Sự việc trở nên phức tạp hơn khi trong một bức thư gửi đến nghị sỹ Devin Nunes, nghị sỹ bang California Adam Schiff cho biết các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ trong Ủy ban tình báo Hạ viện đã phát hiện ra những thay đổi được thực hiện sau khi ủy ban bỏ phiếu tán thành để chuyển bản ghi nhớ lên Tổng thống Trump xem xét.
Tuy nhiên, nghị sĩ Schiff không nêu rõ những thay đổi này là gì và người phát ngôn của nghị sỹ Nunes chưa có ngay câu trả lời về vấn đề này.
Việc công bố tài liệu trên chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ FBI.
Cơ quan này cho rằng sự thiếu sót thông tin trong tài liệu có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của báo cáo. Các nghị sỹ đảng Dân chủ và những người chỉ trích trong giới tình báo cho rằng việc công bố báo cáo trên nhằm mục đích gây hoài nghi về tính độc lập của Bộ Tư Pháp và FBI, khi sử dụng các thông tin có chọn lọc vốn không thể công bố rộng rãi mà không tiết lộ thêm cả bí mật về các chiến dịch của chính phủ nhằm ngăn chặn tình báo nước ngoài.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cũng chỉ trích việc nghị sỹ Devin Nunes tìm cách công bố báo cáo chứa thông tin mật nhằm hạ thấp uy tín những nỗ lực điều tra của FBI và cuối cùng là Công tố viên đặc biệt Mueller.
Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan đã ủng hộ việc cộng bố tài liệu trên với lý do nhằm bảo vệ quyền tự do dân sự Mỹ.
Ông nhấn mạnh tài liệu này không phải bản cáo trạng của FBI và Bộ Tư pháp, và nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát để đảm bảo rằng quá trình thực thi Luật Giám sát Tình báo nước ngoài (FISA) được sử dụng phù hợp, chứ không hề liên quan đến cuộc điều tra của công tố viên Mueller.
Trên mạng xã hội Twitter, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jeff Duncan nhấn mạnh với nội dung trên, FBI nên tỏ ra lo ngại bởi nó sẽ khiến cơ quan này bị chấn động, khi để người dân nước Mỹ thấy được FBI đã được các quan chức dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) biến thành vũ khí nhằm vào các đối thủ chính trị như thế nào.
Theo giới quan sát, việc FBI công khai phản đối báo cáo mật của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục châm ngòi cho mâu thuẫn trong quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Nhà Trắng và giới chức cấp cao Bộ Tư pháp, cùng nhiều nhân vật có tiếng trong cộng đồng tình báo.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng lên quan đến việc công bố tài liệu mật trên dẫn đến đồn đoán rằng Giám đốc FBI Christopher Wray có thể là lãnh đạo FBI thứ hai phải rời khỏi cương vị này sau khi Tổng thống Trump sa thải Giám đốc Comey.
TT Trump chỉ trích mạnh mẽ FBI và Bộ Tư Pháp trong vụ memo
Từ lâu TT Trump đã bất bình về cuộc điều tra Nga chen vào bầu cử Mỹ và ông tố cáo các viên chức hàng đầu của hai cơ quan quan trọng nói trên đã chính trị hóa cuộc điều tra nhằm có lợi cho Dân Chủ và chống lại Cộng Hòa.
Trong một cái Tweets sáng nay, TT Trump viết: “Các nhà lãnh đạo và các nhân viên điều tra của FBI và Bộ Tư Pháp đã chính trị hóa tiến trình điều tra này nhằm có lợi cho Dân Chủ và chống lại Cộng Hòa, một chuyện hoàn toàn không sao tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây”.
Vào thời điểm chỉ hai ngày sau khi FBI cảnh báo công khai chống lại việc phổ biến biên bản ghi nhớ này, TT Trump đã lên tiếng chỉ trích mạnh như thế, cho thấy mối liên hệ giữa ông và hai cơ quan đầu não vốn được xem phải độc lập càng trở nên tồi tệ.
Bản memo dài 4 trang đang trở thành tâm điểm của ‘cuộc chiến rộng rãi’ giữa Cộng Hòa và Dân Chủ về cuộc điều tra hiện nay của ông Robert Mueller.
TT Trump từng nói mình không hề mắc sai phạm nào về thông đồng hay cản trở công lý và tố cáo cuộc điều tra của ông Mueller chỉ là cuộc ‘truy tìm phù thủy’. Chính phủ Nga cũng nhiều lần bác bỏ có can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Dân biểu Adam Schiff của Dân chủ thuộc Ủy ban Tình báo Hạ Viện, ngay lập tức cũng dùng Twitt trả lời như sau: “Người lãnh đạo cao nhất nước được dân chúng bầu lên đã đồng ý cho công bố một cách cố ý và sai lầm bản memo nhằm tấn công FBI, đó là một chuyện làm không sao tưởng tượng được chỉ một thời gian ngắn trước đây”
Trần Vũ
Bản ghi nhớ bốn trang này được Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Devin Nunes soạn thảo.
Dựa trên thông tin tuyệt mật, tài liệu này cho rằng Bộ Tư pháp và FBI đã lạm dụng quyền lực để tiến hành hoạt động giám sát một thành viên trong êkíp vận động bầu cử của Donald Trump hồi năm 2016.
Bộ Tư pháp và FBI đã tích cực vận động để chống lại việc công bố tài liệu này với lý có thể tiết lộ cả các thông tin tuyệt mật về chống gián điệp, cũng như có khả năng hủy hoại cuộc điều tra của Công tố viên Robert Mueller về các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 để giúp ông Trump giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton.
Tuy nhiên, theo quan chức trên, Tổng thống Trump sẽ chính thức "bật đèn xanh" cho việc công bố tài liệu này vào ngày 2/2. Sau đó, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Quốc hội.
Theo truyền thông Mỹ, tài liệu của Ủy ban Tình báo cho rằng Bộ Tư pháp và FBI đã “lạm dụng quyền hạn dưới danh nghĩa an ninh quốc gia để được phép theo dõi các cuộc đối thoại của ông Carter Page.”
Vị cựu cố vấn đối ngoại của ban vận động tranh cử của ông Trump bị nghi ngờ làm gián điệp do những mối liên hệ thường xuyên với các quan chức Nga.
Báo cáo còn đặc biệt nhắm vào ông Rod Rosenstein, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, người đã thuyết phục thành công Tổng thống Trump cho phép kéo dài việc theo dõi.
Chính ông Rosenstein đã bổ nhiệm ông Mueller làm Công tố viên đặc biệt phụ trách cuộc điều tra.
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions do bị nghi ngờ có liên quan đến vụ án này nên không phụ trách, giám sát cuộc điều tra.
Như vậy, ngoài Tổng thống Trump, chỉ có ông Rosenstein mới là người có quyền bãi nhiệm ông Mueller.
Theo báo cáo, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khẳng định rằng chiến dịch theo dõi này là thiếu chính xác vì chỉ dựa vào cuộc điều tra duy nhất từ cựu nhân viên tình báo người Anh, ông Christopher Steele, liên quan đến mối liên hệ giữa ông Trump và Nga.
Phe Cộng hòa cho rằng cuộc điều tra này là thiên vị vì được một công ty ủng hộ đảng Dân chủ cầm quyền khi đó tài trợ.
Sau cùng, báo cáo cũng cho biết đã có nhiều bằng chứng về việc Bộ Tư pháp Mỹ tìm cách hạ uy tín của ông Trump.
Đáp lại, phe Dân chủ thiểu số tại Hạ viện phê phán bản báo cáo “thiếu chính xác” và đưa ra một “hình ảnh lệch lạc về FBI” vào lúc Công tố viên đặc biệt Mueller đang điều tra liệu Tổng thống Mỹ có cản trở Tư pháp hay không, nhất là trong việc bãi nhiệm ông James Comey, cựu lãnh đạo FBI hồi tháng 5/2017.
Vào thời điểm đó, ông Comey cũng đang tiến hành điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử.
Sự việc trở nên phức tạp hơn khi trong một bức thư gửi đến nghị sỹ Devin Nunes, nghị sỹ bang California Adam Schiff cho biết các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ trong Ủy ban tình báo Hạ viện đã phát hiện ra những thay đổi được thực hiện sau khi ủy ban bỏ phiếu tán thành để chuyển bản ghi nhớ lên Tổng thống Trump xem xét.
Tuy nhiên, nghị sĩ Schiff không nêu rõ những thay đổi này là gì và người phát ngôn của nghị sỹ Nunes chưa có ngay câu trả lời về vấn đề này.
Việc công bố tài liệu trên chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ FBI.
Cơ quan này cho rằng sự thiếu sót thông tin trong tài liệu có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của báo cáo. Các nghị sỹ đảng Dân chủ và những người chỉ trích trong giới tình báo cho rằng việc công bố báo cáo trên nhằm mục đích gây hoài nghi về tính độc lập của Bộ Tư Pháp và FBI, khi sử dụng các thông tin có chọn lọc vốn không thể công bố rộng rãi mà không tiết lộ thêm cả bí mật về các chiến dịch của chính phủ nhằm ngăn chặn tình báo nước ngoài.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cũng chỉ trích việc nghị sỹ Devin Nunes tìm cách công bố báo cáo chứa thông tin mật nhằm hạ thấp uy tín những nỗ lực điều tra của FBI và cuối cùng là Công tố viên đặc biệt Mueller.
Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan đã ủng hộ việc cộng bố tài liệu trên với lý do nhằm bảo vệ quyền tự do dân sự Mỹ.
Ông nhấn mạnh tài liệu này không phải bản cáo trạng của FBI và Bộ Tư pháp, và nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát để đảm bảo rằng quá trình thực thi Luật Giám sát Tình báo nước ngoài (FISA) được sử dụng phù hợp, chứ không hề liên quan đến cuộc điều tra của công tố viên Mueller.
Trên mạng xã hội Twitter, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jeff Duncan nhấn mạnh với nội dung trên, FBI nên tỏ ra lo ngại bởi nó sẽ khiến cơ quan này bị chấn động, khi để người dân nước Mỹ thấy được FBI đã được các quan chức dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) biến thành vũ khí nhằm vào các đối thủ chính trị như thế nào.
Theo giới quan sát, việc FBI công khai phản đối báo cáo mật của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục châm ngòi cho mâu thuẫn trong quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Nhà Trắng và giới chức cấp cao Bộ Tư pháp, cùng nhiều nhân vật có tiếng trong cộng đồng tình báo.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng lên quan đến việc công bố tài liệu mật trên dẫn đến đồn đoán rằng Giám đốc FBI Christopher Wray có thể là lãnh đạo FBI thứ hai phải rời khỏi cương vị này sau khi Tổng thống Trump sa thải Giám đốc Comey.