Thân Hữu Tiếp Tay...

TƯ BEO _ TRẦN ĐỨC PHỔ

xxx


HCM_NgonTay

Tiếng loa phóng thanh chốc chốc lại vang lên giọng của một người đàn ông khô khan và cộc cằn như ban lệnh:
- A lô… A lô… Các đồng chí du kích xóm 8 ngay bây giờ về tại nhà anh Quấc có việc gấp! Khi đi nhớ mang theo súng. Alô… Alô…
Buổi trưa mùa hạ ở cái xóm bãi ngang ven biển không có lấy một làn gió. Mấy khóm tre uể oải rủ ngọn đứng im lìm. Trên nhánh cây sầu đông tiếng loa rè rè hòa lẫn với tiếng ve rỉ rả tạo thành một bản hòa tấu hổ lốn, nhức cả óc. Đang thiu thiu ngủ trưa người trong xóm 8 bỗng giật mình tỉnh giấc. Trẻ con nằm trong võng ré lên. Có tiếng ru hời ngáy ngủ, rồi tiếng khóc lại im bặt.

Dưới gốc xoài, trước sân nhà Quấc, một người đàn ông cao to, tuổi trạc ba mươi, mặc bộ đồ bà ba đen, trên vai khoác khẩu AK 47, đang đi đi lại lại. Lưng áo ướt mồ hôi từng vạt. Mặt mũi hắn cau có, trên trán cũng mồ hôi nhễ nhại. Miệng lầm bầm điều gì không rõ, hình như đang chửi thề văng tục một thứ gì đó. Đang đi hắn chợt ngừng lại móc trong túi áo ra bao thuốc lá Vàm Cỏ, lấy một điếu châm lửa, rít một hơi dài. Hắn đưa bàn tay trái có cái vết chàm thâm sì chiếm gần hết cả mu bàn tay lên quẹt mồ hôi trán. Một thanh niên từ trong nhà bước xuống bậc tam cấp, tay xách khẩu CKC, cái báng gỗ lên nước bóng loáng, nổi bật những đường vân đỏ au, vừa đi về phía hắn vừa cất tiếng hỏi:
- Chưa ai đến sao anh Tư?
- Đ.M. Tụi nó chết đâu hết rồi, loa kêu từ nãy giờ mà chẳng thấy mặt mũi đứa nào. – Hắn nói xong nhổ toẹt một bãi đờm dãi, xuống nền đất trước mặt.
- Chắc tụi nó đang ngủ trưa nên chưa kịp đến đấy thôi. Ta chờ thêm một lát nữa.
- Đ.M. Ban đêm làm cái con c*t gì mà ban ngày ngủ trưa? – Tư Beo nói xong đến dựa vào gốc xoài, khẩu AK hạ xuống khỏi vai, đem dựng trước mặt. Hai tay cầm lấy nòng súng như người già cầm cái gậy. Anh thanh niên vội chạy vào nhà mang ra một cái băng ngựa gỗ (băng ghế dài) để dưới bóng xoài và mời mọc.
- Anh ngồi đây!
Tư Beo chễm chệ ngồi xuống băng ghế, nhả khói phì phèo. Chừng mười lăm phút sau, từ ngoài cổng lục rục năm sáu thanh niên tiến vào. Trên vai mỗi người đều mang súng tiểu liên AK 47 hoặc CKC, đầu mũi súng chúc xuống đất, báng súng chổng lên trời. Đến dưới gốc xoài, trước mặt Tư Beo, cả bọn cất tiếng chào đồng thanh:
- Chào xã đội trưởng!
Chào xong họ đứng vòng quanh Tư Beo. Một thanh niên cất giọng rụt rè, hỏi:
- Có chuyện gì dzậy anh Tư?
Tư Beo liếc qua cả bọn một lượt, không thèm trả lời người vừa hỏi. Hắn đứng lên, vênh mặt, chìa cái cằm lún phún râu, cất giọng nghiêm trang, hô to:
- Tất cả xếp hàng một!
Mấy anh thanh niên mới đến cùng với Quấc đứng xếp thành một hàng dọc trước mặt Tư Beo. Chờ cho đám du kích dưới quyền đứng ngay ngắn, chỉnh tề, Tư Beo nói giọng đầy vẻ trịnh trọng.
- Các đồng chí du kích xóm 8 thân mến! Hôm nay đảng, nhà nước và nhân dân giao phó cho các đồng chí một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đặc biệt. Các đồng chí có biết đó là nhiệm vụ gì không? – Hỏi xong hắn tằng hắng mấy tiếng rồi nói tiếp, dường như cũng không cần nghe câu trả lời của những anh du kích tuổi mới đôi mươi đang đứng im phăng phắc lắng nghe. – Tui vừa nhận được báo cáo từ các chủ rạng mành sơn rằng là bọn thanh niên từ đảo Lý Sơn vào vùng biển xóm ta cho nổ mìn đánh bắt cá bừa bãi, gây mất trật tự an ninh và thiệt hại kinh tế cho đồng bào ta. Vì thế nhiệm vụ của các đồng chí bữa nay là phải đuổi cổ bọn chúng đi để bảo vệ yên bình cho các rặng san hô của chúng ta. Các đồng chí nghe rõ chưa?
Có tiếng đáp rân:
- Dạ, rõ!
Tư Beo nói tiếp:
- Mấy lần trước các chủ ghe mành đã đuổi cổ bọn chúng đi. Nhưng bọn này lì lợm, không chưà thói trộm cắp xấu xa nên vài hôm sau là quay trở lại. Lần này các đồng chí phải mạnh tay. Nếu cần khi tôi ra lệnh nổ súng thì các đồng chí phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh. Kẻ nào bất tuân sẽ xử nghiêm theo quân pháp. Rõ chưa? – Nói đến đây nét mặt của Tư Beo đanh lại. Mắt hắn long lên như đang đứng trước kẻ thù.
- Dạ, rõ, thưa đồng chí xã đội trưởng!
Tư Beo vừa ý lắm. Mặt y giãn ra. Hắn nhìn thẳng vào đám đồng chí của mình và ra lệnh:
- Tốt! Bây giờ các đồng chí hãy theo tôi đi làm nhiệm vụ. Xuất phát!
Tư Beo nói xong tiến lại bên gốc xoài xách chiếc loa cầm tay sử dụng pin nãy giờ đang để chỏng chơ cạnh mấy cái rễ xoài lồi lên trên mặt đất nên không ai để ý. Hắn khoác súng lên vai, dẫn đầu đám du kích tiến ra ngõ. Theo con đường chính trong xóm họ đi về phía biển. 
 
Toán du kích ra đến bãi biển. Tư Beo cho trưng dụng ngay một chiếc ghe mành, hô hào cả bọn khẩn trương đẩy xuống nước. Đang là giữa trưa hè oi ả mà được lội xuống biển, cảm giác dễ chịu hẳn lên, trông ai cũng tươi tỉnh. Mùa này nước cạn. Từng con sóng nhỏ vỗ bờ lăn tăn. Đó đây có vài người cào chang chang, chang chép. Ngoài khơi xa vài ba chiếc ghe nhỏ loanh quanh chỗ cây chà mành sơn. Toán du kích đẩy chiếc ghe vừa tới chỗ nước sâu thì nghe tiếng Tư Beo la toáng lên:
- Đ.M. tụi nó kéo neo bỏ chạy rồi! Nhanh lên! Nhanh lên tụi bây!
Đám dân quân trẻ nín thở, gồng mình lấy sức mà đẩy, rồi vội vàng nhảy lên ghe, chộp nhanh lấy những cây chèo đã gay sẵn, chèo cật lực. Chiếc ghe rẽ sóng lướt đi vùn vụt, nhắm mấy con thuyền đang hối hả kéo neo mà lao tới. Tư Beo cầm cái loa đưa lên kêu gọi.
- A lô… A lô… chúng tôi là du kích xã Bằng An đang làm nhiệm vụ tuần tra. Yêu cầu những chiếc ghe đang kéo neo hãy ngừng lại, đứng yên tại chỗ để chúng tôi đến kiểm tra.
Giọng của Tư Beo léo nhéo, tan loãng vào trời nước mênh mông. Chẳng biết người trên những chiếc ghe nhỏ kia có nghe được hay không. Nhưng chắc họ đã nhìn thấy toán du kích mang súng ống hăm hở tiến về phía họ nên vội vã chặt dây neo, quay mũi ghe nhắm hướng bắc mà chèo. Ghe của những người kia nhỏ lại không có lưới chài gì nên lướt đi trên mặt biển như bay. Thấy vậy Tư Beo giơ loa về phía họ la lớn.
- Đứng lại! Đứng lại ngay lập tức!
Hai chiếc ghe trước mặt vẫn rẽ sóng lướt đi như kình ngư, mặc xác cho tên xã đội trưởng kêu gào. Không ghìm được cơn giận dữ Tư Beo chửi thề ong óng:
- Đ.M. không đứng lại tao bắn!
Những người trên hai chiếc ghe phía trước vẫn không ngừng tay chèo. Tư Beo ra lệnh cho một anh du kích nãy giờ đang đứng kế bên, không phải chèo chống gì.
- Quấc! mày bắn đi!
- Bắn thật sao anh Tư? – Quấc dớn dác hỏi lại.
- Đ.M. Chứ còn giả nữa à? Mau!
Quấc đưa khẩu CKC lên nhắm người chèo sau lái của chiếc ghe đang chạy đằng trước bóp cò. Đoàng! Đoàng! Hai phát đạn nổ chát chúa. Một tia lửa đỏ lóe ra từ nơi nòng súng. Đàn hải âu kêu lên kinh hãi, vỗ cánh nhắm phương nam mà bay đi. Trong bờ mấy người đàn ông đàn bà ngừng tay cào ốc, đưa mắt ngó ra biển.
Bắn xong hai phát súng, hồn vía của Quấc hình như cũng theo đầu đạn mà bay đi đâu mất. Anh ta ngồi bệt xuống sàn ghe. Bên tai nghe Tư Beo cằn nhằn.
- Trật lất! Đ.M. Bắn dở như hạch.
Nghe Tư Beo nói vậy trong bụng Quấc mừng rơn. Hắn nghĩ may mà ta chưa giết người. Quấc là một thanh niên nhút nhát, con trai độc nhất trong một gia đình có chín chị em. Vì thế từ nhỏ đến lớn hắn chỉ chơi bời lêu lổng chớ chẳng thèm học hành hay làm lụng thứ chi. Bà mẹ hắn xem hắn như hủ mắm treo đầu giàn, chưa bao giờ nói nặng lời với hắn. Sợ hắn bị bắt đi nghĩa vụ quân sự trong thời buổi chiến tranh liên miên với Khơ-me, với Tàu nên bà cho hắn tham gia du kích, một kiểu đi lính địa phương. Từ trước đến nay Quấc chỉ toàn bắn đạn mã tử khi tập luyện chứ chưa hề bắn đạn thật bao giờ. Hôm nay là lần đầu tiên hắn bắn đạn thật mà lại nhắm bắn vào người nữa nên bắn xong hắn sợ muốn vãi đái.
Tư Beo đưa cái loa cho Quấc cầm, chàng trai đỡ lấy như cái máy. Tên xã đội trưởng chộp ngay khẩu CKC của Quấc nâng lên, hướng đầu ruồi ngắm vào bắp đùi của người chèo chiếc ghe phía trước, rồi giục.
-Tụi bây chèo nhanh lên.
Bọn du kích ra sức chèo. Tư Beo chờ cho chiếc ghe lao lên một quãng nữa cho vừa tầm đạn. Hắn nín thở, bóp cò. Đoàng! Đoàng! Cùng lúc với tiếng súng, toán du kích nghe có tiếng người rú lên thất thanh. Liền đó, người chèo lái chiếc ghe phía trước gục ngay xuống như một cây chuối bị chặt ngang. Nhưng chiếc ghe phía trước vẫn không ngừng lại. Một người khác đưa tay cầm ngay lấy cây chèo lái, anh ta đứng vào chỗ người vừa trúng đạn tiếp tục chèo. Tên xã đội trưởng lại đưa súng lên. Bọn du kích đồng thanh la lớn.
- Thôi! Anh Tư, đừng bắn nữa! Chết một người rồi kìa!
Cả bọn quát xong, buông lơi tay chèo. Chiếc ghe chạy chậm dần rồi dừng lại giữa khoảng trời nước mênh mông. Tư Beo gương mặt đỏ gay. Đôi mắt long lên sòng sọc. Trông hắn như một con dã thú đang say mùi máu tanh. Quấc đứng dậy giằng lấy cây súng của hắn, và rên rĩ.
- Chết người rồi, làm sao bây giờ đây?
Tư Beo vẻ mặt lầm lì không nói một lời. Chiếc ghe trước mặt đã chạy xa tít tắp. Hắn khoát tay ra hiệu cho quay mũi ghe vào bờ. Toán du kích mặt mày phờ phạc, thất thần như một toán quân thua trận. Quần áo ướt sũng mồ hôi và nước mặn. Tư Beo ngồi phệt xuống sàn ghe. Cái vẻ hùng hổ, cuồng ngạo của hắn tan biến đâu mất. Hắn cúi gục mặt, đôi mắt nhắm nghiền, vầng trán nhắn tít như đang toan tính điều gì lung lắm trong đầu.
Tư Beo ngồi tựa lưng vào chiếc ghế sa lông song làm bằng thứ gỗ hương lên nước vàng óng. Miệng hắn phì phà điếu thuốc lá. Hai bàn chân to bè như chân vịt gác lên cái bàn dài trước mặt. Hắn lim dim mắt nhưng không phải để mơ mộng mà để nghĩ ngợi, suy tính. Thỉnh thoảng từ cái miệng rộng có cặp môi dày và hàm răng vàng khè nhả ra những vòng khói thuốc chữ O tròn trĩnh từ từ bay lên cao, lan rộng và tan loãng vào không khí. Hôm nay, hắn thức dậy sớm nhưng cáo bệnh không xuống Ủy ban xã, vì suốt đêm qua, hắn trằn trọc, suy nghĩ cách viết báo cáo cho vụ bắn người bữa nọ, không hề chợp mắt được. Chiều hôm qua, hắn nhận được thông báo rằng người thanh niên trúng đạn đã chết trên đường đến bệnh viện. Gia đình anh ta đã làm đơn khởi kiện nhóm du kích xóm 8 lên tòa án tỉnh. Vì thế hôm nay hắn quyết định ở nhà một ngày để tìm cách giải quyết. Vợ hắn đã đi chợ, hai đứa con đến trường từ sớm, chỉ còn mình hắn ngồi nhà. Bầu không khí thật tĩnh lặng thuận tiện cho viết lách, nhưng cả tiếng đồng hồ trôi qua mà hắn vẫn chưa viết được chữ nào. Bởi lẽ, hắn không muốn báo cáo sự thật. Hắn không muốn bị mất chức, hoặc bị tù tội, thậm chí là bản án tử hình.

Tư Beo chồm người dậy, đưa tay với lấy cái bình trà kiểu xưa, vòi và quai cầm đều bịt đồng sáng bóng. Hắn mỉm cười, thoáng vẻ đắc chí khi ngắm nghía món đồ yêu thích đó. Hắn nhớ lại bộ tách này hắn đã lấy ở một gia đình cuối xóm hồi tháng trước, khi hắn ghé chơi. Nhà đó có đứa con trai vượt biên nên thấy hắn như mèo thấy chuột. Tìm cách lủi đi nhưng không được nên họ đành phải tiếp. Lúc họ mời nước trông thấy cái bình trà hắn đã muốn lấy ngay, nhưng giả vờ hỏi xin. Chủ nhà nhỏ nhẹ khước từ khéo. Hắn giận quắc mắt, chủi thề, rồi đứng dậy ra về, tiện tay cầm cái bình trà đi thẳng ra ngõ. Chủ nhà ngó theo tiếc của mà không dám đòi.
Tư Beo rót một tách trà, rồi bưng lên uống ực một hơi cạn sạch, vẻ mặt đầy khoan khoái. Chung trà làm cho đầu óc tỉnh táo hẳn lên. Hắn lại ngả người trên sa lông, nhưng lần này đôi mắt có nhiều lòng trắng mở to ngước nhìn trần nhà. Ngắm giàn xuyên trính vuông vức bằng gỗ dầu lai lên nước bóng loáng hắn gục gặc cái đầu tỏ ý rất đỗi hài lòng. Nhưng ô kìa, phía trên lớp mè, rui mạng nhện giăng mắc ngang dọc, mái ngói lâu ngày đen xỉn trông chả đẹp chút nào.. Hắn nghĩ bụng có lẽ chủ nhà trước đây đã mua trúng thứ ngói rẻ tiền, nên thế. Hắn chặc lưỡi tự nói thầm như để nhắc nhở mình: “Xong cái vụ giết người rắc rối này ta sẽ móc hầu bao vài kẻ chạy chọt nghĩa vụ quân sự cho con cháu để kiếm ít cây vàng thay lớp ngói cho ngôi nhà mới được .” Tính hắn xưa nay vẫn vậy thích lấy của người khác về làm của nhà mình. Với cái chức vụ xã đội trưởng trong thời buổi ngoài biên ải có giặc dữ, trong nước dân chúng bỏ quê hương ra đi, hắn mặc sức mà hoành hành ở cái làng biển hẻo lánh này.
Chả thế mà cả căn nhà hắn đang ở, kể luôn nội thất cũng đều là tài sản của người bỏ trốn ra nước ngoài, và hắn đã tịch thu. Nhà này nguyên ủy là của một gia đình giàu có, chủ tàu hành nghề lưới cảng đường dài. Hồi đầu năm 1979 cả xóm 8 bỗng nhiên náo động vì qua một đêm sáng dậy nghe người ta đồn ầm lên, toàn bộ gia đình ông Phú đã đi vượt biển. Người dân trong xóm lúc đó bàn tán ì xèo. Ai cũng khen họ khéo ngụy trang giấu giếm kế hoạch, và tổ chức chu đáo nên không bị lộ. Họ có biết đâu chính hắn đã ăn rơ với chủ tịch, công an trưởng và bí thư xã bán bãi cho ông Phú để lấy hàng trăm cây vàng đút túi. Phần gã lại viện cớ chưa có chỗ ở nên làm đơn xin luôn căn nhà và mảnh vườn. Vì lúc ấy hắn vẫn còn là một cán bộ vô sản, sống nương nhờ vào gia đình mẹ đẻ,. Thế nên Ủy ban cấp luôn cho hắn làm phần thưởng cho công tác tịch biên. Cũng nhờ khôn khéo và biết nịnh nọt cấp trên nên hắn dễ dàng đạt được mọi mục đích.
Tư Beo có ngày nay là cũng nhờ vào cuộc đổi đời tháng Tư năm 1975. Hắn vốn là con của một gia đình có công với cách mạng. Cha hắn đảng viên kỳ cựu từ hồi Khởi nghĩa. Năm hắn lên hai tuổi, ông tập kết ra Bắc. Trước khi đi ông nhờ một đồng chí của mình còn ở lại trông nôm giùm vợ con. Họ tưởng đâu hai năm sau sẽ đoàn tụ. Dè đâu ông đi biệt từ đó. Chuyện gì phải xảy ra ắt xảy ra. Trai chưa vợ, gái đã có chồng, nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy bùng khó lòng dập tắt. Thế là bà mẹ Tư Beo cùng ông đồng chí của cha hắn góp gạo thổi cơm chung với nhau và sinh ra mấy cô cậu nữa. Để tránh bị chính quyền thời ông Ngô Đình Diệm nghi ngờ, theo dõi gia đình có người tập kết ra Bắc, bà mẹ cho Tư Beo lấy theo họ của cha dượng. Cuối năm 1967 chiến tranh ở vùng này vô cùng khốc liệt, gia đình Tư Beo di tản vào Sa Huỳnh. Nhưng ông cha dượng vẫn tiếp tục hoạt động cho cộng sản. Ông thường xuyên theo ghe lưới quay về cửa Mỹ Á để tiếp tế lương thực, thuốc men cho quân du kích. Đầu năm 1972, ông bị lực lượng cảnh sát tuần duyên bắt vì tội kinh tài và vận chuyển nhu yếu phẩm cho Việt Cộng. Cha dượng Tư Beo bị kết án ba năm tù giam, đày đi côn đảo. Tư Beo lo sợ bị liên lụy nên nhảy theo ghe lưới trốn về quê cũ tham gia đội du kích xã. Lúc này hắn đổi lại họ cha đẻ, khai ông tập kết vào lý lịch để được hưởng quyền lợi đãi ngộ của Việt cộng địa phương. Xét thấy hắn cũng là một hạt giống đỏ của cách mạng xã nhà nên cấp ủy xã Bằng An gửi hắn lên đào tạo ở miền rừng núi phía tây huyện Đức Phổ. Tại đây hắn được biên chế vào đội canh phòng và bảo vệ mấy lán trại của cơ quan huyện uỷ. Vì tướng tá cao to, và bàn tay có vết chàm đầu báo, tính tình lại hung hãn, cộc cằn nên mấy đồng chí du kích đặt cho hắn cái tên rất rừng rú là Tư Beo để phân biệt với một người khác cũng tên Tư.
 
Từ năm 1972 đến cuối năm 1974, Sư đoàn 2 Bộ binh của quân lực Việt Nam Cộng hòa làm cỏ vùng duyên hải Mộ Đức, Đức Phổ. Các cơ sở thân Việt cộng đều bị đánh bật gốc. Sau nhiều trận săn lùng và tiêu diệt, du kích xã Bằng An chết sạch, không còn ai sống sót. Đầu năm 1975, Huyện đội điều Tư Beo về gây dựng lại đội du kích xã Bằng An. Thế là đêm đêm hắn cho người đột nhập vào nhà thường dân hăm dọa, bắt bớ thiếu niên mười ba mười bốn tuổi thoát ly gia đình tham gia vào đội. Dù hắn hết sức cố gắn nhưng cả mấy tháng cũng chỉ gom được vẻn vẹn chừng một tiểu đội mười hai người. Số phận quả thật rất ưu ái với Tư Beo. Gần cuối tháng ba năm 1975 thì tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn giải phóng. Nhiều gia đình chạy nạn chiến tranh từ Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn lần lượt về quê. Chớp lấy cơ hội ấy Ủy ban nhân dân xã tuyên truyền, kêu gọi thanh niên tích cực tham gia du kích bảo vệ quê hương. Với nhiệt tình và hăng hái của tuổi trẻ rất đông thanh niên nam nữ đã đăng ký vào đội du kích thôn, du kích xã. Thanh thế và địa vị của Tư Beo nổi lên từ đó, mặc dù hắn chưa hề tham gia trận đánh nào từ khi được cầm súng, hoặc có thành tích gì. Rồi kế đến khi biên giới phía Bắc bị quân Tàu tràn ngập thì phong trào du kích, địa phương tự vệ được hô hào, cổ động mạnh, Tư Beo càng thấy vai trò mình quan trọng càng trở nên hống hách và ngang ngược với dân lành.
Giờ đây Tư Beo đang ngồi tư lự, hắn lo sợ bị bay mất cái chức xã đội trưởng muốn gió có gió, muốn mưa có mưa ở cái xã toàn những người ngư dân dễ bảo này. Đêm qua, hắn cũng đã từng suy nghĩ muốn nhờ cha ruột can thiệp, nhưng mà ông ở tít ngoài Bắc. Nước xa không cứu được lửa gần. Sau năm 1975, người cha đi biền biệt suốt 22 năm trời lù lù quay về. Tưởng đâu lúc gặp nhau cha mẹ hắn rất khó xử, nhưng không, họ coi nhau như bạn. Ông đã có gia đình ngoài Bắc, bà thì đã ôm cầm thuyền khác. Thế là huề cả làng. Hiện tại ông đang làm phó bí thư huyện ủy một huyện miền núi thuộc vùng Tây bắc rất xa xôi nên chẳng dễ gì liên lạc được.
Tư Beo đốt thêm điếu thuốc lá nữa, đứng lên đóng cửa, và đi xuống sân, dắt chiếc xe đạp ra ngõ. Vừa qua khỏi ngõ nhà thì gặp vợ đang khệ nệ bưng một thúng đầy ăm ắp từ chợ về. Hắn nói với vợ: “Tui đi xuống nhà thằng Quấc có công chuyện chút!” Nói xong, không chờ nghe vợ trả lời, hắn đạp xe đi thẳng. Lúc qua ngã ba chỗ trường tiểu học đúng vào giờ ra chơi, Tư Beo suýt tông vào một đám học sinh đang bắn bi ngoài đường. Hắn ngừng xe trợn mắt quát:
- Bọn bây hết chỗ chơi rồi à? Muốn chết sao chơi bắn bi ngoài đường?
Có mấy đứa sợ hãi bỏ chạy tán loạn, duy nhất một cậu bé gầy nhom còn đứng lại cãi.
- Bọn cháu chỉ chơi ven lề đường thôi, chú đi xe ẩu còn đổ thừa.
Tư Beo đỏ mặt tía tai, nạt.
- Còn cãi! Đ.M. Tránh ra không tao đá cho một cái bây giờ.
Tư Beo bước xuống xe, bặm môi, trợn mắt. Thằng nhỏ thấy thế co giò, cắm cổ chạy biến vào trong trường.
Đến ngõ nhà Quấc, Tư Beo đứng ngoài hàng rào, gọi:
- Quấc! … Quấc!
Có tiếng đáp từ trong nhà vọng ra:
- Ai đó?
- Anh Tư đây! Ra ngoài này nói chuyện chút.
Quấc lững thững đi ra. Tư Beo dựng xe đạp vào hàng rào cây ngũ sắc nở đầy hoa.
- Trên huyện gửi giấy về đòi chúng ta tuần tới phải ra hầu tòa. – Tư Beo nói xong móc túi đưa tờ giấy cho Quấc. Anh thanh niên xem xong, mặt mày tái mét, hỏi Tư Beo.
- Làm sao bây giờ anh Tư?
Chờ cho chàng trai thấm đòn cân não, Tư Beo thủng thẳng nói:
- Chỉ còn cách là em nhận tội đã ngộ sát thôi.
Quấc giẫy nẫy:
- Anh bắn mà! Đâu phải em!
Tư Beo ôn tồn:
- Đ.M. Nhưng súng và đạn là của em! Tòa án họ căn cứ vào bằng chứng. Hơn nữa một người bị tù còn hơn cả bọn, đúng không nào? Mấy đứa khác đã thống nhất khai như vậy rồi! Chỉ còn có mỗi mình em khai khác đi, tòa cũng không tin đâu.
- Em phải ở tù bao lâu? – Giọng Quấc đầy rầu rĩ, tuyệt vọng.
- Bọn thanh niên Lý Sơn đã sai trước, vì chúng xâm phạm, đánh mìn phá hoại vùng biển của ta. Mình vì bảo vệ tài sản cho nhân dân mà ngộ sát nên tòa chỉ phạt nhẹ thôi, chừng vài năm tù là cùng. Em yên chí, ở nhà gia đình cha mẹ em có anh lo cho tất cả. – Tư Beo Trấn an Quấc. Rồi hắn nói thêm. – Nhưng em phải nhận trách nhiệm là chỉ mình em nổ súng, cho khớp với lời khai của mọi người. Rõ chưa?
Anh thanh niên khờ khạo, thiểu não gật gật đầu.

oOo

Phiên tòa xét xử vụ nổ súng trên vùng biển xóm 8 kết thúc chóng vánh. Thẩm phán tuyên án du kích Võ Quấc tội ngộ sát khi đương làm nhiệm vụ mười năm tù giam. Những người khác trong toán cùng đi hôm ấy vô tội. Nghe xong lời tuyên bố của tòa Tư Beo nở một nụ cười vừa sung sướng vừa thâm hiểm trên đôi môi chì dày cộm như hai thỏi thịt trâu.
 
HẾT
10/4/2024
Trần Đức Phổ ( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TƯ BEO _ TRẦN ĐỨC PHỔ

xxx


HCM_NgonTay

Tiếng loa phóng thanh chốc chốc lại vang lên giọng của một người đàn ông khô khan và cộc cằn như ban lệnh:
- A lô… A lô… Các đồng chí du kích xóm 8 ngay bây giờ về tại nhà anh Quấc có việc gấp! Khi đi nhớ mang theo súng. Alô… Alô…
Buổi trưa mùa hạ ở cái xóm bãi ngang ven biển không có lấy một làn gió. Mấy khóm tre uể oải rủ ngọn đứng im lìm. Trên nhánh cây sầu đông tiếng loa rè rè hòa lẫn với tiếng ve rỉ rả tạo thành một bản hòa tấu hổ lốn, nhức cả óc. Đang thiu thiu ngủ trưa người trong xóm 8 bỗng giật mình tỉnh giấc. Trẻ con nằm trong võng ré lên. Có tiếng ru hời ngáy ngủ, rồi tiếng khóc lại im bặt.

Dưới gốc xoài, trước sân nhà Quấc, một người đàn ông cao to, tuổi trạc ba mươi, mặc bộ đồ bà ba đen, trên vai khoác khẩu AK 47, đang đi đi lại lại. Lưng áo ướt mồ hôi từng vạt. Mặt mũi hắn cau có, trên trán cũng mồ hôi nhễ nhại. Miệng lầm bầm điều gì không rõ, hình như đang chửi thề văng tục một thứ gì đó. Đang đi hắn chợt ngừng lại móc trong túi áo ra bao thuốc lá Vàm Cỏ, lấy một điếu châm lửa, rít một hơi dài. Hắn đưa bàn tay trái có cái vết chàm thâm sì chiếm gần hết cả mu bàn tay lên quẹt mồ hôi trán. Một thanh niên từ trong nhà bước xuống bậc tam cấp, tay xách khẩu CKC, cái báng gỗ lên nước bóng loáng, nổi bật những đường vân đỏ au, vừa đi về phía hắn vừa cất tiếng hỏi:
- Chưa ai đến sao anh Tư?
- Đ.M. Tụi nó chết đâu hết rồi, loa kêu từ nãy giờ mà chẳng thấy mặt mũi đứa nào. – Hắn nói xong nhổ toẹt một bãi đờm dãi, xuống nền đất trước mặt.
- Chắc tụi nó đang ngủ trưa nên chưa kịp đến đấy thôi. Ta chờ thêm một lát nữa.
- Đ.M. Ban đêm làm cái con c*t gì mà ban ngày ngủ trưa? – Tư Beo nói xong đến dựa vào gốc xoài, khẩu AK hạ xuống khỏi vai, đem dựng trước mặt. Hai tay cầm lấy nòng súng như người già cầm cái gậy. Anh thanh niên vội chạy vào nhà mang ra một cái băng ngựa gỗ (băng ghế dài) để dưới bóng xoài và mời mọc.
- Anh ngồi đây!
Tư Beo chễm chệ ngồi xuống băng ghế, nhả khói phì phèo. Chừng mười lăm phút sau, từ ngoài cổng lục rục năm sáu thanh niên tiến vào. Trên vai mỗi người đều mang súng tiểu liên AK 47 hoặc CKC, đầu mũi súng chúc xuống đất, báng súng chổng lên trời. Đến dưới gốc xoài, trước mặt Tư Beo, cả bọn cất tiếng chào đồng thanh:
- Chào xã đội trưởng!
Chào xong họ đứng vòng quanh Tư Beo. Một thanh niên cất giọng rụt rè, hỏi:
- Có chuyện gì dzậy anh Tư?
Tư Beo liếc qua cả bọn một lượt, không thèm trả lời người vừa hỏi. Hắn đứng lên, vênh mặt, chìa cái cằm lún phún râu, cất giọng nghiêm trang, hô to:
- Tất cả xếp hàng một!
Mấy anh thanh niên mới đến cùng với Quấc đứng xếp thành một hàng dọc trước mặt Tư Beo. Chờ cho đám du kích dưới quyền đứng ngay ngắn, chỉnh tề, Tư Beo nói giọng đầy vẻ trịnh trọng.
- Các đồng chí du kích xóm 8 thân mến! Hôm nay đảng, nhà nước và nhân dân giao phó cho các đồng chí một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đặc biệt. Các đồng chí có biết đó là nhiệm vụ gì không? – Hỏi xong hắn tằng hắng mấy tiếng rồi nói tiếp, dường như cũng không cần nghe câu trả lời của những anh du kích tuổi mới đôi mươi đang đứng im phăng phắc lắng nghe. – Tui vừa nhận được báo cáo từ các chủ rạng mành sơn rằng là bọn thanh niên từ đảo Lý Sơn vào vùng biển xóm ta cho nổ mìn đánh bắt cá bừa bãi, gây mất trật tự an ninh và thiệt hại kinh tế cho đồng bào ta. Vì thế nhiệm vụ của các đồng chí bữa nay là phải đuổi cổ bọn chúng đi để bảo vệ yên bình cho các rặng san hô của chúng ta. Các đồng chí nghe rõ chưa?
Có tiếng đáp rân:
- Dạ, rõ!
Tư Beo nói tiếp:
- Mấy lần trước các chủ ghe mành đã đuổi cổ bọn chúng đi. Nhưng bọn này lì lợm, không chưà thói trộm cắp xấu xa nên vài hôm sau là quay trở lại. Lần này các đồng chí phải mạnh tay. Nếu cần khi tôi ra lệnh nổ súng thì các đồng chí phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh. Kẻ nào bất tuân sẽ xử nghiêm theo quân pháp. Rõ chưa? – Nói đến đây nét mặt của Tư Beo đanh lại. Mắt hắn long lên như đang đứng trước kẻ thù.
- Dạ, rõ, thưa đồng chí xã đội trưởng!
Tư Beo vừa ý lắm. Mặt y giãn ra. Hắn nhìn thẳng vào đám đồng chí của mình và ra lệnh:
- Tốt! Bây giờ các đồng chí hãy theo tôi đi làm nhiệm vụ. Xuất phát!
Tư Beo nói xong tiến lại bên gốc xoài xách chiếc loa cầm tay sử dụng pin nãy giờ đang để chỏng chơ cạnh mấy cái rễ xoài lồi lên trên mặt đất nên không ai để ý. Hắn khoác súng lên vai, dẫn đầu đám du kích tiến ra ngõ. Theo con đường chính trong xóm họ đi về phía biển. 
 
Toán du kích ra đến bãi biển. Tư Beo cho trưng dụng ngay một chiếc ghe mành, hô hào cả bọn khẩn trương đẩy xuống nước. Đang là giữa trưa hè oi ả mà được lội xuống biển, cảm giác dễ chịu hẳn lên, trông ai cũng tươi tỉnh. Mùa này nước cạn. Từng con sóng nhỏ vỗ bờ lăn tăn. Đó đây có vài người cào chang chang, chang chép. Ngoài khơi xa vài ba chiếc ghe nhỏ loanh quanh chỗ cây chà mành sơn. Toán du kích đẩy chiếc ghe vừa tới chỗ nước sâu thì nghe tiếng Tư Beo la toáng lên:
- Đ.M. tụi nó kéo neo bỏ chạy rồi! Nhanh lên! Nhanh lên tụi bây!
Đám dân quân trẻ nín thở, gồng mình lấy sức mà đẩy, rồi vội vàng nhảy lên ghe, chộp nhanh lấy những cây chèo đã gay sẵn, chèo cật lực. Chiếc ghe rẽ sóng lướt đi vùn vụt, nhắm mấy con thuyền đang hối hả kéo neo mà lao tới. Tư Beo cầm cái loa đưa lên kêu gọi.
- A lô… A lô… chúng tôi là du kích xã Bằng An đang làm nhiệm vụ tuần tra. Yêu cầu những chiếc ghe đang kéo neo hãy ngừng lại, đứng yên tại chỗ để chúng tôi đến kiểm tra.
Giọng của Tư Beo léo nhéo, tan loãng vào trời nước mênh mông. Chẳng biết người trên những chiếc ghe nhỏ kia có nghe được hay không. Nhưng chắc họ đã nhìn thấy toán du kích mang súng ống hăm hở tiến về phía họ nên vội vã chặt dây neo, quay mũi ghe nhắm hướng bắc mà chèo. Ghe của những người kia nhỏ lại không có lưới chài gì nên lướt đi trên mặt biển như bay. Thấy vậy Tư Beo giơ loa về phía họ la lớn.
- Đứng lại! Đứng lại ngay lập tức!
Hai chiếc ghe trước mặt vẫn rẽ sóng lướt đi như kình ngư, mặc xác cho tên xã đội trưởng kêu gào. Không ghìm được cơn giận dữ Tư Beo chửi thề ong óng:
- Đ.M. không đứng lại tao bắn!
Những người trên hai chiếc ghe phía trước vẫn không ngừng tay chèo. Tư Beo ra lệnh cho một anh du kích nãy giờ đang đứng kế bên, không phải chèo chống gì.
- Quấc! mày bắn đi!
- Bắn thật sao anh Tư? – Quấc dớn dác hỏi lại.
- Đ.M. Chứ còn giả nữa à? Mau!
Quấc đưa khẩu CKC lên nhắm người chèo sau lái của chiếc ghe đang chạy đằng trước bóp cò. Đoàng! Đoàng! Hai phát đạn nổ chát chúa. Một tia lửa đỏ lóe ra từ nơi nòng súng. Đàn hải âu kêu lên kinh hãi, vỗ cánh nhắm phương nam mà bay đi. Trong bờ mấy người đàn ông đàn bà ngừng tay cào ốc, đưa mắt ngó ra biển.
Bắn xong hai phát súng, hồn vía của Quấc hình như cũng theo đầu đạn mà bay đi đâu mất. Anh ta ngồi bệt xuống sàn ghe. Bên tai nghe Tư Beo cằn nhằn.
- Trật lất! Đ.M. Bắn dở như hạch.
Nghe Tư Beo nói vậy trong bụng Quấc mừng rơn. Hắn nghĩ may mà ta chưa giết người. Quấc là một thanh niên nhút nhát, con trai độc nhất trong một gia đình có chín chị em. Vì thế từ nhỏ đến lớn hắn chỉ chơi bời lêu lổng chớ chẳng thèm học hành hay làm lụng thứ chi. Bà mẹ hắn xem hắn như hủ mắm treo đầu giàn, chưa bao giờ nói nặng lời với hắn. Sợ hắn bị bắt đi nghĩa vụ quân sự trong thời buổi chiến tranh liên miên với Khơ-me, với Tàu nên bà cho hắn tham gia du kích, một kiểu đi lính địa phương. Từ trước đến nay Quấc chỉ toàn bắn đạn mã tử khi tập luyện chứ chưa hề bắn đạn thật bao giờ. Hôm nay là lần đầu tiên hắn bắn đạn thật mà lại nhắm bắn vào người nữa nên bắn xong hắn sợ muốn vãi đái.
Tư Beo đưa cái loa cho Quấc cầm, chàng trai đỡ lấy như cái máy. Tên xã đội trưởng chộp ngay khẩu CKC của Quấc nâng lên, hướng đầu ruồi ngắm vào bắp đùi của người chèo chiếc ghe phía trước, rồi giục.
-Tụi bây chèo nhanh lên.
Bọn du kích ra sức chèo. Tư Beo chờ cho chiếc ghe lao lên một quãng nữa cho vừa tầm đạn. Hắn nín thở, bóp cò. Đoàng! Đoàng! Cùng lúc với tiếng súng, toán du kích nghe có tiếng người rú lên thất thanh. Liền đó, người chèo lái chiếc ghe phía trước gục ngay xuống như một cây chuối bị chặt ngang. Nhưng chiếc ghe phía trước vẫn không ngừng lại. Một người khác đưa tay cầm ngay lấy cây chèo lái, anh ta đứng vào chỗ người vừa trúng đạn tiếp tục chèo. Tên xã đội trưởng lại đưa súng lên. Bọn du kích đồng thanh la lớn.
- Thôi! Anh Tư, đừng bắn nữa! Chết một người rồi kìa!
Cả bọn quát xong, buông lơi tay chèo. Chiếc ghe chạy chậm dần rồi dừng lại giữa khoảng trời nước mênh mông. Tư Beo gương mặt đỏ gay. Đôi mắt long lên sòng sọc. Trông hắn như một con dã thú đang say mùi máu tanh. Quấc đứng dậy giằng lấy cây súng của hắn, và rên rĩ.
- Chết người rồi, làm sao bây giờ đây?
Tư Beo vẻ mặt lầm lì không nói một lời. Chiếc ghe trước mặt đã chạy xa tít tắp. Hắn khoát tay ra hiệu cho quay mũi ghe vào bờ. Toán du kích mặt mày phờ phạc, thất thần như một toán quân thua trận. Quần áo ướt sũng mồ hôi và nước mặn. Tư Beo ngồi phệt xuống sàn ghe. Cái vẻ hùng hổ, cuồng ngạo của hắn tan biến đâu mất. Hắn cúi gục mặt, đôi mắt nhắm nghiền, vầng trán nhắn tít như đang toan tính điều gì lung lắm trong đầu.
Tư Beo ngồi tựa lưng vào chiếc ghế sa lông song làm bằng thứ gỗ hương lên nước vàng óng. Miệng hắn phì phà điếu thuốc lá. Hai bàn chân to bè như chân vịt gác lên cái bàn dài trước mặt. Hắn lim dim mắt nhưng không phải để mơ mộng mà để nghĩ ngợi, suy tính. Thỉnh thoảng từ cái miệng rộng có cặp môi dày và hàm răng vàng khè nhả ra những vòng khói thuốc chữ O tròn trĩnh từ từ bay lên cao, lan rộng và tan loãng vào không khí. Hôm nay, hắn thức dậy sớm nhưng cáo bệnh không xuống Ủy ban xã, vì suốt đêm qua, hắn trằn trọc, suy nghĩ cách viết báo cáo cho vụ bắn người bữa nọ, không hề chợp mắt được. Chiều hôm qua, hắn nhận được thông báo rằng người thanh niên trúng đạn đã chết trên đường đến bệnh viện. Gia đình anh ta đã làm đơn khởi kiện nhóm du kích xóm 8 lên tòa án tỉnh. Vì thế hôm nay hắn quyết định ở nhà một ngày để tìm cách giải quyết. Vợ hắn đã đi chợ, hai đứa con đến trường từ sớm, chỉ còn mình hắn ngồi nhà. Bầu không khí thật tĩnh lặng thuận tiện cho viết lách, nhưng cả tiếng đồng hồ trôi qua mà hắn vẫn chưa viết được chữ nào. Bởi lẽ, hắn không muốn báo cáo sự thật. Hắn không muốn bị mất chức, hoặc bị tù tội, thậm chí là bản án tử hình.

Tư Beo chồm người dậy, đưa tay với lấy cái bình trà kiểu xưa, vòi và quai cầm đều bịt đồng sáng bóng. Hắn mỉm cười, thoáng vẻ đắc chí khi ngắm nghía món đồ yêu thích đó. Hắn nhớ lại bộ tách này hắn đã lấy ở một gia đình cuối xóm hồi tháng trước, khi hắn ghé chơi. Nhà đó có đứa con trai vượt biên nên thấy hắn như mèo thấy chuột. Tìm cách lủi đi nhưng không được nên họ đành phải tiếp. Lúc họ mời nước trông thấy cái bình trà hắn đã muốn lấy ngay, nhưng giả vờ hỏi xin. Chủ nhà nhỏ nhẹ khước từ khéo. Hắn giận quắc mắt, chủi thề, rồi đứng dậy ra về, tiện tay cầm cái bình trà đi thẳng ra ngõ. Chủ nhà ngó theo tiếc của mà không dám đòi.
Tư Beo rót một tách trà, rồi bưng lên uống ực một hơi cạn sạch, vẻ mặt đầy khoan khoái. Chung trà làm cho đầu óc tỉnh táo hẳn lên. Hắn lại ngả người trên sa lông, nhưng lần này đôi mắt có nhiều lòng trắng mở to ngước nhìn trần nhà. Ngắm giàn xuyên trính vuông vức bằng gỗ dầu lai lên nước bóng loáng hắn gục gặc cái đầu tỏ ý rất đỗi hài lòng. Nhưng ô kìa, phía trên lớp mè, rui mạng nhện giăng mắc ngang dọc, mái ngói lâu ngày đen xỉn trông chả đẹp chút nào.. Hắn nghĩ bụng có lẽ chủ nhà trước đây đã mua trúng thứ ngói rẻ tiền, nên thế. Hắn chặc lưỡi tự nói thầm như để nhắc nhở mình: “Xong cái vụ giết người rắc rối này ta sẽ móc hầu bao vài kẻ chạy chọt nghĩa vụ quân sự cho con cháu để kiếm ít cây vàng thay lớp ngói cho ngôi nhà mới được .” Tính hắn xưa nay vẫn vậy thích lấy của người khác về làm của nhà mình. Với cái chức vụ xã đội trưởng trong thời buổi ngoài biên ải có giặc dữ, trong nước dân chúng bỏ quê hương ra đi, hắn mặc sức mà hoành hành ở cái làng biển hẻo lánh này.
Chả thế mà cả căn nhà hắn đang ở, kể luôn nội thất cũng đều là tài sản của người bỏ trốn ra nước ngoài, và hắn đã tịch thu. Nhà này nguyên ủy là của một gia đình giàu có, chủ tàu hành nghề lưới cảng đường dài. Hồi đầu năm 1979 cả xóm 8 bỗng nhiên náo động vì qua một đêm sáng dậy nghe người ta đồn ầm lên, toàn bộ gia đình ông Phú đã đi vượt biển. Người dân trong xóm lúc đó bàn tán ì xèo. Ai cũng khen họ khéo ngụy trang giấu giếm kế hoạch, và tổ chức chu đáo nên không bị lộ. Họ có biết đâu chính hắn đã ăn rơ với chủ tịch, công an trưởng và bí thư xã bán bãi cho ông Phú để lấy hàng trăm cây vàng đút túi. Phần gã lại viện cớ chưa có chỗ ở nên làm đơn xin luôn căn nhà và mảnh vườn. Vì lúc ấy hắn vẫn còn là một cán bộ vô sản, sống nương nhờ vào gia đình mẹ đẻ,. Thế nên Ủy ban cấp luôn cho hắn làm phần thưởng cho công tác tịch biên. Cũng nhờ khôn khéo và biết nịnh nọt cấp trên nên hắn dễ dàng đạt được mọi mục đích.
Tư Beo có ngày nay là cũng nhờ vào cuộc đổi đời tháng Tư năm 1975. Hắn vốn là con của một gia đình có công với cách mạng. Cha hắn đảng viên kỳ cựu từ hồi Khởi nghĩa. Năm hắn lên hai tuổi, ông tập kết ra Bắc. Trước khi đi ông nhờ một đồng chí của mình còn ở lại trông nôm giùm vợ con. Họ tưởng đâu hai năm sau sẽ đoàn tụ. Dè đâu ông đi biệt từ đó. Chuyện gì phải xảy ra ắt xảy ra. Trai chưa vợ, gái đã có chồng, nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy bùng khó lòng dập tắt. Thế là bà mẹ Tư Beo cùng ông đồng chí của cha hắn góp gạo thổi cơm chung với nhau và sinh ra mấy cô cậu nữa. Để tránh bị chính quyền thời ông Ngô Đình Diệm nghi ngờ, theo dõi gia đình có người tập kết ra Bắc, bà mẹ cho Tư Beo lấy theo họ của cha dượng. Cuối năm 1967 chiến tranh ở vùng này vô cùng khốc liệt, gia đình Tư Beo di tản vào Sa Huỳnh. Nhưng ông cha dượng vẫn tiếp tục hoạt động cho cộng sản. Ông thường xuyên theo ghe lưới quay về cửa Mỹ Á để tiếp tế lương thực, thuốc men cho quân du kích. Đầu năm 1972, ông bị lực lượng cảnh sát tuần duyên bắt vì tội kinh tài và vận chuyển nhu yếu phẩm cho Việt Cộng. Cha dượng Tư Beo bị kết án ba năm tù giam, đày đi côn đảo. Tư Beo lo sợ bị liên lụy nên nhảy theo ghe lưới trốn về quê cũ tham gia đội du kích xã. Lúc này hắn đổi lại họ cha đẻ, khai ông tập kết vào lý lịch để được hưởng quyền lợi đãi ngộ của Việt cộng địa phương. Xét thấy hắn cũng là một hạt giống đỏ của cách mạng xã nhà nên cấp ủy xã Bằng An gửi hắn lên đào tạo ở miền rừng núi phía tây huyện Đức Phổ. Tại đây hắn được biên chế vào đội canh phòng và bảo vệ mấy lán trại của cơ quan huyện uỷ. Vì tướng tá cao to, và bàn tay có vết chàm đầu báo, tính tình lại hung hãn, cộc cằn nên mấy đồng chí du kích đặt cho hắn cái tên rất rừng rú là Tư Beo để phân biệt với một người khác cũng tên Tư.
 
Từ năm 1972 đến cuối năm 1974, Sư đoàn 2 Bộ binh của quân lực Việt Nam Cộng hòa làm cỏ vùng duyên hải Mộ Đức, Đức Phổ. Các cơ sở thân Việt cộng đều bị đánh bật gốc. Sau nhiều trận săn lùng và tiêu diệt, du kích xã Bằng An chết sạch, không còn ai sống sót. Đầu năm 1975, Huyện đội điều Tư Beo về gây dựng lại đội du kích xã Bằng An. Thế là đêm đêm hắn cho người đột nhập vào nhà thường dân hăm dọa, bắt bớ thiếu niên mười ba mười bốn tuổi thoát ly gia đình tham gia vào đội. Dù hắn hết sức cố gắn nhưng cả mấy tháng cũng chỉ gom được vẻn vẹn chừng một tiểu đội mười hai người. Số phận quả thật rất ưu ái với Tư Beo. Gần cuối tháng ba năm 1975 thì tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn giải phóng. Nhiều gia đình chạy nạn chiến tranh từ Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn lần lượt về quê. Chớp lấy cơ hội ấy Ủy ban nhân dân xã tuyên truyền, kêu gọi thanh niên tích cực tham gia du kích bảo vệ quê hương. Với nhiệt tình và hăng hái của tuổi trẻ rất đông thanh niên nam nữ đã đăng ký vào đội du kích thôn, du kích xã. Thanh thế và địa vị của Tư Beo nổi lên từ đó, mặc dù hắn chưa hề tham gia trận đánh nào từ khi được cầm súng, hoặc có thành tích gì. Rồi kế đến khi biên giới phía Bắc bị quân Tàu tràn ngập thì phong trào du kích, địa phương tự vệ được hô hào, cổ động mạnh, Tư Beo càng thấy vai trò mình quan trọng càng trở nên hống hách và ngang ngược với dân lành.
Giờ đây Tư Beo đang ngồi tư lự, hắn lo sợ bị bay mất cái chức xã đội trưởng muốn gió có gió, muốn mưa có mưa ở cái xã toàn những người ngư dân dễ bảo này. Đêm qua, hắn cũng đã từng suy nghĩ muốn nhờ cha ruột can thiệp, nhưng mà ông ở tít ngoài Bắc. Nước xa không cứu được lửa gần. Sau năm 1975, người cha đi biền biệt suốt 22 năm trời lù lù quay về. Tưởng đâu lúc gặp nhau cha mẹ hắn rất khó xử, nhưng không, họ coi nhau như bạn. Ông đã có gia đình ngoài Bắc, bà thì đã ôm cầm thuyền khác. Thế là huề cả làng. Hiện tại ông đang làm phó bí thư huyện ủy một huyện miền núi thuộc vùng Tây bắc rất xa xôi nên chẳng dễ gì liên lạc được.
Tư Beo đốt thêm điếu thuốc lá nữa, đứng lên đóng cửa, và đi xuống sân, dắt chiếc xe đạp ra ngõ. Vừa qua khỏi ngõ nhà thì gặp vợ đang khệ nệ bưng một thúng đầy ăm ắp từ chợ về. Hắn nói với vợ: “Tui đi xuống nhà thằng Quấc có công chuyện chút!” Nói xong, không chờ nghe vợ trả lời, hắn đạp xe đi thẳng. Lúc qua ngã ba chỗ trường tiểu học đúng vào giờ ra chơi, Tư Beo suýt tông vào một đám học sinh đang bắn bi ngoài đường. Hắn ngừng xe trợn mắt quát:
- Bọn bây hết chỗ chơi rồi à? Muốn chết sao chơi bắn bi ngoài đường?
Có mấy đứa sợ hãi bỏ chạy tán loạn, duy nhất một cậu bé gầy nhom còn đứng lại cãi.
- Bọn cháu chỉ chơi ven lề đường thôi, chú đi xe ẩu còn đổ thừa.
Tư Beo đỏ mặt tía tai, nạt.
- Còn cãi! Đ.M. Tránh ra không tao đá cho một cái bây giờ.
Tư Beo bước xuống xe, bặm môi, trợn mắt. Thằng nhỏ thấy thế co giò, cắm cổ chạy biến vào trong trường.
Đến ngõ nhà Quấc, Tư Beo đứng ngoài hàng rào, gọi:
- Quấc! … Quấc!
Có tiếng đáp từ trong nhà vọng ra:
- Ai đó?
- Anh Tư đây! Ra ngoài này nói chuyện chút.
Quấc lững thững đi ra. Tư Beo dựng xe đạp vào hàng rào cây ngũ sắc nở đầy hoa.
- Trên huyện gửi giấy về đòi chúng ta tuần tới phải ra hầu tòa. – Tư Beo nói xong móc túi đưa tờ giấy cho Quấc. Anh thanh niên xem xong, mặt mày tái mét, hỏi Tư Beo.
- Làm sao bây giờ anh Tư?
Chờ cho chàng trai thấm đòn cân não, Tư Beo thủng thẳng nói:
- Chỉ còn cách là em nhận tội đã ngộ sát thôi.
Quấc giẫy nẫy:
- Anh bắn mà! Đâu phải em!
Tư Beo ôn tồn:
- Đ.M. Nhưng súng và đạn là của em! Tòa án họ căn cứ vào bằng chứng. Hơn nữa một người bị tù còn hơn cả bọn, đúng không nào? Mấy đứa khác đã thống nhất khai như vậy rồi! Chỉ còn có mỗi mình em khai khác đi, tòa cũng không tin đâu.
- Em phải ở tù bao lâu? – Giọng Quấc đầy rầu rĩ, tuyệt vọng.
- Bọn thanh niên Lý Sơn đã sai trước, vì chúng xâm phạm, đánh mìn phá hoại vùng biển của ta. Mình vì bảo vệ tài sản cho nhân dân mà ngộ sát nên tòa chỉ phạt nhẹ thôi, chừng vài năm tù là cùng. Em yên chí, ở nhà gia đình cha mẹ em có anh lo cho tất cả. – Tư Beo Trấn an Quấc. Rồi hắn nói thêm. – Nhưng em phải nhận trách nhiệm là chỉ mình em nổ súng, cho khớp với lời khai của mọi người. Rõ chưa?
Anh thanh niên khờ khạo, thiểu não gật gật đầu.

oOo

Phiên tòa xét xử vụ nổ súng trên vùng biển xóm 8 kết thúc chóng vánh. Thẩm phán tuyên án du kích Võ Quấc tội ngộ sát khi đương làm nhiệm vụ mười năm tù giam. Những người khác trong toán cùng đi hôm ấy vô tội. Nghe xong lời tuyên bố của tòa Tư Beo nở một nụ cười vừa sung sướng vừa thâm hiểm trên đôi môi chì dày cộm như hai thỏi thịt trâu.
 
HẾT
10/4/2024
Trần Đức Phổ ( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm