Mỗi Ngày Một Chuyện
TỪ KBC 4109. - CAO MỴ NHÂN
TỪ KBC 4109. - CAO MỴ
NHÂN
"Đại tá ơi, ta
yêu người mãi mãi", không phải tôi hát đâu, cho dẫu tôi vẫn luôn luôn kính
trọng các vị niên trưởng ở Bộ Tư lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I của ...tôi ngày
xưa, trước 30 -4 - 2017.
Đó là câu hát của
huynh đệ chi binh nơi doanh trại Nguyễn Tri Phương thường vui miệng hát chơi
vậy.
Thế là vị trưởng phòng
2 /QĐI/QKI đã chính thức lên đường về vô tận, theo như bài viết "Tiểu sử
Đại tá Phạm Văn Phô" đăng ở điện báo HNPĐ hôm nay, April 9-2017, mà tôi cứ
tìm mãi tên tác giả, thấy trong dấu ngoặc có ghi 2 chữ " Luông Mai "
.
Như vậy Luông Mai hay
còn tên khác là Mai Lang Luông, lâu nay vẫn chuyển bài khắp nơi về cho huynh đệ
chi binh ở giai phẩm " Lá Cải " của Chủ biên ...tôi, thì té ra là vị
bạn của quý đại tá niên trưởng Phạm Văn Phô thuộc QĐI/QKI, đơn vị mà tôi kính
trọng thương mến suốt đời trong 10 năm tôi phục vụ ở đó .
Tôi được biết Đại tá
Phạm Văn Phô, khi ông đã là đại tá, giữ chức trưởng phòng 2 Bộ Tư lệnh QĐI/QKI,
trước đó thì có một loạt quý vị đại tá tên tuổi trong Quân Lực VNCH cũng không
kém lừng danh, như Đại tá Khiêu Hữu Diêu chẳng hạn.
Nhưng vị đại tá hiền
lành, chất phác hơn quý vị đương nêu, là đại tá Nguyễn Văn Bình, vị đại tá này
thất lộc dường như một tai nạn lãng nhách, là chiếc xe Đại tá Bình từ trên
đường rớt xuống dòng sông X, ông vùng vẫy trong xe Jeep, không mở được cánh cửa
xe Jeep đó, nên lịm thở luôn.
Phu nhân đại tá Bình
rất lặng lẽ, bà đã trả lại chức Thủ quỹ Hội Bảo trợ Gia Đình Binh Sĩ, do phu
nhân Trung tướng Hoàng Xuân Lãm là Chủ tịch hay hội trưởng cũng vậy, uỷ
nhiệm.
Khi nhị vị đại tá như
một cặp bài trùng: Đại tá Phạm Văn Phô Trưởng Phòng 2, và Đại tá Phạm Văn Nghìn
trưởng Phòng 3 Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI sát cánh công tác hành quân, thì nhị vị phu
nhân quý vị cũng luôn thân mến nhau, mỗi lần dự tiếp tân của các phu nhân do
phu nhân Trung tướng Ngô Quang Trưởng khoản đãi.
Phu Nhân Đại tá Phạm
Văn Phô luôn giữ nụ cười rạng rỡ, bên cạnh phu nhân Đại Tá Phạm Văn Nghìn thì
nhỏ nhẹ, kín đáo.
Hình như vốn sẵn
"quy luật hành quân" hay sao ấy, tôi thấy quý niên trưởng đầu não
Phòng 2 và Phòng 3 ở đâu cũng kết chặt 24/24 giờ giấc quân đội với nhau.
Nên nếu ai khoe là
...tâm tình với nhị vị họ Phạm, ông Phô, ông Nghìn trưởng phòng 2, 3 là cần xem
lại thôi.
Công việc "hành
quân" của 2 ông kín đến nỗi không ai đoán được quý vị ấy đang " toạ
" ở đâu.
Nhất là những công tác
chẳng dính líu trực tiếp với nhau, như các phòng thuộc Khối Chiến Tranh Chính
Trị với khối Hành Quân nêu trên.
Đối với tôi, sự xa
cách còn ...quan san hơn nữa, vì tôi Trưởng Phòng Xã Hội cấp Quân Đoàn thật
đấy, nhưng cấp bậc và tuổi tác chỉ ngang tầm sĩ quan trưởng các tiểu ban của
quý vị đó thôi, mặc dầu xã giao cũng có chút thân tình đơn vị.
Do thế, quý vị chẳng
lấy làm lạ, các sĩ quan trẻ thuộc 2 phòng 2 và 3 ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI mới là
bạn lính của tôi.
Thí dụ:
1/ Thiếu tá Phạm
Văn Hồng thuộc Phòng 3 QĐI, người trưởng toán hành quân cùng Đại đội địa
phương quân, và các phần hành kỹ thuật đi " Hải vụ" Hoàng Sa, chiến
đấu cùng các chiến hữu Hải quân VNCH.
Sau bị Trung Cộng bắt
ở Hoàng Sa, bị đưa về Hải Nam rồi vô đại lục đỏ (44 người) Tháng
1/1974.
Cuối cùng cũng phải
trao trả VNCH ở Hồng Kông.
2/. Trung uý Trần Doãn
Dân, thuộc Phòng 2 QĐI, người sĩ quan " đề lô " vừa từ Trung ương ra
miền địa đầu giới tuyến, trình diện Đại tá Phạm Văn Phô xong , trong khi chờ
đợi ra Quảng Trị công tác, lập tức xuống phòng xã hội gặp Cao Mỵ Nhân, vì trung
uý là nhà văn Doãn Dân, cũng đã có tên tuổi ở Saigon.
Doãn Dân bị pháo địch
nổ banh ruột tại đồng cát Hải Lăng, trên đường về Huế năm1972 .
Quý vị Đại Tá niên
trưởng Phạm Văn Phô, Phạm Văn Nghìn đều dư biết Cao Mỵ Nhân là...thi sĩ ( quý
vị nói), nên cái việc giao hảo quân nhân huynh đệ chi binh đối với một nhà thơ
rất bình thường, còn được đón nhận vui vẻ nữa .
Câu hát trên: "
Đại tá ơi, ta yêu người mãi mãi " là một câu hát chung của giới trẻ trung,
không phân biệt cấp bậc, huống chi tôi vui vẻ, lạc quan, đầy niềm tin tưởng gần
như nhất Quân Đoàn I / QKI.
Đến nỗi Trung sĩ
Thuận, một " nhiếp ảnh, nhạc sĩ" đã phổ hàng chục bài thơ lính của
tôi, cùng câu hát đùa nêu trên...để muốn tặng ai thì tặng, chẳng riêng tư vị cá
nhân nào.
Phu nhân Đại tá Phạm
Văn Phô rất tháo vát, giống phu nhân Đại Tá Pháo Binh Nguyễn Ngọc Sáu, quý bà
đã một tay gây dựng cho đàn con khi quý vị quan 6 bị tù Cộng sản, đồng thời cả
khi đáo nhập quê người.
Nay nghe tin Đại tá
Phạm Văn Phô Trưởng Phòng 2 Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI mãn phần, chúng tôi một thời ra
vào trại Nguyễn Tri Phương trước 1975, buồn lắm, nhưng giống như vị bạn của Đại
Tá PHạm Văn Phô viết:
" ...Kể cũng
buồn, bạn bè rủ nhau đi hết ..." ( Mai Luông )
Đại tá Phạm Văn Phô
mãn phần 84 tuổi ( 1933 - 2017 ) với cả một bản tướng mạo công vụ, mà đa phần
ông hoạt động " phòng 2, deuxieme bureau " ở Quân Khu I , các ban 2
từ tiểu đoàn tới trung, sư đoàn .
Cuối cùng là tột đỉnh
nghề nghiệp, đại tá Phạm Văn Phô đã giữ nhiệm vụ khó khăn nhất, là ở cấp quân
đoàn ( QĐI/QKI ), và Bộ Tổng tham mưu, chứng tỏ đất nước và quân đội đánh giá
cao tài năng, khả năng Đại tá.
Nhân danh một sĩ quan
cấp nhỏ nơi bản doanh xưa , xin thắp nén nhang từ KBC 4109, kính chúc hồn
thiêng đại tá, cũng như hồn thiêng các chiến hữu tử sĩ, hãy nhập vào hồn thiêng
sông núi Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta, để dân tộc mãi trường tồn.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TỪ KBC 4109. - CAO MỴ NHÂN
TỪ KBC 4109. - CAO MỴ
NHÂN
"Đại tá ơi, ta
yêu người mãi mãi", không phải tôi hát đâu, cho dẫu tôi vẫn luôn luôn kính
trọng các vị niên trưởng ở Bộ Tư lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I của ...tôi ngày
xưa, trước 30 -4 - 2017.
Đó là câu hát của
huynh đệ chi binh nơi doanh trại Nguyễn Tri Phương thường vui miệng hát chơi
vậy.
Thế là vị trưởng phòng
2 /QĐI/QKI đã chính thức lên đường về vô tận, theo như bài viết "Tiểu sử
Đại tá Phạm Văn Phô" đăng ở điện báo HNPĐ hôm nay, April 9-2017, mà tôi cứ
tìm mãi tên tác giả, thấy trong dấu ngoặc có ghi 2 chữ " Luông Mai "
.
Như vậy Luông Mai hay
còn tên khác là Mai Lang Luông, lâu nay vẫn chuyển bài khắp nơi về cho huynh đệ
chi binh ở giai phẩm " Lá Cải " của Chủ biên ...tôi, thì té ra là vị
bạn của quý đại tá niên trưởng Phạm Văn Phô thuộc QĐI/QKI, đơn vị mà tôi kính
trọng thương mến suốt đời trong 10 năm tôi phục vụ ở đó .
Tôi được biết Đại tá
Phạm Văn Phô, khi ông đã là đại tá, giữ chức trưởng phòng 2 Bộ Tư lệnh QĐI/QKI,
trước đó thì có một loạt quý vị đại tá tên tuổi trong Quân Lực VNCH cũng không
kém lừng danh, như Đại tá Khiêu Hữu Diêu chẳng hạn.
Nhưng vị đại tá hiền
lành, chất phác hơn quý vị đương nêu, là đại tá Nguyễn Văn Bình, vị đại tá này
thất lộc dường như một tai nạn lãng nhách, là chiếc xe Đại tá Bình từ trên
đường rớt xuống dòng sông X, ông vùng vẫy trong xe Jeep, không mở được cánh cửa
xe Jeep đó, nên lịm thở luôn.
Phu nhân đại tá Bình
rất lặng lẽ, bà đã trả lại chức Thủ quỹ Hội Bảo trợ Gia Đình Binh Sĩ, do phu
nhân Trung tướng Hoàng Xuân Lãm là Chủ tịch hay hội trưởng cũng vậy, uỷ
nhiệm.
Khi nhị vị đại tá như
một cặp bài trùng: Đại tá Phạm Văn Phô Trưởng Phòng 2, và Đại tá Phạm Văn Nghìn
trưởng Phòng 3 Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI sát cánh công tác hành quân, thì nhị vị phu
nhân quý vị cũng luôn thân mến nhau, mỗi lần dự tiếp tân của các phu nhân do
phu nhân Trung tướng Ngô Quang Trưởng khoản đãi.
Phu Nhân Đại tá Phạm
Văn Phô luôn giữ nụ cười rạng rỡ, bên cạnh phu nhân Đại Tá Phạm Văn Nghìn thì
nhỏ nhẹ, kín đáo.
Hình như vốn sẵn
"quy luật hành quân" hay sao ấy, tôi thấy quý niên trưởng đầu não
Phòng 2 và Phòng 3 ở đâu cũng kết chặt 24/24 giờ giấc quân đội với nhau.
Nên nếu ai khoe là
...tâm tình với nhị vị họ Phạm, ông Phô, ông Nghìn trưởng phòng 2, 3 là cần xem
lại thôi.
Công việc "hành
quân" của 2 ông kín đến nỗi không ai đoán được quý vị ấy đang " toạ
" ở đâu.
Nhất là những công tác
chẳng dính líu trực tiếp với nhau, như các phòng thuộc Khối Chiến Tranh Chính
Trị với khối Hành Quân nêu trên.
Đối với tôi, sự xa
cách còn ...quan san hơn nữa, vì tôi Trưởng Phòng Xã Hội cấp Quân Đoàn thật
đấy, nhưng cấp bậc và tuổi tác chỉ ngang tầm sĩ quan trưởng các tiểu ban của
quý vị đó thôi, mặc dầu xã giao cũng có chút thân tình đơn vị.
Do thế, quý vị chẳng
lấy làm lạ, các sĩ quan trẻ thuộc 2 phòng 2 và 3 ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI mới là
bạn lính của tôi.
Thí dụ:
1/ Thiếu tá Phạm
Văn Hồng thuộc Phòng 3 QĐI, người trưởng toán hành quân cùng Đại đội địa
phương quân, và các phần hành kỹ thuật đi " Hải vụ" Hoàng Sa, chiến
đấu cùng các chiến hữu Hải quân VNCH.
Sau bị Trung Cộng bắt
ở Hoàng Sa, bị đưa về Hải Nam rồi vô đại lục đỏ (44 người) Tháng
1/1974.
Cuối cùng cũng phải
trao trả VNCH ở Hồng Kông.
2/. Trung uý Trần Doãn
Dân, thuộc Phòng 2 QĐI, người sĩ quan " đề lô " vừa từ Trung ương ra
miền địa đầu giới tuyến, trình diện Đại tá Phạm Văn Phô xong , trong khi chờ
đợi ra Quảng Trị công tác, lập tức xuống phòng xã hội gặp Cao Mỵ Nhân, vì trung
uý là nhà văn Doãn Dân, cũng đã có tên tuổi ở Saigon.
Doãn Dân bị pháo địch
nổ banh ruột tại đồng cát Hải Lăng, trên đường về Huế năm1972 .
Quý vị Đại Tá niên
trưởng Phạm Văn Phô, Phạm Văn Nghìn đều dư biết Cao Mỵ Nhân là...thi sĩ ( quý
vị nói), nên cái việc giao hảo quân nhân huynh đệ chi binh đối với một nhà thơ
rất bình thường, còn được đón nhận vui vẻ nữa .
Câu hát trên: "
Đại tá ơi, ta yêu người mãi mãi " là một câu hát chung của giới trẻ trung,
không phân biệt cấp bậc, huống chi tôi vui vẻ, lạc quan, đầy niềm tin tưởng gần
như nhất Quân Đoàn I / QKI.
Đến nỗi Trung sĩ
Thuận, một " nhiếp ảnh, nhạc sĩ" đã phổ hàng chục bài thơ lính của
tôi, cùng câu hát đùa nêu trên...để muốn tặng ai thì tặng, chẳng riêng tư vị cá
nhân nào.
Phu nhân Đại tá Phạm
Văn Phô rất tháo vát, giống phu nhân Đại Tá Pháo Binh Nguyễn Ngọc Sáu, quý bà
đã một tay gây dựng cho đàn con khi quý vị quan 6 bị tù Cộng sản, đồng thời cả
khi đáo nhập quê người.
Nay nghe tin Đại tá
Phạm Văn Phô Trưởng Phòng 2 Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI mãn phần, chúng tôi một thời ra
vào trại Nguyễn Tri Phương trước 1975, buồn lắm, nhưng giống như vị bạn của Đại
Tá PHạm Văn Phô viết:
" ...Kể cũng
buồn, bạn bè rủ nhau đi hết ..." ( Mai Luông )
Đại tá Phạm Văn Phô
mãn phần 84 tuổi ( 1933 - 2017 ) với cả một bản tướng mạo công vụ, mà đa phần
ông hoạt động " phòng 2, deuxieme bureau " ở Quân Khu I , các ban 2
từ tiểu đoàn tới trung, sư đoàn .
Cuối cùng là tột đỉnh
nghề nghiệp, đại tá Phạm Văn Phô đã giữ nhiệm vụ khó khăn nhất, là ở cấp quân
đoàn ( QĐI/QKI ), và Bộ Tổng tham mưu, chứng tỏ đất nước và quân đội đánh giá
cao tài năng, khả năng Đại tá.
Nhân danh một sĩ quan
cấp nhỏ nơi bản doanh xưa , xin thắp nén nhang từ KBC 4109, kính chúc hồn
thiêng đại tá, cũng như hồn thiêng các chiến hữu tử sĩ, hãy nhập vào hồn thiêng
sông núi Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta, để dân tộc mãi trường tồn.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)