Đoạn Đường Chiến Binh
TƯ LỆNH QĐI NGÔ QUANG TRƯỞNG NÓI VỀ SƯ ĐOÀN 3 BB TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ *
Vương Hồng Anh
Nhìn lại 32 ngày bi tráng của cuộc chiến:
Trong các số trước, chúng tôi đã lược trình về diễn tiến các trận đánh
lớn tại mặt trận Quảng Trị trong suốt 32 ngày, tính từ sáng ngày 30
tháng 3/1972 khi CSBV tung 45 ngàn quân tấn công cường tập vào tất cả
các vị trí phòng ngự của Sư đoàn 3 Bộ binh và 2 lữ đoàn 147 và 258 TQLC,
đến chiều ngày 1/5/1972 khi những người lính VNCH cuối cùng triệt thoái
khỏi Quảng Trị. Từ năm 1972 đến nay đã có rất nhiều bài viết phân tích,
ghi nhận về cuộc chiến Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị mà theo một số quân sử
gia Hoa Kỳ đó là một trong những trận chiến bi tráng nhất, và cũng rất
hào hùng trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Suốt trong 32 trực diện với CQ, các đơn vị của Sư đoàn 3 BB và các lực
lượng tăng phái gồm lữ đoàn 147, 258 TQLC, lữ đoàn 1 Kỵ binh, 3 liên
đoàn BĐQ: 1,4,5, các đơn vị Pháo binh, Công binh chiến đấu, Không quân
chiến thuật và chiến lược Việt Mỹ… đã nỗ lực chận đứng được các trận tấn
công cường tập của CQ. Dù Quảng Trị bị thất thủ và bị CQ tạm chiếm
trong một thời gian ngắn, nhưng lực lượng VNCH đã loại ngoài vòng chiến 3
trung đoàn chủ lực CSBV tại các phòng tuyến Đông Hà, Ái Tử, căn cứ
Phượng Hoàng, Bắc Thạch Hãn…
Sau khi Quảng Trị thất thủ, ngày 2 tháng 5/1972, Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu đã điều động trung tướng Ngô Quang Trưởng, lúc bấy giờ là tư lệnh
Quân đoàn 4, ra Huế để chỉ huy Quân đoàn 1 thay thế trung tướng Hoàng
Xuân Lãm. Ngay sau khi nhận chức, tướng Trưởng đã lập kế hoạch tái chiếm
Quảng Trị và bảo vệ Cố đô Huế. Ông cũng đã dành thời gian tìm hiểu về
cuộc chiến Quảng Trị. Sau đây là phần nhận định của vị tư lệnh cuối cùng
của Quân đoàn 1 về những ngày cuối cùng tại mặt trận Quảng Trị. Phần
nhận định này đã được ông trình bày trong loạt bài viết cho Trung tâm
Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, sau đó được phổ biến trong cuốn “The Easter
Offensive 1972” và cuốn Chiến Trận Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh biên
soạn. Sau đây là một số trích đoạn được sắp xếp lại theo diễn tiến của
trận chiến.
* Tướng Trưởng: từ Cần Thơ dến Trị Thiên
Tôi (trung tướng Trưởng) nhận được lệnh của Tổng thống VNCH tiếp nhận
chức vụ tư lệnh Quân đoàn 1. Tôi đã phục vụ tại Quân đoàn 1 dưới quyền
chỉ huy của tướng Lãm trong một thời gian nên những biến họa xảy ra tại
chiến trường này không làm tôi ngạc nhiên. Câu hỏi được nêu lên là tướng
Lãm và bộ tham mưu trực thuộc có đủ khả năng điều động và yểm trợ các
đại đơn vị trên một chiến trường rộng lớn đang sôi động hay không” Bây
giờ sự thật đã cho thấy câu trả lời. Tôi đã theo dõi tình hình chiến sự ở
Quân khu 1 ngay từ khi cuộc tổng tấn công bắt đầu và chuẩn bị sẵn sàng
khi được gọi ra chỉ huy chiến trường này. Tôi đã chọn lựa một số sĩ quan
thân tín mà tôi muốn đem theo, một khi Tổng thống VNCH thông báo quyết
định về việc chọn tôi thay trung tướng Lãm. Từ bộ tư lệnh Quân đoàn 4 ở
Cần Thơ, tôi đã bay ra Huế cùng vài sĩ quan thân cận. Tôi đến Huế giống
như sự trở về của một người con trong đại gia đình quân sĩ và là người
bạn cố tri của thành phố này, nơi đây tôi đã phục vụ với tư cách là tư
lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (từ tháng 6/1966 đến tháng 8/1970). Tôi cảm nhận
là có sự ban thưởng dành cho tôi khi nhận ra được rằng rằng niềm tin của
mọi người vẫn còn đè nặng lên tôi. Sự kiện này đã bảo đảm cho tôi có
được những điều cần thiết nhất trong những giờ phút nguy kịch nhất của
lịch sử.
* Những ngày cuối của trận chiến Quảng Trị:
Các hoạt động cuối cùng của CSBV trong những ngày cuối tháng 4/1972 đưa
đến sự thất thủ của lực lượng VNCH tại phòng tuyến thị xã Quảng Trị. Các
đơn vị phòng thủ Quảng Trị đã chiến đấu trong tuyệt vọng và gần như
phải tự bảo vệ cho chính mình. Vùng hoạt động của Sư đoàn 3 BB đã thu
hẹp theo từng ngày đi qua. Trong thời gian này các cuộc tấn công của
Cộng quân từ hướng Tây vào phía Nam Quảng Trị gần ranh giới tỉnh Thừa
Thiên đã cắt Quốc lộ 1 từ hướng Nam và cản trở sự tiếp vận của các đơn
vị VNCH trên đoạn đường dài 7 km. Trước tình thế đó, phản ứng đầu tiên
của vị tư lệnh Quân đoàn 1 (trung tướng Lãm) là chỉ thị các đơn vị phụ
trách Tiếp vận ráng đẩy các đoàn quân xa vận chuyển vượt qua các chốt
cản của địch quân. Tiếp đó là vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB (chuẩn tướng Giai)
lập đi lập lại các quân lệnh để giải tỏa áp lực đối phương ở Quốc lộ 1
từ hướng Bắc. Để thực hiện quân lệnh này, tướng Giai buộc phải chuyển
hướng hoạt động của một thiết đoàn đang giữ nhiệm vụ trọng yếu tại phòng
tuyến đầu Quảng Trị để làm lực lượng dẫn đầu cho các cuộc hành quân ở
hướng Nam. Cuối cùng tư lệnh Quân đoàn 1 đã điều động 1 tiểu đoàn TQLC
(thống thuộc lữ đoàn 369) đang phòng thủ ở hướng Tây Bắc sông Mỹ Chánh
để giải tỏa Quốc lộ 1 từ hướng Nam ra. Các cuộc di quân này đã chia bớt
số nhiên liệu và đạn dược được coi là tối cần thiết cho sự bảo vệ Quảng
Trị, thế nhưng vẫn không giải tỏa con đường huyết mạch đó.
Thời tiết trở nên xấu hơn vào ngày 27 tháng 4 và Cộng quân đã chiếm lấy
cơ hội này để khởi động các cuộc tấn công. Các hoạt động trong ngày này
đã báo hiệu rằng sự bắt đầu của đối phương trong việc đẩy mạnh các nỗ
lực để cưỡng chiếm các phần đất còn lại của tỉnh Quảng Trị đang ở trong
sự bảo vệ của lực lượng VNCH. Trong ngày này, dọc theo các tuyến phòng
tuyến mới của Sư đoàn 3 BB và các đơn vị tăng phái về hướng Đông, Bắc và
Tây, các đơn vị trú phòng đều báo cáo đụng địch hoặc bị pháo kích. Tất
cả các đơn vị ở tuyến đầu đều bị pháo và giao tranh với bộ binh tùng
thiết của CQ. Một số đơn vị bị địch quân lấn tuyến phòng ngự nhưng vẫn
nỗ lực cố thủ. Vào cuối ngày 27 tháng 4/1972, nhiều thành phần của lữ
đoàn 1 Kỵ binh bị đẩy ngược về phía Quốc lộ 1 trong đường kính từ hai
đến ba km, cùng lúc đó, căn cứ Ái Tử đang hứng chịu các trận mưa pháo
của CQ. Để đáp ứng các yêu cầu của lệnh Sư đoàn 3 BB báo động tình trạng
khẩn cấp, Không quân chiến thuật và chiến lược (B 52) của Hoa Kỳ đã bất
chấp các trở ngại về thời tiết tiến hành ngay các phi vụ oanh tạc để
ngăn chận sức tấn quân của CQ vào Quảng Trị.
Trong ngày kế tiếp, 28 tháng 4/1972, nhiều chiến xa của CQ tiến đến gần
cầu Quảng Trị bắc ngang sông Thạch Hãn, trong khu vực trách nhiệm của
trung đoàn 2 BB. Một thiết đoàn Kỵ binh được điều động tăng cường cho
trung đoàn 2 để chận địch và đã giữ được cầu nhưng sau đó đã phải rút
lui về tuyến sau, các cánh quân của lữ đoàn 1 Kỵ binh được triệt thoái
về trong vòng 1 cây số ở phía Bắc căn cứ Ái Tử. Trong khi đó, vị lữ đoàn
trưởng bị thương nhẹ và đã được di tản ra khỏi trận địa.
Trong ngày 29 tháng 4/1972, tình hình Quảng Trị đã vô cùng nguy kịch,
Cộng quân thay đổi các mũi tấn công để chuyển qua một nỗ lực mới. Trong
khi đó, các cấp chỉ huy đơn vị VNCH lại lo lắng đến tình trạng tiếp liệu
và đạn dược đang bị thiếu hụt. Vài khẩu đại bác đã bị phá hủy sau khi
tất cả đạn dược còn lại đã được bắn đi. Nỗ lực giải tỏa Quốc lộ 1 tiến
hành chậm vì thiếu sự phối hợp và nhất là thiếu cường lực phản công. Lực
lượng trú phòng thị xã Quảng Trị được tái tiếp tế bằng trực thăng với
nhiều rủi ro nguy hiểm trên đường bay, đặc biệt là đoạn dọc theo Quốc lộ
1.
* Kế hoạch mật của tướng Giai:
Trước thực trạng nguy biến của tình hình chiến trường, ngày 30/4/1972,
tướng Giai đã gọi các sĩ quan chỉ huy trực thuộc về họp tại bộ Tư lệnh
Hành quân Sư đoàn 3 BB đặt trong Cổ Thành. Tại cuộc họp này, ông phổ
biến kế hoạch triệt thoái về phía Nam sông Thạch Hãn để lập một phòng
tuyến mới. Theo lời tướng Trưởng, trước đó, tướng Giai đã nghĩ đến việc
di tản căn cứ Ái Tử nằm về phía Bắc sông Thạch Hãn và triệt thoái về
phía Nam, những ngày cuối tháng 4/1972, tiếp liệu và đạn dược trong căn
cứ còn lại rất ít. Tướng Giai tự mình soạn thảo kế hoạch triệt thoái,
ông chỉ thảo luận với vị cố vấn trưởng, ông sợ rằng nếu các sĩ quan chỉ
huy biết được kế hoạch này, họ sẽ vô tình phá hỏng sự thực hiện kế hoạch
bằng các hành động hấp tấp. Ông cũng chưa vội báo cho trung tướng Lãm
tư lệnh Quân đoàn. Điều giản dị là ông chỉ muốn tiến hành với tất cả
thận trọng để hoàn tất kế hoạch.
Cuối cùng kế hoạch được tướng Giai phổ biến khi ông thấy tình hình đòi
hỏi sự tái phối trí để giữ phòng tuyến Quảng Trị. Theo kế hoạch, lữ đoàn
147 TQLC triệt thoái khỏi căn cứ Ái Tử, các đơn vị khác sẽ bắt đầu
triệt thoái vào buổi sáng hôm sau 1/5/1972. Khi nhận được kế hoạch triệt
thoái của tướng Giai, trung tướng Lãm lặng thinh như là một sự đồng ý,
dù rằng ông chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch này.
Tướng Lãm cũng chưa đưa ra bất cứ một quân lệnh, chỉ thị nào cho tướng
Giai. Nhưng đến sáng ngày 1/5/1972, tướng Lãm gọi cho tướng Giai và nói
rằng ông không chấp thuận kế hoạch triệt thoái của tư lệnh Sư đoàn 3 BB,
đồng thời ra lệnh cho tướng Giai phải buộc tất cả các đơn vị tiếp tục
phòng thủ tại vị trí cũ và tử thủ bằng mọi giá. Sự hồi lệnh của tướng
Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Thiệu từ Sài Gòn ban ra cho
tư lệnh Quân đoàn 1. Tướng Giai đã không còn đủ thời gian cần thiết để
thu hồi các quân lệnh của chính mình và cùng lúc đó các quân lệnh mới
được phổ biến cho các cấp chỉ huy thuộc quyền chỉ huy của tướng Giai.
Một số đơn vị báo cáo là các đơn vị đã di chuyển đến đơn vị mới. Tướng
Giai cố gắng thuyết phục các đơn vị trưởng tăng phái tuân theo các chỉ
thị mới của Quân đoàn. Chỉ trong vòng 4 giờ, các sự chỉnh đốn vị trí để
phòng thủ bảo vệ Quảng Trị đã hoàn toàn sụp đổ. Các đơn vị phòng thủ ở
hướng Bắc chung quanh căn cứ Ái Tử ào ạt vượt sông Thạch Hãn để tiến về
hướng Nam như một dòng thác đổ. Chỉ còn đơn vị có quân số đầy đủ và được
cấp chỉ huy kiểm soát chặt chẽ là lữ đoàn 147 TQLC. Cuối cùng vị lữ
đoàn trưởng đã ra lệnh cho các đơn vị rời Quảng Trị lúc 14 giờ 30, để
lại sau lưng vị tư lệnh Sư đoàn 2 và bộ tham mưu của ông, tất cả đơn độc
trong Cổ thành không có lực lượng phòng thủ. Khi biết được chuyện gì đã
xảy ra, tướng Giai và các sĩ quan tham mưu đã trèo lên 3 chiếc thiết
vận xa M 113 trong cố gắng đuổi kịp các đơn vị Sư đoàn 3 BB. Tuy nhiên
cố gắng của tướng Giai đã thất bại vì Thiết vận xa chở ông đã bị cản
đường ở phía trước. Quốc lộ 1 tràn ngập người chạy loạn và quân sĩ thất
lạc đơn vị. Cuối cùng tướng Giai phải trở lại Cổ Thành và sau đó được
trực thăng Hoa Kỳ bốc đi cùng với vài sĩ quan vào lúc 16 giờ 55 phút
ngày 1 tháng 5/1972.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
TƯ LỆNH QĐI NGÔ QUANG TRƯỞNG NÓI VỀ SƯ ĐOÀN 3 BB TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ *
Vương Hồng Anh
Nhìn lại 32 ngày bi tráng của cuộc chiến:
Trong các số trước, chúng tôi đã lược trình về diễn tiến các trận đánh
lớn tại mặt trận Quảng Trị trong suốt 32 ngày, tính từ sáng ngày 30
tháng 3/1972 khi CSBV tung 45 ngàn quân tấn công cường tập vào tất cả
các vị trí phòng ngự của Sư đoàn 3 Bộ binh và 2 lữ đoàn 147 và 258 TQLC,
đến chiều ngày 1/5/1972 khi những người lính VNCH cuối cùng triệt thoái
khỏi Quảng Trị. Từ năm 1972 đến nay đã có rất nhiều bài viết phân tích,
ghi nhận về cuộc chiến Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị mà theo một số quân sử
gia Hoa Kỳ đó là một trong những trận chiến bi tráng nhất, và cũng rất
hào hùng trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Suốt trong 32 trực diện với CQ, các đơn vị của Sư đoàn 3 BB và các lực
lượng tăng phái gồm lữ đoàn 147, 258 TQLC, lữ đoàn 1 Kỵ binh, 3 liên
đoàn BĐQ: 1,4,5, các đơn vị Pháo binh, Công binh chiến đấu, Không quân
chiến thuật và chiến lược Việt Mỹ… đã nỗ lực chận đứng được các trận tấn
công cường tập của CQ. Dù Quảng Trị bị thất thủ và bị CQ tạm chiếm
trong một thời gian ngắn, nhưng lực lượng VNCH đã loại ngoài vòng chiến 3
trung đoàn chủ lực CSBV tại các phòng tuyến Đông Hà, Ái Tử, căn cứ
Phượng Hoàng, Bắc Thạch Hãn…
Sau khi Quảng Trị thất thủ, ngày 2 tháng 5/1972, Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu đã điều động trung tướng Ngô Quang Trưởng, lúc bấy giờ là tư lệnh
Quân đoàn 4, ra Huế để chỉ huy Quân đoàn 1 thay thế trung tướng Hoàng
Xuân Lãm. Ngay sau khi nhận chức, tướng Trưởng đã lập kế hoạch tái chiếm
Quảng Trị và bảo vệ Cố đô Huế. Ông cũng đã dành thời gian tìm hiểu về
cuộc chiến Quảng Trị. Sau đây là phần nhận định của vị tư lệnh cuối cùng
của Quân đoàn 1 về những ngày cuối cùng tại mặt trận Quảng Trị. Phần
nhận định này đã được ông trình bày trong loạt bài viết cho Trung tâm
Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, sau đó được phổ biến trong cuốn “The Easter
Offensive 1972” và cuốn Chiến Trận Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh biên
soạn. Sau đây là một số trích đoạn được sắp xếp lại theo diễn tiến của
trận chiến.
* Tướng Trưởng: từ Cần Thơ dến Trị Thiên
Tôi (trung tướng Trưởng) nhận được lệnh của Tổng thống VNCH tiếp nhận
chức vụ tư lệnh Quân đoàn 1. Tôi đã phục vụ tại Quân đoàn 1 dưới quyền
chỉ huy của tướng Lãm trong một thời gian nên những biến họa xảy ra tại
chiến trường này không làm tôi ngạc nhiên. Câu hỏi được nêu lên là tướng
Lãm và bộ tham mưu trực thuộc có đủ khả năng điều động và yểm trợ các
đại đơn vị trên một chiến trường rộng lớn đang sôi động hay không” Bây
giờ sự thật đã cho thấy câu trả lời. Tôi đã theo dõi tình hình chiến sự ở
Quân khu 1 ngay từ khi cuộc tổng tấn công bắt đầu và chuẩn bị sẵn sàng
khi được gọi ra chỉ huy chiến trường này. Tôi đã chọn lựa một số sĩ quan
thân tín mà tôi muốn đem theo, một khi Tổng thống VNCH thông báo quyết
định về việc chọn tôi thay trung tướng Lãm. Từ bộ tư lệnh Quân đoàn 4 ở
Cần Thơ, tôi đã bay ra Huế cùng vài sĩ quan thân cận. Tôi đến Huế giống
như sự trở về của một người con trong đại gia đình quân sĩ và là người
bạn cố tri của thành phố này, nơi đây tôi đã phục vụ với tư cách là tư
lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (từ tháng 6/1966 đến tháng 8/1970). Tôi cảm nhận
là có sự ban thưởng dành cho tôi khi nhận ra được rằng rằng niềm tin của
mọi người vẫn còn đè nặng lên tôi. Sự kiện này đã bảo đảm cho tôi có
được những điều cần thiết nhất trong những giờ phút nguy kịch nhất của
lịch sử.
* Những ngày cuối của trận chiến Quảng Trị:
Các hoạt động cuối cùng của CSBV trong những ngày cuối tháng 4/1972 đưa
đến sự thất thủ của lực lượng VNCH tại phòng tuyến thị xã Quảng Trị. Các
đơn vị phòng thủ Quảng Trị đã chiến đấu trong tuyệt vọng và gần như
phải tự bảo vệ cho chính mình. Vùng hoạt động của Sư đoàn 3 BB đã thu
hẹp theo từng ngày đi qua. Trong thời gian này các cuộc tấn công của
Cộng quân từ hướng Tây vào phía Nam Quảng Trị gần ranh giới tỉnh Thừa
Thiên đã cắt Quốc lộ 1 từ hướng Nam và cản trở sự tiếp vận của các đơn
vị VNCH trên đoạn đường dài 7 km. Trước tình thế đó, phản ứng đầu tiên
của vị tư lệnh Quân đoàn 1 (trung tướng Lãm) là chỉ thị các đơn vị phụ
trách Tiếp vận ráng đẩy các đoàn quân xa vận chuyển vượt qua các chốt
cản của địch quân. Tiếp đó là vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB (chuẩn tướng Giai)
lập đi lập lại các quân lệnh để giải tỏa áp lực đối phương ở Quốc lộ 1
từ hướng Bắc. Để thực hiện quân lệnh này, tướng Giai buộc phải chuyển
hướng hoạt động của một thiết đoàn đang giữ nhiệm vụ trọng yếu tại phòng
tuyến đầu Quảng Trị để làm lực lượng dẫn đầu cho các cuộc hành quân ở
hướng Nam. Cuối cùng tư lệnh Quân đoàn 1 đã điều động 1 tiểu đoàn TQLC
(thống thuộc lữ đoàn 369) đang phòng thủ ở hướng Tây Bắc sông Mỹ Chánh
để giải tỏa Quốc lộ 1 từ hướng Nam ra. Các cuộc di quân này đã chia bớt
số nhiên liệu và đạn dược được coi là tối cần thiết cho sự bảo vệ Quảng
Trị, thế nhưng vẫn không giải tỏa con đường huyết mạch đó.
Thời tiết trở nên xấu hơn vào ngày 27 tháng 4 và Cộng quân đã chiếm lấy
cơ hội này để khởi động các cuộc tấn công. Các hoạt động trong ngày này
đã báo hiệu rằng sự bắt đầu của đối phương trong việc đẩy mạnh các nỗ
lực để cưỡng chiếm các phần đất còn lại của tỉnh Quảng Trị đang ở trong
sự bảo vệ của lực lượng VNCH. Trong ngày này, dọc theo các tuyến phòng
tuyến mới của Sư đoàn 3 BB và các đơn vị tăng phái về hướng Đông, Bắc và
Tây, các đơn vị trú phòng đều báo cáo đụng địch hoặc bị pháo kích. Tất
cả các đơn vị ở tuyến đầu đều bị pháo và giao tranh với bộ binh tùng
thiết của CQ. Một số đơn vị bị địch quân lấn tuyến phòng ngự nhưng vẫn
nỗ lực cố thủ. Vào cuối ngày 27 tháng 4/1972, nhiều thành phần của lữ
đoàn 1 Kỵ binh bị đẩy ngược về phía Quốc lộ 1 trong đường kính từ hai
đến ba km, cùng lúc đó, căn cứ Ái Tử đang hứng chịu các trận mưa pháo
của CQ. Để đáp ứng các yêu cầu của lệnh Sư đoàn 3 BB báo động tình trạng
khẩn cấp, Không quân chiến thuật và chiến lược (B 52) của Hoa Kỳ đã bất
chấp các trở ngại về thời tiết tiến hành ngay các phi vụ oanh tạc để
ngăn chận sức tấn quân của CQ vào Quảng Trị.
Trong ngày kế tiếp, 28 tháng 4/1972, nhiều chiến xa của CQ tiến đến gần
cầu Quảng Trị bắc ngang sông Thạch Hãn, trong khu vực trách nhiệm của
trung đoàn 2 BB. Một thiết đoàn Kỵ binh được điều động tăng cường cho
trung đoàn 2 để chận địch và đã giữ được cầu nhưng sau đó đã phải rút
lui về tuyến sau, các cánh quân của lữ đoàn 1 Kỵ binh được triệt thoái
về trong vòng 1 cây số ở phía Bắc căn cứ Ái Tử. Trong khi đó, vị lữ đoàn
trưởng bị thương nhẹ và đã được di tản ra khỏi trận địa.
Trong ngày 29 tháng 4/1972, tình hình Quảng Trị đã vô cùng nguy kịch,
Cộng quân thay đổi các mũi tấn công để chuyển qua một nỗ lực mới. Trong
khi đó, các cấp chỉ huy đơn vị VNCH lại lo lắng đến tình trạng tiếp liệu
và đạn dược đang bị thiếu hụt. Vài khẩu đại bác đã bị phá hủy sau khi
tất cả đạn dược còn lại đã được bắn đi. Nỗ lực giải tỏa Quốc lộ 1 tiến
hành chậm vì thiếu sự phối hợp và nhất là thiếu cường lực phản công. Lực
lượng trú phòng thị xã Quảng Trị được tái tiếp tế bằng trực thăng với
nhiều rủi ro nguy hiểm trên đường bay, đặc biệt là đoạn dọc theo Quốc lộ
1.
* Kế hoạch mật của tướng Giai:
Trước thực trạng nguy biến của tình hình chiến trường, ngày 30/4/1972,
tướng Giai đã gọi các sĩ quan chỉ huy trực thuộc về họp tại bộ Tư lệnh
Hành quân Sư đoàn 3 BB đặt trong Cổ Thành. Tại cuộc họp này, ông phổ
biến kế hoạch triệt thoái về phía Nam sông Thạch Hãn để lập một phòng
tuyến mới. Theo lời tướng Trưởng, trước đó, tướng Giai đã nghĩ đến việc
di tản căn cứ Ái Tử nằm về phía Bắc sông Thạch Hãn và triệt thoái về
phía Nam, những ngày cuối tháng 4/1972, tiếp liệu và đạn dược trong căn
cứ còn lại rất ít. Tướng Giai tự mình soạn thảo kế hoạch triệt thoái,
ông chỉ thảo luận với vị cố vấn trưởng, ông sợ rằng nếu các sĩ quan chỉ
huy biết được kế hoạch này, họ sẽ vô tình phá hỏng sự thực hiện kế hoạch
bằng các hành động hấp tấp. Ông cũng chưa vội báo cho trung tướng Lãm
tư lệnh Quân đoàn. Điều giản dị là ông chỉ muốn tiến hành với tất cả
thận trọng để hoàn tất kế hoạch.
Cuối cùng kế hoạch được tướng Giai phổ biến khi ông thấy tình hình đòi
hỏi sự tái phối trí để giữ phòng tuyến Quảng Trị. Theo kế hoạch, lữ đoàn
147 TQLC triệt thoái khỏi căn cứ Ái Tử, các đơn vị khác sẽ bắt đầu
triệt thoái vào buổi sáng hôm sau 1/5/1972. Khi nhận được kế hoạch triệt
thoái của tướng Giai, trung tướng Lãm lặng thinh như là một sự đồng ý,
dù rằng ông chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch này.
Tướng Lãm cũng chưa đưa ra bất cứ một quân lệnh, chỉ thị nào cho tướng
Giai. Nhưng đến sáng ngày 1/5/1972, tướng Lãm gọi cho tướng Giai và nói
rằng ông không chấp thuận kế hoạch triệt thoái của tư lệnh Sư đoàn 3 BB,
đồng thời ra lệnh cho tướng Giai phải buộc tất cả các đơn vị tiếp tục
phòng thủ tại vị trí cũ và tử thủ bằng mọi giá. Sự hồi lệnh của tướng
Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Thiệu từ Sài Gòn ban ra cho
tư lệnh Quân đoàn 1. Tướng Giai đã không còn đủ thời gian cần thiết để
thu hồi các quân lệnh của chính mình và cùng lúc đó các quân lệnh mới
được phổ biến cho các cấp chỉ huy thuộc quyền chỉ huy của tướng Giai.
Một số đơn vị báo cáo là các đơn vị đã di chuyển đến đơn vị mới. Tướng
Giai cố gắng thuyết phục các đơn vị trưởng tăng phái tuân theo các chỉ
thị mới của Quân đoàn. Chỉ trong vòng 4 giờ, các sự chỉnh đốn vị trí để
phòng thủ bảo vệ Quảng Trị đã hoàn toàn sụp đổ. Các đơn vị phòng thủ ở
hướng Bắc chung quanh căn cứ Ái Tử ào ạt vượt sông Thạch Hãn để tiến về
hướng Nam như một dòng thác đổ. Chỉ còn đơn vị có quân số đầy đủ và được
cấp chỉ huy kiểm soát chặt chẽ là lữ đoàn 147 TQLC. Cuối cùng vị lữ
đoàn trưởng đã ra lệnh cho các đơn vị rời Quảng Trị lúc 14 giờ 30, để
lại sau lưng vị tư lệnh Sư đoàn 2 và bộ tham mưu của ông, tất cả đơn độc
trong Cổ thành không có lực lượng phòng thủ. Khi biết được chuyện gì đã
xảy ra, tướng Giai và các sĩ quan tham mưu đã trèo lên 3 chiếc thiết
vận xa M 113 trong cố gắng đuổi kịp các đơn vị Sư đoàn 3 BB. Tuy nhiên
cố gắng của tướng Giai đã thất bại vì Thiết vận xa chở ông đã bị cản
đường ở phía trước. Quốc lộ 1 tràn ngập người chạy loạn và quân sĩ thất
lạc đơn vị. Cuối cùng tướng Giai phải trở lại Cổ Thành và sau đó được
trực thăng Hoa Kỳ bốc đi cùng với vài sĩ quan vào lúc 16 giờ 55 phút
ngày 1 tháng 5/1972.
Sinh Tồn chuyển