Văn Học & Nghệ Thuật

Tạ Tỵ, người mở những cánh cửa lớn cho hội họa Việt Nam

Theo ghi nhận riêng của tôi, thì trong sinh hoạt hội họa của 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam, họa sĩ Tạ Tỵ là người có công du nhập vào Việt Nam hai trường phái hội họa lớn là Lập Thể và, Trừu Tượng.Tuy nhiên, ông lại không được nhắc tới nhiều, như những họa sĩ khác. (1)

Tôi không biết có phải sự nghiệp của ông được định hình quá sớm, ngay từ giữa thập niên (19)40, khi cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân Việt bùng nổ?
Trong một bài viết nhan đề “Tạ Tỵ - ông ‘tổ’ tranh trừu tượng Việt Nam,” tác giả Bội Trân ghi nhận:

“...Vào năm 1948, trong chiến khu, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái và Văn Cao đã tổ chức một cuộc triển lãm nhóm đầu tiên. Tạ Tỵ khi ấy trưng bày những bức tranh lập thể, trừu tượng, còn Bùi Xuân Phái bày những bức tranh ấn tượng với những khu phố cổ cũ và những hẻm ngõ buồn heo hắt. Sau lần triển lãm này, các họa sĩ ít nhiều đã gặp rắc rối.” (2)

Giải thích cho sự kiện họa sĩ Tạ Tỵ ít được truyền thông của 20 năm VHNT miền Nam nhắc đến, có người cho rằng vì họa sĩ Tạ Tỵ thành danh quá sớm; lại ở giai đoạn “bản lề” hay “gạch nối” giữa hai giai đoạn VHNT quan trọng là tiền chiến và kháng chiến. Chưa kể ông vào Nam trước 1954, nghĩa là không thuộc thành phần văn nghệ sĩ miền Bắc di cư vào Nam, nên giới này đã đặt ông qua một bên (?).

Dù vậy, vai trò, vị trí tiền phong của họa sĩ Tạ Tỵ trong những năm tháng gần đây, đã được đánh giá và, nhìn nhận một cách công bằng, khách quan hơn, bởi chính những tên tuổi lớn trong sinh hoạt hội họa của chúng ta. Như một việc làm cụ thể liều lĩnh, của họa sĩ Bùi Xuân Phái, sau biến cố 30 tháng 4, 1975, họ Bùi đã không chỉ nói lên tình bạn giữa hai tên tuổi mà, còn thể hiện tấm lòng trân trọng của ông trước tài năng và, những đóng góp to lớn, quý báu cho hội họa Việt của họa sĩ Tạ Tỵ, qua trích đoạn dưới đây, cũng của tác giả Bội Trân:

“Năm 1953, Bùi Xuân Phái đã từ chối khi Tạ Tỵ rủ ông cùng vào Nam định cư, Bùi Xuân Phái có kể lại chuyện này, và có những giai đoạn quá ngặt nghèo, ông cũng đã tỏ ra than tiếc và đổ lỗi cho số phận. Tuy tình bạn của họ phải xa cách trong thời kỳ hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng Bùi Xuân Phái vẫn thường kể lại những kỷ niệm về tình bạn với Tạ Tỵ với các bạn hữu. Năm 1979, Bùi Xuân Phái vào thăm Saigon và yêu cầu Thái Tuấn đưa đến thăm gia đình Tạ Tỵ, một họa sĩ di cư vào Nam rồi trở thành trung tá trong quân dội Saigon, hành động của Bùi Xuân Phái lúc bấy giờ được xem là can đảm và cảm động.”

“Lần cuối cùng tôi chứng kiến cảnh gặp lại của Tạ Tỵ với Bùi Xuân Phái, đó là lần Tạ Tỵ được ra khỏi trại cải tạo, trước khi trở lại Saigon đoàn tụ với gia đình, Tạ Tỵ đã tìm đến nhà Bùi Xuân Phái. Dáng người Tạ Tỵ cao lớn, ông đứng trước cửa nhà và gọi to khi vừa thấy Bùi Xuân Phái. Hai người bạn tay bắt mặt mừng khi gặp lại nhau sau hơn hai mươi năm xa cách. Nhưng chỉ sau những câu hỏi han ban đầu tiếp theo là sự im lặng của cả hai người. Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ im lặng thôi, nước mắt nhòe ướt đôi mắt họ.” (3)

Nói tới tài năng ngoại khổ của họa sĩ Tạ Tỵ mà, không nhắc tới biệt tài vẽ chân dung của họ Tạ, tôi cho là một thiếu sót, khó được tha thứ.

Như sự hiểu biết giới hạn của tôi thì, hầu hết các họa sĩ, dù theo đuổi trường phái nào, cũng thường tìm tới nghệ thuật vẽ chân dung. Chân dung chính họ, hay người khác.

Ở lãnh vực này, họa sĩ Tạ Tỵ cũng đã được ghi nhận như một trường hợp ngoại lệ. Phong cách vẽ chân dung của họ Tạ thường chỉ là vài nét phác. Nhưng chân dung với những nét tiêu biểu của người được ông phóng bút đã hiển lộ một cách sống động. Và, ngay cả khi ông không ký tên, người xem vẫn lập tức nhận ra, đó là nét vẽ (như khắc) của Tạ Tỵ.

Tranh sơn dầu “Cất cánh” của Tạ Tỵ

Về những giờ phút cuối cùng của họa sĩ Tạ Tỵ, người có công mở những cánh cửa lớn cho lịch sử hội họa Việt Nam, tôi đã xúc động khi được đọc bài của nhà văn Văn Quang. Trong bài, có một chi tiết nhỏ, nhưng với cá nhân tôi, nó thật ý nghĩa! Tôi tin, ở thế giới bên kia, người họa sĩ ngoại khổ của chúng ta, chắc sẽ hài lòng. Ðó là:

“Trong số hàng trăm vòng hoa của thân hữu ở VN, tôi thấy có vòng hoa của anh Ðinh Cường từ Virginia đưa đến và một vòng hoa của Hội Nghệ Thuật thành phố Saigon.” (4)

Tôi biết, vòng hoa của họa sĩ Ðinh Cường ở Virginia, được gửi về từ tâm thái riêng của ông. Nhưng tôi muốn nhìn việc làm này như một đại diện và, hơn thế, một lời xin lỗi (dẫu muộn,) của những người làm hội họa miền Nam, 20 năm.

Du Tử Lê

(Tháng 7, 2012)
 
Chú thích:

(1) Họa sĩ Tạ Tỵ tên thật Tạ Văn Tỵ. Ông sinh ngày 24 tháng 9 năm 1921 tại Hà Nội. Nhưng khai sinh lại ghi sinh năm 1922. Ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1943. Cũng thời gian này, bức tranh “Mùa Hè” của ông được trao giải Salon Unique. Trước đó, khi còn là sinh viên Cao Ðẳng Mỹ Thuật, năm 1941, ông cũng đã được trao tặng một giải thưởng khác về hội họa. Từ giải thưởng này, ông được Quốc Trưởng Bảo Ðại mời viếng thăm Cố đô Huế. Và, ông được mời ngồi chung xe ngựa với Quốc Trưởng Bảo Ðại thưởng lãm toàn cảnh cố đô cổ kính này. Tạ Tỵ tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1946, là một trong vài giáo sư mỹ thuật đầu tiên ở Liên Khu 3. Năm 1950, họa sĩ Tạ Tỵ bỏ vùng kháng chiến về lại Hà Nội. Năm 1951, ông có cuộc triển lãm cá nhân tại Hà Nội, với 60 bức tranh gồm cả Lập Thể và Trừu Tượng. Năm 1953, ông rủ một trong 2 người bạn thân của ông là họa sĩ Bùi Xuân Phái, vào Saigon. Họ Bùi từ chối. (Bùi Xuân Phái bỏ chiến khu về lại Hà Nội năm 1952.) Tại Saigon, họa sĩ Tạ Tỵ có hai cuộc triển lãm cá nhân quan trọng vào những năm 1956, 1961. Năm 1982, sau nhiều năm tù cải tạo, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2003, khi người bạn đời qua đời, ông quyết định trở về Saigon. Và, chỉ một năm sau, ông từ trần giữa quê nhà.

(2) Bội Trân, “Saigon xanh ký ức,” Hợp tuyển thơ, nhạc, họa Bến Tâm Hồn, trang 255, Nhà XB Thanh Niên, Saigon, 2012.

(3) Bội Trân, sđd. Trang 255, 256.

(4) Văn Quang, sđd. Trang 262.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tạ Tỵ, người mở những cánh cửa lớn cho hội họa Việt Nam

Theo ghi nhận riêng của tôi, thì trong sinh hoạt hội họa của 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam, họa sĩ Tạ Tỵ là người có công du nhập vào Việt Nam hai trường phái hội họa lớn là Lập Thể và, Trừu Tượng.Tuy nhiên, ông lại không được nhắc tới nhiều, như những họa sĩ khác. (1)

Tôi không biết có phải sự nghiệp của ông được định hình quá sớm, ngay từ giữa thập niên (19)40, khi cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân Việt bùng nổ?
Trong một bài viết nhan đề “Tạ Tỵ - ông ‘tổ’ tranh trừu tượng Việt Nam,” tác giả Bội Trân ghi nhận:

“...Vào năm 1948, trong chiến khu, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái và Văn Cao đã tổ chức một cuộc triển lãm nhóm đầu tiên. Tạ Tỵ khi ấy trưng bày những bức tranh lập thể, trừu tượng, còn Bùi Xuân Phái bày những bức tranh ấn tượng với những khu phố cổ cũ và những hẻm ngõ buồn heo hắt. Sau lần triển lãm này, các họa sĩ ít nhiều đã gặp rắc rối.” (2)

Giải thích cho sự kiện họa sĩ Tạ Tỵ ít được truyền thông của 20 năm VHNT miền Nam nhắc đến, có người cho rằng vì họa sĩ Tạ Tỵ thành danh quá sớm; lại ở giai đoạn “bản lề” hay “gạch nối” giữa hai giai đoạn VHNT quan trọng là tiền chiến và kháng chiến. Chưa kể ông vào Nam trước 1954, nghĩa là không thuộc thành phần văn nghệ sĩ miền Bắc di cư vào Nam, nên giới này đã đặt ông qua một bên (?).

Dù vậy, vai trò, vị trí tiền phong của họa sĩ Tạ Tỵ trong những năm tháng gần đây, đã được đánh giá và, nhìn nhận một cách công bằng, khách quan hơn, bởi chính những tên tuổi lớn trong sinh hoạt hội họa của chúng ta. Như một việc làm cụ thể liều lĩnh, của họa sĩ Bùi Xuân Phái, sau biến cố 30 tháng 4, 1975, họ Bùi đã không chỉ nói lên tình bạn giữa hai tên tuổi mà, còn thể hiện tấm lòng trân trọng của ông trước tài năng và, những đóng góp to lớn, quý báu cho hội họa Việt của họa sĩ Tạ Tỵ, qua trích đoạn dưới đây, cũng của tác giả Bội Trân:

“Năm 1953, Bùi Xuân Phái đã từ chối khi Tạ Tỵ rủ ông cùng vào Nam định cư, Bùi Xuân Phái có kể lại chuyện này, và có những giai đoạn quá ngặt nghèo, ông cũng đã tỏ ra than tiếc và đổ lỗi cho số phận. Tuy tình bạn của họ phải xa cách trong thời kỳ hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng Bùi Xuân Phái vẫn thường kể lại những kỷ niệm về tình bạn với Tạ Tỵ với các bạn hữu. Năm 1979, Bùi Xuân Phái vào thăm Saigon và yêu cầu Thái Tuấn đưa đến thăm gia đình Tạ Tỵ, một họa sĩ di cư vào Nam rồi trở thành trung tá trong quân dội Saigon, hành động của Bùi Xuân Phái lúc bấy giờ được xem là can đảm và cảm động.”

“Lần cuối cùng tôi chứng kiến cảnh gặp lại của Tạ Tỵ với Bùi Xuân Phái, đó là lần Tạ Tỵ được ra khỏi trại cải tạo, trước khi trở lại Saigon đoàn tụ với gia đình, Tạ Tỵ đã tìm đến nhà Bùi Xuân Phái. Dáng người Tạ Tỵ cao lớn, ông đứng trước cửa nhà và gọi to khi vừa thấy Bùi Xuân Phái. Hai người bạn tay bắt mặt mừng khi gặp lại nhau sau hơn hai mươi năm xa cách. Nhưng chỉ sau những câu hỏi han ban đầu tiếp theo là sự im lặng của cả hai người. Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ im lặng thôi, nước mắt nhòe ướt đôi mắt họ.” (3)

Nói tới tài năng ngoại khổ của họa sĩ Tạ Tỵ mà, không nhắc tới biệt tài vẽ chân dung của họ Tạ, tôi cho là một thiếu sót, khó được tha thứ.

Như sự hiểu biết giới hạn của tôi thì, hầu hết các họa sĩ, dù theo đuổi trường phái nào, cũng thường tìm tới nghệ thuật vẽ chân dung. Chân dung chính họ, hay người khác.

Ở lãnh vực này, họa sĩ Tạ Tỵ cũng đã được ghi nhận như một trường hợp ngoại lệ. Phong cách vẽ chân dung của họ Tạ thường chỉ là vài nét phác. Nhưng chân dung với những nét tiêu biểu của người được ông phóng bút đã hiển lộ một cách sống động. Và, ngay cả khi ông không ký tên, người xem vẫn lập tức nhận ra, đó là nét vẽ (như khắc) của Tạ Tỵ.

Tranh sơn dầu “Cất cánh” của Tạ Tỵ

Về những giờ phút cuối cùng của họa sĩ Tạ Tỵ, người có công mở những cánh cửa lớn cho lịch sử hội họa Việt Nam, tôi đã xúc động khi được đọc bài của nhà văn Văn Quang. Trong bài, có một chi tiết nhỏ, nhưng với cá nhân tôi, nó thật ý nghĩa! Tôi tin, ở thế giới bên kia, người họa sĩ ngoại khổ của chúng ta, chắc sẽ hài lòng. Ðó là:

“Trong số hàng trăm vòng hoa của thân hữu ở VN, tôi thấy có vòng hoa của anh Ðinh Cường từ Virginia đưa đến và một vòng hoa của Hội Nghệ Thuật thành phố Saigon.” (4)

Tôi biết, vòng hoa của họa sĩ Ðinh Cường ở Virginia, được gửi về từ tâm thái riêng của ông. Nhưng tôi muốn nhìn việc làm này như một đại diện và, hơn thế, một lời xin lỗi (dẫu muộn,) của những người làm hội họa miền Nam, 20 năm.

Du Tử Lê

(Tháng 7, 2012)
 
Chú thích:

(1) Họa sĩ Tạ Tỵ tên thật Tạ Văn Tỵ. Ông sinh ngày 24 tháng 9 năm 1921 tại Hà Nội. Nhưng khai sinh lại ghi sinh năm 1922. Ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1943. Cũng thời gian này, bức tranh “Mùa Hè” của ông được trao giải Salon Unique. Trước đó, khi còn là sinh viên Cao Ðẳng Mỹ Thuật, năm 1941, ông cũng đã được trao tặng một giải thưởng khác về hội họa. Từ giải thưởng này, ông được Quốc Trưởng Bảo Ðại mời viếng thăm Cố đô Huế. Và, ông được mời ngồi chung xe ngựa với Quốc Trưởng Bảo Ðại thưởng lãm toàn cảnh cố đô cổ kính này. Tạ Tỵ tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1946, là một trong vài giáo sư mỹ thuật đầu tiên ở Liên Khu 3. Năm 1950, họa sĩ Tạ Tỵ bỏ vùng kháng chiến về lại Hà Nội. Năm 1951, ông có cuộc triển lãm cá nhân tại Hà Nội, với 60 bức tranh gồm cả Lập Thể và Trừu Tượng. Năm 1953, ông rủ một trong 2 người bạn thân của ông là họa sĩ Bùi Xuân Phái, vào Saigon. Họ Bùi từ chối. (Bùi Xuân Phái bỏ chiến khu về lại Hà Nội năm 1952.) Tại Saigon, họa sĩ Tạ Tỵ có hai cuộc triển lãm cá nhân quan trọng vào những năm 1956, 1961. Năm 1982, sau nhiều năm tù cải tạo, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2003, khi người bạn đời qua đời, ông quyết định trở về Saigon. Và, chỉ một năm sau, ông từ trần giữa quê nhà.

(2) Bội Trân, “Saigon xanh ký ức,” Hợp tuyển thơ, nhạc, họa Bến Tâm Hồn, trang 255, Nhà XB Thanh Niên, Saigon, 2012.

(3) Bội Trân, sđd. Trang 255, 256.

(4) Văn Quang, sđd. Trang 262.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm