Cà Kê Dê Ngỗng
Tác Giả Bài Này Là Văn Nô Đắc Lực Của CS: Trung Quốc muốn gì?
Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, "thao quang dưỡng hối" giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng "Trung Quốc mạnh lên thì cả thế giới đều được phúc lợi chung"
Cách đây chỉ hơn hai mươi năm, thế giới nói đến Trung Quốc như một cường
quốc đang lên - a rising Power. Và lo ngại đặt câu hỏi: ông lên như thế
thì ông sẽ lên đến đâu, và lên đến đó thì ông sẽ làm gì? Hai mươi năm
sau, Trung Quốc đã lên vượt bực, lên cực nhanh, làm cả thế giới chóng
mặt, và câu hỏi đâm ra lo ngại một cách chính xác hơn: ông lên như thế
thì liệu chiến tranh có xảy ra không?
Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, "thao quang dưỡng
hối" giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng
ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng "Trung Quốc mạnh lên thì cả thế
giới đều được phúc lợi chung". Sau đó không lâu, thế giới bừng tỉnh giấc
nam kha hòa bình khi giọng ông thay đổi, tác phong thay đổi, từ mềm
thành cứng, từ thủ thành công, từ lịch sự đến đe dọa, gây hấn, trịch
thượng. Ông bốp chát với Mỹ, căng thẳng với Nhật, trấn áp lân bang, lè
lưỡi bò liếm hết Biển Đông, liếm tất, không chừng liếm qua đến cả Ấn Độ
Dương. Vậy thì chiến tranh là hậu quả phải tiên liệu cùng với cái đà
trỗi dậy của ông? Ông muốn gì? Đó là câu hỏi đặt ra trong sách báo ngày
nay.
GS. Cao Huy Thuần |
Không ai trả lời được câu hỏi vì một lẽ giản di: không ai đoán trước
được tương lai, huống hồ là tương lai của Trung Quốc mà ai cũng biết là
phức tạp và khó lường. Bề mặt của chiếc mể đay Trung Quốc là một sức
mạnh ghê gớm, về quân sự, về kinh tế. Nghe nói Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ
trong vài chục năm tới, đã thất kinh. Quỹ Tiền tệ quốc tế còn tính toán
khiếp đảm hơn nữa: kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ từ đây đến năm
2016. Nhưng cái mề đay lại có mặt trái mà ai cũng biết: nhũng lạm, bất
bình đẳng xã hội, bất ổn định, nghi ngờ về chính đường lối phát triển...
Có chắc cái đà phát triển này sẽ tiếp tục như thế hay không? Không biết
chắc Trung Quốc sẽ như thế nào mà trả lời câu hỏi "Trung Quốc muốn gì"
trong tương lai thì có khác nào chưa ăn mà đã hỏi có ngon không. Cho
nên, đối với anh nhà giáo chỉ biết lý thuyết, có trả lời thì cũng chỉ
mượn lý thuyết mà trả lời, mong lấy lýthuyết mà soi đường cho thực tế.
Vậy thì, từ trước đến gần đây, mọi lý thuyết về tương lai của Trung Quốc
đều căn cứ trên cái nhìn từ bên ngoài, nghĩa là trên những tiêu chuẩn
khách quan về sức mạnh, cho rằng như thế mới "khoa học", bởi vì đó là
những tiêu chuẩn có thể đánh giá được, đo lường được. Quân sự, kinh tế,
dân số, kỹ thuật, tài nguyên, địa chính trị... là những tiêu chuẩn như
vậy. Nhưng khi đặt câu hỏi "Trung Quốc muốn gì?" thì những tiêu chuẩn
khách quan ấy không đáp ứng đủ thỏa mãn vì người hỏi cần biết thâm ý của
Trung Quốc ở trong thâm sâu ý định. Cái gì ở trong đầu một cá nhân, ta
đã khó biết, làm sao biết được cái gì ở trong đầu một tập thể? Tuy vậy,
đây mới chính là điều quan trọng, có lẽ là quan trọng hơn cả, để hiểu
ông khổng lồ láng giềng của ta. Vậy thì bằng cách nào dò biết thâm ý?
Câu hỏi đặt ra sự cần thiết phải có một cái nhìn nữa từ bên trong của
sức mạnh để bổ túc cho cái nhìn từ bên ngoài. Cái nhìn từ bên trong ấy
cũng phải căn cứ trên một tiêu chuẩn khách quan. Tiêu chuẩn gì? Trả lời:
phương pháp duy nhất để biết "Trung Quốc muốn gì?" là đặt câu hỏi
"Trung Quốc là gì?". Chính xác hơn: "Trung Quốc tự định nghĩa mình là
gì?" Chỉ mới gần đây, lý thuyết về quan hệ quốc tế mới đặt nặng tiêu
chuẩn văn hóa như thế. Và đúng vậy, trong thời sự quốc tế, càng ngày văn
hóa càng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hòa bình, căng thẳng,
hay chiến tranh giữa các quốc gia hay các tập thể dân tộc.
Bài viết này, như vậy, thuật lại hai lối nhìn lý thuyết, từ bên ngoài và
từ bên trong. Từ bên ngoài, nhìn khả năng của sức mạnh. Từ bên trong,
nhìn cách một dân tộc tự định nghĩa về mình. Lối nhìn thứ nhất chủ
trương: ý định biểu lộ qua khả năng. Anh mạnh lên thì anh sẽ có ý định
của kẻ mạnh. Lối nhìn thứ hai chủ trương: anh tự định nghĩa về anh như
thế nào thì anh phát triển sức mạnh của anh lên thế ấy. Vậy,hãy bắt đầu
với lối nhìn thứ nhất.
I. Nhìn từ bên ngoài: khả năng
Hiểu theo nghĩa rộng, "khả năng" bao trùm cả lĩnh vực kinh tế. Hiểu theo
nghĩa hẹp, "khả năng" chủ yếu đặt trên lĩnh vực quân sự. Nhìn vấn đề
dưới khía cạnh kinh tế, các chủ thuyết tự do (liberalism) cho rằng vì
trật tự thế giới hiện nay buộc phải mở rộng giao thương, Trung Quốc muốn
mạnh lên bắt buộc phải nương theo trật tự ấy, không làm khác được, phá
vỡ nó là đi ngược lại với chính lợi ích của Trung Quốc. Chúng tôi dang
tay ra đón anh vào chơi trong trật tự này để chúng ta cùng trù phú lên
với nhau: đó là lập luận của Mỹ và Âu châu từ đầu cho đến bây giờ. Trong
trật tự này, mọi nền kinh tế đều liên đới với nhau, một kẻ đau là tất
cả đều bị nhiễm, không ai có lợi gì để muốn một Trung Quốc yếu. Hơn nữa,
bây giờ anh đã mạnh rồi, anh hãy củng cố thêm trật tự ấy, hãy cùng
chúng tôi trừng phạt kẻ nào phá rối trật tự: Bắc Hàn, Iran, Syria, nội
chiến ở Sudan, cướp biển ở Somali, phát tán nguyên tử, khủng hoảng kinh
tế, thời tiết hâm nóng... bao nhiêu ách tắc trên thế giới đang cần đến
anh để dẹp bỏ, anh hãy chứng tỏ anh là một cường quốc có trách nhiệm.
Một trật tự thế giới ổn định là điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế,
thị trường phải thay thế cho chiến tranh, cạnh tranh thay thế vũ khí.
Make money, not war! Lạc quan, tín đồ của chủ thuyết này giữ vững lập
trường dù Trung Quốc đã trở nên hung hãn, và dù cạnh tranh của Trung
Quốc sát phạt không thua gì dao kiếm, sức mạnh mềm xâm nhập cả những
lĩnh vực chiến lược ở cả châu Âu. Mà không phải chỉ giới đại học: các
nhà nghiên cứu chính sách ở Mỹ cũng không ngớt khuyên răn: với Trung
Quốc, hãy thuyết phục, đừng bao vây. Persuasion, not containment.2
Thuyết tự do còn lạc quan trên địa hạt xã hội. Trung Quốc càng trù phú,
giới trung lưu càng phát triển. Giới trung lưu càng phát triển, nền tảng
xã hội của dân chủ càng mở rộng. Dân chủ càng mở rộng, chế độ càng khó
làm chiến tranh. Nghe rất hợp lý. Nhưng thế nào là "trung lưu"? Mấy ai
đồng ý với ai về định nghĩa, về tiêu chuẩn. Và mấy ai đồng ý với ai về
mối liên hệ cơ hữu giữa giới trung lưu và chiều hướng dân chủ ở Trung
Quốc? Tuy vậy, mỗi khi bàn về chiến tranh hay hòa bình, thế nào cũng có
người đặt tin tưởng trên giới trung lưu: họ đang giàu lên, họ đang hưởng
lợi, dại gì họ lao đầu vào chiến tranh để mất phú quý? Huống hồ Trung
Quốc còn cần phát triển thêm kinh tế nữa để mạnh hơn, để vượt qua Mỹ như
người ta nói. Bởi vậy, dù căng thẳng chăng nữa, họ dại gì cắt đứt liên
đới hỗ tương giữa kinh tế của hai nước để đi vào tình trạng điên rồ mà
giới chuyên gia quân sự ngày trước, trong thời chiến tranh lạnh với Liên
Xô, gọi là "tình trạng tiêu diệt hỗ tương" nếu một bên bấm nút nguyên
tử?.3 Nếu tôi, người viết bài này, là chuyên gia Mỹ, chắc tôi cũng có
thể chủ trương như vậy, bởi vì tin tưởng lạc quan ấy có thể thích hợp
với hoàn cảnh và lợi ích của nước Mỹ. Nhưng tôi lại là người Việt Nam,
sống sát nách Trung Quốc, quá biết kinh tế có thể giết trọn một nước,
không cần súng đạn, cho nên quá lạc quan vào chủ thuyết liên đới kinh tế
không phải là thái độ của tôi. Và thú thật, tôi có thiện cảm hơn với
những chuyên gia Mỹ chống lại thuyết ấy, cho rằng dù có căng thẳng, dù
chủ trương bao vây, vẫn có thể đồng thời giao thương kinh tế, không việc
gì phải cong lung nhân nhượng, nhất là khi cán cân thương mại giữa hai
nước có lợi cho Trung Quốc. Vả chăng, chắc gì liên đới kinh tế hỗ tương
là giá trị cao nhất trong tính toán của Trung Quốc? Ví thử Đài Loan
tuyên bố độc lập, Bắc Kinh sẽ chọn thái độ gì, chiến tranh hay lợi ích
kinh tế hỗ tương? Lại ví thử Trung Quốc nghĩ rằng một chiến tranh chớp
nhoáng ở Biển Đông với một mình chiếc đũa Việt Nam, đặt Mỹ và cả vùng
trước sự đã rồi, không mang lại những hậu quả kinh tế tai hại như một
chiến tranh dài hạn, liệu Trung Quốc không biết ra tay như đã từng ra
tay ở Hoàng Sa, Gạc Ma?.4 Chiến tranh thế giới thứ nhất có thể còn mách
nước cho Trung Quốc: Anh, Pháp, Nga vẫn giao thương mạnh mẽ với Đức
trong hai thập kỷ trước chiến tranh, mặc dù Tam Cường ấy đã liên minh
với nhau để bao vây Đức. Chiến tranh, như có tác giả đã viết, không ngăn
cấm hai bên địch thủ tiếp tục giao thương với nhaunếu thấy điều đó có
lợi cho cả hai.5
Vì những lẽ trên, tôi thấy chủ thuyết tả thực (realism) hợp với Việt Nam
hơn và thấy gần gũi hơn với tác giả đại diện sáng chói của thuyết ấy,
Mearsheimer. Tôi tóm tắt dưới đây luận thuyết của ông.6
Trước hết là nhận định của phái tả thực nói chung về hệ thống quốc tế:
đây là một hệ thống vô chính phủ, trong đó mỗi quốc gia đều nhắm đến mục
đích tối thượng là bảo vệ sự sống còn bằng cách duy trì và tăng cường
sức mạnh. Quan tâm về sức mạnh đưa đến cạnh tranh để mạnh hơn vì ai cũng
sợ ai. Bởi vậy, các nước lớn phát triển sức mạnh đến tối đa để cạnh
tranh thắng lợi với các nước mạnh khác, để chiếm ưu thế trên cán cân lực
lượng, và tiến tới thống trị thế giới.
Có một lúc, dưới thời tổng thống Bush, người ta tưởng nước Mỹ đã đạt đến
mức chúa tể như vậy. Bây giờ thì ai cũng thấy: dù mạnh đến đâu, nước Mỹ
ở bên kia Thái Bình Dương cũng không thể một mình làm chủ trên phần đất
bên này Thái Bình Dương. Điều mà nước Mỹ có thể làm, giống như các đại
cường đã làm trong lịch sử, là đô hộ trên vùng địa lý của mình và ngăn
cản không cho một ông đại cường nào khác đô hộ trên vùng địa lý ấy. Đã
là bá chủ vùng thì không ông nào muốn thấy một ông đại cường khác mon
men đến vùng mình để cạnh tranh. Nước Mỹ đủ mạnh để không ai dám đến
cạnh tranh ở châu Mỹ, nhưng đó là cố gắng mà nước Mỹ đã làm với xương
máu chiến tranh trong suốt cả thế kỷ từ khi lập quốc. Điều mà nước Mỹ đã
làm, điều mà các cường quốc khác đã làm trong lịch sử, tại sao bây giờ
Trung Quốc không làm? Bộ Trung Quốc là ông thầy tu? Là ông thánh? Là con
gà trống thiến? Trung Quốc cũng sẽ ngăn cản không cho nước Mỹ can thiệp
vào vùng của ông. Ngược lại, nước Mỹ cũng sẽ không để cho ông tự do
hoành cứ trong vùng ấy. Và, cũng theo đúng luận lý của sức mạnh và thực
tế của lịch sử, Trung Quốc sẽ mon men thọc gậy bánh xe vào vùng lãnh địa
của nước Mỹ ở châu Mỹ như đã bắt đầu và đang tiếp tục hành động như vậy
hiện nay.
Cho đến bây giờ, nước Mỹ tung hoành trên thế giới được là vì nước Mỹ yên
tâm về an ninh trong vùng ảnh hưởng của mình, chẳng ai dám phá rối trừ
anh Cuba xấc xược. Trong vòng vài chục năm nữa, nếu Trung Quốc vượt được
Mỹ như có nhiều người nói thế, tại sao Trung Quốc lại không tung hoành
dọc ngang trên thế giới như Mỹ hiện nay? Và khi đó, cũng để yên tâm về
an ninh trong vùng mình, tại sao Trung Quốc không làm như Mỹ, nghĩa là,
trước hết, dẹp tan mọi tranh chấp chủ quyền, áp đặt chặt chẽ thống trị
trong vùng, không ai được nói khác, làm khác, cựa quậy khác, mơ mộng
khác, đảo nào cũng là đảo của ta, biển nào cũng là hồ tắm của con cháu
Mao chủ tịch? Những gì thế giới đã chứng kiến trong hơn chục năm qua cho
thấy rõ đường đi nước bước ấy: tăng cường hạm đội, lè lưỡi bò, liếm hết
đảo kể cả với Nhật, phản đối việc Mỹ tập trận với Hàn Quốc ở Hoàng Hải
năm 2010, bàn luận thiết lập "chuỗi dây chuyền hải đảo thứ nhất", rồi
"dây chuyền hải đảo thứ hai"... Nếu thực hiện được, Nhật và Phi hết
đường đồng minh với Mỹ. Chưa kể việc bàn tính thành lập một "hạm đội
nước xanh" để làm chủ đại dương, làm chủ an ninh hải lộ, chẳng lo ai bịt
ống dầu dẫn từ Trung Đông. Và cũng chưa kể, Việt Nam ơi, hành động đặt
giàn khoan trong vùng kế cận Hoàng Sa, ngang nhiên như đàogiếng trong
vườn nhà.
Bước đi vững chắc như cọp săn mồi, ý đồ lồ lộ, ngôn từ trịch thượng anh
cả, ngày nay ai mà chẳng thấy an ninh của mình bị đe dọa nghiêm trọng
trước thực tế một sức mạnh khổng lồ càng ngày càng được tăng cường? Hậu
quả tất nhiên là "hiện tượng leo thang an ninh" phải xảy ra. Nước này
rồi nước nọ leo thang tăng cường quân sự, leo một hồi sẽ leo đến chiến
tranh. Ngày nay, dù miệng có ngọt ngào lien đới hợp tác kinh tế đến đâu,
trong bụng anh láng giềng nào của Bắc Kinh cũng đều ớn sự trổi dậy của
ông ấy, đều nghĩ cách rào cản ông lại. Thương hay ghét, muốn hay không,
tin hay nghi, anh nào cũng bắt buộc phải nghĩ đến kinh nghiệm rào cản
của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Và Mỹ cũng sẽ không có chiến lược nào hữu
hiệu hơn đối với Trung Quốc bằng chính sách rào cản. Nghĩa là liên minh
với các nước láng giềng cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa: Ấn Độ, Nhật Bản,
Phi, và, why not, Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là: các nước why not có dám chọn liên minh với Mỹ chăng?
Có dám cùng với Mỹ lập lại cân bằng lực lượng hay ngã hẳn về Trung Quốc?
Hay chơi trò đu dây? Khó mà tưởng tượng rằng khi tranh chấp Mỹ-Trung
xảy ra đến độ quyết liệt, hai ông siêu cường không làm áp lực mạnh để
chẳng ai chơi được trò đu dây. Vậy thì ngã vào ai là tùy ở tính toán của
mỗi nước về ai đe dọa hơn ai đến sự sống còn, ai ở xa ai ở sát nách, ai
nuốt mình dễ, ai cần mình hơn. Nước Mỹ có quân đội trấn đóng trên đất
Nhật, trên đất Hàn, nhưng hễ phong phanh nghe Mỹ muốn rút quân đi là cả
Hàn lẫn Nhật đều xin ở lại. Nước Tàu không có quân đội trấn đóng, chỉ có
hàng vạn phu phen và làng xã mọc lên như nấm thôi, nhưng chủ nhà mất
đất không bao giờ hay. Cho nên các nước nhỏ không thể không lo nghĩ đến
chuyện rào cản. Các nước lớn cũng vậy. Ấn Độ và Nhật Bản ký "Tuyên bố về
hợp tác an ninh" năm 2008 khi thấy Trung Quốc tăng cường vũ lực. Ấn Độ
và Mỹ sát lại gần nhau tuy Mỹ rất cần Hồi Quốc để chống khủng bố Al
Qaida. Nhân quyền là giá trị đầu môi của Mỹ nhưng khi cần thì Mỹ cũng lơ
đi để quan hệ chặt hơn với Indonesia. Singapore miệng nói thân Tàu
nhưng cung cấp cảng Changi cho hạm đội Mỹ. Và Nhật, dù dân có biểu tình
phản đối, Okinawa vẫn trải thảm điều mời thủy quân lục chiến Mỹ đóng đô.
Trung Quốc càng đe dọa, khuynh hướng ngã vào Mỹ ở đâu cũng tăng lên. Á
châu hoan hô Obama dời trọng tâm chiến lược từ Âu sang Á. Rồi Á châu lo
ngại khi thấy Mỹ yếu tay ở Syria, ở Ukraina.
Tóm lại: Trung Quốc càng mạnh lên càng làm trầm trọng them cạnh tranh an
ninh với Mỹ và với láng giềng, càng muốn tống nước Mỹ ra khỏi vùng ảnh
hưởng, càng thúc đẩy khuynh hướng liên minh với Mỹ để cân bằng lực
lượng. Có khả năng nhiều căng thẳng sẽ xảy ra. Khả năng gần đây nhất là
sự kiện giàn khoan HD 981.Vấn đề là: những căng thẳng đó có đưa đến
chiến tranh không? Trả lời câu hỏi này buộc phải đặt câu hỏi đặt ra
trước: Cả Trung Quốc cũng có vũ khí nguyên tử, liệu vũ khí nguyên tử có
ngăn cản chiến tranh xảy ra ở Á châu như đã ngăn cản ở Âu châu trước đây
chăng?
Mearsheimer không nghĩ rằng hai hoàn cảnh có thể so sánh với nhau. Trước
hết là vì lý do địa lý. Trọng tâm của chiến tranh lạnh tụ trên một điểm
duy nhất: Bá Linh, nằm giữa lục địa châu Âu. Ván bài quá lớn, nếu có
chiến tranh xảy ra, khó lòng không đưa đến chiến tranh nguyên tử, nghĩa
là tiêu diệt cả châu Âu, không chừng thảm họa lan ra đến cả lãnh thổ hai
địch thủ. Không ai dám nghĩ đến cái viễn tượng đó. Mục đích của vũ khí
nguyên tử ở đây là tạo ra để mà không dùng, tạo ra để mà ngăn cản bên
kia không dùng đến. Tất cả tinh túy của chiến lược nguyên tử nằm ở chỗ
bảo tồn lực lượng nếu địch nả cú đầu để đánh trả cú thứ hai. Chính vì sợ
cú thứ hai ấy mà không phe nào dám nổ cú đầu, và chiến tranh đã không
xảy ra. Địa lý ở Á châu khác hẳn. Không có một tụ điểm như Bá Linh,
tranh chấp phân tán trên nhiều nơi khác nhau mà không nơi nào có tầm
quan trọng như Bá Linh, nếu chiến tranh có xảy ra cũng không đưa đến
những hậu quả khốc liệt như thế. Vì vậy chiến tranh giữa Mỹ và Trung
Quốc dễ có khả năng xảy ra hơn.
Chẳng hạn căng thẳng ở Bắc Triều Tiên. Giả sử chiến tranh xảy ra giữa
Nam và Bắc Hàn và ví dụ 19.000 quân đội Mỹ trấn đóng ở đấy phải lao vào
chiến tranh với Trung Quốc, chiến tranh vẫn nhỏ so với trận chiến nếu
xảy ra ở Bá Linh. Đài Loan, Biển Đông, Senkaku cũng vậy, khó bề so sánh.
Huống hồ chiến trận ở các nơi ấy diễn ra trên biển, giả thuyết leo
thang nguyên tử ít có khả năng xảy ra, cho nên đụng độ cổ điển (nghĩa là
không nguyên tử) giữa Mỹ và Trung Quốc dễ tưởng tượng hơn là giữa Mỹ và
Liên Xô trên lục địa Âu châu ngày trước.
Đó là lý do thứ nhất: lý do địa lý. Lý do thứ hai liên quan đến cấu trúc
của hệ thống quốc tế: ngày trước, cấu trúc ấy là hai cực, cực Mỹ và cực
Liên Xô; bây giờ, ở Á châu cấu trúc ấy là đa cực. Ngay Nhật, và ngay cả
Ấn Độ, cũng là những nước lớn, Ấn Độ còn có vũ khí nguyên tử, kém gì
ai? Dù rằng hai nước ấy không mạnh bằng Trung Quốc, và dù rằng cái thế
đa cực ở đây không cân bằng nhau, nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải là một
cực như Liên Xô ngày trước. Ở cái thế đa cực ấy, chiến tranh dễ xảy ra
hơn ở thế lưỡng cực vì nhiều lẽ. Một, là các nước lớn dễ đánh nhau hơn,
hoặc với nhau hoặc với các nước nhỏ. Hai, là ông anh cả dễ bắt nạt em
ba, em tư, em út, dễ đánh tỉa từng em. Ba, là ông lớn nhất, đang vươn
lên thành bá chủ vùng kia, làm ai cũng sợ, mà sợ thì hoặc là giơ tay đầu
hàng trước, hoặc là chịu nhục hết nổi thì uýnh một trận, chết cũng cam.
Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông và hành động trấn
áp của Nga ở Ukraina mới đây đã khiến các giới quan sát quốc tế chú ý
hơn đến lý luận đa cực này. Không thiếu gì con mắt nhà nghề thấy rằng
chưa chắc đã có dầu khí ở vùng biển Hoàng Sa. Rất có thể Bắc Kinh "lớn
tiếng cao giọng tuyên bố bá quyền". Giống như Nga, Trung Quốc muốn chứng
tỏ Ta đây là sếp trong sân sau của Ta. "Na ná như phiên bản của Nga và
Trung về cái được gọi là chủ thuyết Monroe", nghĩa là không ai được xớ
rớ vào vùng cấm địa của Ta. Tờ báo danh tiếng Le Monde của Pháp, phân
tích hai sự kiện nổi bật nói trên trong tháng 5 vừa qua, kết luận sau
khi nhắc lại chủ thuyết Monroe: "Xét những gì đã xảy ra trong mấy tuần
qua, thế giới đa cực tự báo trước về mình một cách không có gì đáng ngạc
nhiên: đây là thế giới của những tên thô bạo".7
Câu kết luận của tờ báo tóm tắt những gì đã nói ở trên về bức tranh mà
Mearsheimer đã vẽ ra. Dù không muốn bi quan, tôi cũng khó mà lạc quan
với các tác giả bác ông. Không có cách gì chấp nhận luận điệu của họ. Họ
nói: Một, tuy cấu trúc quốc tế đúng như phái tả thực mô tả, Mỹ và Trung
Quốc vẫn có thể khôn khéo lèo lái để tránh đụng độ nhau đến mức căng
thẳng. Hai, tuy liên minh với Nhật và với Hàn có thể gây vấn đề - luôn
luôn là vấn đề - tế nhị giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến tranh không phải là
tất yếu. Ba, muốn thế Mỹ phải tránh, đừng thổi phồng hiểm nguy của một
Trung Quốc lớn mạnh. Và bốn, phải biết nhân nhượng về những tranh chấp
nào mà quyền lợi của Mỹ không phải là sống chết, Đài Loan chẳng hạn. Thế
thì Biển Đông của chúng tôi, ai cùng bảo vệ với tôi? Huống hồ các người
lập luận như vậy cũng không dám cả quyết lạc quan. Họ nói, khá ba
phải: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình, nhưng kết luận ấy cũng
không có gì bảo đảm".8
Đúng là không có gì bảo đảm, nhất là trong thời gian gần đây, với hăm
dọa của Trung Quốc trên đảo mà Nhật gọi là Senkaku, và nhất là với ngang
ngược của Bắc Kinh khi cắm giàn khoan trên thềm lục địa của Việt Nam.
Chiến tranh với Mỹ càng ngày càng không phải chỉ là giả tưởng: lo ngại
phản ánh ngay cả trên tờ Foreign Affairs khi có tác giả khuyến cáo hai
bên phải "rõ ràng về những đường ranh đỏ thực sự và giá phải trả để bảo
vệ những đường ranh ấy".9 Nhưng đâu là đường ranh, khi danh sách những
quyền lợi "cốt lõi" mà Trung Quốc giương ra trước mắt nước Mỹ trong thời
gian gần đây càng ngày càng dài khiến những tranh chấp phụ cũng trở
thành quyết tử? Đâu là đường ranh, khi cả thế giới đang chứng kiến một
hiện tượng mới hừng hực bốc lên từ chục năm nay tưởng chừng như hỏa diệm
sơn sẵn sàng phun lửa? Hiện tượng đó, không nguy hiểm nào khó lường
hơn: đó là dân tộc chủ nghĩa. Đọc sách báo ở Mỹ, rất dễ để ý. Trước đây,
các giới phân tích chỉ chú tâm vào yếu tố kình tế, quân sự, địa chính
trị. Gần đây, ai cũng chỉa ống dòm vào nguy cơ của dân tộc chủ nghĩa, kể
cả trường phái tả thực mà lập trường cố hữu là chỉ xét những yếu tố ở
bên ngoài, những gì có thể đo lường, đánh giá cụ thể. Trong phân tích về
quan hệ quốc tế, yếu tố văn hóa bây giờ được đưa vào với tất cả trân
trọng, không thua gì những yếu tố khác, nhất là đối với Trung Quốc. Như
một chuyên gia về Trung Quốc đã viết, "câu hỏi phải chăng Trung Quốc là
mối đe dọa đối với các nước khác không thể chỉ trả lời bằng cách phóng
tầm nhìn vào sức lực của Trung Quốc trong tương lai - chỉ số kinh tế,
tiến bộ kỹ thuật, ngân sách quốc phòng - như nhiều nhà tiên đoán đã làm.
Sức mạnh chỉ là một phần của giải đáp. Ý định – Trung Quốc lựa chọn sử
dụng sức mạnh của mình như thế nào - mới chính là đầu mối để biết hòa
bình hay chiến tranh".10 Cái nhìn từ bên ngoài không đủ, phải bổ túc
bằng cái nhìn từ bên trong, cái nhìn vào tận xương tủy của văn hóa ông
khổng lồ để xem ông tự định nghĩa mình
như thế nào.
II. Nhìn từ bên trong: Trung Quốc tự định nghĩa
2008. Năm Thế Vận Hội. Ngọn đưốc Thế Vận chuyền tay từ Hy Lạp qua Bắc
Kinh, trên một lộ trình dài 85.000 dặm, dừng chân trên 135 thành phố.
Khoảng thời gian ấy, Trung Quốc bị thế giới lên án gay gắt, nhất là về
nhân quyền và đàn áp ở Tây Tạng. Luân Đôn, Paris, San Francisco,
Canberra... khắp nơi, các hội đoàn nhân quyền tổ chức phản đối khi đuốc
Thế Vận rước qua. Thế nhưng, khắp nơi, Hoa kiều bừng bừng lửa hận đáp
trả, khí thế ngùn ngụt không thua gì ở chính quốc, nhất là trong giới
thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tiến bộ, Duke, Berkeley,
Chicago... khắp nơi! Siêu thị Carrefour của Pháp, đang ăn khách thế,
phát đạt mở nhánh trên 20 thành phố, bị dân chúng ồ ạt tấn công. Khẩu
hiệu, la hét:
Nói không với Carrefour!!! Nói không với bọn đế quốc Pháp!!!
Cực lực phản đối cuộc xâm lăng Anh-Pháp năm 1860!
Toàn dân Trung Quốc đứng lên!!!
Ô hay, Thế Vận Hội thì có ăn nhậu gì với liên quân Anh Pháp hồi xửa hồi
xưa, hồi cố nội cố ngoại các vị ấy chưa đẻ? Ấy thế mà lịch sử bốc máu
chảy rần rần trong gân cốt. Ai cả gan động đến cái lông chân Trung Quốc
ngày nay, mà lại xấu số trót sinh vào đất Nhật hay đất Tây phương, hãy
coi chừng: "Đừng quên quốc sỉ!" Wuwang guochi! Bốn chữ ấy ngự trị trên
bàn thờ, tín đồ của cái đạo dân tộc chủ nghĩa ấy đạp nát như voi đạp bả
mía bất cứ ai dám cả gan thách thức. Các nhà nghiên cứu đánh cuộc cho
hòa bình cũng hãy coi chừng! Cái thứ lửa tân chủ nghĩa ấy đốt râu quý vị
bao giờ không hay.
Quá dễ dàng để minh chứng điều ấy qua vài biến cố lớn đã xảy ra: vụ Mỹ
ném bom nhầm trên tòa đại sứ Bắc Kinh ở Belgrade năm 1999 hay vụ đụng độ
giữa máy bay Mỹ EP-3 và máy bay Trung Quốc F8 kế cận hải phận Hải Nam
năm 2001. Lạ thật, tưởng giới trẻ dị ứng với chế độ, ai ngờ sinh viên
rần rộ phô trương khí thế trước Sứ quán Mỹ, bao vây, ném đá, đốt xe, đốt
cà nhà của tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Lửa ấy, sách báo thế giới đã nói
nhiều. Nhưng, để hiểu gan ruột anh Tàu, không phải cứ tìm đến những
chuyện lớn mà hiểu; chính trong những chuyện tầm phào nhất, người Việt
chúng tôi hiểu anh Ba rành rọt hơn Tây. Chẳng hạn chuyện này: cái mề đay
vàng của Thế Vận Hội.
Bất cứ ở nước nào, thể thao cũng là đầu tư cho chính trị quốc tế. Cả
chính trị quốc nội nữa, vì chính quyền cũng được thơm lây nhờ thắng lợi
của các lực sĩ. Ở Tàu cũng vậy thôi... nhưng mà khác. Phải là huy chương
vàng kia! Đừng nói: thì ở đâu chẳng vậy! Không phải! Khác hẳn, chẳng
giống ai. Ở đâu khác, được bạc hay đồng cũng vui rồi. Ở Tàu, phải là
vàng! Bạc và đồng là sọt rác! Phải là vàng mới thiêng liêng. Và thiêng
liêng như Thượng Đế. Nói theo giọng Mao, mề đay vàng là "khí giới nguyên
tử tâm linh". Tại sao? Thì tại vì lịch sử! Tại vì "đừng quên quốc sỉ!"
Trước đây, bọn Nhật Bản và bọn đế quốc Tây phương đã dám nói: Trung Quốc
là "kẻ phàm phu bệnh hoạn ở Đông Á". Dongya bingfu! Thật ra, nguyên
thủy, câu ấy ám chỉ sự suy nhược của nhà Thanh, giống như đế quốc Thổ
Nhĩ Kỳ đã trở thành "Đông Á bệnh phu" của châu Âu. Thế nhưng tín đồ của
chủ nghĩa dân tộc cải biên ngày nay nghĩ khác: bọn đế quốc ấy dám chê
hình hài thể xác của chúng ta! Đã thế thì phải cho chúng nó biết hình
hài này đè bẹp thể xác chúng nó như thế nào. Thế là bắt đầu nhồi nhét
lịch sử Thế Vận Hội vào đầu giới trẻ năm 2004:
"Trước 1949, lực sĩ Trung Quốc đã tham dự 3 Thế Vận, nhưng lần nào cũng
trở về với thất bại, không đạt được huy chương nào. Một tờ báo ngoại
quốc đăng một tranh hý họa: dưới lá cờ năm vòng tròn của Thế Vận, một
toán Trung Hoa ốm yếu, da bọc xương, bận lễ phục quan gia và Âu phục,
khiêng một quả trứng vịt khổng lồ - một con số không. Bức tranh hý họa
đó nhan đề: " Đông Á bệnh phu". Đó là một chế diễu và nhục mạ".11
Thật ra, bức tranh châm biếm đó không phải đăng trên một tờ báo phương
Tây mà trên một tờ báo Hoa ngữ ở Singapore. Nhưng hề chi sự thật, đây
đâu phải là thể thao, đây là quốc nhục phải rửa.
Bởi vậy mà cái huy chương vàng của Liu Xiang ở Thế Vận Athens 2004 là
thiêng liêng! Nó thiêng liêng vì nó là huy chương về môn chạy đua 110
mét có rào cản. Thế giới chứng kiến tận mắt: thân thể của anh phàm phu
ngày xưa đè bẹp thân thể của bọn Tây phương ngày nay. Liu tuyên bố một
câu danh ngôn tại Athens: "Chiến thắng của tôi chứng minh rằng lực sĩ da
vàng có thể chạy nhanh như lực sĩ da đen hoặc da trắng". Ai nói đó là
thành tích thể thao, người đó chẳng hiểu gì anh Ba. Đó là cả dân tộc
Trung Hoa đứng lên xóa sạch tủi nhục của thế kỷ.
Bởi vậy mà phải là huy chương vàng! Bạc hay đồng thì hóa ra thân thể anh
Tàu vẫn cứ bingfu, vẫn cứ thua thân thể anh Tây! Huy chương vàng vừa
rửa hận vừa mang tính chính đáng đến cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Một
tỷ trái tim cùng tung hô cặp giò của lực sĩ Liu nghĩa là một tỷ trái tim
cùng tung hô Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ai đem lại tự hào này nếu không
phải là Đảng! Ai đưa Trung Quốc từ địa vị cái trứng vịt lộn năm 1932 lên
địa vị thượng đẳng 100 huy chương và 51 vàng năm 2008? Có lĩnh vực nào
mang lại đồng thuận, đồng tình, đồng hỷ, đồng lạc, đồng bốp bốp vỗ tay
như lĩnh vực thể thao? Đảng Cộng sản vạn vạn tuế!
Cái rủi của Trung Quốc hồi thê kỷ 19 biến thành cái may cho chế độ hiện
hành. Khi hệ ý thức Mao không còn linh hiển nữa để giúp Ngu Công dời núi
thì hệ ý thức dân tộc chủ nghĩa vù đến, đúng lúc, đúng thời, thay cái
cũ bằng một cái mới đáp ứng đôm đốp tâm lý cộng đồng, đánh thức cả gia
tài văn hóa ngàn đời nằm ngủ trong tận thâm sâu của tiềm thức dân tộc.
Bởi vậy, câu hỏi mà nhiều giới quan sát ở Mỹ đã đặt ra nghe nó ngây ngô
làm sao: dân tộc chủ nghĩa ấy là từ trên ban xuống hay từ dưới trồi lên?
Hỏi vớ vẩn! Tất nhiên là cả hai! Cái dễ sợ, cái khiếp đảm của vũ bão
triều cường đang cuồn cuộn phăng phăng trào lên ở phương Bắc là do ở chỗ
gặp gỡ của hai hưng phấn, từ trên xuống và từ dưới lên, đưa đến một run
rẩy hoan lạc song phương, từ đó thai nghén một đứa con bất trị có tên
là chiến tranh.
Từ trên xuống: "Vật vong quốc sỉ" là khẩu hiệu dẫn đầu cả một quốc sách
dạy con trẻ bằng sách giáo khoa, viện bảo tàng, nói chuyện tập thể, tiểu
thuyết, văn thơ, nhạc, phim ảnh, nghỉ lễ, bản đồ, tham quan di tích
lịch sử... dạy trẻ không được quên. Không được quên "thế kỷ tủi nhục" từ
chiến tranh nha phiến 1840. Không được quên cái gì và phải nhớ cái gì:
đó là nhét vào đầu con trẻ định nghĩa về Trung Quốc, về bản chất của dân
tộc, về bản chất của chính người dân Trung Quốc, chính mỗi cá nhân.
Đừng quên: tủi nhục ấy là trước Tây phương và trước Nhật Bản.
Và phải nhớ: "Trung Quốc" là nước ở trung tâm. Trung tâm ở đây không
phải là khái niệm địa lý, cũng phải chỉ là khái niệm văn hóa: nó bao hàm
cả ý nghĩa chính trị. Ai kiểm soát được trung tâm, kẻ ấy là nhà cầm
quyền chính đáng để cai trị thiên hạ. Tác giả câu ấy là Tưởng Giới
Thạch. Trung Quốc còn có tên nữa là Trung Hoa. Tôi được nghe một học giả
cắt nghĩa nguyên thủy của từ này: "Hoa" là đẹp đẽ, áo quần đẹp, trang
sức đẹp. Trung Quốc tự cho mình là "hoa", chung quanh tất cả đều là
"di". Với văn hóa đẹp đẽ, Trung Quốc tự cho mình nhiệm vụ đồng hóa man
di, "dụng Hạ biến di" ("yong xia bian yi") như lời của Mạnh Tử. Man di
mà được biến đổi văn hóa thì "di" cũng thành "hoa", thành dân nước Hạ.
Sĩ phu ta ngày xưa chắc đã mắc lỡm cái sách lược này: suốt đời dài lưng
tốn vải cặm cụi sách đèn cố làm sao cho "giống", chứ không phải cho
"khác" như anh hảo hán samourai Nhật kia. Cứ đọc sử thần Ngô Sĩ Liên thì
rõ. Tôi lại được cắt nghĩa thêm: Trung Quốc lại còn có tên là Shenzhou,
xuất hiện từ thời Chiến Quốc, đất thiêng, đất thánh. lại còn được gọi
là Thiên Triều, danh hiệu mà nghe nói giới trẻ ngày nay rất ưa dùng trên
internet để gọi nước của họ.
Lại phải nhớ: trong tư tưởng cổ truyền của Trung Quốc, không có khái
niệm "quốc gia", chỉ có khái niệm "thiên hạ" mà Trung Quốc chiếm vị trí
trung tâm. "Thiên hạ" bao hàm nhiều nghĩa. Một, đó là cộng đồng văn hóa,
khác với ý nghĩa chủng tộc, chính trị hoặc pháp lý trong khái niệm
"quốc gia" của phương Tây. Văn minh là căn bản của khái niệm "thiên hạ".
Với Khổng giáo, Trung Quốc tự cho mình là trung tâm của văn minh, nghĩa
là văn minh cao hơn, đạo đức cao hơn. Hai, "thiên hạ" không có biên
giới như biên giới của quốc gia ngày nay. Ai đồng chí với văn minh Hán
thì là Hán: Mãn châu chẳng hạn. Ba, ta đã ở trung tâm, ta là cao nhất,
vậy thì làm sao quan niệm được thế giới bao gồm (trên lý thuyết) các
quốc gia bình đẳng? Trung Quốc là thế giới, đâu phải là một nước trong
thế giới? Hồi bắt đầu chiến tranh nha phiến, Charles Elliot gửi một văn
thư cho Lin Zexu, chức sắc của nhà Thanh phụ trách giao thương nha
phiến, trong đó viên chức của nước Anh dại mồm gọi Anh và Trung Quốc là
"hai nước". Liu nổi cơn thịnh nộ trả lại thư không thèm đáp, tên kia hỗn
láo quá, "dưới vòm trời này không nơi nào có thể được xem như ngang
hàng với thiên triều". Bốn, "thiên hạ" đặt trọng tâm trên sức mạnh mềm,
như văn hóa, đạo đức, lễ nghĩa hơn là trên sức mạnh cứng - quân sự,
kinh tế - để duy trì trật tự thế giới như ngày nay. Thần phục văn minh
của thiên triều, tuân thủ lệ cống, lễ nghĩa trên dưới phân minh, ấy là
trật tự của hệ thống "thiên hạ". Ai dám bảo điều này không cắt nghĩa
thói hống hách, trịch thượng của thiên triều ngày nay?
Đừng quên và phải nhớ. Đừng quên nhục nhã. Phải nhớ vinh quang. Định
nghĩa về Trung Quốc ngày nay dựa trên hái chân đứng đó. Và vinh quang
ngày xưa được phục hồi ngày nay là nhờ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng ấy
không còn định nghĩa mình là "người tiên phong của giai cấp vô sản"
nữa, mà là người yêu nước "vững chắc nhất, hết lòng nhất". Nhiệm vụ của
Đảng Cộng sản không còn là "thực hiện một xã hội cộng sản" nữa, mà là
"đại phục hưng dân tộc Trung Quốc". Quốc sách "đừng quên, phải nhớ" là
từ trên dội xuống bằng cả một hệ thống giáo dục, tuyên truyền mà sự
thành công là nhờ ở đáp ứng hồ hởi của dân chúng từ dưới lên trên. Nước
Mỹ bỏ tiền ra chiêu đãi sinh viên Trung Quốc, tưởng rằng giới trẻ này sẽ
hấp thụ văn hóa phương Tây. Ô hô, măng này hùng hục dân tộc chủ nghĩa
không thua gì tre già tre lão.
Thật ra, đây là làn sóng dân tộc chủ nghĩa thứ hai. Làn sóng thứ nhất,
hồi thế kỷ 19, hãy còn yếu ớt lắm, và không hẳn từ trên xuống hay từ
dưới lên. Trên thì nhà Thanh đã suy. Dưới thì dân ngu khu đen, chỉ khoái
làm "cách mạng" kiểu A.Q của Lỗ Tấn. Dân tộc chủ nghĩa hồi đó phát khởi
từ ở giữa, giữa trên và dưới, từ tầng lớp trí thức mà tiêu biểu là
phong trào Ngũ Tứ 1919. Làn sóng thứ nhất là dân tộc chủ nghĩa tự vệ: nó
chính đáng và không nguy hiểm cho ai. Làn sóng thứ hai là dân tộc chủ
nghĩa tấn công: nó nguy hiểm vì đến từ một nước bá quyền. Nó càng nguy
hiểm hơn khi cả một dân tộc sôi sục tấn công, hung hăng đến nỗi cấp trên
phải hãm bớt phanh, sợ chính mình cũng bị đốt cháy, sợ không điều khiển
nổi cơn lũ. Từ một ý thức hệ do Nhà nước đẻ ra để chính đáng hóa lãnh
đạo của mình, thứ "dân tộc chủ nghĩa Nhà nước" ("state nationalism") ấy
đã trở thành "dân tộc chủ nghĩa xã hội" (social nationalism) khi nó động
viên được cả xã hội. Mearsheimer gọi thứ dân tộc chủ nghĩa "bình dân"
ấy của Trung Quốc ngày nay (popular nationalism) là "siêu dân tộc chủ
nghĩa" (hypernationalism) có thể đưa đến những hiểm nguy khó lường. Nói
như nhà văn danh tiếng Hồ Bình (Hu Ping), "đối với dân Trung Quốc, lịch
sử là tôn giáo của chúng tôi... Chúng tôi không có một chuẩn mực siêu
nhiên về phải trái, tốt xấu, cho nên chúng tôi xem Lịch Sử như là Quan
Tòa tối cao... Mỗi người dân Trung Quốc khi sinh ra đã là tín đồ của dân
tộc chủ nghĩa".
III. Lời kết
Lịch sử của nước nào cũng có lúc huy hoàng có lúc bi thảm. Lịch sử của
nước nào mà chẳng có vết thương? Cái quái đản của Trung Quốc là bắt thế
giới phải đau cái vết thương của chính họ và phải chấp nhận quyền của
cái vết thương đó cứ mãi mãi là vết thương không lành, sẵn sàng chảy
máu. Dân tộc chủ nghĩa, nước nào cũng có, không nhiều thì ít. Cái quái
đản của Trung Quốc là bắt cả thế giới phải xem trường hợp của mình như
là duy nhất, riêng biệt, thiêng liêng, ai cũng phải cúi đầu. Muốn chơi
với Trung Quốc, ai cũng phải cúi đầu ký một câu mà trên thế giới không
đâu thấy một tập tục ngoại giao tương tự: "Đài Loan là một phần của
Trung Quốc..." Dân tộc chủ nghĩa ấy là mầm mống của chiến tranh.
Từ những trình bày trên đây, xin rút ra bốn kết luận:
1. Chỉ cần để ý một chút là thấy cái thâm ý gắn liền mưu đồ bá quyền với
chính sách "quốc sỉ". Ta phải rửa nhục bằng cách lấy lại cái gì đã mất.
Trong những cái đã mất ấy, có cái bản đồ. Về điểm này, Tàu Tưởng và Tàu
Mao không khác nhau. Ngày 27-3-1934, Tưởng Giới Thạch ghi trong Nhật Ký
quyết định soạn một sách giáo khoa dạy về bổn phận và trách nhiệm đối
với nước. Mục 3: "Chiếm lại Đài Loan và Triều Tiên. Chiếm lại lãnh thổ
nguyên thủy vốn là thành phần của triều Hán và triều Đường..; như vậy
chúng ta, con cháu của Hoàng Đế, sẽ không còn hổ thẹn". Sáu mươi năm
sau, sách giáo khoa của Bắc Kinh mở đầu chiến dịch giáo dục lịch sử ghi
triều đại Goguryeo (37 trước TL - 668 sau TL) của Triều Tiên là thành
phần của lịch sử Trung Quốc.12 Triều Tiên thôi sao? Nghe thêm than thở
của các nhà ngoại giao Trung Quốc đầu thế kỷ 20: chúng ta đã mất "Hồng
Kông của chúng ta", "Miến Điện của chúng ta", "Xiêm La của chúng ta", "A
Nam của chúng ta". Bọn đế quốc đã "căt giang sơn của chúng ta như cắt
trái dưa hấu". Tiếp nối truyền thống, Tàu Mao ghi thêm quần đảo Trường
Sa như là "đương nhiên của Trung Quốc" trong một bản đồ in năm 1999. Đó
là những lãnh thổ mà chúng ta đã mất trong "thế kỷ tủi nhục", đương
nhiên châu phải về hợp phố. Một sách giáo khoa khác viết rõ mồn một:
"Lịch sử thế kỷ quốc nhục của chủng tộc Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở
chúng ta rằng các giống dân ngoại quốc xâm chiếm chúng ta bằng đường
biển. Kinh nghiệm không ngừng buộc chúng ta phải nhớ: chiến hạm xuất
hiện từ Thái Bình Dương: tổ quốc chúng ta chưa thống nhất toàn vẹn; cuộc
tranh đấu về chủ quyền trên Trường Sa, Diao Yutai và biên giới Ấn-Trung
vẫn còn tiếp diễn... ta phải xây dựng một hải quân hùng hậu để thu hồi
toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ những quyền và đặc quyền về lãnh hải của
ta".13 Hay thật! Trung Quốc rửa nhục bằng cách xây dựng lại đế quốc của
nhà Thanh! Bằng cách đòi hỏi "địa vị xứng đáng trên sân khấu quốc tế"!
Ngôn từ "quốc sỉ" phà hơi vào than hồng chiến tranh, hiểm nguy hiện ra
rõ hơn bao giờ hết.
2. Bởi vậy, thế giới phải nói thẳng với Trung Quốc: ông hãy chấm dứt cái
trò quốc sỉ ấy đi. Quốc sỉ! Nhục của nước! Nhục nào? Cái nhục ấy đã có
hơn trăm tuổi thọ rồi. Có người hỏi ông: bao giờ thì nó chấm dứt? Ông
không chịu trả lời,14 bởi vì đó là con ngoáo ộp để ông dọa thiên hạ.
Nước nào? Trung Quốc ngày nay đâu còn là Trung Quốc hút thuốc phiện! "Đã
đến lúc Trung Quốc chấm dứt nói mình là nạn nhân và hãy sống như một
quốc gia bình thường", một tác giả Mỹ đã viết như thế.15 Hay nói như một
nhà văn Trung Quốc, Vương Sóc (Wuang Shuo), trong tiểu thuyết "Please
don't call me Human": "Cứu quốc! Quốc nào? Cứu ra khỏi cái gì? Cám ơn
bạn, nước chúng ta làm ăn tốt, và càng ngày càng tốt".16
Làm ăn tốt: ai cũng mong muốn một Trung Quốc như thế, nhất là Mỹ. Không
ai ngăn cản nổi một Trung Quốc trỗi dậy, một Trung Quốc cường thịnh.
Nhưng một Trung Quốc cường thịnh phải là một Trung Quốc có trách nhiệm
trên thế giới và cư xử một cách có trách nhiệm: lý thuyết của Mỹ là như
thế ngay từ đầu. Nhưng Trung Quốc lại làm như thể mọi người phải gánh
trách nhiệm về tủi nhục của ông, trước là Mỹ, bây giờ cả Mỹ lẫn Nhật. Có
tác giả đã nhận định: "Chính quyền Trung Quốc tuyệt đối không muốn giải
quyết vấn đề các đảo Senkaku. Nếu ngày mai Nhật trao Senkaku vào tay
Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ lập tức bắt đầu nói đến Okinawa. Lập tức. Họ sẽ
nói: "Chúng tôi không muốn Senkaku nữa. Chúng tôi muốn Ryukyus". Nói như
vậy có thể là hơi quá. Nhưng câu tiếp theo thì không sai: "Hệ thống
chính trị của họ cần phải có đối nghịch với Nhật. Đó là ô-xy của hệ
thống. Họ không thể sống mà không có lập trường nghịch với Nhật. Các bạn
không thể làm giảm căng thẳng, bởi vì phía Trung Quốc tuyệt đối cần
phải có căng thẳng".17 Đúng hay sai không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề ở
đây là: Trung Quốc không thể chiếm độc quyền về dân tộc chủ nghĩa. Dù
Nhật có sai trái bao nhiêu đi nữa trong thế chiến thứ hai, ông khiêu
khích tự hào dân tộc nơi họ, dồn họ đến chân tường, thì họ phản ứng
thôi.
3. Nhận xét thứ ba liên quan đến việc sử dụng ý thức hệ "quốc sỉ". Khác
với Tưởng, Mao không đặt đề tài "quốc sỉ" lên hàng đầu trong suốt thời
gian kháng Nhật. Kẻ thù chính của Mao là nội thù, không phải ngoại thù.
Là Tưởng. Là giai cấp tư sản. Chỉ thị của Mao gửi đến cán bộ cao cấp của
Đảng Cộng sản năm 1937 viết: "Mục đích của ta là khai triển sức mạnh
quân sự của Đảng Cộng sản để làm đảo chánh. Bởi vậy, phải quán triệt áp
dụng chủ trương căn bản này: 70% cố gắng là để bành trướng, 20% là để
đối phó với Quốc Dân Đảng, và 10% là để kháng Nhật. Toàn thể đảng viên
và đoàn thể phải tuân lệnh, không được chống lại chỉ thị tối quan trọng
này". Mao dĩ nhiên cũng khác Tưởng về vấn đề văn hóa. Với Tưởng, Khổng
giáo vẫn là rường cột của nước. Với Mao, đó là văn hóa "phong kiến",
nguyên do làm Trung Quốc lụn bại. Mao không đặt tính chính đáng của Đảng
Cộng sản trên việc khai thác "quốc sỉ" mà trên chiến thắng của Cách
Mạng. "Đông phương hồng" là bài hát thay thế địa vị của quốc ca trong
suốt thời gian ngự trị của Mao (1949-1976). "Đông phương hồng" không có
một chữ nào nhắc lại quá khứ. Chỉ hoan hô Chủ Tịch, hoan hô Đảng, hoan
hô mặt trời trước mắt.
Các nhà viết sử sau này nhận xét: trong suốt thời gian Mao nắm quyền và
cho đến Thiên An Môn, không có một quyển sách nào xuất bản trong khoảng
1947-1990 viết về đề tài "quốc sỉ". Cuộc thảm sát Nam Kinh bị loại bỏ
một cách có ý thức. Năm 1962, các giáo chức khoa sử ở Đại Học Nam Kinh
viết cuốn "Đế quốc Nhật và cuộc thảm sát Nam Kinh": sách ấy chỉ được lưu
hành nội bộ, không xuất bản. Mãi đến 1982, chính quyền mới để ý đến
biến cố đó. Các tác giả viết sử ấy giải thích: Một, trong ý thức hệ Mao,
giai cấp mới là quan trọng, không phải dân tộc. Hai, dân tộc chủ nghĩa
trái với quốc tế chủ nghĩa. Ba, lụn bại của Trung Quốc chính yếu là do
tham nhũng và bất tài của giai cấp phong kiến, tư bản. Bốn, "chiến
thắng" là ngôn từ căn bản để cắt nghĩa tính chính đáng của Đảng Cộng
sản, "anh hùng" là mẫu mực để động viên dân chúng: Mao dẫn dắt nhân dân
đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Không nói nhục, bởi vì chỉ
có vinh. Chưa kể thêm lý do này nữa: trong vụ thảm sát Nam Kinh, chẳng
có "anh hùng" nào ở Nam Kinh bởi vì đó là kinh đô của Tưởng năm 1937. Kẻ
chết ở Nam Kinh, Thượng Hải, hoặc bất kỳ nơi đâu ở miền Nam phần nhiều
là lính Tưởng. Các nhà viết sử này nói thêm: đúng là Mao còn phải biết
ơn Nhật bởi vì nếu không có Nhật mở cuộc xâm lăng rộng lớn như thế
từ1937 đến 1945, quân đội của Mao đã bị Tưởng thanh toán. Lẩn tránh
trong núi rừng Sơn Tây, chiến lược của Mao là tránh giao tranh với Nhật
để bành trướng quân lực từ 30.000 người nhỏ nhoi lên cả 1 triệu quân
cường tráng. Đối thoại sau đây giữa Mao và thủ tướng Nhật Tanaka Kakue
ngày 27-9-1972, khi Nhật theo chân Mỹ mở bang giao chính thức với Bắc
Kinh, rất thú vị, phải ghi chép lại đầy đủ để thấm thía hài hước của Chủ
tịch Mao:
Mao nói: "Chúng tôi phải cám ơn nước Nhật. Nếu Nhật không xâm lăng Trung
Quốc, chúng tôi chẳng bao giờ hợp tác được với Quốc Dân Đảng. Chúng tôi
chẳng bao giờ phát triển và giành được chính quyền. Chính là nhờ Nhật
giúp sức mà chúng ta bây giờ mới được gặp nhau ở Bắc Kinh"
Tanaka nhũn nhặn: "Xâm chiếm Trung Quốc, Nhật đã gây nhiều tổn hại cho
Trung Quốc". Mao đáp lại liền: "Nếu Nhật không xâm chiếm Trung Quốc,
đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không chiến thắng được, hơn nữa chúng ta sẽ
chẳng gặp nhau được hôm nay. Biện chứng của lịch sử là như vậy".
Vậy thì làm sao và từ bao giờ biện chứng ấy bị trái gió lộn lèo? Cứ lấy
ví dụ bài quốc ca cho cụ thể. Khởi đầu là bài "Chí nguyện quân hành
khúc", lời của Tian Han, nhạc của Nie Er. Viết vào năm 1932, một năm sau
khi Nhật chiếm Mãn Châu, bài hát thúc giục dân chúng đứng lên gia nhập
kháng chiến. "Đứng lên, đứng lên, đứng lên! Dân tộc Trung Hoa đối mặt
với hiểm nguy lớn nhất". Năm 1949, khi thảo luận về một bài quốc ca cho
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vừa thành lập, có người đề nghị đổi câu ấy
thành câu khác, "biện chứng lịch sử" hơn: "Dân tộc Trung Hoa đã đến ngày
giải phóng". Chu Ân Lai không đồng ý, cho rằng câu trong nguyên bản gợi
cảm hơn và bao giờ cũng thích hợp để chống đe dọa ngoại xâm. Đến thời
Cách mạng văn hóa, "Chí nguyện quân hành khúc" bị dẹp xó, thay thế bằng
"Đông phương hồng" như đã nói. Đến khi Mao chết năm 1976, Hoa Quốc Phong
tái lập "Chí nguyện quân hành khúc" vào địa vị quốc ca năm 1978, nhưng
thay toàn bộ lời, tán dương Mao và Đảng. Năm 1982, tháng chạp, ngày 4,
dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, hành khúc nguyên văn của năm 1935
được lập lại và Quốc Hội chính thức biểu quyết làm quốc ca.
Thế thì, từ 1921, khi thành lập Đảng Cộng sản, đến 1949, khi thành lập
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tính chính đáng của quyền lực dựa trên hai
chân: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc. Từ 1949 đến hết Cách mạng
văn hóa năm 1976, tính chính đáng dựa trên Mao Chủ Tịch và viễn tượng
đỏ rực của chủ nghĩa cộng sản. Từ 1976 đến 1991, phân vân xảy ra ngay
trên tính chính đáng: mèo xám hay mèo đen, mèo nào bắt chuột giỏi? Thật
vậy, bước qua những năm 1980, tình hình ý thức hệ trở nên trầm trọng,
"tam tín nguy cơ" ("san xin weiji") xảy ra. Ba khủng hoảng niềm tin :
tín tâm nguy cơ (xinxin weiji) tức là khủng hoảng niềm tin xã hội chủ
nghĩa, tín ngưỡng nguy cơ (xinyang weiji) tức là khủng hoảng niềm tin
mác xít, tín nhiệm nguy cơ (xinren weiji), tức là, nguy quá, khủng hoảng
niềm tin vào Đảng. Cả ba niềm tin ấy đã thay thế niềm tin tôn giáo, vậy
thì miếng đất tâm linh đã thành cái miếu hoang. Lấy gì thay thế vào đó?
Thiên An Môn ập tới năm 1989, sinh viên bê Nữ thần Tự Do đặt vào miếu.
Thế thì loạn to! Lập tức chiến dịch giáo dục lịch sử được phóng ra, lái
nhiệt huyết của giới trẻ từ đấu tranh với bên trong qua đấu tranh với
bên ngoài, tái lập tính chính đáng trên cái chân dân tộc chủ nghĩa. Quên
cái chân đấu tranh giai cấp rồi chăng? Đâu có! Loạn Thái Bình Thiên
Quốc (1851-1864) cũng là nhân dân nổi dậy để chống áp bức. Và đâu có
phải chỉ Trung Quốc là nạn nhân: giai cấp công nhân và nông dân Nhật Bản
cũng là nạn nhân của quân phiệt đế quốc chủ nghĩa. Không quên lý thuyết
giai cấp, nhưng dân tộc chủ nghĩa phất lênthành cờ lãnh đạo.
Từ bỏ hình ảnh oai hùng của kẻ chiến thắng ngày hôm qua - chiến thắng
trên Quốc Dân Đảng - sách giáo khoa vẽ cho con trẻ hình ảnh tủi nhục của
nạn nhân ngày hôm kia, nạn nhân của phương Tây và của Nhật. Trước, con
trẻ học tung hô. Bây giờ, con trẻ học thù hận. Từ 1994 đến 2002, Giang
Trạch Dân làm một cuộc cách mạng thầm lặng, biến Đảng Cộng sản Trung
Quốc từ một đảng cách mạng thành một đảng dân tộc chủ nghĩa, lấy lòng
yêu nước thay thế chủ nghĩa cộng sản như là ý thức hệ nòng cốt. Đảng dạy
con trẻ: Thế nào là một công dân Trung Quốc chân chính? Ghét bọn xâm
lăng ngoại quốc, khinh bỉ Hán gian, kính trọng người yêu nước.
Nói thêm một chuyện mới đây. Tập Cận Bình tuyên bố gì trong khi ngang
nhiên cắm dàn khoan HD 981 trong vùng biển Hoàng Sa? Y chang một giọng:
"Chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm
phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm
lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa" Vì vậy người dân
Trung Quốc "không được quên quá khứ nhục nhã đó và phải xây dựng biên
giới vững chắc"18 Ai không được quên quá khứ nhục nhã nếu không phải
chính là người Việt Nam chúng tôi trước hành động ngang ngược của ông?
Rất nhiều tác giả ngày nay nói: Khi Lỗ Tấn viết A Q, ông trào lộng con
người Trung Quốc, xã hội Trung Quốc. Trí thức thời ấy không phải là
không biết nhục trước đế quốc, nhưng họ nhắm vào cái cổ hủ, cái lụn bại
của văn hóa Trung Quốc để đả kích, hòng canh tân, đưa Trung Quốc vào
hiện đại. Hậu Thiên An Môn đi ngược lại chiều hướng ấy, lái dân tộc chủ
nghĩa qua tham vọng bá quyền ở bên ngoài. Một bên nhắm vào bên trong để
định nghĩa cái "ta". của Trung Quốc. Một bên nhắm vào bên ngoài , biến
cái "ta" của Trung Quốc thành đe dọa thường xuyên. Không phải súng ống
tàu bè làm Trung Quốc đáng sợ. Đáng sợ là cái thứ văn hóa chiến tranh
ấy. Người viết bài này không phải là tín đồ của văn hóa Tây phương. Nêu
lên điểm nhận xét cuối cùng trong điểm 4 sau đây không phải để tán tụng,
mà cốt để so sánh hai thứ văn hóa trong câu chuyện định nghĩa chữ "ta"
này.
4. Vâng, so sánh thứ nhất là về cái mề đay. Tại Thế Vận Hội 2008 về môn
điền kinh, đoàn Mỹ được huy chương đồng, đoàn Nhật huy chương bạc, đoàn
Trung Quốc huy chương vàng. Đoàn Mỹ ôm nhau mừng rơn sau lễ trao huy
chương, giơ cao huy chương đồng cho báo chí chụp ảnh. Được phỏng vấn,
lực sĩ Jonathan Horton trả lời: "Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi
là được lên bục này; như vậy là chúng tôi đã lên được. Còn đồng, bạc hay
vàng, điều đó không quan trọng". Ai muốn bình phẩm gì về câu đó, cứ
bình phẩm. Nhưng hãy suy nghĩ về câu hỏi được nêu lên như đề tài nóng
trong thảo luận "chat" trên mạng Bắc Kinh tối hôm đó: "Quái, sao chỉ
được huy chương đồng mà bọn Mỹ hạnh phúc thế!" Đây là suy nghĩ của chính
một tác giả Trung Quốc: "Một dân tộc bị ám ảnh về huy chương vàng đến
mức phải khích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa và tính chính đáng của
chế độ, không phải là một chính quyền tự tin ở mình. Và một dân chúng
không thể chấp nhận một cách hào hoa khi thua trong thể thao không phải
là một dân chúng bình tỉnh và cảm thấy an ninh".19
So sánh thứ hai liên quan đến "Ngày tủi nhục dân tộc". Nhiều nước cũng
có một ngày tưởng niệm như thế, cũng gọi ngày đó là "National
Humiliation Day": ở Anh, ở Mỹ, ở Ấn Độ, ở Hàn Quốc... Bởi vì văn hóa
trong các nước Anh Mỹ, nhất là trong các thế kỷ trước, là văn hóa Thiên
chúa giáo, chiến tranh hay hòa bình, thắng hay bại, đều được cắt nghĩa
là do ý muốn của Thượng đế. Bởi vậy, nước nào cũng quốc hữu hóa Thượng
đế, cho rằng Thượng đế đứng về phe ta. Nhưng đó không phải là vấn đề ở
đây, khi nói về ngày tủi nhục. Ở đây, kẻ thù chính hoặc đồng minh chính
không phải là nước kia, mà chính là Thượng đế. Bởi vậy, rùng rợn biết
bao khi nghĩ rằng Thượng đế là kẻ thù của mình trong chiến tranh. Cho
nên cách để thắng trong chiến tranh không phải là ỷ vào sức mạnh vật
chất hay tài nghệ chiến lược, mà là phải biết hối hận trước Thượng đế về
những tội lỗi mà nước mình đã phạm và phải biết cư xử như một nước
khiêm cung, hết lòng hối lỗi. Chân thành hổ thẹn để rửa sạch tội lỗi của
dân tộc mình là cách để nắm lấy chiến thắng. Đó là lý thuyết mà nhà thờ
giảng giải trước đây trong những ngày lễ "tủi nhục dân tộc". Lý thuyết
đó còn nói thêm: bởi vì nguyên do của chiến tranh là mối tương quan giữa
một dân tộc với Thượng đế, và bởi vì chiến tranh là một phán đoán của
Thượng đế về tội lỗi của một dân tộc, đối phương trên chiến trường không
nhất thiết phải bị biến thành kẻ thù, vì trả thù là tội lỗi. Nhiều nhà
thờ còn khuyên hai đối thủ tái lập thân thiện. Dân tộc Việt Nam chúng ta
chẳng cần ai khuyên cả, cứ vô tư hào hiệp "hello" với người Mỹ, người
Pháp.
Tất nhiên tôi biết các thánh chiến trước đây không cao đẹp như thế đâu.
Nhưng tôi dài dòng về lý thuyết của nhà thờ là cốt để trích nguyên văn
tuyên bố của Abraham Lincoln, tổng thống Mỹ , thiết lập "Ngày tủi nhục
dân tộc" sau khi chấm dứt nội chiến Nam Bắc:
"... Chúng ta biết rằng, do luật thiêng liêng của Thượng đế các quốc
gia, cũng như cá nhân, đều chịu hình phạt trong thế giới này, cho nên
làm sao chúng ta không sợ một cách chính đáng rằng cái họa khủng khiếp
của nội chiến đang tàn phá đất nước này chỉ có thể là một hình phạt
giáng xuống chúng ta vì những tội lỗi kiêu căng, với mục đích cần thiết
là để toàn thể chúng ta cải tạo như là một dân tộc. Chúng ta đã được
chọn để nhận những ân huệ quý báu nhất của Thượng đế; chúng ta đã gìn
giữ được những ân huệ ấy trong nhiều năm tháng với hòa bình và thịnh
vượng; chúng ta đã phát triển lên về dân số, về của cải, về sức mạnh như
chưa có nước nào phát triển như thế. Nhưng chúng ta đã quên Thượng
đế... Vì vậy chúng ta phải cúi mình trướcSức Mạnh bị xúc phạm ấy, để
xưng những tội của dân tộc ta và để cầu khẩn Thượng đế khoan hồng và tha
tội".
Khi Lincoln ban hành "Tuyên Bố" này (1863) nước Mỹ chưa phải là đế quốc.
Đúng một thế kỷ sau, trong chiến tranh Việt Nam, Bob Dylan, trong một
bài hát nổi tiếng "Với Thượng đế ở cùng phe", chỉ trích mâu thuẫn giữa
lý thuyết và hành động của nước Mỹ ngoan đạo. Nhưng dù sao chăng nữa,
vẫn có một cái gì đẹp trong đó, vẫn có cái ý tưởng này để so sánh với
"quốc sỉ" của Trung Quốc: kẻ thù, nên tìm ở trong ta.
Tìm ở trong cái "ta" của chính ông, kẻ thù của Trung Quốc chính là cái
định nghĩa của ông về ông, chính là cái sức mạnh đã cho phép ông định
nghĩa như thế ngày nay: ông là con đẻ của lịch sử ngày xưa, là trung tâm
của thế giới, là vương quốc trị vì thiên hạ. Cái tham vọng đó thôi thúc
ông phải mạnh lên nữa, mạnh hoài, nhưng chính vì vậy mà ông bất an và
ông làm thế giới bất an. Ông bất an vì tham vọng sẽ gặp tham vọng, sức
mạnh sẽ gặp sức mạnh. Do đó ông phải tạo ra kẻ thù ở bên ngoài, tạo ra
cái "quốc sỉ" vô thời gian, vô hạn định, ngòi lửa của chiến tranh. Ông
là ông khổng lồ, nhưng là ông khổng lồ bất an, một "Goliath insecure"
như có tác giả đã viết.20 Xét cho cùng, tìm Thượng đế như đồng minh cũng
là để tìm an ninh, hỗ trợ an ninh súng đạn bằng an ninh tinh thần.
Nhưng ngày nay, trong văn hóa Anh Mỹ, an ninh tinh thần ấy còn nằm ở nơi
một ông Thượng đế khác , ông Thượng đế Dân chủ, và ông ấy nằm trong
lòng dân. Trung Quốc không có Thượng đế, không có cả ông Trời mà ngay cả
Khổng Tử cũng kính sợ. Chỉ còn lòng cuồng nhiệt của dân chúng để kích
động, để tìm hỗ trợ an ninh. Nhưng ngay cả trong an ninh tinh thần ấy,
ông cũng bất an, vì ông cứ phải nghe hoài câu nói của tổ tiên ông vọng
lại từ Thiên An Môn: "dân như nước, nước chở thuyền nhưng cũng làm lật
thuyền".21 Bất an trong an ninh tinh thần, ông lại càng nổ đại bác quốc
sỉ vào Biển Đông của chúng tôi.
Ông muốn gì? Muốn làm cha thiên hạ. Muốn thuộc địa hóa Việt Nam. Muốn
đầy tớ hóa dân ta. Thật là buồn cười khi ta gọi ông là đồng chí. Đồng
chí với chủ nghĩa dân tộc của ông ấy? Đồng chí để cùng Hán hóa nước ta?
GS. Cao Huy Thuần
------------------------
Chú thích:
1 Tham luận đọc tại Hội Thảo Hè “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng
của nó đối với Việt Nam và thế giới,”từ ngày 31-7-2014 đến 1-8-2014 tại
Toulouse (Pháp)
2 Thomas J. Christensen, The Avantages of an Assertive China, Foreign Affairs, March-April 2011.
3 MAD, viết tắt của Mutual Assured Destruction: phe nào thử tiêu diệt đối phương trước, chắc chắn sẽ bị tiêu diệt theo.
4 Nhiều quan sát viên nghĩ rằng Trung Quốc đang nghiền ngẫm một chiến
tranh chớp nhoáng. Xem Thomas Hammes, US. eyes on Japan's Security 3/
Threat of Blockade, allied presence key to deterrence. The Yomiuri
Shimbun, April 11, 2014.
5 Jack Levy and Katherine Barbiery, trích bởi John J. Mearsheimer, Can
China Rise Peacefully, Foreign Affairs, April 8, 2014. trang cuối. Đặc
điểm này, xảy ra trong thế chiến thứ nhất, cũng được nhắc đến trong:
Michael Vlahos, History's Warning: A US-China War is Terrifyingly
Possible, The National Interest, July-August 2014. Vẫn đánh nhau mà vẫn
có thể tiếp tục giao thương: "Economic fears does not brake on war" (Lo
ngại về kinh tế không
ngăn chiến tranh).
6 John J. Mearsheimer, Can China Rise Peacefully?, dẫn ở trên.
7 Alain Frachon, Moscou, Pékin et leurs petits voisins, Le Monde,
16-5-2014 Quan điểm ấy được nhắc thêm một lần nữa trong một bài xã luận ở
trang đầu: Moscou et Pékin, même combat, Le Monde 22-5-2014. Ngay câu
đầu: "C'est une histoire du monde multipolaire d'aujourd'hui". Xem thêm ý
kiến của Robert Cohen, China's Monroe Doctrine, New York Times,
8-5-2014.
8 Charles Glaiser, Will China's Rise Lead to War?, Foreign Affairs, March- April 2011.
9 Xem James B. Steinberg and Michael O'Hanlon, Keep Hope Alive. How to
Prevent US-Chinese Relations from Blowing Up, Foreign Affairs, July-
August 2014.
10 Zheng Wang, Never Forget National Humiliation, Columbia University
Press/New York, 2012, Preface, XIII. Phần thứ II trong bài viết này phần
lớn dựa trên quyển sách này mà tác giả nhận xét là đứng đắn. Những
trích dẫn nào không đề xuất xứ là lấy từ đây.
11 Những trích dẫn từ đây là lấy từ sách nói trên
12 William A. Callahan, National Insecurities: Humiliation, Salvation, a Chinese Nationalism, Alternatives 29, 2004.
13 Callahan, như trên,trang 212.
14 Ryan Kilpatrick, National Humiliation in China, 20-10-2011, http://www.eir. info/2011/national-humiliation-in-china/
15 Callahan, như trên,trang 214.
16 Callahan, như trên.
17 Edward Luttwak, The Yomiuri Shimbun, April 09, 2014.
18 Bangkok Post, 30-6-2014, http://www.bangkokpost.com/mostrecent/ 417832/xi-demands-stronger-defenses
19 Nhà văn Wang Shuo châm biếm bằng cách kể một câu chuyện tếu: Trung
Quốc hừng hực đầu tư vào việc huấn luyện một catcheur để trả thù một
thất bại trước một catcheur Tây phương. Nhưng trước khi chàng lực sĩ
Trung Quốc vào đấu trường, lực sĩ Tây phương bỗng lăn ra chết. Anh ta tự
tử vì sợ phải đấu với cả một tỷ người chống đối . Quốc sỉ đã rửa sạch.
(Callagan, đã dẫn, notes 54 và 60)
20 Allen Carlson, China's Conflicted Olympic Moment, Current History, Vol 107, N° 701, September 2007
21 Điều mà Brzezinski nói về Nga cũng đúng cho cả Trung Quốc: "Nga có
thể là môt đế quốc hay một nền dân chủ, nhưng không thể là cả hai". Xem
Ross Terrill, What does China Want?, Wilson Quarterly, Autumn 2005
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tác Giả Bài Này Là Văn Nô Đắc Lực Của CS: Trung Quốc muốn gì?
Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, "thao quang dưỡng hối" giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng "Trung Quốc mạnh lên thì cả thế giới đều được phúc lợi chung"
Cách đây chỉ hơn hai mươi năm, thế giới nói đến Trung Quốc như một cường
quốc đang lên - a rising Power. Và lo ngại đặt câu hỏi: ông lên như thế
thì ông sẽ lên đến đâu, và lên đến đó thì ông sẽ làm gì? Hai mươi năm
sau, Trung Quốc đã lên vượt bực, lên cực nhanh, làm cả thế giới chóng
mặt, và câu hỏi đâm ra lo ngại một cách chính xác hơn: ông lên như thế
thì liệu chiến tranh có xảy ra không?
Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, "thao quang dưỡng
hối" giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng
ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng "Trung Quốc mạnh lên thì cả thế
giới đều được phúc lợi chung". Sau đó không lâu, thế giới bừng tỉnh giấc
nam kha hòa bình khi giọng ông thay đổi, tác phong thay đổi, từ mềm
thành cứng, từ thủ thành công, từ lịch sự đến đe dọa, gây hấn, trịch
thượng. Ông bốp chát với Mỹ, căng thẳng với Nhật, trấn áp lân bang, lè
lưỡi bò liếm hết Biển Đông, liếm tất, không chừng liếm qua đến cả Ấn Độ
Dương. Vậy thì chiến tranh là hậu quả phải tiên liệu cùng với cái đà
trỗi dậy của ông? Ông muốn gì? Đó là câu hỏi đặt ra trong sách báo ngày
nay.
GS. Cao Huy Thuần |
Không ai trả lời được câu hỏi vì một lẽ giản di: không ai đoán trước
được tương lai, huống hồ là tương lai của Trung Quốc mà ai cũng biết là
phức tạp và khó lường. Bề mặt của chiếc mể đay Trung Quốc là một sức
mạnh ghê gớm, về quân sự, về kinh tế. Nghe nói Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ
trong vài chục năm tới, đã thất kinh. Quỹ Tiền tệ quốc tế còn tính toán
khiếp đảm hơn nữa: kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ từ đây đến năm
2016. Nhưng cái mề đay lại có mặt trái mà ai cũng biết: nhũng lạm, bất
bình đẳng xã hội, bất ổn định, nghi ngờ về chính đường lối phát triển...
Có chắc cái đà phát triển này sẽ tiếp tục như thế hay không? Không biết
chắc Trung Quốc sẽ như thế nào mà trả lời câu hỏi "Trung Quốc muốn gì"
trong tương lai thì có khác nào chưa ăn mà đã hỏi có ngon không. Cho
nên, đối với anh nhà giáo chỉ biết lý thuyết, có trả lời thì cũng chỉ
mượn lý thuyết mà trả lời, mong lấy lýthuyết mà soi đường cho thực tế.
Vậy thì, từ trước đến gần đây, mọi lý thuyết về tương lai của Trung Quốc
đều căn cứ trên cái nhìn từ bên ngoài, nghĩa là trên những tiêu chuẩn
khách quan về sức mạnh, cho rằng như thế mới "khoa học", bởi vì đó là
những tiêu chuẩn có thể đánh giá được, đo lường được. Quân sự, kinh tế,
dân số, kỹ thuật, tài nguyên, địa chính trị... là những tiêu chuẩn như
vậy. Nhưng khi đặt câu hỏi "Trung Quốc muốn gì?" thì những tiêu chuẩn
khách quan ấy không đáp ứng đủ thỏa mãn vì người hỏi cần biết thâm ý của
Trung Quốc ở trong thâm sâu ý định. Cái gì ở trong đầu một cá nhân, ta
đã khó biết, làm sao biết được cái gì ở trong đầu một tập thể? Tuy vậy,
đây mới chính là điều quan trọng, có lẽ là quan trọng hơn cả, để hiểu
ông khổng lồ láng giềng của ta. Vậy thì bằng cách nào dò biết thâm ý?
Câu hỏi đặt ra sự cần thiết phải có một cái nhìn nữa từ bên trong của
sức mạnh để bổ túc cho cái nhìn từ bên ngoài. Cái nhìn từ bên trong ấy
cũng phải căn cứ trên một tiêu chuẩn khách quan. Tiêu chuẩn gì? Trả lời:
phương pháp duy nhất để biết "Trung Quốc muốn gì?" là đặt câu hỏi
"Trung Quốc là gì?". Chính xác hơn: "Trung Quốc tự định nghĩa mình là
gì?" Chỉ mới gần đây, lý thuyết về quan hệ quốc tế mới đặt nặng tiêu
chuẩn văn hóa như thế. Và đúng vậy, trong thời sự quốc tế, càng ngày văn
hóa càng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hòa bình, căng thẳng,
hay chiến tranh giữa các quốc gia hay các tập thể dân tộc.
Bài viết này, như vậy, thuật lại hai lối nhìn lý thuyết, từ bên ngoài và
từ bên trong. Từ bên ngoài, nhìn khả năng của sức mạnh. Từ bên trong,
nhìn cách một dân tộc tự định nghĩa về mình. Lối nhìn thứ nhất chủ
trương: ý định biểu lộ qua khả năng. Anh mạnh lên thì anh sẽ có ý định
của kẻ mạnh. Lối nhìn thứ hai chủ trương: anh tự định nghĩa về anh như
thế nào thì anh phát triển sức mạnh của anh lên thế ấy. Vậy,hãy bắt đầu
với lối nhìn thứ nhất.
I. Nhìn từ bên ngoài: khả năng
Hiểu theo nghĩa rộng, "khả năng" bao trùm cả lĩnh vực kinh tế. Hiểu theo
nghĩa hẹp, "khả năng" chủ yếu đặt trên lĩnh vực quân sự. Nhìn vấn đề
dưới khía cạnh kinh tế, các chủ thuyết tự do (liberalism) cho rằng vì
trật tự thế giới hiện nay buộc phải mở rộng giao thương, Trung Quốc muốn
mạnh lên bắt buộc phải nương theo trật tự ấy, không làm khác được, phá
vỡ nó là đi ngược lại với chính lợi ích của Trung Quốc. Chúng tôi dang
tay ra đón anh vào chơi trong trật tự này để chúng ta cùng trù phú lên
với nhau: đó là lập luận của Mỹ và Âu châu từ đầu cho đến bây giờ. Trong
trật tự này, mọi nền kinh tế đều liên đới với nhau, một kẻ đau là tất
cả đều bị nhiễm, không ai có lợi gì để muốn một Trung Quốc yếu. Hơn nữa,
bây giờ anh đã mạnh rồi, anh hãy củng cố thêm trật tự ấy, hãy cùng
chúng tôi trừng phạt kẻ nào phá rối trật tự: Bắc Hàn, Iran, Syria, nội
chiến ở Sudan, cướp biển ở Somali, phát tán nguyên tử, khủng hoảng kinh
tế, thời tiết hâm nóng... bao nhiêu ách tắc trên thế giới đang cần đến
anh để dẹp bỏ, anh hãy chứng tỏ anh là một cường quốc có trách nhiệm.
Một trật tự thế giới ổn định là điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế,
thị trường phải thay thế cho chiến tranh, cạnh tranh thay thế vũ khí.
Make money, not war! Lạc quan, tín đồ của chủ thuyết này giữ vững lập
trường dù Trung Quốc đã trở nên hung hãn, và dù cạnh tranh của Trung
Quốc sát phạt không thua gì dao kiếm, sức mạnh mềm xâm nhập cả những
lĩnh vực chiến lược ở cả châu Âu. Mà không phải chỉ giới đại học: các
nhà nghiên cứu chính sách ở Mỹ cũng không ngớt khuyên răn: với Trung
Quốc, hãy thuyết phục, đừng bao vây. Persuasion, not containment.2
Thuyết tự do còn lạc quan trên địa hạt xã hội. Trung Quốc càng trù phú,
giới trung lưu càng phát triển. Giới trung lưu càng phát triển, nền tảng
xã hội của dân chủ càng mở rộng. Dân chủ càng mở rộng, chế độ càng khó
làm chiến tranh. Nghe rất hợp lý. Nhưng thế nào là "trung lưu"? Mấy ai
đồng ý với ai về định nghĩa, về tiêu chuẩn. Và mấy ai đồng ý với ai về
mối liên hệ cơ hữu giữa giới trung lưu và chiều hướng dân chủ ở Trung
Quốc? Tuy vậy, mỗi khi bàn về chiến tranh hay hòa bình, thế nào cũng có
người đặt tin tưởng trên giới trung lưu: họ đang giàu lên, họ đang hưởng
lợi, dại gì họ lao đầu vào chiến tranh để mất phú quý? Huống hồ Trung
Quốc còn cần phát triển thêm kinh tế nữa để mạnh hơn, để vượt qua Mỹ như
người ta nói. Bởi vậy, dù căng thẳng chăng nữa, họ dại gì cắt đứt liên
đới hỗ tương giữa kinh tế của hai nước để đi vào tình trạng điên rồ mà
giới chuyên gia quân sự ngày trước, trong thời chiến tranh lạnh với Liên
Xô, gọi là "tình trạng tiêu diệt hỗ tương" nếu một bên bấm nút nguyên
tử?.3 Nếu tôi, người viết bài này, là chuyên gia Mỹ, chắc tôi cũng có
thể chủ trương như vậy, bởi vì tin tưởng lạc quan ấy có thể thích hợp
với hoàn cảnh và lợi ích của nước Mỹ. Nhưng tôi lại là người Việt Nam,
sống sát nách Trung Quốc, quá biết kinh tế có thể giết trọn một nước,
không cần súng đạn, cho nên quá lạc quan vào chủ thuyết liên đới kinh tế
không phải là thái độ của tôi. Và thú thật, tôi có thiện cảm hơn với
những chuyên gia Mỹ chống lại thuyết ấy, cho rằng dù có căng thẳng, dù
chủ trương bao vây, vẫn có thể đồng thời giao thương kinh tế, không việc
gì phải cong lung nhân nhượng, nhất là khi cán cân thương mại giữa hai
nước có lợi cho Trung Quốc. Vả chăng, chắc gì liên đới kinh tế hỗ tương
là giá trị cao nhất trong tính toán của Trung Quốc? Ví thử Đài Loan
tuyên bố độc lập, Bắc Kinh sẽ chọn thái độ gì, chiến tranh hay lợi ích
kinh tế hỗ tương? Lại ví thử Trung Quốc nghĩ rằng một chiến tranh chớp
nhoáng ở Biển Đông với một mình chiếc đũa Việt Nam, đặt Mỹ và cả vùng
trước sự đã rồi, không mang lại những hậu quả kinh tế tai hại như một
chiến tranh dài hạn, liệu Trung Quốc không biết ra tay như đã từng ra
tay ở Hoàng Sa, Gạc Ma?.4 Chiến tranh thế giới thứ nhất có thể còn mách
nước cho Trung Quốc: Anh, Pháp, Nga vẫn giao thương mạnh mẽ với Đức
trong hai thập kỷ trước chiến tranh, mặc dù Tam Cường ấy đã liên minh
với nhau để bao vây Đức. Chiến tranh, như có tác giả đã viết, không ngăn
cấm hai bên địch thủ tiếp tục giao thương với nhaunếu thấy điều đó có
lợi cho cả hai.5
Vì những lẽ trên, tôi thấy chủ thuyết tả thực (realism) hợp với Việt Nam
hơn và thấy gần gũi hơn với tác giả đại diện sáng chói của thuyết ấy,
Mearsheimer. Tôi tóm tắt dưới đây luận thuyết của ông.6
Trước hết là nhận định của phái tả thực nói chung về hệ thống quốc tế:
đây là một hệ thống vô chính phủ, trong đó mỗi quốc gia đều nhắm đến mục
đích tối thượng là bảo vệ sự sống còn bằng cách duy trì và tăng cường
sức mạnh. Quan tâm về sức mạnh đưa đến cạnh tranh để mạnh hơn vì ai cũng
sợ ai. Bởi vậy, các nước lớn phát triển sức mạnh đến tối đa để cạnh
tranh thắng lợi với các nước mạnh khác, để chiếm ưu thế trên cán cân lực
lượng, và tiến tới thống trị thế giới.
Có một lúc, dưới thời tổng thống Bush, người ta tưởng nước Mỹ đã đạt đến
mức chúa tể như vậy. Bây giờ thì ai cũng thấy: dù mạnh đến đâu, nước Mỹ
ở bên kia Thái Bình Dương cũng không thể một mình làm chủ trên phần đất
bên này Thái Bình Dương. Điều mà nước Mỹ có thể làm, giống như các đại
cường đã làm trong lịch sử, là đô hộ trên vùng địa lý của mình và ngăn
cản không cho một ông đại cường nào khác đô hộ trên vùng địa lý ấy. Đã
là bá chủ vùng thì không ông nào muốn thấy một ông đại cường khác mon
men đến vùng mình để cạnh tranh. Nước Mỹ đủ mạnh để không ai dám đến
cạnh tranh ở châu Mỹ, nhưng đó là cố gắng mà nước Mỹ đã làm với xương
máu chiến tranh trong suốt cả thế kỷ từ khi lập quốc. Điều mà nước Mỹ đã
làm, điều mà các cường quốc khác đã làm trong lịch sử, tại sao bây giờ
Trung Quốc không làm? Bộ Trung Quốc là ông thầy tu? Là ông thánh? Là con
gà trống thiến? Trung Quốc cũng sẽ ngăn cản không cho nước Mỹ can thiệp
vào vùng của ông. Ngược lại, nước Mỹ cũng sẽ không để cho ông tự do
hoành cứ trong vùng ấy. Và, cũng theo đúng luận lý của sức mạnh và thực
tế của lịch sử, Trung Quốc sẽ mon men thọc gậy bánh xe vào vùng lãnh địa
của nước Mỹ ở châu Mỹ như đã bắt đầu và đang tiếp tục hành động như vậy
hiện nay.
Cho đến bây giờ, nước Mỹ tung hoành trên thế giới được là vì nước Mỹ yên
tâm về an ninh trong vùng ảnh hưởng của mình, chẳng ai dám phá rối trừ
anh Cuba xấc xược. Trong vòng vài chục năm nữa, nếu Trung Quốc vượt được
Mỹ như có nhiều người nói thế, tại sao Trung Quốc lại không tung hoành
dọc ngang trên thế giới như Mỹ hiện nay? Và khi đó, cũng để yên tâm về
an ninh trong vùng mình, tại sao Trung Quốc không làm như Mỹ, nghĩa là,
trước hết, dẹp tan mọi tranh chấp chủ quyền, áp đặt chặt chẽ thống trị
trong vùng, không ai được nói khác, làm khác, cựa quậy khác, mơ mộng
khác, đảo nào cũng là đảo của ta, biển nào cũng là hồ tắm của con cháu
Mao chủ tịch? Những gì thế giới đã chứng kiến trong hơn chục năm qua cho
thấy rõ đường đi nước bước ấy: tăng cường hạm đội, lè lưỡi bò, liếm hết
đảo kể cả với Nhật, phản đối việc Mỹ tập trận với Hàn Quốc ở Hoàng Hải
năm 2010, bàn luận thiết lập "chuỗi dây chuyền hải đảo thứ nhất", rồi
"dây chuyền hải đảo thứ hai"... Nếu thực hiện được, Nhật và Phi hết
đường đồng minh với Mỹ. Chưa kể việc bàn tính thành lập một "hạm đội
nước xanh" để làm chủ đại dương, làm chủ an ninh hải lộ, chẳng lo ai bịt
ống dầu dẫn từ Trung Đông. Và cũng chưa kể, Việt Nam ơi, hành động đặt
giàn khoan trong vùng kế cận Hoàng Sa, ngang nhiên như đàogiếng trong
vườn nhà.
Bước đi vững chắc như cọp săn mồi, ý đồ lồ lộ, ngôn từ trịch thượng anh
cả, ngày nay ai mà chẳng thấy an ninh của mình bị đe dọa nghiêm trọng
trước thực tế một sức mạnh khổng lồ càng ngày càng được tăng cường? Hậu
quả tất nhiên là "hiện tượng leo thang an ninh" phải xảy ra. Nước này
rồi nước nọ leo thang tăng cường quân sự, leo một hồi sẽ leo đến chiến
tranh. Ngày nay, dù miệng có ngọt ngào lien đới hợp tác kinh tế đến đâu,
trong bụng anh láng giềng nào của Bắc Kinh cũng đều ớn sự trổi dậy của
ông ấy, đều nghĩ cách rào cản ông lại. Thương hay ghét, muốn hay không,
tin hay nghi, anh nào cũng bắt buộc phải nghĩ đến kinh nghiệm rào cản
của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Và Mỹ cũng sẽ không có chiến lược nào hữu
hiệu hơn đối với Trung Quốc bằng chính sách rào cản. Nghĩa là liên minh
với các nước láng giềng cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa: Ấn Độ, Nhật Bản,
Phi, và, why not, Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là: các nước why not có dám chọn liên minh với Mỹ chăng?
Có dám cùng với Mỹ lập lại cân bằng lực lượng hay ngã hẳn về Trung Quốc?
Hay chơi trò đu dây? Khó mà tưởng tượng rằng khi tranh chấp Mỹ-Trung
xảy ra đến độ quyết liệt, hai ông siêu cường không làm áp lực mạnh để
chẳng ai chơi được trò đu dây. Vậy thì ngã vào ai là tùy ở tính toán của
mỗi nước về ai đe dọa hơn ai đến sự sống còn, ai ở xa ai ở sát nách, ai
nuốt mình dễ, ai cần mình hơn. Nước Mỹ có quân đội trấn đóng trên đất
Nhật, trên đất Hàn, nhưng hễ phong phanh nghe Mỹ muốn rút quân đi là cả
Hàn lẫn Nhật đều xin ở lại. Nước Tàu không có quân đội trấn đóng, chỉ có
hàng vạn phu phen và làng xã mọc lên như nấm thôi, nhưng chủ nhà mất
đất không bao giờ hay. Cho nên các nước nhỏ không thể không lo nghĩ đến
chuyện rào cản. Các nước lớn cũng vậy. Ấn Độ và Nhật Bản ký "Tuyên bố về
hợp tác an ninh" năm 2008 khi thấy Trung Quốc tăng cường vũ lực. Ấn Độ
và Mỹ sát lại gần nhau tuy Mỹ rất cần Hồi Quốc để chống khủng bố Al
Qaida. Nhân quyền là giá trị đầu môi của Mỹ nhưng khi cần thì Mỹ cũng lơ
đi để quan hệ chặt hơn với Indonesia. Singapore miệng nói thân Tàu
nhưng cung cấp cảng Changi cho hạm đội Mỹ. Và Nhật, dù dân có biểu tình
phản đối, Okinawa vẫn trải thảm điều mời thủy quân lục chiến Mỹ đóng đô.
Trung Quốc càng đe dọa, khuynh hướng ngã vào Mỹ ở đâu cũng tăng lên. Á
châu hoan hô Obama dời trọng tâm chiến lược từ Âu sang Á. Rồi Á châu lo
ngại khi thấy Mỹ yếu tay ở Syria, ở Ukraina.
Tóm lại: Trung Quốc càng mạnh lên càng làm trầm trọng them cạnh tranh an
ninh với Mỹ và với láng giềng, càng muốn tống nước Mỹ ra khỏi vùng ảnh
hưởng, càng thúc đẩy khuynh hướng liên minh với Mỹ để cân bằng lực
lượng. Có khả năng nhiều căng thẳng sẽ xảy ra. Khả năng gần đây nhất là
sự kiện giàn khoan HD 981.Vấn đề là: những căng thẳng đó có đưa đến
chiến tranh không? Trả lời câu hỏi này buộc phải đặt câu hỏi đặt ra
trước: Cả Trung Quốc cũng có vũ khí nguyên tử, liệu vũ khí nguyên tử có
ngăn cản chiến tranh xảy ra ở Á châu như đã ngăn cản ở Âu châu trước đây
chăng?
Mearsheimer không nghĩ rằng hai hoàn cảnh có thể so sánh với nhau. Trước
hết là vì lý do địa lý. Trọng tâm của chiến tranh lạnh tụ trên một điểm
duy nhất: Bá Linh, nằm giữa lục địa châu Âu. Ván bài quá lớn, nếu có
chiến tranh xảy ra, khó lòng không đưa đến chiến tranh nguyên tử, nghĩa
là tiêu diệt cả châu Âu, không chừng thảm họa lan ra đến cả lãnh thổ hai
địch thủ. Không ai dám nghĩ đến cái viễn tượng đó. Mục đích của vũ khí
nguyên tử ở đây là tạo ra để mà không dùng, tạo ra để mà ngăn cản bên
kia không dùng đến. Tất cả tinh túy của chiến lược nguyên tử nằm ở chỗ
bảo tồn lực lượng nếu địch nả cú đầu để đánh trả cú thứ hai. Chính vì sợ
cú thứ hai ấy mà không phe nào dám nổ cú đầu, và chiến tranh đã không
xảy ra. Địa lý ở Á châu khác hẳn. Không có một tụ điểm như Bá Linh,
tranh chấp phân tán trên nhiều nơi khác nhau mà không nơi nào có tầm
quan trọng như Bá Linh, nếu chiến tranh có xảy ra cũng không đưa đến
những hậu quả khốc liệt như thế. Vì vậy chiến tranh giữa Mỹ và Trung
Quốc dễ có khả năng xảy ra hơn.
Chẳng hạn căng thẳng ở Bắc Triều Tiên. Giả sử chiến tranh xảy ra giữa
Nam và Bắc Hàn và ví dụ 19.000 quân đội Mỹ trấn đóng ở đấy phải lao vào
chiến tranh với Trung Quốc, chiến tranh vẫn nhỏ so với trận chiến nếu
xảy ra ở Bá Linh. Đài Loan, Biển Đông, Senkaku cũng vậy, khó bề so sánh.
Huống hồ chiến trận ở các nơi ấy diễn ra trên biển, giả thuyết leo
thang nguyên tử ít có khả năng xảy ra, cho nên đụng độ cổ điển (nghĩa là
không nguyên tử) giữa Mỹ và Trung Quốc dễ tưởng tượng hơn là giữa Mỹ và
Liên Xô trên lục địa Âu châu ngày trước.
Đó là lý do thứ nhất: lý do địa lý. Lý do thứ hai liên quan đến cấu trúc
của hệ thống quốc tế: ngày trước, cấu trúc ấy là hai cực, cực Mỹ và cực
Liên Xô; bây giờ, ở Á châu cấu trúc ấy là đa cực. Ngay Nhật, và ngay cả
Ấn Độ, cũng là những nước lớn, Ấn Độ còn có vũ khí nguyên tử, kém gì
ai? Dù rằng hai nước ấy không mạnh bằng Trung Quốc, và dù rằng cái thế
đa cực ở đây không cân bằng nhau, nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải là một
cực như Liên Xô ngày trước. Ở cái thế đa cực ấy, chiến tranh dễ xảy ra
hơn ở thế lưỡng cực vì nhiều lẽ. Một, là các nước lớn dễ đánh nhau hơn,
hoặc với nhau hoặc với các nước nhỏ. Hai, là ông anh cả dễ bắt nạt em
ba, em tư, em út, dễ đánh tỉa từng em. Ba, là ông lớn nhất, đang vươn
lên thành bá chủ vùng kia, làm ai cũng sợ, mà sợ thì hoặc là giơ tay đầu
hàng trước, hoặc là chịu nhục hết nổi thì uýnh một trận, chết cũng cam.
Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông và hành động trấn
áp của Nga ở Ukraina mới đây đã khiến các giới quan sát quốc tế chú ý
hơn đến lý luận đa cực này. Không thiếu gì con mắt nhà nghề thấy rằng
chưa chắc đã có dầu khí ở vùng biển Hoàng Sa. Rất có thể Bắc Kinh "lớn
tiếng cao giọng tuyên bố bá quyền". Giống như Nga, Trung Quốc muốn chứng
tỏ Ta đây là sếp trong sân sau của Ta. "Na ná như phiên bản của Nga và
Trung về cái được gọi là chủ thuyết Monroe", nghĩa là không ai được xớ
rớ vào vùng cấm địa của Ta. Tờ báo danh tiếng Le Monde của Pháp, phân
tích hai sự kiện nổi bật nói trên trong tháng 5 vừa qua, kết luận sau
khi nhắc lại chủ thuyết Monroe: "Xét những gì đã xảy ra trong mấy tuần
qua, thế giới đa cực tự báo trước về mình một cách không có gì đáng ngạc
nhiên: đây là thế giới của những tên thô bạo".7
Câu kết luận của tờ báo tóm tắt những gì đã nói ở trên về bức tranh mà
Mearsheimer đã vẽ ra. Dù không muốn bi quan, tôi cũng khó mà lạc quan
với các tác giả bác ông. Không có cách gì chấp nhận luận điệu của họ. Họ
nói: Một, tuy cấu trúc quốc tế đúng như phái tả thực mô tả, Mỹ và Trung
Quốc vẫn có thể khôn khéo lèo lái để tránh đụng độ nhau đến mức căng
thẳng. Hai, tuy liên minh với Nhật và với Hàn có thể gây vấn đề - luôn
luôn là vấn đề - tế nhị giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến tranh không phải là
tất yếu. Ba, muốn thế Mỹ phải tránh, đừng thổi phồng hiểm nguy của một
Trung Quốc lớn mạnh. Và bốn, phải biết nhân nhượng về những tranh chấp
nào mà quyền lợi của Mỹ không phải là sống chết, Đài Loan chẳng hạn. Thế
thì Biển Đông của chúng tôi, ai cùng bảo vệ với tôi? Huống hồ các người
lập luận như vậy cũng không dám cả quyết lạc quan. Họ nói, khá ba
phải: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình, nhưng kết luận ấy cũng
không có gì bảo đảm".8
Đúng là không có gì bảo đảm, nhất là trong thời gian gần đây, với hăm
dọa của Trung Quốc trên đảo mà Nhật gọi là Senkaku, và nhất là với ngang
ngược của Bắc Kinh khi cắm giàn khoan trên thềm lục địa của Việt Nam.
Chiến tranh với Mỹ càng ngày càng không phải chỉ là giả tưởng: lo ngại
phản ánh ngay cả trên tờ Foreign Affairs khi có tác giả khuyến cáo hai
bên phải "rõ ràng về những đường ranh đỏ thực sự và giá phải trả để bảo
vệ những đường ranh ấy".9 Nhưng đâu là đường ranh, khi danh sách những
quyền lợi "cốt lõi" mà Trung Quốc giương ra trước mắt nước Mỹ trong thời
gian gần đây càng ngày càng dài khiến những tranh chấp phụ cũng trở
thành quyết tử? Đâu là đường ranh, khi cả thế giới đang chứng kiến một
hiện tượng mới hừng hực bốc lên từ chục năm nay tưởng chừng như hỏa diệm
sơn sẵn sàng phun lửa? Hiện tượng đó, không nguy hiểm nào khó lường
hơn: đó là dân tộc chủ nghĩa. Đọc sách báo ở Mỹ, rất dễ để ý. Trước đây,
các giới phân tích chỉ chú tâm vào yếu tố kình tế, quân sự, địa chính
trị. Gần đây, ai cũng chỉa ống dòm vào nguy cơ của dân tộc chủ nghĩa, kể
cả trường phái tả thực mà lập trường cố hữu là chỉ xét những yếu tố ở
bên ngoài, những gì có thể đo lường, đánh giá cụ thể. Trong phân tích về
quan hệ quốc tế, yếu tố văn hóa bây giờ được đưa vào với tất cả trân
trọng, không thua gì những yếu tố khác, nhất là đối với Trung Quốc. Như
một chuyên gia về Trung Quốc đã viết, "câu hỏi phải chăng Trung Quốc là
mối đe dọa đối với các nước khác không thể chỉ trả lời bằng cách phóng
tầm nhìn vào sức lực của Trung Quốc trong tương lai - chỉ số kinh tế,
tiến bộ kỹ thuật, ngân sách quốc phòng - như nhiều nhà tiên đoán đã làm.
Sức mạnh chỉ là một phần của giải đáp. Ý định – Trung Quốc lựa chọn sử
dụng sức mạnh của mình như thế nào - mới chính là đầu mối để biết hòa
bình hay chiến tranh".10 Cái nhìn từ bên ngoài không đủ, phải bổ túc
bằng cái nhìn từ bên trong, cái nhìn vào tận xương tủy của văn hóa ông
khổng lồ để xem ông tự định nghĩa mình
như thế nào.
II. Nhìn từ bên trong: Trung Quốc tự định nghĩa
2008. Năm Thế Vận Hội. Ngọn đưốc Thế Vận chuyền tay từ Hy Lạp qua Bắc
Kinh, trên một lộ trình dài 85.000 dặm, dừng chân trên 135 thành phố.
Khoảng thời gian ấy, Trung Quốc bị thế giới lên án gay gắt, nhất là về
nhân quyền và đàn áp ở Tây Tạng. Luân Đôn, Paris, San Francisco,
Canberra... khắp nơi, các hội đoàn nhân quyền tổ chức phản đối khi đuốc
Thế Vận rước qua. Thế nhưng, khắp nơi, Hoa kiều bừng bừng lửa hận đáp
trả, khí thế ngùn ngụt không thua gì ở chính quốc, nhất là trong giới
thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tiến bộ, Duke, Berkeley,
Chicago... khắp nơi! Siêu thị Carrefour của Pháp, đang ăn khách thế,
phát đạt mở nhánh trên 20 thành phố, bị dân chúng ồ ạt tấn công. Khẩu
hiệu, la hét:
Nói không với Carrefour!!! Nói không với bọn đế quốc Pháp!!!
Cực lực phản đối cuộc xâm lăng Anh-Pháp năm 1860!
Toàn dân Trung Quốc đứng lên!!!
Ô hay, Thế Vận Hội thì có ăn nhậu gì với liên quân Anh Pháp hồi xửa hồi
xưa, hồi cố nội cố ngoại các vị ấy chưa đẻ? Ấy thế mà lịch sử bốc máu
chảy rần rần trong gân cốt. Ai cả gan động đến cái lông chân Trung Quốc
ngày nay, mà lại xấu số trót sinh vào đất Nhật hay đất Tây phương, hãy
coi chừng: "Đừng quên quốc sỉ!" Wuwang guochi! Bốn chữ ấy ngự trị trên
bàn thờ, tín đồ của cái đạo dân tộc chủ nghĩa ấy đạp nát như voi đạp bả
mía bất cứ ai dám cả gan thách thức. Các nhà nghiên cứu đánh cuộc cho
hòa bình cũng hãy coi chừng! Cái thứ lửa tân chủ nghĩa ấy đốt râu quý vị
bao giờ không hay.
Quá dễ dàng để minh chứng điều ấy qua vài biến cố lớn đã xảy ra: vụ Mỹ
ném bom nhầm trên tòa đại sứ Bắc Kinh ở Belgrade năm 1999 hay vụ đụng độ
giữa máy bay Mỹ EP-3 và máy bay Trung Quốc F8 kế cận hải phận Hải Nam
năm 2001. Lạ thật, tưởng giới trẻ dị ứng với chế độ, ai ngờ sinh viên
rần rộ phô trương khí thế trước Sứ quán Mỹ, bao vây, ném đá, đốt xe, đốt
cà nhà của tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Lửa ấy, sách báo thế giới đã nói
nhiều. Nhưng, để hiểu gan ruột anh Tàu, không phải cứ tìm đến những
chuyện lớn mà hiểu; chính trong những chuyện tầm phào nhất, người Việt
chúng tôi hiểu anh Ba rành rọt hơn Tây. Chẳng hạn chuyện này: cái mề đay
vàng của Thế Vận Hội.
Bất cứ ở nước nào, thể thao cũng là đầu tư cho chính trị quốc tế. Cả
chính trị quốc nội nữa, vì chính quyền cũng được thơm lây nhờ thắng lợi
của các lực sĩ. Ở Tàu cũng vậy thôi... nhưng mà khác. Phải là huy chương
vàng kia! Đừng nói: thì ở đâu chẳng vậy! Không phải! Khác hẳn, chẳng
giống ai. Ở đâu khác, được bạc hay đồng cũng vui rồi. Ở Tàu, phải là
vàng! Bạc và đồng là sọt rác! Phải là vàng mới thiêng liêng. Và thiêng
liêng như Thượng Đế. Nói theo giọng Mao, mề đay vàng là "khí giới nguyên
tử tâm linh". Tại sao? Thì tại vì lịch sử! Tại vì "đừng quên quốc sỉ!"
Trước đây, bọn Nhật Bản và bọn đế quốc Tây phương đã dám nói: Trung Quốc
là "kẻ phàm phu bệnh hoạn ở Đông Á". Dongya bingfu! Thật ra, nguyên
thủy, câu ấy ám chỉ sự suy nhược của nhà Thanh, giống như đế quốc Thổ
Nhĩ Kỳ đã trở thành "Đông Á bệnh phu" của châu Âu. Thế nhưng tín đồ của
chủ nghĩa dân tộc cải biên ngày nay nghĩ khác: bọn đế quốc ấy dám chê
hình hài thể xác của chúng ta! Đã thế thì phải cho chúng nó biết hình
hài này đè bẹp thể xác chúng nó như thế nào. Thế là bắt đầu nhồi nhét
lịch sử Thế Vận Hội vào đầu giới trẻ năm 2004:
"Trước 1949, lực sĩ Trung Quốc đã tham dự 3 Thế Vận, nhưng lần nào cũng
trở về với thất bại, không đạt được huy chương nào. Một tờ báo ngoại
quốc đăng một tranh hý họa: dưới lá cờ năm vòng tròn của Thế Vận, một
toán Trung Hoa ốm yếu, da bọc xương, bận lễ phục quan gia và Âu phục,
khiêng một quả trứng vịt khổng lồ - một con số không. Bức tranh hý họa
đó nhan đề: " Đông Á bệnh phu". Đó là một chế diễu và nhục mạ".11
Thật ra, bức tranh châm biếm đó không phải đăng trên một tờ báo phương
Tây mà trên một tờ báo Hoa ngữ ở Singapore. Nhưng hề chi sự thật, đây
đâu phải là thể thao, đây là quốc nhục phải rửa.
Bởi vậy mà cái huy chương vàng của Liu Xiang ở Thế Vận Athens 2004 là
thiêng liêng! Nó thiêng liêng vì nó là huy chương về môn chạy đua 110
mét có rào cản. Thế giới chứng kiến tận mắt: thân thể của anh phàm phu
ngày xưa đè bẹp thân thể của bọn Tây phương ngày nay. Liu tuyên bố một
câu danh ngôn tại Athens: "Chiến thắng của tôi chứng minh rằng lực sĩ da
vàng có thể chạy nhanh như lực sĩ da đen hoặc da trắng". Ai nói đó là
thành tích thể thao, người đó chẳng hiểu gì anh Ba. Đó là cả dân tộc
Trung Hoa đứng lên xóa sạch tủi nhục của thế kỷ.
Bởi vậy mà phải là huy chương vàng! Bạc hay đồng thì hóa ra thân thể anh
Tàu vẫn cứ bingfu, vẫn cứ thua thân thể anh Tây! Huy chương vàng vừa
rửa hận vừa mang tính chính đáng đến cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Một
tỷ trái tim cùng tung hô cặp giò của lực sĩ Liu nghĩa là một tỷ trái tim
cùng tung hô Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ai đem lại tự hào này nếu không
phải là Đảng! Ai đưa Trung Quốc từ địa vị cái trứng vịt lộn năm 1932 lên
địa vị thượng đẳng 100 huy chương và 51 vàng năm 2008? Có lĩnh vực nào
mang lại đồng thuận, đồng tình, đồng hỷ, đồng lạc, đồng bốp bốp vỗ tay
như lĩnh vực thể thao? Đảng Cộng sản vạn vạn tuế!
Cái rủi của Trung Quốc hồi thê kỷ 19 biến thành cái may cho chế độ hiện
hành. Khi hệ ý thức Mao không còn linh hiển nữa để giúp Ngu Công dời núi
thì hệ ý thức dân tộc chủ nghĩa vù đến, đúng lúc, đúng thời, thay cái
cũ bằng một cái mới đáp ứng đôm đốp tâm lý cộng đồng, đánh thức cả gia
tài văn hóa ngàn đời nằm ngủ trong tận thâm sâu của tiềm thức dân tộc.
Bởi vậy, câu hỏi mà nhiều giới quan sát ở Mỹ đã đặt ra nghe nó ngây ngô
làm sao: dân tộc chủ nghĩa ấy là từ trên ban xuống hay từ dưới trồi lên?
Hỏi vớ vẩn! Tất nhiên là cả hai! Cái dễ sợ, cái khiếp đảm của vũ bão
triều cường đang cuồn cuộn phăng phăng trào lên ở phương Bắc là do ở chỗ
gặp gỡ của hai hưng phấn, từ trên xuống và từ dưới lên, đưa đến một run
rẩy hoan lạc song phương, từ đó thai nghén một đứa con bất trị có tên
là chiến tranh.
Từ trên xuống: "Vật vong quốc sỉ" là khẩu hiệu dẫn đầu cả một quốc sách
dạy con trẻ bằng sách giáo khoa, viện bảo tàng, nói chuyện tập thể, tiểu
thuyết, văn thơ, nhạc, phim ảnh, nghỉ lễ, bản đồ, tham quan di tích
lịch sử... dạy trẻ không được quên. Không được quên "thế kỷ tủi nhục" từ
chiến tranh nha phiến 1840. Không được quên cái gì và phải nhớ cái gì:
đó là nhét vào đầu con trẻ định nghĩa về Trung Quốc, về bản chất của dân
tộc, về bản chất của chính người dân Trung Quốc, chính mỗi cá nhân.
Đừng quên: tủi nhục ấy là trước Tây phương và trước Nhật Bản.
Và phải nhớ: "Trung Quốc" là nước ở trung tâm. Trung tâm ở đây không
phải là khái niệm địa lý, cũng phải chỉ là khái niệm văn hóa: nó bao hàm
cả ý nghĩa chính trị. Ai kiểm soát được trung tâm, kẻ ấy là nhà cầm
quyền chính đáng để cai trị thiên hạ. Tác giả câu ấy là Tưởng Giới
Thạch. Trung Quốc còn có tên nữa là Trung Hoa. Tôi được nghe một học giả
cắt nghĩa nguyên thủy của từ này: "Hoa" là đẹp đẽ, áo quần đẹp, trang
sức đẹp. Trung Quốc tự cho mình là "hoa", chung quanh tất cả đều là
"di". Với văn hóa đẹp đẽ, Trung Quốc tự cho mình nhiệm vụ đồng hóa man
di, "dụng Hạ biến di" ("yong xia bian yi") như lời của Mạnh Tử. Man di
mà được biến đổi văn hóa thì "di" cũng thành "hoa", thành dân nước Hạ.
Sĩ phu ta ngày xưa chắc đã mắc lỡm cái sách lược này: suốt đời dài lưng
tốn vải cặm cụi sách đèn cố làm sao cho "giống", chứ không phải cho
"khác" như anh hảo hán samourai Nhật kia. Cứ đọc sử thần Ngô Sĩ Liên thì
rõ. Tôi lại được cắt nghĩa thêm: Trung Quốc lại còn có tên là Shenzhou,
xuất hiện từ thời Chiến Quốc, đất thiêng, đất thánh. lại còn được gọi
là Thiên Triều, danh hiệu mà nghe nói giới trẻ ngày nay rất ưa dùng trên
internet để gọi nước của họ.
Lại phải nhớ: trong tư tưởng cổ truyền của Trung Quốc, không có khái
niệm "quốc gia", chỉ có khái niệm "thiên hạ" mà Trung Quốc chiếm vị trí
trung tâm. "Thiên hạ" bao hàm nhiều nghĩa. Một, đó là cộng đồng văn hóa,
khác với ý nghĩa chủng tộc, chính trị hoặc pháp lý trong khái niệm
"quốc gia" của phương Tây. Văn minh là căn bản của khái niệm "thiên hạ".
Với Khổng giáo, Trung Quốc tự cho mình là trung tâm của văn minh, nghĩa
là văn minh cao hơn, đạo đức cao hơn. Hai, "thiên hạ" không có biên
giới như biên giới của quốc gia ngày nay. Ai đồng chí với văn minh Hán
thì là Hán: Mãn châu chẳng hạn. Ba, ta đã ở trung tâm, ta là cao nhất,
vậy thì làm sao quan niệm được thế giới bao gồm (trên lý thuyết) các
quốc gia bình đẳng? Trung Quốc là thế giới, đâu phải là một nước trong
thế giới? Hồi bắt đầu chiến tranh nha phiến, Charles Elliot gửi một văn
thư cho Lin Zexu, chức sắc của nhà Thanh phụ trách giao thương nha
phiến, trong đó viên chức của nước Anh dại mồm gọi Anh và Trung Quốc là
"hai nước". Liu nổi cơn thịnh nộ trả lại thư không thèm đáp, tên kia hỗn
láo quá, "dưới vòm trời này không nơi nào có thể được xem như ngang
hàng với thiên triều". Bốn, "thiên hạ" đặt trọng tâm trên sức mạnh mềm,
như văn hóa, đạo đức, lễ nghĩa hơn là trên sức mạnh cứng - quân sự,
kinh tế - để duy trì trật tự thế giới như ngày nay. Thần phục văn minh
của thiên triều, tuân thủ lệ cống, lễ nghĩa trên dưới phân minh, ấy là
trật tự của hệ thống "thiên hạ". Ai dám bảo điều này không cắt nghĩa
thói hống hách, trịch thượng của thiên triều ngày nay?
Đừng quên và phải nhớ. Đừng quên nhục nhã. Phải nhớ vinh quang. Định
nghĩa về Trung Quốc ngày nay dựa trên hái chân đứng đó. Và vinh quang
ngày xưa được phục hồi ngày nay là nhờ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng ấy
không còn định nghĩa mình là "người tiên phong của giai cấp vô sản"
nữa, mà là người yêu nước "vững chắc nhất, hết lòng nhất". Nhiệm vụ của
Đảng Cộng sản không còn là "thực hiện một xã hội cộng sản" nữa, mà là
"đại phục hưng dân tộc Trung Quốc". Quốc sách "đừng quên, phải nhớ" là
từ trên dội xuống bằng cả một hệ thống giáo dục, tuyên truyền mà sự
thành công là nhờ ở đáp ứng hồ hởi của dân chúng từ dưới lên trên. Nước
Mỹ bỏ tiền ra chiêu đãi sinh viên Trung Quốc, tưởng rằng giới trẻ này sẽ
hấp thụ văn hóa phương Tây. Ô hô, măng này hùng hục dân tộc chủ nghĩa
không thua gì tre già tre lão.
Thật ra, đây là làn sóng dân tộc chủ nghĩa thứ hai. Làn sóng thứ nhất,
hồi thế kỷ 19, hãy còn yếu ớt lắm, và không hẳn từ trên xuống hay từ
dưới lên. Trên thì nhà Thanh đã suy. Dưới thì dân ngu khu đen, chỉ khoái
làm "cách mạng" kiểu A.Q của Lỗ Tấn. Dân tộc chủ nghĩa hồi đó phát khởi
từ ở giữa, giữa trên và dưới, từ tầng lớp trí thức mà tiêu biểu là
phong trào Ngũ Tứ 1919. Làn sóng thứ nhất là dân tộc chủ nghĩa tự vệ: nó
chính đáng và không nguy hiểm cho ai. Làn sóng thứ hai là dân tộc chủ
nghĩa tấn công: nó nguy hiểm vì đến từ một nước bá quyền. Nó càng nguy
hiểm hơn khi cả một dân tộc sôi sục tấn công, hung hăng đến nỗi cấp trên
phải hãm bớt phanh, sợ chính mình cũng bị đốt cháy, sợ không điều khiển
nổi cơn lũ. Từ một ý thức hệ do Nhà nước đẻ ra để chính đáng hóa lãnh
đạo của mình, thứ "dân tộc chủ nghĩa Nhà nước" ("state nationalism") ấy
đã trở thành "dân tộc chủ nghĩa xã hội" (social nationalism) khi nó động
viên được cả xã hội. Mearsheimer gọi thứ dân tộc chủ nghĩa "bình dân"
ấy của Trung Quốc ngày nay (popular nationalism) là "siêu dân tộc chủ
nghĩa" (hypernationalism) có thể đưa đến những hiểm nguy khó lường. Nói
như nhà văn danh tiếng Hồ Bình (Hu Ping), "đối với dân Trung Quốc, lịch
sử là tôn giáo của chúng tôi... Chúng tôi không có một chuẩn mực siêu
nhiên về phải trái, tốt xấu, cho nên chúng tôi xem Lịch Sử như là Quan
Tòa tối cao... Mỗi người dân Trung Quốc khi sinh ra đã là tín đồ của dân
tộc chủ nghĩa".
III. Lời kết
Lịch sử của nước nào cũng có lúc huy hoàng có lúc bi thảm. Lịch sử của
nước nào mà chẳng có vết thương? Cái quái đản của Trung Quốc là bắt thế
giới phải đau cái vết thương của chính họ và phải chấp nhận quyền của
cái vết thương đó cứ mãi mãi là vết thương không lành, sẵn sàng chảy
máu. Dân tộc chủ nghĩa, nước nào cũng có, không nhiều thì ít. Cái quái
đản của Trung Quốc là bắt cả thế giới phải xem trường hợp của mình như
là duy nhất, riêng biệt, thiêng liêng, ai cũng phải cúi đầu. Muốn chơi
với Trung Quốc, ai cũng phải cúi đầu ký một câu mà trên thế giới không
đâu thấy một tập tục ngoại giao tương tự: "Đài Loan là một phần của
Trung Quốc..." Dân tộc chủ nghĩa ấy là mầm mống của chiến tranh.
Từ những trình bày trên đây, xin rút ra bốn kết luận:
1. Chỉ cần để ý một chút là thấy cái thâm ý gắn liền mưu đồ bá quyền với
chính sách "quốc sỉ". Ta phải rửa nhục bằng cách lấy lại cái gì đã mất.
Trong những cái đã mất ấy, có cái bản đồ. Về điểm này, Tàu Tưởng và Tàu
Mao không khác nhau. Ngày 27-3-1934, Tưởng Giới Thạch ghi trong Nhật Ký
quyết định soạn một sách giáo khoa dạy về bổn phận và trách nhiệm đối
với nước. Mục 3: "Chiếm lại Đài Loan và Triều Tiên. Chiếm lại lãnh thổ
nguyên thủy vốn là thành phần của triều Hán và triều Đường..; như vậy
chúng ta, con cháu của Hoàng Đế, sẽ không còn hổ thẹn". Sáu mươi năm
sau, sách giáo khoa của Bắc Kinh mở đầu chiến dịch giáo dục lịch sử ghi
triều đại Goguryeo (37 trước TL - 668 sau TL) của Triều Tiên là thành
phần của lịch sử Trung Quốc.12 Triều Tiên thôi sao? Nghe thêm than thở
của các nhà ngoại giao Trung Quốc đầu thế kỷ 20: chúng ta đã mất "Hồng
Kông của chúng ta", "Miến Điện của chúng ta", "Xiêm La của chúng ta", "A
Nam của chúng ta". Bọn đế quốc đã "căt giang sơn của chúng ta như cắt
trái dưa hấu". Tiếp nối truyền thống, Tàu Mao ghi thêm quần đảo Trường
Sa như là "đương nhiên của Trung Quốc" trong một bản đồ in năm 1999. Đó
là những lãnh thổ mà chúng ta đã mất trong "thế kỷ tủi nhục", đương
nhiên châu phải về hợp phố. Một sách giáo khoa khác viết rõ mồn một:
"Lịch sử thế kỷ quốc nhục của chủng tộc Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở
chúng ta rằng các giống dân ngoại quốc xâm chiếm chúng ta bằng đường
biển. Kinh nghiệm không ngừng buộc chúng ta phải nhớ: chiến hạm xuất
hiện từ Thái Bình Dương: tổ quốc chúng ta chưa thống nhất toàn vẹn; cuộc
tranh đấu về chủ quyền trên Trường Sa, Diao Yutai và biên giới Ấn-Trung
vẫn còn tiếp diễn... ta phải xây dựng một hải quân hùng hậu để thu hồi
toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ những quyền và đặc quyền về lãnh hải của
ta".13 Hay thật! Trung Quốc rửa nhục bằng cách xây dựng lại đế quốc của
nhà Thanh! Bằng cách đòi hỏi "địa vị xứng đáng trên sân khấu quốc tế"!
Ngôn từ "quốc sỉ" phà hơi vào than hồng chiến tranh, hiểm nguy hiện ra
rõ hơn bao giờ hết.
2. Bởi vậy, thế giới phải nói thẳng với Trung Quốc: ông hãy chấm dứt cái
trò quốc sỉ ấy đi. Quốc sỉ! Nhục của nước! Nhục nào? Cái nhục ấy đã có
hơn trăm tuổi thọ rồi. Có người hỏi ông: bao giờ thì nó chấm dứt? Ông
không chịu trả lời,14 bởi vì đó là con ngoáo ộp để ông dọa thiên hạ.
Nước nào? Trung Quốc ngày nay đâu còn là Trung Quốc hút thuốc phiện! "Đã
đến lúc Trung Quốc chấm dứt nói mình là nạn nhân và hãy sống như một
quốc gia bình thường", một tác giả Mỹ đã viết như thế.15 Hay nói như một
nhà văn Trung Quốc, Vương Sóc (Wuang Shuo), trong tiểu thuyết "Please
don't call me Human": "Cứu quốc! Quốc nào? Cứu ra khỏi cái gì? Cám ơn
bạn, nước chúng ta làm ăn tốt, và càng ngày càng tốt".16
Làm ăn tốt: ai cũng mong muốn một Trung Quốc như thế, nhất là Mỹ. Không
ai ngăn cản nổi một Trung Quốc trỗi dậy, một Trung Quốc cường thịnh.
Nhưng một Trung Quốc cường thịnh phải là một Trung Quốc có trách nhiệm
trên thế giới và cư xử một cách có trách nhiệm: lý thuyết của Mỹ là như
thế ngay từ đầu. Nhưng Trung Quốc lại làm như thể mọi người phải gánh
trách nhiệm về tủi nhục của ông, trước là Mỹ, bây giờ cả Mỹ lẫn Nhật. Có
tác giả đã nhận định: "Chính quyền Trung Quốc tuyệt đối không muốn giải
quyết vấn đề các đảo Senkaku. Nếu ngày mai Nhật trao Senkaku vào tay
Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ lập tức bắt đầu nói đến Okinawa. Lập tức. Họ sẽ
nói: "Chúng tôi không muốn Senkaku nữa. Chúng tôi muốn Ryukyus". Nói như
vậy có thể là hơi quá. Nhưng câu tiếp theo thì không sai: "Hệ thống
chính trị của họ cần phải có đối nghịch với Nhật. Đó là ô-xy của hệ
thống. Họ không thể sống mà không có lập trường nghịch với Nhật. Các bạn
không thể làm giảm căng thẳng, bởi vì phía Trung Quốc tuyệt đối cần
phải có căng thẳng".17 Đúng hay sai không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề ở
đây là: Trung Quốc không thể chiếm độc quyền về dân tộc chủ nghĩa. Dù
Nhật có sai trái bao nhiêu đi nữa trong thế chiến thứ hai, ông khiêu
khích tự hào dân tộc nơi họ, dồn họ đến chân tường, thì họ phản ứng
thôi.
3. Nhận xét thứ ba liên quan đến việc sử dụng ý thức hệ "quốc sỉ". Khác
với Tưởng, Mao không đặt đề tài "quốc sỉ" lên hàng đầu trong suốt thời
gian kháng Nhật. Kẻ thù chính của Mao là nội thù, không phải ngoại thù.
Là Tưởng. Là giai cấp tư sản. Chỉ thị của Mao gửi đến cán bộ cao cấp của
Đảng Cộng sản năm 1937 viết: "Mục đích của ta là khai triển sức mạnh
quân sự của Đảng Cộng sản để làm đảo chánh. Bởi vậy, phải quán triệt áp
dụng chủ trương căn bản này: 70% cố gắng là để bành trướng, 20% là để
đối phó với Quốc Dân Đảng, và 10% là để kháng Nhật. Toàn thể đảng viên
và đoàn thể phải tuân lệnh, không được chống lại chỉ thị tối quan trọng
này". Mao dĩ nhiên cũng khác Tưởng về vấn đề văn hóa. Với Tưởng, Khổng
giáo vẫn là rường cột của nước. Với Mao, đó là văn hóa "phong kiến",
nguyên do làm Trung Quốc lụn bại. Mao không đặt tính chính đáng của Đảng
Cộng sản trên việc khai thác "quốc sỉ" mà trên chiến thắng của Cách
Mạng. "Đông phương hồng" là bài hát thay thế địa vị của quốc ca trong
suốt thời gian ngự trị của Mao (1949-1976). "Đông phương hồng" không có
một chữ nào nhắc lại quá khứ. Chỉ hoan hô Chủ Tịch, hoan hô Đảng, hoan
hô mặt trời trước mắt.
Các nhà viết sử sau này nhận xét: trong suốt thời gian Mao nắm quyền và
cho đến Thiên An Môn, không có một quyển sách nào xuất bản trong khoảng
1947-1990 viết về đề tài "quốc sỉ". Cuộc thảm sát Nam Kinh bị loại bỏ
một cách có ý thức. Năm 1962, các giáo chức khoa sử ở Đại Học Nam Kinh
viết cuốn "Đế quốc Nhật và cuộc thảm sát Nam Kinh": sách ấy chỉ được lưu
hành nội bộ, không xuất bản. Mãi đến 1982, chính quyền mới để ý đến
biến cố đó. Các tác giả viết sử ấy giải thích: Một, trong ý thức hệ Mao,
giai cấp mới là quan trọng, không phải dân tộc. Hai, dân tộc chủ nghĩa
trái với quốc tế chủ nghĩa. Ba, lụn bại của Trung Quốc chính yếu là do
tham nhũng và bất tài của giai cấp phong kiến, tư bản. Bốn, "chiến
thắng" là ngôn từ căn bản để cắt nghĩa tính chính đáng của Đảng Cộng
sản, "anh hùng" là mẫu mực để động viên dân chúng: Mao dẫn dắt nhân dân
đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Không nói nhục, bởi vì chỉ
có vinh. Chưa kể thêm lý do này nữa: trong vụ thảm sát Nam Kinh, chẳng
có "anh hùng" nào ở Nam Kinh bởi vì đó là kinh đô của Tưởng năm 1937. Kẻ
chết ở Nam Kinh, Thượng Hải, hoặc bất kỳ nơi đâu ở miền Nam phần nhiều
là lính Tưởng. Các nhà viết sử này nói thêm: đúng là Mao còn phải biết
ơn Nhật bởi vì nếu không có Nhật mở cuộc xâm lăng rộng lớn như thế
từ1937 đến 1945, quân đội của Mao đã bị Tưởng thanh toán. Lẩn tránh
trong núi rừng Sơn Tây, chiến lược của Mao là tránh giao tranh với Nhật
để bành trướng quân lực từ 30.000 người nhỏ nhoi lên cả 1 triệu quân
cường tráng. Đối thoại sau đây giữa Mao và thủ tướng Nhật Tanaka Kakue
ngày 27-9-1972, khi Nhật theo chân Mỹ mở bang giao chính thức với Bắc
Kinh, rất thú vị, phải ghi chép lại đầy đủ để thấm thía hài hước của Chủ
tịch Mao:
Mao nói: "Chúng tôi phải cám ơn nước Nhật. Nếu Nhật không xâm lăng Trung
Quốc, chúng tôi chẳng bao giờ hợp tác được với Quốc Dân Đảng. Chúng tôi
chẳng bao giờ phát triển và giành được chính quyền. Chính là nhờ Nhật
giúp sức mà chúng ta bây giờ mới được gặp nhau ở Bắc Kinh"
Tanaka nhũn nhặn: "Xâm chiếm Trung Quốc, Nhật đã gây nhiều tổn hại cho
Trung Quốc". Mao đáp lại liền: "Nếu Nhật không xâm chiếm Trung Quốc,
đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không chiến thắng được, hơn nữa chúng ta sẽ
chẳng gặp nhau được hôm nay. Biện chứng của lịch sử là như vậy".
Vậy thì làm sao và từ bao giờ biện chứng ấy bị trái gió lộn lèo? Cứ lấy
ví dụ bài quốc ca cho cụ thể. Khởi đầu là bài "Chí nguyện quân hành
khúc", lời của Tian Han, nhạc của Nie Er. Viết vào năm 1932, một năm sau
khi Nhật chiếm Mãn Châu, bài hát thúc giục dân chúng đứng lên gia nhập
kháng chiến. "Đứng lên, đứng lên, đứng lên! Dân tộc Trung Hoa đối mặt
với hiểm nguy lớn nhất". Năm 1949, khi thảo luận về một bài quốc ca cho
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vừa thành lập, có người đề nghị đổi câu ấy
thành câu khác, "biện chứng lịch sử" hơn: "Dân tộc Trung Hoa đã đến ngày
giải phóng". Chu Ân Lai không đồng ý, cho rằng câu trong nguyên bản gợi
cảm hơn và bao giờ cũng thích hợp để chống đe dọa ngoại xâm. Đến thời
Cách mạng văn hóa, "Chí nguyện quân hành khúc" bị dẹp xó, thay thế bằng
"Đông phương hồng" như đã nói. Đến khi Mao chết năm 1976, Hoa Quốc Phong
tái lập "Chí nguyện quân hành khúc" vào địa vị quốc ca năm 1978, nhưng
thay toàn bộ lời, tán dương Mao và Đảng. Năm 1982, tháng chạp, ngày 4,
dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, hành khúc nguyên văn của năm 1935
được lập lại và Quốc Hội chính thức biểu quyết làm quốc ca.
Thế thì, từ 1921, khi thành lập Đảng Cộng sản, đến 1949, khi thành lập
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tính chính đáng của quyền lực dựa trên hai
chân: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc. Từ 1949 đến hết Cách mạng
văn hóa năm 1976, tính chính đáng dựa trên Mao Chủ Tịch và viễn tượng
đỏ rực của chủ nghĩa cộng sản. Từ 1976 đến 1991, phân vân xảy ra ngay
trên tính chính đáng: mèo xám hay mèo đen, mèo nào bắt chuột giỏi? Thật
vậy, bước qua những năm 1980, tình hình ý thức hệ trở nên trầm trọng,
"tam tín nguy cơ" ("san xin weiji") xảy ra. Ba khủng hoảng niềm tin :
tín tâm nguy cơ (xinxin weiji) tức là khủng hoảng niềm tin xã hội chủ
nghĩa, tín ngưỡng nguy cơ (xinyang weiji) tức là khủng hoảng niềm tin
mác xít, tín nhiệm nguy cơ (xinren weiji), tức là, nguy quá, khủng hoảng
niềm tin vào Đảng. Cả ba niềm tin ấy đã thay thế niềm tin tôn giáo, vậy
thì miếng đất tâm linh đã thành cái miếu hoang. Lấy gì thay thế vào đó?
Thiên An Môn ập tới năm 1989, sinh viên bê Nữ thần Tự Do đặt vào miếu.
Thế thì loạn to! Lập tức chiến dịch giáo dục lịch sử được phóng ra, lái
nhiệt huyết của giới trẻ từ đấu tranh với bên trong qua đấu tranh với
bên ngoài, tái lập tính chính đáng trên cái chân dân tộc chủ nghĩa. Quên
cái chân đấu tranh giai cấp rồi chăng? Đâu có! Loạn Thái Bình Thiên
Quốc (1851-1864) cũng là nhân dân nổi dậy để chống áp bức. Và đâu có
phải chỉ Trung Quốc là nạn nhân: giai cấp công nhân và nông dân Nhật Bản
cũng là nạn nhân của quân phiệt đế quốc chủ nghĩa. Không quên lý thuyết
giai cấp, nhưng dân tộc chủ nghĩa phất lênthành cờ lãnh đạo.
Từ bỏ hình ảnh oai hùng của kẻ chiến thắng ngày hôm qua - chiến thắng
trên Quốc Dân Đảng - sách giáo khoa vẽ cho con trẻ hình ảnh tủi nhục của
nạn nhân ngày hôm kia, nạn nhân của phương Tây và của Nhật. Trước, con
trẻ học tung hô. Bây giờ, con trẻ học thù hận. Từ 1994 đến 2002, Giang
Trạch Dân làm một cuộc cách mạng thầm lặng, biến Đảng Cộng sản Trung
Quốc từ một đảng cách mạng thành một đảng dân tộc chủ nghĩa, lấy lòng
yêu nước thay thế chủ nghĩa cộng sản như là ý thức hệ nòng cốt. Đảng dạy
con trẻ: Thế nào là một công dân Trung Quốc chân chính? Ghét bọn xâm
lăng ngoại quốc, khinh bỉ Hán gian, kính trọng người yêu nước.
Nói thêm một chuyện mới đây. Tập Cận Bình tuyên bố gì trong khi ngang
nhiên cắm dàn khoan HD 981 trong vùng biển Hoàng Sa? Y chang một giọng:
"Chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm
phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm
lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa" Vì vậy người dân
Trung Quốc "không được quên quá khứ nhục nhã đó và phải xây dựng biên
giới vững chắc"18 Ai không được quên quá khứ nhục nhã nếu không phải
chính là người Việt Nam chúng tôi trước hành động ngang ngược của ông?
Rất nhiều tác giả ngày nay nói: Khi Lỗ Tấn viết A Q, ông trào lộng con
người Trung Quốc, xã hội Trung Quốc. Trí thức thời ấy không phải là
không biết nhục trước đế quốc, nhưng họ nhắm vào cái cổ hủ, cái lụn bại
của văn hóa Trung Quốc để đả kích, hòng canh tân, đưa Trung Quốc vào
hiện đại. Hậu Thiên An Môn đi ngược lại chiều hướng ấy, lái dân tộc chủ
nghĩa qua tham vọng bá quyền ở bên ngoài. Một bên nhắm vào bên trong để
định nghĩa cái "ta". của Trung Quốc. Một bên nhắm vào bên ngoài , biến
cái "ta" của Trung Quốc thành đe dọa thường xuyên. Không phải súng ống
tàu bè làm Trung Quốc đáng sợ. Đáng sợ là cái thứ văn hóa chiến tranh
ấy. Người viết bài này không phải là tín đồ của văn hóa Tây phương. Nêu
lên điểm nhận xét cuối cùng trong điểm 4 sau đây không phải để tán tụng,
mà cốt để so sánh hai thứ văn hóa trong câu chuyện định nghĩa chữ "ta"
này.
4. Vâng, so sánh thứ nhất là về cái mề đay. Tại Thế Vận Hội 2008 về môn
điền kinh, đoàn Mỹ được huy chương đồng, đoàn Nhật huy chương bạc, đoàn
Trung Quốc huy chương vàng. Đoàn Mỹ ôm nhau mừng rơn sau lễ trao huy
chương, giơ cao huy chương đồng cho báo chí chụp ảnh. Được phỏng vấn,
lực sĩ Jonathan Horton trả lời: "Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi
là được lên bục này; như vậy là chúng tôi đã lên được. Còn đồng, bạc hay
vàng, điều đó không quan trọng". Ai muốn bình phẩm gì về câu đó, cứ
bình phẩm. Nhưng hãy suy nghĩ về câu hỏi được nêu lên như đề tài nóng
trong thảo luận "chat" trên mạng Bắc Kinh tối hôm đó: "Quái, sao chỉ
được huy chương đồng mà bọn Mỹ hạnh phúc thế!" Đây là suy nghĩ của chính
một tác giả Trung Quốc: "Một dân tộc bị ám ảnh về huy chương vàng đến
mức phải khích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa và tính chính đáng của
chế độ, không phải là một chính quyền tự tin ở mình. Và một dân chúng
không thể chấp nhận một cách hào hoa khi thua trong thể thao không phải
là một dân chúng bình tỉnh và cảm thấy an ninh".19
So sánh thứ hai liên quan đến "Ngày tủi nhục dân tộc". Nhiều nước cũng
có một ngày tưởng niệm như thế, cũng gọi ngày đó là "National
Humiliation Day": ở Anh, ở Mỹ, ở Ấn Độ, ở Hàn Quốc... Bởi vì văn hóa
trong các nước Anh Mỹ, nhất là trong các thế kỷ trước, là văn hóa Thiên
chúa giáo, chiến tranh hay hòa bình, thắng hay bại, đều được cắt nghĩa
là do ý muốn của Thượng đế. Bởi vậy, nước nào cũng quốc hữu hóa Thượng
đế, cho rằng Thượng đế đứng về phe ta. Nhưng đó không phải là vấn đề ở
đây, khi nói về ngày tủi nhục. Ở đây, kẻ thù chính hoặc đồng minh chính
không phải là nước kia, mà chính là Thượng đế. Bởi vậy, rùng rợn biết
bao khi nghĩ rằng Thượng đế là kẻ thù của mình trong chiến tranh. Cho
nên cách để thắng trong chiến tranh không phải là ỷ vào sức mạnh vật
chất hay tài nghệ chiến lược, mà là phải biết hối hận trước Thượng đế về
những tội lỗi mà nước mình đã phạm và phải biết cư xử như một nước
khiêm cung, hết lòng hối lỗi. Chân thành hổ thẹn để rửa sạch tội lỗi của
dân tộc mình là cách để nắm lấy chiến thắng. Đó là lý thuyết mà nhà thờ
giảng giải trước đây trong những ngày lễ "tủi nhục dân tộc". Lý thuyết
đó còn nói thêm: bởi vì nguyên do của chiến tranh là mối tương quan giữa
một dân tộc với Thượng đế, và bởi vì chiến tranh là một phán đoán của
Thượng đế về tội lỗi của một dân tộc, đối phương trên chiến trường không
nhất thiết phải bị biến thành kẻ thù, vì trả thù là tội lỗi. Nhiều nhà
thờ còn khuyên hai đối thủ tái lập thân thiện. Dân tộc Việt Nam chúng ta
chẳng cần ai khuyên cả, cứ vô tư hào hiệp "hello" với người Mỹ, người
Pháp.
Tất nhiên tôi biết các thánh chiến trước đây không cao đẹp như thế đâu.
Nhưng tôi dài dòng về lý thuyết của nhà thờ là cốt để trích nguyên văn
tuyên bố của Abraham Lincoln, tổng thống Mỹ , thiết lập "Ngày tủi nhục
dân tộc" sau khi chấm dứt nội chiến Nam Bắc:
"... Chúng ta biết rằng, do luật thiêng liêng của Thượng đế các quốc
gia, cũng như cá nhân, đều chịu hình phạt trong thế giới này, cho nên
làm sao chúng ta không sợ một cách chính đáng rằng cái họa khủng khiếp
của nội chiến đang tàn phá đất nước này chỉ có thể là một hình phạt
giáng xuống chúng ta vì những tội lỗi kiêu căng, với mục đích cần thiết
là để toàn thể chúng ta cải tạo như là một dân tộc. Chúng ta đã được
chọn để nhận những ân huệ quý báu nhất của Thượng đế; chúng ta đã gìn
giữ được những ân huệ ấy trong nhiều năm tháng với hòa bình và thịnh
vượng; chúng ta đã phát triển lên về dân số, về của cải, về sức mạnh như
chưa có nước nào phát triển như thế. Nhưng chúng ta đã quên Thượng
đế... Vì vậy chúng ta phải cúi mình trướcSức Mạnh bị xúc phạm ấy, để
xưng những tội của dân tộc ta và để cầu khẩn Thượng đế khoan hồng và tha
tội".
Khi Lincoln ban hành "Tuyên Bố" này (1863) nước Mỹ chưa phải là đế quốc.
Đúng một thế kỷ sau, trong chiến tranh Việt Nam, Bob Dylan, trong một
bài hát nổi tiếng "Với Thượng đế ở cùng phe", chỉ trích mâu thuẫn giữa
lý thuyết và hành động của nước Mỹ ngoan đạo. Nhưng dù sao chăng nữa,
vẫn có một cái gì đẹp trong đó, vẫn có cái ý tưởng này để so sánh với
"quốc sỉ" của Trung Quốc: kẻ thù, nên tìm ở trong ta.
Tìm ở trong cái "ta" của chính ông, kẻ thù của Trung Quốc chính là cái
định nghĩa của ông về ông, chính là cái sức mạnh đã cho phép ông định
nghĩa như thế ngày nay: ông là con đẻ của lịch sử ngày xưa, là trung tâm
của thế giới, là vương quốc trị vì thiên hạ. Cái tham vọng đó thôi thúc
ông phải mạnh lên nữa, mạnh hoài, nhưng chính vì vậy mà ông bất an và
ông làm thế giới bất an. Ông bất an vì tham vọng sẽ gặp tham vọng, sức
mạnh sẽ gặp sức mạnh. Do đó ông phải tạo ra kẻ thù ở bên ngoài, tạo ra
cái "quốc sỉ" vô thời gian, vô hạn định, ngòi lửa của chiến tranh. Ông
là ông khổng lồ, nhưng là ông khổng lồ bất an, một "Goliath insecure"
như có tác giả đã viết.20 Xét cho cùng, tìm Thượng đế như đồng minh cũng
là để tìm an ninh, hỗ trợ an ninh súng đạn bằng an ninh tinh thần.
Nhưng ngày nay, trong văn hóa Anh Mỹ, an ninh tinh thần ấy còn nằm ở nơi
một ông Thượng đế khác , ông Thượng đế Dân chủ, và ông ấy nằm trong
lòng dân. Trung Quốc không có Thượng đế, không có cả ông Trời mà ngay cả
Khổng Tử cũng kính sợ. Chỉ còn lòng cuồng nhiệt của dân chúng để kích
động, để tìm hỗ trợ an ninh. Nhưng ngay cả trong an ninh tinh thần ấy,
ông cũng bất an, vì ông cứ phải nghe hoài câu nói của tổ tiên ông vọng
lại từ Thiên An Môn: "dân như nước, nước chở thuyền nhưng cũng làm lật
thuyền".21 Bất an trong an ninh tinh thần, ông lại càng nổ đại bác quốc
sỉ vào Biển Đông của chúng tôi.
Ông muốn gì? Muốn làm cha thiên hạ. Muốn thuộc địa hóa Việt Nam. Muốn
đầy tớ hóa dân ta. Thật là buồn cười khi ta gọi ông là đồng chí. Đồng
chí với chủ nghĩa dân tộc của ông ấy? Đồng chí để cùng Hán hóa nước ta?
GS. Cao Huy Thuần
------------------------
Chú thích:
1 Tham luận đọc tại Hội Thảo Hè “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng
của nó đối với Việt Nam và thế giới,”từ ngày 31-7-2014 đến 1-8-2014 tại
Toulouse (Pháp)
2 Thomas J. Christensen, The Avantages of an Assertive China, Foreign Affairs, March-April 2011.
3 MAD, viết tắt của Mutual Assured Destruction: phe nào thử tiêu diệt đối phương trước, chắc chắn sẽ bị tiêu diệt theo.
4 Nhiều quan sát viên nghĩ rằng Trung Quốc đang nghiền ngẫm một chiến
tranh chớp nhoáng. Xem Thomas Hammes, US. eyes on Japan's Security 3/
Threat of Blockade, allied presence key to deterrence. The Yomiuri
Shimbun, April 11, 2014.
5 Jack Levy and Katherine Barbiery, trích bởi John J. Mearsheimer, Can
China Rise Peacefully, Foreign Affairs, April 8, 2014. trang cuối. Đặc
điểm này, xảy ra trong thế chiến thứ nhất, cũng được nhắc đến trong:
Michael Vlahos, History's Warning: A US-China War is Terrifyingly
Possible, The National Interest, July-August 2014. Vẫn đánh nhau mà vẫn
có thể tiếp tục giao thương: "Economic fears does not brake on war" (Lo
ngại về kinh tế không
ngăn chiến tranh).
6 John J. Mearsheimer, Can China Rise Peacefully?, dẫn ở trên.
7 Alain Frachon, Moscou, Pékin et leurs petits voisins, Le Monde,
16-5-2014 Quan điểm ấy được nhắc thêm một lần nữa trong một bài xã luận ở
trang đầu: Moscou et Pékin, même combat, Le Monde 22-5-2014. Ngay câu
đầu: "C'est une histoire du monde multipolaire d'aujourd'hui". Xem thêm ý
kiến của Robert Cohen, China's Monroe Doctrine, New York Times,
8-5-2014.
8 Charles Glaiser, Will China's Rise Lead to War?, Foreign Affairs, March- April 2011.
9 Xem James B. Steinberg and Michael O'Hanlon, Keep Hope Alive. How to
Prevent US-Chinese Relations from Blowing Up, Foreign Affairs, July-
August 2014.
10 Zheng Wang, Never Forget National Humiliation, Columbia University
Press/New York, 2012, Preface, XIII. Phần thứ II trong bài viết này phần
lớn dựa trên quyển sách này mà tác giả nhận xét là đứng đắn. Những
trích dẫn nào không đề xuất xứ là lấy từ đây.
11 Những trích dẫn từ đây là lấy từ sách nói trên
12 William A. Callahan, National Insecurities: Humiliation, Salvation, a Chinese Nationalism, Alternatives 29, 2004.
13 Callahan, như trên,trang 212.
14 Ryan Kilpatrick, National Humiliation in China, 20-10-2011, http://www.eir. info/2011/national-humiliation-in-china/
15 Callahan, như trên,trang 214.
16 Callahan, như trên.
17 Edward Luttwak, The Yomiuri Shimbun, April 09, 2014.
18 Bangkok Post, 30-6-2014, http://www.bangkokpost.com/mostrecent/ 417832/xi-demands-stronger-defenses
19 Nhà văn Wang Shuo châm biếm bằng cách kể một câu chuyện tếu: Trung
Quốc hừng hực đầu tư vào việc huấn luyện một catcheur để trả thù một
thất bại trước một catcheur Tây phương. Nhưng trước khi chàng lực sĩ
Trung Quốc vào đấu trường, lực sĩ Tây phương bỗng lăn ra chết. Anh ta tự
tử vì sợ phải đấu với cả một tỷ người chống đối . Quốc sỉ đã rửa sạch.
(Callagan, đã dẫn, notes 54 và 60)
20 Allen Carlson, China's Conflicted Olympic Moment, Current History, Vol 107, N° 701, September 2007
21 Điều mà Brzezinski nói về Nga cũng đúng cho cả Trung Quốc: "Nga có
thể là môt đế quốc hay một nền dân chủ, nhưng không thể là cả hai". Xem
Ross Terrill, What does China Want?, Wilson Quarterly, Autumn 2005