Di Sản Hồ Chí Minh

Tác Giả Nên Viết Cuốn Tân Giáo Khoa Thư: Hòa giải: Chuyện thật ở quê và chuyện ảo trên mạng

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị miền Trung có lẽ là khắc nghiệt nhất nước. Người ta bảo, do miền đất mảnh mai nhưng lại nặng gánh hai đầu đất nước, mới khổ như vậy.

Chuyện thật ở quê – Di chứng chiến tranh vẫn còn nhưng lòng người đã nguôi ngoai.

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị miền Trung có lẽ là khắc nghiệt nhất nước. Người ta bảo, do miền đất mảnh mai nhưng lại nặng gánh hai đầu đất nước, mới khổ như vậy.

Riêng với tôi, từ lúc sinh ra và lớn lên, lại thấy quê mình không khổ lắm, bởi đấy là miền đất thấm đẫm thương yêu. Rất có thể nơi tôi sinh ra cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở và tình người, thế là đủ cho một cuộc sống hạnh phúc.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở mảnh đất mà theo tính toán là mỗi người dân phải hứng chịu 5 tấn bom, thì những dấu vết của cuộc chiến vẫn còn ở khắp nơi. Mảnh đất Quảng Trị quê tôi là thế đó.

Khi tôi còn nhỏ, chưa có các chương trình rà phá bom mìn, thứ vũ khí ấy có thể thấy khắp nơi. Những hố bom chi chít giữa đồng, giữa nghĩa địa và có cả những hố bom cạnh nhà; đấy là nơi hè về, mọi người thường rủ nhau tát cá. Cạnh những hố bom, rải rác khắp nơi là những quả bom còn chưa nổ.

Tác giả bài viết: Nguyễn Vĩnh
Tháng 4 mùa gặt, trời đổ nắng như thiêu như đốt. Cái gió Lào dường như làm oi bức tăng thêm gấp bội. Thỉnh thoảng giữa trưa lại có tiếng “đùng” vang lên như tiếng sấm. Mọi người lại ngóng tai xem bom nổ ở đâu, có ai chết hay bị thương gì không. Vài giờ sau mà có tiếng xe cấp cứu là không khí thôn quê lại chùng xuống thật tang thương.

Tôi thấy nhiều người thường băn khoăn về cuộc chiến đã xa gần 40 năm là nội chiến hay ngoại xâm. Với tôi, kể từ lúc nghe ba mẹ và ông bà nói rằng, những quả bom đó là của Mỹ, thì tôi đã tin rằng Mỹ xâm lược Việt Nam. Nếu không xâm lược thì không có lý gì mà rải lên quê tôi bao nhiêu là bom như vậy. Đấy là chưa kể tới chất độc màu da cam.

Mỗi độ tháng 4 về, quê tôi lại tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất bên cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Những ngày đó, thay vì không khí hân hoan, quê tôi lại thường chìm trong hoài niệm thương đau của chiến tranh.

Người ta thường cầu siêu, thả đèn hoa đăng trên dòng Bến Hải và Thạch Hãn: nơi mà cả vạn người đã trầm mình xuống lòng sông, làm phù sa bồi đắp đôi bờ.Rồi mọi người thường tổ chức từng đoàn vào viếng nghĩa trang Đường 9 và Trường Sơn.

Ngoài kỷ lục về số bom mìn trên đầu người thì quê tôi còn có một kỷ lục nữa,đấy là tất cả các xã phường đều có nghĩa trang liệt sĩ. 9 huyện thị với cả trăm xã phường mà ở đâu cũng có nghĩa trang với cả chục vạn ngôi mộ. Chạy qua bất kỳ con đường lớn nào trong tỉnh cũng thấy bóng dáng của nghĩa trang.

Có lẽ vì thế mà hai từ “Chiến thắng” thiếu vắng trong tâm khảm của người dân quê tôi. Chỉ có từ thống nhất là được nhắc đến nhiều mà thôi. Nhưng có lẽ cũng bởi như thế nên người dân quê tôi, với gánh nặng hai miền, bước ra khỏi cuộc chiến: không có bên thắng cuộc, cũng như bên thua cuộc. Chúng tôi thuộc về bên đau đớn, mất mát và buồn của chiến tranh, cũng vui mừng khi nó kết thúc.

Ông nội tôi lúc sinh thời có kể với tôi rằng, làng tôi nằm trong vùng “ngày Quốc Gia đêm Việt Cộng”. Làng tôi nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, thuộc vào vùng quản lý của Việt Nam cộng hòa. Nhưng đêm đến, lại là vùng hoạt động của Việt Cộng. Không những chỉ làng tôi mà cả xã tôi đều như vậy.

Trong xã có rất nhiều người đi lính Quốc gia nhưng cũng không ít người theo Cộng sản, hoạt động nằm vùng. Anh em mỗi người một phe, cha con, hai người hai ngả, không phải là hiếm. Ông tôi kể rằng có những lúc anh em trong nhà đánh nhau vì mỗi người một phe. Tôi không biết khi gặp nhau ngoài chiến trường, họ có đủ can đảm để bắn nhau không?

Khi cuộc chiến qua đi, mọi người đều trở về quê và chung sống với nhau. Từ nhỏ đến giờ,tôi chưa từng thấy ở quê tôi có một xung đột nào xảy ra giữa một người đi lính cộng hòa và một người đi theo cộng sản vì quá khứ đi lính cả. Mọi người sống với nhau rất chan hòa.

Những người đi Mỹ theo diện HO đến Tết hoặc lúc về thăm quê thường tặng quà cho cả làng không phân biệt ai cả. Trong những đám giỗ ở quê, tôi vẫn thường nghe cả cả hai phe kể về những cuộc hành quân của họ. Không chút hận thù nào, chỉ là những câu chuyện về một thời đã qua.

Có lẽ với người dân quê tôi, cuộc chiến cách đây gần 40 năm đã thực sự kết thúc. Chỉ còn tình yêu thương và nỗi buồn ở lại mà thôi. Bởi thế hòa giải dân tộc, đấy là từ hoàn toàn xa lạ với tôi và vùng quê nghèo này.

Chuyện trên mạng ảo – Cuộc chiến và chia rẽ vẫn tiếp tục

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất như vậy, nên khi mạng xã hội bắt đầu nở rộ, tôi khá bất ngờ đọc thông tin trên mạng và thấy cả sự hằn học và hận thù mà cả 2 phía đều thể hiện. Tôi cứ ngỡ chiến tranh ít nhất cũng đã phần nào lùi vào dĩ vãng. Nhưng không, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc.

Bút chiến, một cuộc chiến chia rẽ dân tộc không kém gì cuộc chiến cách đây gần 40 năm. Bới móc quá khứ, kết tội đồng bào mình; những việc đó cứ tiếp diễn từng phút trên các trang mạng.

Sự hận thù ngày càng dày lên, tìm mỏi mắt cũng không thấy tình yêu và sự khoan dung. Cộng sản hay Quốc gia, tất cả cũng chỉ là sản phẩm của lịch sử. Đứng ở thời đại này mà phê phán sự lựa chọn của thời đại trước thì e rằng cả đời này cũng phê phán không hết.

Sao không dẹp bỏ tất cả đi để cùng nhìn về tương lai? Sao không can đảm bước ra khỏi cuộc chiến đã ngưng tiếng súng từ gần 40 năm trước? Nó đã mang lại cho đất nước này, dân tộc này quá nhiều đau thương rồi, hôm nay không cần tạo thêm nữa.

Đến giờ, tôi vẫn thật sự không hiểu, vì sao người lại ghét người đến thế. Những người có tuổi, họ đã đi qua cuộc chiến, họ có những mất mát, họ có thể bị ám ảnh bởi điều đấy. Nhưng những bạn trẻ, những người có khả năng đọc và thấu hiểu, hơn nữa lại được sinh ra sau cuộc chiến, có nhiều thông tin đa chiều, nhưng vì sao họ lại mang lòng thù hận lớn đến thế?

Vì sao những người dân quê tôi, những người chịu nhiều mất mát nhất ở đất nước này, họ có thể hòa giải một cách dễ dàng. Trong khi đó hố sâu ngăn cách đang được đào ngày càng rộng ở trên mạng ảo. Phải chăng, họ chưa biết đau nỗi đau của chiến tranh?

Vài dòng kết

Hiểu biết và tình yêu thương, đấy là những gì đất nước và dân tộc cần để đi xa. Nếu làm được việc gì có thể hàn gắn, để yêu thương, thì hãy cứ làm đi, đừng ngần ngại. Hãy để tình yêu kết nối mọi người và trí tuệ mang dân tộc này đi xa. Hãy dẹp bỏ lòng hận thù, hãy chấp nhận quá khứ.

Cả bên thắng cuộc lẫn bên không thắng, hãy từ bỏ suy nghĩ thắng thua đi. Hãy ngồi lại với nhau mà thắp hương cầu nguyện cho đồng bào của mình, những người đã ngã xuống, thân của họ đã trộn với đất, máu của họ hòa vào những mạch nước ngầm. Để hôm nay, chúng ta còn được sống, đất nước vẫn còn có một cái tên:Việt Nam.

Nguyễn Vĩnh. 
Sài Gòn những ngày tháng Tư.

Bàn ra tán vào (4)

Lão Ngoan Đồng
Đứng trên vị trí của một dư luận viên việt cộng, bài nầy chứng tỏ dư luận viên có trình độ, có hiểu biết về tâm lý của những người cầu an. biết cách dẩn dụ người ta quên đi những điều tồi tệ của "giải phóng miền Nam" đã qua. Đừng suy nghĩ việc gì sẽ đến với mình trong cái chế độ mà người dân không biết mình ngày mai sẽ ra sao, có tiền thì xài, có của thì ăn, nghèo mạt thì ráng chịu, đừng kêu ca gì nữa, mọi việc có đảng và nhà nước lo. Tối ngày cứ lo đọc kinh, gỏ mỏ cầu nguyện rồi thôi, chẳng cần làm gì để quyết định vân mạng của mình, đã có đảng và nhà nước sấp xếp dùm cho rồi. Nhưng tác giả bỏ quên một điều: Đảng và nhà nước việt cộng đang thi hành kế hoạch "được đằng chân lâng đàng đầu", có nghĩa là cướp của dân xong rồi sẽ cướp mạng tiếp theo sau. Nếu ai chịu cho đảng và nhà nước quyết định dùm cho sanh mạng của mình mà chẳng cần lý do gì, thì hảy đi theo lời"giáo huấn" của tác giả.

----------------------------------------------------------------------------------

Loi Truc
Giọng điệu kẻ cả của kẻ hậu sinh nghe rất bùi tai các tay cs. Đúng vậy, 75 vào giết người cướp của, tù đày dân miền Nam, sau khi đầy túi, mấy tên chóp bu leo lên lầu vàng, cứ xem nhà Lê K Phiêu, Ba xà mâu, Trọng lú...và lủ dòi bọ cs (lời TTS, D T H)thì còn gì nữa mà không quên đi quá khứ, quá đầy tội ác...tác giả bìai viết đã làm một việc thừa thải, đến nay không ai còn ấm ớ về bản chất cs nữa. Kiếm ăn kiểu biện hộ trơ trẻn như vậy khó đấy. Nguyễn Vĩnh nên đổi nghề "chém thuê viết mướn" quá khờ khạo này mà đạp xe thồ kiếm kiếm ăn thì dễ thương hơn.

----------------------------------------------------------------------------------

Lynda
Quên hận thù đi,để cùng " rập bước chung lòng.......thờ Mao chủ tịch,thờ Xít Ta lin bất diệt"...giản dị có thế mà không làm được ,! Không hiểu tại sao ?

----------------------------------------------------------------------------------

Truong tran
Đúng ,nếu đây là cuộc nội chiến.mà đã là nội chiến thì đã hoà hợp hòa giải ngay từ ngày đầu Phỏng Giái..đừng đợi 39 năm trôi qua..đợi cứt trâu thành bùn...mập mờ đánh bài tráo .Cuộc chiến giữa Nam quân và Bắc quân ở Mỹ đích thị là cuộc nội chiến.Ở VN thời Trịnh Nguyễn phân tranh cũng là nội chiến.Còn cuộc chiến sau hiệp định Gieo Neo 1954 không thể gọi là nội chiến được! Nó là cuộc chiến ý thức hệ.Cuộc chiến giữa cs chó chết vs Tự do !Cuộc chiến của những con người yêu thích tự do ,đánh trả bọn cs xâm lăng chỉ muốn chiếm nước VNCH.Cuối cùng phe Tự do bỏ cuộc chơi,kéo quân về nước: Tân tây lan,Đại Hàn,Thái Lan,Úc đại lợi,Mỹ.Trong khi phe cs ,đứng đầu là Liên sô,Trung quốc,bắt dân chúng của họ đói khổ ăn đói mặc rách để đổ quân dụng ,khí tài và cả nhân lực _ ngòai quân số gọi là cố vấn,còn có các chuyên viên đích thân điều khiển các giàn tên lửa , các phi công: Trung quốc,Bắc Triều Tiên bay lên không chiến,bảo vệ vùng trời miến Bắc, chưa kể Cu ba,các nước XHCN đông âu đều phải đóng góp vào công cuộc đỏ hóa VN.Vì họ kỳ vọng đỏ được VN là họ sẽ đỏ hóa cả Đông dương.Thảm thay,sau khi chiếm xong VNCH họ chóa mắt bởi sự giàu có ,văn minh của miền Nam ,nên họ tự hủ hóa,quên mẹ nó hết cả lý tưởng với ảo tưởng,chỉ ra sức bóc và lột dân bản xứ(miến Nam)...rồi lột đến cả nước !Họ cai trị VN tàn độc còn hơn cả ngọai bang cai trị !!39 năm rồi nhà tù nhiều hơn trường học,dân oan nhiều hơn cỏ dại! Thế mà người ta cứ cố tình nói lấy được,gọi đây là cuộc nội chiến ,trong khi phe nào cũng đầy cả Tây trắng,Tây đen,Tây vàng !!!Chán bỏ mẹ !!!

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Tác Giả Nên Viết Cuốn Tân Giáo Khoa Thư: Hòa giải: Chuyện thật ở quê và chuyện ảo trên mạng

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị miền Trung có lẽ là khắc nghiệt nhất nước. Người ta bảo, do miền đất mảnh mai nhưng lại nặng gánh hai đầu đất nước, mới khổ như vậy.

Chuyện thật ở quê – Di chứng chiến tranh vẫn còn nhưng lòng người đã nguôi ngoai.

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị miền Trung có lẽ là khắc nghiệt nhất nước. Người ta bảo, do miền đất mảnh mai nhưng lại nặng gánh hai đầu đất nước, mới khổ như vậy.

Riêng với tôi, từ lúc sinh ra và lớn lên, lại thấy quê mình không khổ lắm, bởi đấy là miền đất thấm đẫm thương yêu. Rất có thể nơi tôi sinh ra cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà ở và tình người, thế là đủ cho một cuộc sống hạnh phúc.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở mảnh đất mà theo tính toán là mỗi người dân phải hứng chịu 5 tấn bom, thì những dấu vết của cuộc chiến vẫn còn ở khắp nơi. Mảnh đất Quảng Trị quê tôi là thế đó.

Khi tôi còn nhỏ, chưa có các chương trình rà phá bom mìn, thứ vũ khí ấy có thể thấy khắp nơi. Những hố bom chi chít giữa đồng, giữa nghĩa địa và có cả những hố bom cạnh nhà; đấy là nơi hè về, mọi người thường rủ nhau tát cá. Cạnh những hố bom, rải rác khắp nơi là những quả bom còn chưa nổ.

Tác giả bài viết: Nguyễn Vĩnh
Tháng 4 mùa gặt, trời đổ nắng như thiêu như đốt. Cái gió Lào dường như làm oi bức tăng thêm gấp bội. Thỉnh thoảng giữa trưa lại có tiếng “đùng” vang lên như tiếng sấm. Mọi người lại ngóng tai xem bom nổ ở đâu, có ai chết hay bị thương gì không. Vài giờ sau mà có tiếng xe cấp cứu là không khí thôn quê lại chùng xuống thật tang thương.

Tôi thấy nhiều người thường băn khoăn về cuộc chiến đã xa gần 40 năm là nội chiến hay ngoại xâm. Với tôi, kể từ lúc nghe ba mẹ và ông bà nói rằng, những quả bom đó là của Mỹ, thì tôi đã tin rằng Mỹ xâm lược Việt Nam. Nếu không xâm lược thì không có lý gì mà rải lên quê tôi bao nhiêu là bom như vậy. Đấy là chưa kể tới chất độc màu da cam.

Mỗi độ tháng 4 về, quê tôi lại tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất bên cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Những ngày đó, thay vì không khí hân hoan, quê tôi lại thường chìm trong hoài niệm thương đau của chiến tranh.

Người ta thường cầu siêu, thả đèn hoa đăng trên dòng Bến Hải và Thạch Hãn: nơi mà cả vạn người đã trầm mình xuống lòng sông, làm phù sa bồi đắp đôi bờ.Rồi mọi người thường tổ chức từng đoàn vào viếng nghĩa trang Đường 9 và Trường Sơn.

Ngoài kỷ lục về số bom mìn trên đầu người thì quê tôi còn có một kỷ lục nữa,đấy là tất cả các xã phường đều có nghĩa trang liệt sĩ. 9 huyện thị với cả trăm xã phường mà ở đâu cũng có nghĩa trang với cả chục vạn ngôi mộ. Chạy qua bất kỳ con đường lớn nào trong tỉnh cũng thấy bóng dáng của nghĩa trang.

Có lẽ vì thế mà hai từ “Chiến thắng” thiếu vắng trong tâm khảm của người dân quê tôi. Chỉ có từ thống nhất là được nhắc đến nhiều mà thôi. Nhưng có lẽ cũng bởi như thế nên người dân quê tôi, với gánh nặng hai miền, bước ra khỏi cuộc chiến: không có bên thắng cuộc, cũng như bên thua cuộc. Chúng tôi thuộc về bên đau đớn, mất mát và buồn của chiến tranh, cũng vui mừng khi nó kết thúc.

Ông nội tôi lúc sinh thời có kể với tôi rằng, làng tôi nằm trong vùng “ngày Quốc Gia đêm Việt Cộng”. Làng tôi nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, thuộc vào vùng quản lý của Việt Nam cộng hòa. Nhưng đêm đến, lại là vùng hoạt động của Việt Cộng. Không những chỉ làng tôi mà cả xã tôi đều như vậy.

Trong xã có rất nhiều người đi lính Quốc gia nhưng cũng không ít người theo Cộng sản, hoạt động nằm vùng. Anh em mỗi người một phe, cha con, hai người hai ngả, không phải là hiếm. Ông tôi kể rằng có những lúc anh em trong nhà đánh nhau vì mỗi người một phe. Tôi không biết khi gặp nhau ngoài chiến trường, họ có đủ can đảm để bắn nhau không?

Khi cuộc chiến qua đi, mọi người đều trở về quê và chung sống với nhau. Từ nhỏ đến giờ,tôi chưa từng thấy ở quê tôi có một xung đột nào xảy ra giữa một người đi lính cộng hòa và một người đi theo cộng sản vì quá khứ đi lính cả. Mọi người sống với nhau rất chan hòa.

Những người đi Mỹ theo diện HO đến Tết hoặc lúc về thăm quê thường tặng quà cho cả làng không phân biệt ai cả. Trong những đám giỗ ở quê, tôi vẫn thường nghe cả cả hai phe kể về những cuộc hành quân của họ. Không chút hận thù nào, chỉ là những câu chuyện về một thời đã qua.

Có lẽ với người dân quê tôi, cuộc chiến cách đây gần 40 năm đã thực sự kết thúc. Chỉ còn tình yêu thương và nỗi buồn ở lại mà thôi. Bởi thế hòa giải dân tộc, đấy là từ hoàn toàn xa lạ với tôi và vùng quê nghèo này.

Chuyện trên mạng ảo – Cuộc chiến và chia rẽ vẫn tiếp tục

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất như vậy, nên khi mạng xã hội bắt đầu nở rộ, tôi khá bất ngờ đọc thông tin trên mạng và thấy cả sự hằn học và hận thù mà cả 2 phía đều thể hiện. Tôi cứ ngỡ chiến tranh ít nhất cũng đã phần nào lùi vào dĩ vãng. Nhưng không, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc.

Bút chiến, một cuộc chiến chia rẽ dân tộc không kém gì cuộc chiến cách đây gần 40 năm. Bới móc quá khứ, kết tội đồng bào mình; những việc đó cứ tiếp diễn từng phút trên các trang mạng.

Sự hận thù ngày càng dày lên, tìm mỏi mắt cũng không thấy tình yêu và sự khoan dung. Cộng sản hay Quốc gia, tất cả cũng chỉ là sản phẩm của lịch sử. Đứng ở thời đại này mà phê phán sự lựa chọn của thời đại trước thì e rằng cả đời này cũng phê phán không hết.

Sao không dẹp bỏ tất cả đi để cùng nhìn về tương lai? Sao không can đảm bước ra khỏi cuộc chiến đã ngưng tiếng súng từ gần 40 năm trước? Nó đã mang lại cho đất nước này, dân tộc này quá nhiều đau thương rồi, hôm nay không cần tạo thêm nữa.

Đến giờ, tôi vẫn thật sự không hiểu, vì sao người lại ghét người đến thế. Những người có tuổi, họ đã đi qua cuộc chiến, họ có những mất mát, họ có thể bị ám ảnh bởi điều đấy. Nhưng những bạn trẻ, những người có khả năng đọc và thấu hiểu, hơn nữa lại được sinh ra sau cuộc chiến, có nhiều thông tin đa chiều, nhưng vì sao họ lại mang lòng thù hận lớn đến thế?

Vì sao những người dân quê tôi, những người chịu nhiều mất mát nhất ở đất nước này, họ có thể hòa giải một cách dễ dàng. Trong khi đó hố sâu ngăn cách đang được đào ngày càng rộng ở trên mạng ảo. Phải chăng, họ chưa biết đau nỗi đau của chiến tranh?

Vài dòng kết

Hiểu biết và tình yêu thương, đấy là những gì đất nước và dân tộc cần để đi xa. Nếu làm được việc gì có thể hàn gắn, để yêu thương, thì hãy cứ làm đi, đừng ngần ngại. Hãy để tình yêu kết nối mọi người và trí tuệ mang dân tộc này đi xa. Hãy dẹp bỏ lòng hận thù, hãy chấp nhận quá khứ.

Cả bên thắng cuộc lẫn bên không thắng, hãy từ bỏ suy nghĩ thắng thua đi. Hãy ngồi lại với nhau mà thắp hương cầu nguyện cho đồng bào của mình, những người đã ngã xuống, thân của họ đã trộn với đất, máu của họ hòa vào những mạch nước ngầm. Để hôm nay, chúng ta còn được sống, đất nước vẫn còn có một cái tên:Việt Nam.

Nguyễn Vĩnh. 
Sài Gòn những ngày tháng Tư.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm