Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Tái Chiếm Quảng Trị Mùa Hè 1972 - Trương Dưỡng.

Điều mà ít ai ngờ đến đã biến thành sự thật, một sự thật tàn khốc trong cuộc chiến tranh diệt chủng ở Việt Nam. Đó là việc Hà Nội công khai xua quân



Tái Chiếm Quảng Trị  Mùa Hè 1972 - Trương Dưỡng.
(Diễn tiến Hành Quân của SĐND đặc biệt kể từ ngày N (28/6/72) theo lệnh Tổng Phản Công của Quân Đoàn I).
http://farm8.staticflickr.com/7054/7082573873_ef25e9705a_z.jpg
- Cờ bay!
- Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
- Vừa chiếm lại đêm qua bằng... máu !

Sơ lược diễn tiến
Điều mà ít ai ngờ đến đã biến thành sự thật, một sự thật tàn khốc trong cuộc chiến tranh diệt chủng ở Việt Nam. Đó là việc Hà Nội công khai xua quân CSBV tràn qua sông ranh giới Bến Hải với hàng ngàn xe tăng, đại pháo 130 ly, cùng nhiều súng phòng không và hỏa tiễn 122 ly. địch dốc toàn lực quyết tâm xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Và nếu chiến cuộc không nổ lớn như vậy, cái tên cổ thành Đinh công Tráng, dòng sông Mỹ Chánh, cũng như bao nhiêu địa danh xa xôi khác trên phần đất khốn khổ nầy đã không trở thành quen thuộc với mọi người như hiện nay.

Ngày 2/5/72, chỉ còn Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến tại phía Bắc sông Mỹ Chánh. Trong khi đó quân CSBV dồn nỗ lực tấn công Lữ đoàn 369 TQLC tại cầu Mỹ Chánh. Sau nửa ngày giao tranh, 17 trong 18 chiến xa T-54 của địch đã bị các chiến sĩ thiện chiến của ta bắn hạ.

Hai trung đoàn CSBV bị thiệt hại nặng nề phải rút chạy về hướng rừng Hải Lăng. Ngày hôm sau, 3/5/72, cầu Mỹ Chánh đã được quân ta phá sập để cản bước tiến bằng cơ giới của địch. Tỉnh Quảng Trị xem như hoàn toàn bị lọt vào tay quân Cộng Sản BV!

Khi hay tin Quảng Trị bị thất thủ, dân quân tranh nhau chạy về Huế. Cũng trong ngày 2/5/72, thiếu tướng Trưởng được Tổng thống Nguyễn văn Thiệu bổ nhậm chức Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I thay thế trung tướng Hoàng xuân Lãm. Ông cấp tốc bay ra ngay nhiệm sở mới, cố đô Huế lúc nầy đang ở trong tình trạng hỗn loạn vô trật tự.

Ngay khi đến Huế, Tướng Trưởng đã cấp tốc tổ chức phòng thủ chống lại áp lực của 3 Sư đoàn 304, 308, và 325 CSBV từ phía Bắc sông Mỹ Chánh, và Sư đoàn 324B ở phía Tây. Với một sự bình tỉnh đáng kính phục, không có một trách phạt hay quy lỗi cho một ai.

Ông đã vãn hồi được trật tự trong hàng ngũ quân sĩ và đặt lại ngay hệ thống an ninh phòng thủ trên bờ sông Mỹ Chánh, sẵn sàng chờ đón một cuộc tấn công mới của địch. Vì họ đã chiếm được một phần đất khá sâu và đang muốn tiến xa xuống phía Nam khai thác thành quả chiến thắng vừa đạt được.

Địch phải mất gần một tháng mới kịp bổ sung và tăng cường lực lượng để hòng tiếp tục khai thác thêm chiến quả. Một thời gian quá đủ cho tướng Trưởng kiện toàn xong hệ thống phòng thủ. Ông chẳng những chận đứng được đợt tấn công của quân Cộng sản Bắc Việt mà còn phản công dò dẫm ở một vài điểm, làm địch phải lúng túng và chùng bước tiến quân của họ lại. Ông đã nhận được lệnh phải tiêu diệt 4 sư đoàn chánh qui Bắc Việt đang đối diện ở bờ Bắc sông Mỹ Chánh, bằng 2 sư đoàn tổng trừ bị là Sư đoàn Dù và Sư đoàn TQLC mà hiện ông đã có sẵn trong tay.


Ngày 8/5/72, Lữ đoàn 2 Dù ra tăng viện từ mặt trận Tây Nguyên. Đến ngày 22/5/72, thêm Lữ đoàn 3 Dù từ mặt trận An Lộc, và sau đó là bộ tư lệnh SĐND được chuyển vận ra bảo vệ cố đô Huế.

Ngày 14/5/72, tướng Phạm văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, đã trực tiếp chỉ huy cuộc phản công tái chiếm căn cứ Bastogne ở phía Tây Nam Huế. Chiều ngày 15/5, Trung đoàn 3 Bộ binh đã hoàn toàn làm chủ Bastogne.

Ngày 28/6/72, cuộc tổng phản công của QLVNCH chính thức bắt đầu. Hai SĐND và TQLC tấn công tuyến phía Bắc sông Mỹ Chánh, trong khi SĐ1BB đánh thọc ra hướng Tây thuộc dãy Trường sơn.

Mặt trận B5 đã tung ra chiến trường tất cả 6 sư đoàn gồm: 304, 308, 312, 320B, 324B, và 325 (312 mới kéo từ Lào qua).


Ba Tiểu đoàn 7, 9, 11 Nhảy dù theo thế gọng kềm làm mũi nhọn vượt sông Mỹ Chánh tiến vào Quảng Trị. Chiến cuộc kéo dài dai dẳng cho đến ngày 25/7/72 lực lượng Dù (TĐ5ND) mới cắm được cờ Quốc Gia lên bờ ngoài cổ thành Quảng Trị.

http://farm5.staticflickr.com/4083/5163283284_635676d8fb_z.jpg
Hai ngày sau, Sư đoàn Dù chuyển vùng trách nhiệm phía Đông quốc lộ I lại cho Thủy quân Lục chiến. Cổ thành Quảng Trị hình vuông với bề dài mỗi cạnh là 590 thước, chiều dầy và cao là 5 thước, đã được TQLC nỗ lực dứt điểm vào ngày 16/9/72. Tàn quân của Trung đoàn 48 trong cổ thành đã rút chạy sang bờ Bắc sông Thạch Hãn.

Diễn tiến chi tiết

Trước ngày 28/6/72 (ngày N); Sư đoàn Nhảy dù thỉnh thoảng vẫn cho các toán trinh sát và viễn thám vượt sông Mỹ Chánh đi sâu vào phía sườn Tây, dọc hành lang dãy Trường Sơn để dò la tình hình địch. Các tin tức do Viễn Thám cung cấp kể cả hình ảnh chụp được, cho biết địch đã tăng cường rất nhiều vào trận địa gồm: bộ đội, xe tăng, và pháo binh.

Tuyến đầu của sư đoàn gần bờ sông Mỹ Chánh do Tiểu đoàn 2 Nhảy dù và Tiểu đoàn 7 Nhảy dù trấn giữ. Tất cả khinh binh của hai tiểu đoàn nầy đều được trang bị bằng hỏa tiễn M-72 hoặc hỏa tiễn 4 nòng MX-202 để phòng chống chiến xa địch (ngoài thành phần vũ khí cá nhân). Còn hỏa tiễn “Tow” mặc dù tiểu đoàn nào cũng có, nhưng vì địa thế núi đồi nhấp nhô trùng điệp, nên chỉ đặt trên những điểm cao phía sau để dễ điều khiển, và nhờ vậy các xạ thủ không bị hạn chế tầm nhìn, hơn nữa loại nầy khá cồng kềnh và nặng nề.

Cũng cần nhắc lại là trong trận Hạ Lào, vì lần đầu tiên các binh sĩ Sư đoàn Dù đã chạm trán với chiến xa địch, nên bị hoang mang và lính quýnh, do đó họ đã sử dụng M72 không hữu hiệu chính xác, thiếu hiệu quả khi bắn vào xe tăng địch. Rút kinh nghiệm nầy, lúc trở về hậu cứ, các đơn vị Nhảy Dù (kể cả đơn vị chuyên môn như Truyền Tin, Công Binh, Tiếp Vận,....) đều được huấn luyện kỹ càng và liên tục. Để binh sĩ chính mắt trông thấy hiệu quả của M72 khi bắn tập vào các chiến xa (đã hư hỏng, được làm mục tiêu thực tập).

Đầu tháng 6/1972, địch đã mở đợt tấn công thăm dò vào TĐ11ND ở bờ Nam sông Mỹ Chánh, bằng nhị thức bộ binh thiết giáp. Thoạt đầu Cộng quân pháo kích liên tục, và lúc mờ sáng bộ binh địch và chiến xa đã càn lên, xông vào tuyến phòng thủ của TĐ11ND (sở dĩ xe tăng T54, thủy xa bọc sắt PT76, và BTR85 đã qua sông dễ dàng, vì công binh địch đã ủi và đổ đất làm một cầu ngầm, nước chỉ sâu đến cổ chân, với độ dốc bờ sông khoảng 30 độ).


Cùng thời gian đó, địch đã pháo kích vào vị trí đóng quân của TĐ2ND và căn cứ Nancy do một đại đội Dù trấn giữ cầu phao băng qua sông Mỹ Chánh (do Công binh Quân đoàn I thiết lập). Nhờ chuẩn bị hầm hố chiến đấu kiên cố và đúng cách, nên khi chiến xa địch vừa tới, Các binh sĩ TĐ11ND đã hạ ngay 2 chiếc T54 bằng súng chống chiến xa M72 và XM202 (hỏa tiễn lân tinh 4 nòng). Bộ đội địch hò hét xung phong, nhưng bị đẩy lui bởi các súng cá nhân, đại liên, và ngay cả lựu đạn. Địch cố gắng nhào lên nhiều lần nhưng đều bị đẩy lui.

Cộng quân núp theo sau xe T54, PT76, và thủy xa BRT85 để mong chọc thủng phòng tuyến của ta. Trong lúc đó Tiểu đoàn trưởng TĐ11ND đã yêu cầu pháo binh bắn hỗn hợp đầu đạn chạm nổ, từ trên không chụp xuống làm cháy và hư hại thêm mấy chiếc thiết giáp, và làm hàng ngũ địch tan rã bỏ chạy tán loạn về phía sau. Đoàn xe tăng địch tháo lui về hướng bờ sông và để lại nhiều tên bị thương, bị chết, cùng vũ khí ngổn ngang.

Thấy địch rút lui, rối loạn hàng ngũ, tiểu đoàn trưởng ra lệnh truy kích. Các chiến sĩ Dù, đang rất hân hoan vì đã sử dụng hiệu quả các súng chống chiến xa M-72 và XM-202, nghe lệnh vội nhào ra khỏi hố chiến đấu, vừa đuổi theo bắn vừa hò hét vang trời. Anh em rượt địch qua khỏi bờ sông mới quay trở lại thu lượm chiến lợi phẩm.

Vì tháo chạy trong cơn hoảng loạn, nên khi qua sông, các chiến xa địch đã đâm húc lẫn nhau, tranh đường chạy trước, khiến một số xe bị lật nghiêng ngả, xích sắt hướng lên trời, giống như cua bị lật ngửa, nằm đó mà máy hãy còn nổ.

Tổng cộng trong trận nầy, địch thiệt hại bỏ xác tại chỗ trên 100 tên; bắt được 5 tù binh của Trung đoàn 66, Sư đoàn 324 CSBV, ngoài ra còn tịch thu hàng trăm vũ khí đủ loại. Bốn chiến xa T-54 bị hạ tại chân đồi ngay trước đại đội tiền đồn; 7 chiếc bỏ lại còn người thì chạy mất. Tại điểm vượt sông có 9 chiến xa T54, PT76, hoặc BTR85 nằm ngổn ngang do lúc tranh giành trốn chạy, đã đâm sầm vào nhau lật nghiêng và bị kẹt dồn thành cục nên không di chuyển lên bờ được.

http://farm4.staticflickr.com/3577/3771773380_23d04d12cf_z.jpg?zz=1
TĐ11ND bị tổn thất khoảng 20 (vừa chết và bị thương); đa số do pháo địch bắn trước giờ tấn công. Sau nầy Trung đoàn 4 (thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh) tăng phái cho Sư đoàn Dù, đến trấn thủ đồi Trần văn Lý để các đơn vị Dù tiến lên phía Bắc, vượt qua sông Mỹ Chánh, tiến thẳng tới sông Nhung, vùng Trường Phước. Các Tiểu đoàn Dù đã lục soát và tịch thu được một số thiết giáp chở quân loại BTR-85, mỗi xe có trang bị hai súng đại liên 12 ly 8 do Trung Cộng chế tạo. Các chiến xa nầy vẫn còn tốt đã được che dấu trong các lùm cây bên bờ sông Mỹ Chánh .

Ngày 28/6/1972 (ngày N), TĐ1ND và TĐ2ND vượt sông Mỹ Chánh lúc 5 giờ sáng và tiến đánh địch trong cảnh trời còn mờ tối. Vì bị bất ngờ, địch chống trả yếu ớt chỉ lo trốn chạy hoảng loạn về hướng Bắc và để lại rất nhiều vũ khí nặng. Đặc biệt là các giàn pháo phòng không trang bị 2 đại bác 57 ly có ghế ngồi cho xạ thủ xoay trở vòng vòng.

TĐ1ND do Thiếu tá La tịnh Tường, K9TĐ (sau bị bệnh nên Thiếu tá Lê Hồng thay thế) chỉ huy, đã tịch thâu được 14 chiếc xe phòng không và nhiều vũ khí đủ loại khác, cùng bắt sống 5 tù binh.

Bên cánh trái là TĐ2ND do Thiếu tá Nguyễn đình Ngọc, K19ĐL, chỉ huy, đã đánh trúng ngay bộ chỉ huy của Trung đoàn 203 chiến xa địch. Khi nghe tiếng la xung phong và các chiến sĩ Dù ào ạt nhào lên, các bộ đội tùng thiết địch đã chạy tứ tán về hướng núi và phía Bắc, bỏ lại 3 chiến xa T54 máy vẫn còn đang nổ và đèn còn chiếu sáng.

TĐ2ND đã tịch thu được nhiều súng cối 61 ly và 82 ly vẫn để nguyên tại vị trí bố phòng. Hai ngày sau các chiến xa địch được lái về căn cứ hành quân của SĐND tại cây số 17, gần An Lỗ. Nhờ chiến công nầy, Ngọc “Ngà” được lên Trung tá đặc cách mặt trận.

Ngày 2/7/72 mở đầu cho giai đoạn II, TĐ9 và Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được trực thăng vận xuống phía Bắc của sông Nhung, con sông nhỏ bắt nguồn từ hướng Đông Bắc, qua Trường Phước, Mai Đằng, Thương Xá, để vào Thạch Hãn ở phía Đông Quảng Trị. TĐ11ND bên phải, TĐ9ND bên trái, cùng chiếm từng thước đất trên những đồi trọc, dưới ánh nắng oi bức của mùa hè đỏ lửa!

Cộng quân pháo cản đường bằng hàng loạt đủ loại 130, 122ly,...Nhưng đoàn quân không dám chần chừ, mọi người quyết đội pháo vào lấy lại mảnh đất Quảng Trị thân yêu.

Trên đoạn đường dài 9 cây số, từ Giáp Hậu qua Mai Đằng, đến La Vang Thượng, binh sĩ thấy cảnh vật gần như không còn sự sống. Các đoạn đường nhựa thì lỗ chỗ hố bom, trên bãi cát điêu tàn bốc hơi dưới mặt trời đỏ lửa thì toàn là cảnh chết: vật chết và người chết!


TĐ9ND chia quân 2 ngã, cánh cực Tây do hai đại đội của Đại úy Trọng, k25TĐ, ĐĐ91 và Đại úy Ngưu (94) tiến đánh vùng Tân Lê, Phước Môn,...Bảo vệ sườn phải có Đại đội 92 của Tường, k26TĐ, sườn phải có Trung úy Vàng, k1/68TĐ, cả ba Tường, Vàng, Trọng,...đều bị thương trong cuộc tiến quân nầy! Riêng Ngưu đã hy sinh tại Tân Téo! Thăng lên thay thế.

Đại úy Đinh v. Tường bị mảnh B40 ghim vào xương bả vai, nhưng vì thiếu sĩ quan nên Bác sĩ Tính mổ tại chỗ. Trong khi Đại úy Trần ngọc Chỉ và Thiếu úy Mặc Đạm đè tay chân và Bác sĩ Tính đang mổ thì địch pháo kích liên tục gần 10 phút. Mọi người phóng vào hầm ẩn núp, bỏ Tường nằm trên băng ca máu chảy lai láng. Hết pháo kích BS Tính trở ra tiếp tục!

TĐ7ND do Thiếu tá TĐT Trần đăng Khôi chỉ huy, và TĐP Nguyễn Lô. Binh sĩ vượt qua cầu Mỹ Chánh vào khoảng 4 giờ khuya, chiếm vùng Lương Điền, Tân Tường, Trường Vinh, lần đến Nam sông Ô Khê, để bảo vệ bãi đáp cho TĐ9 và TĐ11. TĐ7ND vượt qua sông Nhung làm mũi dùi cực Đông, một thiết vận xa bị chìm, Tiểu đoàn tiến chiếm làng An Thái, tiêu diệt nhiều chốt cản đường, vượt qua quốc lộ I bố trí tại phía Nam ngã ba Long Hưng.

Từ Hải Lâm, Thiếu tá Lê văn Mễ họp bộ chỉ huy Tiểu đoàn thiết kế hoạch hành quân “Bắc tiến”. Chỉ tay trong bản đồ, Tiểu đoàn trưởng Lê văn Mễ nói với Thành:

- Toa thấy cái La Vang Hữu nầy không?

- Thấy. Thành trả lời.

- Toa thấy cái La Vang Chính nầy không?

- Thấy rồi, còn chi nữa không “Ôn”?

- Toa dẫn hai đại đội chiếm La Vang Hữu xong, quẹo tay trái vây Vương Cung Thánh Đường, bọc từ hướng Tây Nam đánh cả hai mục tiêu...Có gì thắc mắc?

- Không, Thành thì khi nào cũng ít nói, trầm lặng như mặt nước chiều thu.

TĐ11ND tiến chiếm nhà thờ La Vang. La Vang là một địa danh nổi tiếng về mặt tôn giáo, theo truyền thuyết La Vang là tên một loại cây mọc hoang rất nhiều ở đây, người địa phương gọi là lá vang (lá vằng?).

http://farm5.staticflickr.com/4061/4324771570_a55cb73aac_z.jpg?zz=1
Trong lịch sử Việt Nam, 200 năm về trước là thời kỳ đàn áp tín ngưỡng, cấm đoán Công Giáo. Tương truyền rằng một số giáo dân bị nhà Tây Sơn lùng bắt vì nghi họ theo linh mục Bá Đa Lộc giúp chúa Nguyễn Ánh. Họ trốn trong nhà thờ La Vang, bị đói khổ và bệnh tật; hằng ngày chỉ biết cầu nguyện. Dưới triều đại vua Cảnh Thịnh, giữa tháng 8 năm 1798, Đức Mẹ Maria đã hiện ra bảo hái lá vang nấu nước uống sẽ hết bệnh. Từ đó La Vang được xem như Thánh địa của người Thiên Chúa Giáo được truyền tụng là nơi có nhiều phép lạ xuất hiện. Tới đầu thế kỷ này một giáo đường đã được xây dựng tại đây. Sau nhiều lần tái thiết, ngôi nhà thờ khang trang cuối cùng đã được Tòa Thánh La Mã phong làm Vương Cung Thánh Đường.

Đường vào La Vang tuy ngắn nhưng đó là đoạn đường của tử thần. Đoạn đường nầy có một cây cầu nhỏ, cầu Trường Phước. Cái tên Trường Phước có nghĩa là phước đức lâu dài, nhưng hôm nay cây cầu nầy là một trong những nơi đổ máu nhiều nhất. Máu của những chiến sĩ Công binh Chiến đấu Liên đoàn 10 đang dọn đường cho quân ta tiến lên, máu của các chiến sĩ Dù đang tiến đánh về thôn La Vang. Cộng quân không dàn ra để chận đường, mà chỉ pháo dọc theo QLI, đạn pháo rơi bên trên và chung quanh cầu, biến đây thành một vùng tử địa. Trước sức tiến vũ bão của các chiến sĩ Dù, chiến xa địch phải hạ nòng súng đại bác xuống bắn trực xạ một cách vội vàng để rút chạy. Thấy 2 chiếc T54 đang trấn giữ trước nhà thờ, gần tượng đài Đức Mẹ, binh sĩ của Thành nhanh chóng bắn cháy cả hai, rồi đánh đuổi lực lượng địch bên trong nhà thờ, làm chủ tình hình sau 3 giờ giao chiến.

Vương Cung Thánh Đường chỉ còn mặt tiền, tòa Thánh Đường đẹp vào hàng quốc tế ngày nào không còn nữa! Hàng dương xanh khô lá trốc gốc, mái nhà thờ xiêu dẹo tan nát...Thành đứng trên mặt sân trước chính tòa, mặt sân đá tảng rộng mênh mông và phẳng láng nay bị cày nát chỉ còn từng phiến đá vỡ sắt cạnh... Cảnh vật lặng lẽ, không tiếng chim hót trên cành cây, không tiếng cầu kinh rộn ràng vang dội khắp dãy Trường Sơn âm u tịch mịch, mang theo chiều rộng không gian nỗi bi thảm thiêng liêng của người trần tục, Vô Nhiễm!

- Chiến tranh bậy thật!

Thành làm dấu thánh giá, đứng dậy bỏ tràng hạt vào túi áo, đội nón sắt bước đi... Tượng Đức Mẹ La Vang bị mảnh đạn pháo chém mất một phần đầu! Thành nhìn hướng Bắc, nơi con đường đất đỏ dẫn về La Vang Tả, tưởng đến những ngày Tết Mậu Thân, anh và Dưỡng đã đánh địch tại ngã tư gần căn cứ Trung đoàn 1 BB, tưởng đến những ánh đuốc bập bùng của đoàn người trẩy hội đêm trăng rằm trong những ngày đất nước còn thanh bình. “Chiến tranh bậy thật”, sự phiền muộn của Thành chỉ được diễn tả bởi bốn chữ trách móc nhẹ nhàng và ngắn gọn!

Chính Bắc, cứ một hướng mà đánh, từng nhà, từng hầm, từng chốt địch,...Chiến sĩ Dù phải đánh bằng lựu đạn, cá nhân chiến đấu vận dụng tối đa.

Trục chính do Thiếu tá Lê văn Mễ dẫn thằng 114 (của Lại ngọc Long), 113 của Điền minh Xuyến. Thành dẫn Hùng móm (112) và Đinh viết Trinh (111) đánh kẹp nách dọc đường rầy chiếm mục tiêu kế tiếp là nhà ga xe lửa.

Từng thước đất lúc nầy được đánh lấy lại bằng một giờ, một buổi...Khúc xương nầy thật khó nuốt (cửa họng chính của Quảng Trị) dầy đặc “Chốt cứng”, mà TĐ11ND cùng Liên đội 81 Biệt Cách Dù của người hùng Phan Văn Huấn, Phạm Châu Tài phải cố gắng nuốt gần trợn trừng con mắt! Làm sao qua khỏi mấy cái “Khách sạn” nầy? “Khách sạn” là mục tiêu được đặt bằng tên những nơi ăn chơi nổi tiếng mà các sĩ quan Dù thèm thuồng tưởng nhớ nhưng chỉ có thể dùng nó để nhắc nhở cho đỡ buồn: Majestic, Maxim, Continental,.... Thực tế những khách sạn ở đây với nhiều lớp kẽm gai, mỗi “Phòng ngủ” trí một khẩu thượng liên, được “Cover” bởi hàng rào súng cối.

Làm sao đánh? Nhờ mấy đứa con của “Hổ xám” (Biệt Cách Dù) đánh thử bằng chiến thuật đột kích suốt hai đêm cũng không xong! Thành chỉ huy 111 và 112 tiến đánh nhà ga, Hùng móm định cùng Tú Trinh “Ra ga tiễn em đi”, nhưng gặp “Em” thứ dữ, em răng đen mã tấu thuộc dân chơi hồ gươm chính cống, em đeo dây ngực bằng dây đạn AK, em xách “Ví” đựng toàn bằng lựu đạn chày, “Em” là đứa con cuối cùng của đảng: Sư đoàn 325 Tổng trừ bị. Hùng và Trinh cứ thay phiên nhau “Hạ” em, hai người định tiễn em đi nhưng chẳng em nào muốn đi, em bám chắc nhà ga. Đoạn đường rầy không đầy 400 thước mà suốt 5 ngày cũng không thể vượt qua! Cái ngã ba xa xa đó là đường Trần Hưng Đạo, đường nầy dẫn vào chợ Quảng Trị, chỗ đó địch đã tử thủ trong nhà thương.

Suốt ngày 11/5/72, Hùng không thể chiếm được mục tiêu, anh từ hăng hái vui tánh của những ngày đầu trên đường giải tỏa quê nhà là tỉnh Quảng Trị nầy. Bỗng nhiên Hùng đổi tánh, la ó om sòm:

- Muốn chết phải không? Tại sao mi không đào hầm? Tao la mi còn hơn để Việt Cộng bắn mi vỡ sọ ...!!

Hùng nói những câu không bao giờ nói (Hùng nổi tiếng thương lính), anh đổi tánh một cách bất thường...Điềm gì đây ? Chiến tranh thường có những sự kiện kỳ lạ như thế, người sắp chết thường đổi tánh (cố thiếu tá Lê văn Huệ của TĐ9ND bị con ve vô rún, rồi sau đó vài ngày, tự nhiên đứng khơi khơi trên đường rầy cao, rút súng Colt-45 bắn chỉ thiên thúc hối xung phong, để rồi bị địch bắn trúng 2 viên đạn chết không kịp trối!).

Hùng gọi máy nói chuyện với Bác sĩ Liệu:

- Lấy được khẩu K-54 nào thì tôi cho ông...Liệu ơi, sao moa nhớ mẹ moa quá, hôm ở Kontum vượt thoát trở về có mấy ngày phép lại không đi thăm bà... Chiếm xong Quảng Trị moa sẽ xin phép vài ngày vô Đà Nẳng thăm mẹ ...Chỉ còn 400 thước là moa thấy cái nhà ở lúc nhỏ, vì thế cứ nhớ bà già!!

Thảm thương thay, con chim kêu tiếng bi ai trước khi chết, con người linh thiêng hơn biết tìm chốn quê hương để đi về!

Ngày 14/7/72, đúng 3 tháng sau ngày rút khỏi Charlie, Hùng bị một quả đạn pháo vô tình và cay nghiệt rơi trúng ngay võng nằm! Hùng hy sinh sau những ngày chinh chiến không ngừng nghỉ. Khóa 22 Đà Lạt của Hùng ra trường nhằm Tết Mậu Thân, một số hy sinh ngay từ những ngày mới trình diện đơn vị. Sau gần 5 năm đánh giặc, Hùng đã đi xa đến cuối trời miền Nam, Hùng từng đến hang sâu, núi thẳm của miền Tây Nguyên, giờ đây đã quay về cố thổ, bây giờ Hùng đã trở về Quảng Trị, nơi chôn nhao cắt rún của Hùng!!! Người chiến sĩ trẻ tuổi, can trường đã đi hết đoạn đường khổ nạn của quê hương Việt Nam đọa đày, và trở về chết tại nhà xưa (cách 100 thước!)!!!

Từ Vùng núi phía Tây, dọc theo dãy Trường Sơn, địch chuyển quân tăng cường định phản kích các đơn vị Nhảy Dù.

Lữ đoàn I Nhảy dù, do Trung tá Lê văn Ngọc chỉ huy, càn quét địch từ Nam lên Bắc lấy quốc lộ I làm chuẩn, mỗi bên sâu vào 3 cây số. Tiến từ Mỹ Chánh tới sông Nhung, vượt qua La Vang, tái chiếm Hải Lăng; thẳng vào thành phố Quảng Trị, giao tiếp với TĐ5ND đang chiếm giữ làng Tri Bưu.

Trong trận tái chiếm quận Hải Lăng, thiếu tá Trần văn Sơn, tiểu đoàn trưởng TĐ3ND, bị thương hư một mắt, và thiếu tá Võ thanh Đồng thay thế. Với sự yểm trợ của pháo binh và không quân, cùng sự chiến đấu dũng cảm kiên cường của chiến sĩ nhảy dù, nên trên đường tiến quân, mặc dù địch đã pháo hàng ngàn đạn đại bác đủ loại: 105 ly, 122 ly nòng ngắn và nòng dài, 130 ly,...vào các đơn vị nhảy dù; nhưng vẫn không ngăn cản được bước tiến của quân ta.

Đầu tháng 9/1972, LĐ1ND đã làm chủ tình hình, chiếm lại phần lớn đất đai Quang Trị, đáng kể nhất là căn cứ của Trung đoàn 11 Thiết kỵ và căn cứ Trung đoàn 1 Bộ binh. Sư đoàn 304 CSBV đã bị LĐ1ND đánh đuổi về hướng Bắc. LĐ1ND tiếp tục mở rộng vùng trách nhiệm về hướng Tây, chiếm núi Tân Téo (phía Tây Bắc La Vang); rồi thọc sâu xuống làng Như Lệ gần bờ sông Thạch Hãn, cách cầu Lò Rèn Quảng Trị khoảng 2 cây số đường chim bay.

http://farm8.staticflickr.com/7190/6943313441_dc8b18e2aa_z.jpg
Hàng ngày, các đơn vị của LĐ1ND và LĐ3ND đều chạm địch, thường ở cấp trung đội, đại đội, và đôi khi tới cấp tiểu đoàn.

Trong cuộc tiến quân của các đơn vị Dù có một chuyện ngộ nghĩnh là trận chiến tại Cầu Trường Phước, ở 2 cây số phía Nam La Vang. Lúc đó địch sử dụng các chiến xa chở quân BTR-85 và thiết giáp yểm trợ loại nhẹ là PT-76, tiến thẳng từ Bắc xuống Nam trên quốc lộ 1. Khi vừa qua khỏi cầu thì bị đơn vị Dù chận lại; sau gần hai giờ quần thảo, địch bị pháo binh, khu trục, và các vũ khí chống chiến xa bắn dồn dập.

Cộng quân chịu không nổi phải rút chạy; quân Dù nhào ra truy kích, khiến chiến xa địch hoảng loạn, tranh lấn nhau chạy đến nỗi một chiếc PT-76 vừa qua cầu chưa kịp đổ dốc thì chiếc PT76 kế đã trèo lên nóc chiếc trước, khiến địch phải bỏ xe chạy trốn lấy người.

Khi quân Dù đến cầu, thấy cảnh tượng đó cứ để y nguyên. Sau nầy báo chí đến chụp hình, và đầu năm 1973 lúc dân chúng lên thăm nhà thờ La Vang, thường dừng lại để chụp hình lưu niệm. Có lẽ hiện nay, một số người dân miền Trung vẫn còn giữ được những tấm hình nầy (bên trái của 2 chiếc PT-76 là 1 chiếc BTR-85 bị đứt xích còn nằm nghiêng tại đó).

Tháng 9/1972, Lữ đoàn 3 ND, do đại tá Trương vĩnh Phước chỉ huy, đã tiến sâu vào dãy Trường Sơn để tái chiếm căn cứ Barbara. Cuộc tiến quân thật gian nan vì đồi núi trùng điệp, cây rừng rậm rạp, rất khó quan sát; thời tiết lại luôn luôn bị mây mù che phủ, không thể sử dụng không yểm. Chỉ có pháo binh 105 ly (11 cây số) và 155 ly (tầm 14 cây số rưỡi) yểm trợ.

Nhờ có nhiều điểm che dấu, nên địch thường ẩn nấp chận đường tiến quân. Nhất là khi càng gần căn cứ Barbara, cây rừng càng rập rạp. Từ dưới chân núi nhìn lên chỉ thấy một màu xanh thẫm; đường lên núi lại thẳng đứng và ngoằn ngoèo; từ chân núi nhìn lên binh sĩ không thấy rõ căn cứ.

Trung tướng Dư quốc Đống, Tư lệnh SĐND, chỉ thị LĐ3ND phải chiếm cho được căn cứ chiến thuật nầy, để ngăn chận đường xâm nhập của CSBV, và để làm đài quan sát điều chỉnh pháo binh tiêu diệt các khẩu pháo địch, mà vẫn hay bắn về chỗ trú quân của ta tại cầu Mỹ Chánh và căn cứ Nancy.

Sau những lần đánh ban ngày không kết quả, Lữ đoàn trưởng quyết định cho đột kích đêm. Nhiệm vụ được giao phó cho TĐ8ND do trung tá TĐP Đào thiện Tuyển chỉ huy.

Sau khi họp các đại đội trưởng, trung tá Tuyển quyết định dẫn hai đại đội thọc sâu vào phía Tây căn cứ Barbara; và tiểu đoàn phó chỉ huy hai đại đội còn lại tiếp tục tấn kích mặt chính để cầm chân địch (kiểu dương Đông kích Tây). Quả nhiên với yếu tố bất ngờ, hai đại đội đã trèo dốc lên tới đỉnh; rồi dàn quân đồng loạt vừa bắn vừa la xung phong vang rền đỉnh núi. Địch bị trở tay không kịp, hoảng hốt chạy tán loạn.

Trận nầy TĐ8ND bắt được khá nhiều tù binh thuộc sư đoàn 324; tịch thu rất nhiều vũ khí đủ loại; và đặc biệt nguyên một đoàn xe tiếp vận hơn 20 chiếc gồm xe Zin, Molotova,...Trên xe còn chất đầy lương khô, đạn dược, và mìn bẫy đủ loại. TĐ8ND có 1 sĩ quan bị hy sinh và 3 binh sĩ bị thương.

Ngày hôm sau trung tá Ninh cho lái nguyên đoàn xe vận tải đến căn cứ Nancy; rồi tiếp tục chạy qua cầu Mỹ Chánh, An Lỗ, cuối cùng về tới cây số 17 (căn cứ Hiệp Khánh), nơi bản doanh của Sư đoàn Nhảy dù. Dân chúng hai bên đường thấy đoàn xe đi qua, dẫn đầu là chiếc Jeep của quân cảnh Dù, tiếp sau là hơn 20 chiếc xe chở đầy trang cụ của CSBV còn nguyên cây lá ngụy trang quanh xe, cùng một số cờ VC. Mọi người đều vỗ tay hoan hô và reo hò mừng rỡ vang trời.

Lục soát chung quanh chân núi căn cứ Barbara, các binh sĩ Lữ đoàn 3 còn tịch thu một số súng đại bác 122 ly nòng dài; những xe súng phòng không gắn đại bác 37 ly và 57 ly. Ngoài ra còn lấy lại được mấy khẩu đại bác 105 ly của ta mà địch đã chiếm được lúc trước tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Chính chúng đã kéo những súng nầy xuống Barbara để bắn vào các vị trí đóng quân của các đơn vị Dù.

Giữa tháng 9/1972, LĐ2ND được lệnh tiến sâu vào sườn núi phía Tây (BCH Lữ đoàn đóng tại cầu Trường Phước), với nhiệm vụ mở sâu rộng vào các vùng đồi núi để tìm và tiêu diệt địch, nhằm mục đích ngăn chận không cho địch tiến về phía Nam và đồng bằng ở hướng Đông.

Vào cuối tháng 9/1972, thời tiết luôn thay đổi, mây xám bao phủ đầy trời, tầm quan sát từ trên cao bị hạn chế. Mưa nhiều nên di chuyển và tiến quân khó khăn. Địch thường xuyên sử dụng pháo binh tầm xa (130 ly, 122 ly nòng dài) bắn vào các vị trí đóng quân của Dù.

Từ căn cứ Barbara, đài quan sát của TĐ8ND cho biết ban đêm các đoàn xe địch di chuyển ở sườn Tây khá nhiều; đèn xe chiếu sáng một đoạn dài.

Giữa tháng 10/1972, LĐ2ND được lệnh tái chiếm căn cứ Ann ở phía Tây tỉnh Quảng Trị 12 cây số đường chim bay (căn cứ Ann trong bản đồ gọi là vùng động Ông Do).

Nỗ lực chính là TĐ7ND của thiếu tá Trần đăng Khôi, cánh trái có TĐ5ND của trung tá Nguyễn chí Hiếu, K14ĐL, (sau đó thiếu tá Bùi Quyền lên thay); đoàn quân trực chỉ về căn cứ Ann.

Hai tiểu đoàn của thiếu tá Mễ và thiếu tá Đồng trấn giữ mặt Bắc không cho địch xuống tiếp viện; đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ sườn phải cho TĐ7ND.

Thời tiết lúc nầy mưa giông gió lốc liên miên, nước sông dâng lên do nguồn cao từ núi đổ xuống. Việc tiếp tế và tản thương rất khó khăn; trực thăng phải bay rà thấp ngọn cây mỗi khi vào vùng các Tiểu đoàn. Khu vực động Ông Đô (căn cứ Ann) là vùng đồi núi trọc, chỉ có cỏ và rất ít bụi cây. Đứng trên đỉnh căn cứ có thể nhìn thấy Ái Tử (ở phía Nam Đông Hà và phía Bắc cầu Thạch Hãn). Tại đây cũng có thể quan sát vùng Nam Cam Lộ và Hưng Hóa. Trên căn cứ có một pháo đội 155 ly, trước do quân Mỹ đóng căn cứ hỏa lực nầy, sau bàn giao lại  cho quân đội VNCH trấn giữ.

http://farm9.staticflickr.com/8147/7452293270_23e6af64db_z.jpg

Tái Chiếm Cổ Thành:

Trên đường tiến quân, khi vừa vượt qua ngã ba Long Hưng, phía Đông quốc lộ I, TĐ5ND đã chạm địch nhiều lần, đa số là các đơn vị pháo binh và phòng không của địch.

Theo phóng viên Chad Huntley của UPI, các vị Tư Lệnh chiến trường đã đưa ra 3 kế hoạch khác nhau để tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng. Kế hoạch thứ nhứt là các lực lượng Dù và TQLC sẽ tấn công chính diện. Kế hoạch thứ hai là cho Không Quân san bằng cổ thành ra bình địa. Kế hoạch chót là bao vây để địch đói khát sẽ đầu hàng.

Cuối cùng, để khỏi bị trì hoãn đợi ăn pháo địch, kế hoạch thứ nhất được thi hành, đôi bên sẽ đối mặt phân tài cao thấp và thử gan anh hùng. Dưới con mắt của hàng chục phóng viên chiến trường từ khắp nơi trên thế giới, rồi đây hàng triệu người khác sẽ biết tới trận thử lửa để đánh giá khả năng và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ QLVNCH.

Theo sử liệu, cổ thành được xây lên từ thời vua Gia Long nhà Nguyễn. Thành xây bằng đất, chung quanh có hào sâu. Tới triều vua Minh Mang năm 1838, thành được phá đi và xây lại bằng gạch dầy và cao 5 thước. Người ta ước lượng có chừng một trung đoàn địch với vũ khi, đạn dược, và lương thực đầy đủ đang trú ẩn kỹ trong những lô cốt kiên cố chung quanh tường thành và các công sự chắc chắn bên trong cổ thành.

Tiểu đoàn 5 Nhảy dù được vinh dự nhận trách nhiệm tiến chiếm cổ thành Đinh công Tráng. trung tá TĐT Nguyễn chí Hiếu, K14 ĐL, và thiếu tá TĐP Bùi Quyền, K16 ĐL, là hai sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường từ trận Mậu Thân 68, Kampuchia 69, Hạ Lào 71, đến trận nổi tiếng An Lộc, Bình Long năm 1972. Bây giờ trên chiến trường sôi động Trị Thiên nầy, hai anh đang hướng dẫn Tiểu đoàn thiện chiến Nhảy Dù trên đường tiến chiếm Cổ Thành.

Địch quân phục sẵn để chào đón những chiến sĩ TĐ5ND, mặc dầu phi pháo yểm trợ tối đa, nhưng vừa đánh vào là dội ra ngay, quân ta bị cắt ra làm ba, mỗi đại đội phải chiến đấu riêng rẽ. Các binh sĩ Dù vừa đánh vừa đào hầm trú ẩn, đôi khi phải gọi pháo bắn ngay trên đầu mình vì địch và ta đang cày răng lược, nhưng Cộng quân bị thiệt hại nhiều vì quân số đông hơn và không có hầm trú ẩn cấp thời như quân ta.

Với sự yểm trợ hữu hiệu của phi pháo, Đại đội 51 của Trương đăng Sĩ, K21ĐL, cùng Đại đội 52 của Hồ Tường, K26TĐ, Đại đội 53 của Lê hữu Chí, K20ĐL, và Đại đội 54 của Nguyễn tiến Việt, k23ĐL, đã đập tan các chốt địch, tiến thẳng lên Tri Bưu, Đông Bắc cổ thành Quảng Trị. Các đại đội tịch thu được nhiều vũ khí nặng, khoảng 10 đại bác 130 ly và 122 ly.

Đối diện với cổ thành, các đại đội trưởng của TĐ5ND cảm thấy khựng người. Một mục tiêu vô cùng kiên cố, chung quanh có hào sâu chừng gần 10 thước. Cổ thành nguyên là doanh trại của tiểu khu Quảng Trị, tháng 4/72 vừa qua, Bộ tư lệnh SĐ3BB từ căn cứ Ái Tử đã dời về đây. Tướng Vũ văn Giai, TL/SĐ3, đã cho tu bổ và xây dựng thêm nhiều hệ thống phòng thủ kiên cố mới. Khi lọt vào tay địch, nơi đây trở thành một khối đá to được bao bọc bởi những hỏa tập cận phòng bằng 130 ly và 122 ly từ bên kia sông Thạch Hãn và bằng những súng đại bác 57 ly, 75 ly, B40, và thượng liên đặt trên bờ thành mà những xạ thủ đã bị xích chân vào súng.

Sau hơn 2 tuần đối trận, TĐ5 hao khoảng 100 người vừa chết và bị thương, cuối cùng tiểu đoàn quyết định chọn toán cảm tử để dựng cờ làm khí thế cho cuộc chiến đấu cam go nầy.

Nhiều người tình nguyện, nhưng 8 chiến sĩ được chọn, họ là những chiến sĩ trước đây đã ở trong Lực Lượng Đặc Biệt, từng nhảy toán vào lòng địch. Trung tá Hiếu quyết định làm một việc ngoài quyền hạn của mình, anh đã thăng cho mỗi người hai cấp để 8 chiến sĩ hiểu rằng, mọi người đều kính trọng các anh, những tráng sĩ Kinh Kha thời nay.

Buổi chiều ngày 24/7/1972, sau khi chiếc oanh tạc cơ cuối cùng rời vùng, hoàng hôn cũng vừa phủ xuống trên Cổ Thành. Tiếng súng thưa thớt rồi im hẳn làm cho chiến trường bỗng nhiên chìm trong khung cảnh tĩnh mịch. Nhưng chính trong những giây phút người lính tưởng sẽ được nghỉ ngơi giây lát sau một ngày dài đột pháo nhích lên từng tấc đất, thì thật ra đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, vì địch thường lợi dụng đêm tối mò vào đánh đặc công. Bởi vậy khi màn đêm phủ xuống, đó là thời gain “Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ.

Nhưng buổi tối hôm nay, 8 chiến sĩ Dù trong toán “Quyết tử” đang chuẩn bị vượt qua đoạn đường cam go nhất trong đời, đoạn đường từ điểm xuất phát đến chân bờ thành, một đoạn đường mà hơn 2 tuần nay, ngày nào các chiến sĩ Dù cũng đổ máu để thâu ngắn từng tất đất, nhưng mà bờ tường của ngôi thành cổ kia vẫn còn sừng sững như ngạo nghễ như thách đố!

Cái khoảng trống 300 thước đó là vòng đai của tử thần. Một màn lưới hỏa lực dày đặc bao phủ vòng đai nầy, giả thử nếu một con bò sút chuồng chạy vào thành, lập tức nó sẽ bị hàng chục viên đạn ghim vào mình trước khi đến dưới bờ thành. Lại thêm những toán đặc công hoặc tiền đồn địch “Độn thổ” bên ngoài để kịp thời phát hiện những toán xâm nhập.

Khi được giao phó nhiệm vụ tái chiếm Quảng Trị, các lực lượng ta đã chuẩn bị sẵn những lá cờ để dựng lên cổ thành, và đêm nay, toán cảm tử của ta sẽ thực hiện công tác thiêng liêng đó. Tại điểm xuất phát, 8 chiến sĩ Dù đều sẵn sàng. Hạ sĩ Trần Tâm làm trưởng toán, Hạ sĩ Hồ Khang được chỉ định giữ lá cờ để sẵn sàng cắm lên trên Cổ Thành.

Khoảng 4 giờ sáng, trong bóng đêm, tám dũng sĩ lặng lẽ khởi hành; sau lưng họ, cấp chỉ huy, bạn đồng đội dõi mắt nhìn theo, gửi gắm nơi họ những lời chúc bình an, những niềm tin, và niềm hy vọng. Họ ra đi như Kinh Kha sang Tần ngày xưa, sông Dịch Thủy tuy rộng nhưng vẫn dễ qua hơn 10 thước hào sâu trước mặt, 9 bậc thềm rồng của vua Tần thủy Hoàng tuy cao nhưng dễ lên hơn 5 thước tường thành cổ nầy.

Tám người mất hút trong bóng đêm rất nhanh. Những người ở lại theo dõi trông chờ, họ cầu mong đêm nay vẫn liên tục yên tĩnh. Thời gian như ngừng lại, không có tiếng người, không có hỏa châu, không có tiếng súng, chỉ có tiếng côn trùng vọng lên giống như đêm nay là đêm thanh bình của những ngày chưa xảy ra cuộc xâm lấn của quân Bắc phương.

Trong bóng đêm dày đặc, các đồng đội đang gườm súng ứng chiến sẵn sàng, họ đếm từng phút và lắng tai nghe từng tiếng động. Chưa có tiếng súng nổ nghĩa là toán cảm tử vẫn chưa bị lộ. Nhưng nếu hỏi giờ nầy họ tiến tới đâu thì không ai có thể trả lời. Có thể 100 thước, 200 thước, đang vượt hào sâu, đang đứng dưới chân thành, cũng có thể đã bị bắt sống một cách nhẹ nhàng để chờ toán khác tiếp tục tiến vào ?

Mọi người chỉ biết chờ đợi, đoán mò. Bỗng ngay hướng họ vừa đi, trên mặt thành, một bóng đen đột nhiên nhô lên giữa bầu trời mờ sáng, bay phất phới theo chiều gió: Lá cờ !!!

Cùng lúc đó, trong sự tĩnh mịch của chiến địa, những tiếng hô dõng dạc vang lên: “Nhảy Dù cố gắng, Nhảy Dù chiến thắng, Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!”

Tiếng hô lồng lộng trong đêm khuya vang dội cả cổ thành. Lúc ấy trời sắp sáng, Trương Đăng Sĩ và Hồ Tường dẫn quân vượt qua hào sâu, tiến theo chỗ 8 dũng sĩ đã chiếm góc thành làm đầu cầu. Bỗng một loạt đại bác 57 ly trực xạ vào nơi dựng cờ, cả chục cây thượng liên cùng châu mũi vào nhả đạn như mưa. Ánh sáng của màn lửa đạn làm nổi lên một lá cờ vàng ba sọc đỏ đang cắm trên mặt thành, mới vừa tung bay trước gió nay đã rơi xuống phủ trên mình Hạ sĩ Hồ Khang, người chiến sĩ cắm cờ trên bờ thành đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại vợ và 3 con còn thơ dại!

Trương đăng Sĩ và Hồ Tường là 2 Đại đội trưởng trẻ tuổi, gan dạ, đã lập nhiều chiến công oanh liệt tại Hạ Lào và An Lộc. Hai anh chỉ huy anh em đại đội, lợi dụng toán Quyết tử chiếm được đầu cầu ở bờ thành, vượt qua “Vòng đai tử thần”, vượt qua hào sâu dưới chân thành với sự yểm trợ tối đa của pháo binh và không quân. Khi những khinh binh đi đầu đã dựng trở lại ngọn cờ thì một tai nạn thảm khốc xảy ra: hai phi tuần khu trục của ta, không biết vì một sự lầm lẫn nào, đã chúi xuống trút bom ngay trên đầu 2 đại đội, Trương đăng Sĩ la lên thất thanh trong máy truyền tin, bom nổ, cả 2 đại đội tan nát: gần 40 bị thương, 4 hy sinh trong đó có Hồ Sĩ Thơ và TS Hồ Con,... là những chiến sĩ kiên cường! Bây giờ ở Úc Châu, với thân hình đầy thương tích, mỗi lần nhớ lại cơn ác mộng nầy, Sĩ cảm thấy ngậm ngùi thương cho số phận người chiến binh QLVNCH, binh chủng Nhảy Dù, và Đại đội 51 của anh.

Ngày 27/7/72, lực lượng Dù được lệnh bàn giao cổ thành lại cho TQLC, sự thay đổi nhiệm vụ đột ngột nầy có một số người thắc mắc, nhưng lệnh hành quân là nhiệm vụ chung của tất cả, danh dự cũng là danh dự chung của quân nhân QLVNCH.

Ngày nào cũng có tù binh giải giao Ban 2 Lữ đoàn, tù binh đa số là Trung đoàn 141 và 165 thuộc Sư đoàn 324 CSBV.

Hai Đại đội của TD7ND do thiếu tá Nguyễn Lô, K18ĐL, trên đường tiến quân gặp nhiều trở ngại hơn, vì quân số bộ binh địch tập trung dài từ bờ Bắc sông Nhung tới đồi 24, nhiều nhất là ở dưới chân núi căn cứ Ann. Cộng quân có pháo binh và chiến xa yểm trợ; vì là vùng đồi trọc nên công binh địch đã lập các con đường dọc ngang, để vận chuyển tiếp liệu và đồng thời dễ dàng điều động chiến xa. Bộ binh địch thường đào hầm khoét sâu vào các đồi núi để tránh bom đạn của không quân và pháo binh của ta. Thời tiết mưa gió triền miên đã ảnh hưởng đến sự yểm trợ của không quân và tiếp tế tản thương của các tiểu đoàn; những trở ngại thiên nhiên cũng làm chậm bước tiến quân của TĐ7ND.

Cuối tháng 10/72, TĐ7ND cũng tiến được tới sát căn cứ Ann; và sau các cuộc đụng độ đẫm máu, tiểu đoàn đã chiếm được đồi yên ngựa, đồi 24 ở phía Đông, và các đồi ở mặt Nam căn cứ Ann. TĐ7ND đã tiêu diệt được một số chiến xa ở chân đồi. Ba đại đội đi đầu, mỗi đại đội được cung cấp một toán tiền sát viên pháo binh để sử dụng hỏa lực tiêu diệt các chiến xa, các vị trí phòng không, và vị trí súng cối, súng cộng đồng của địch.

http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN17.jpg
Hai pháo đội 105 ly của TĐ1PB Dù đã yểm trợ cho TĐ7ND rất hữu hiệu. Khi trời sáng tỏ, không quân cũng được dành ưu tiên cho TĐ7ND. Xác địch nằm la liệt trên đường tiến quân.

Đầu tháng 11/1972, sau những đợt phi pháo, TĐ7ND rốt cuộc đã chiếm được căn cứ Ann; 6 khẩu pháo 105 ly của TQLC trước khi rút đã phá hủy và bỏ lại trên căn cứ nầy nay càng bị hư hại hoàn toàn.

TĐ7ND bắt sống khoảng 30 tù binh thuộc Trung đoàn 66 và 165 của Sư đoàn 324 CSBV; tịch thu khoảng 300 vũ khí trong đó có cả súng cối 160 ly do Liên xô chế tạo. TĐ7ND cũng bị tổn thất (vừa chết và bị thương) khoảng một đại đội! Có 2 đại đội trưởng và 10 sĩ quan bị thương!

Chính tướng Ngô quang Trưởng khi nghe tái chiếm được căn cứ Ann cũng đã thừa nhận là căn cứ Ann vùng động Ông Đô rất khó đánh; ông đã hết lời khen ngợi chiến sĩ TĐ7ND.

Sau khi ổn định vị trí, TĐ7ND được TĐ6ND ra thay thế để rút về tuyến sau tái bổ sung quân số và làm lực lượng trừ bị.

Từ lúc mất vị trí quan trọng (căn cứ Ann), địch tập trung nỗ lực định chiếm lại căn cứ nầy và các điểm tựa vừa mất. Cộng quân pháo kích dữ dội vào vị trí các đại đội của TĐ6ND bằng đủ loại: hỏa tiễn 107 ly và 122 ly; rồi ồ ạt tấn kích với chiến xa yểm trợ. Binh sĩ TĐ6ND đã đào hầm sâu vào sườn đồi để tránh pháo địch. Lúc địch tấn công thì họ nhô ra khỏi miệng hầm, sử dụng súng cá nhân, lựu đạn, và súng cộng đồng chống trả.

Phía Bắc căn cứ Ann khoảng 1 cây số rưỡi có một ngọn đồi yên ngựa, tuy hơi thấp nhưng có thể chế ngự và kiểm soát được đường tiến quân từ sườn Đông và sườn Tây căn cứ Ann. Tại đó có một số tử giác mà địch có thể lợi dụng được. Vì vậy một đại đội TĐ6ND đã trấn giữ, nên việc phòng thủ căn cứ Ann được bảo đảm hơn.

Suốt 2 tuần lễ, Cộng quân luân phiên tấn công căn cứ và điểm tựa nhiều lần; nhưng địch đều bị thất bại phải chạy tháo lui bởi hỏa lực cùng sự chống trả quá kiên cường của chiến sĩ TĐ6ND và của Pháo binh yểm trợ cận phòng.

Khi truy kích, TĐ6ND của Thiếu tá Thành “Đen”, tịch thu được hàng trăm súng đủ loại, xác địch nằm ngổn ngang dưới chân đồi, không bắt giữ được một tù binh nào cả.

Pháo đài bay B-52 đã dội hàng trăm tấn bom xuống phía Bắc và sườn Tây của căn cứ, gây cho địch tổn thất rất nặng nề. Có thể nói TĐ6ND với tài chiến đấu dũng cảm của binh sĩ, cùng sự yểm trợ dồi dào của phi pháo, nên đã loại ra khỏi vòng chiến ít nhất 2 tiểu đoàn thuộc SĐ 308 CSBV. TD6ND có 3 đại đội trưởng bị thương, khoảng 150 quân nhân vừa chết và bị thương.

Để hỗ trợ cho cuộc tấn công vào căn cứ Ann, địch đã tung một trung đoàn thọc sâu vào thung lũng phía Đông căn cứ giữa TĐ3ND và TĐ6ND để tấn công đồi 90 và các đồi khác do TĐ3ND trú đóng nhằm mục đích cắt đứt đường tiếp viện cho TĐ6ND. Cộng quân đưa vào rất nhiều hỏa tiễn 107 ly (loại 12 nòng do Liên Xô chế tạo), cùng súng cối 82 ly, đại bác 75 ly, và súng phòng không 12 ly 8, 37 ly để bắn chận các trực thăng tiếp tế và tản thương; đồng thời liên tục pháo khích vào chỗ trú quân của ta.

Trận chiến giằng co ngọn đồi chiến thuật 90 giữa hai bên xảy ra nhiều lần. Ban ngày binh sĩ TĐ3ND chiếm thì ban đêm địch phản công lấy lại. Thấy vậy BTL/SĐND đưa TĐ8ND lên tăng cường cho LĐ2ND.

TĐ8ND được lệnh thọc sâu tiến đánh địch tại vùng thung lũng gọi là mục tiêu 18 (giữa TĐ6ND và TĐ3ND). Đang khí thế hăng hái sau thời gian chỉnh bị và bổ sung, TĐ8ND đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Với rất ít thiệt hại mà chỉ trong 2 ngày đã làm chủ mục tiêu 18, lấy được kho đạn gồm súng cối 61 ly, 82 ly, hỏa tiễn 107 ly,.....do địch vội vã rút chạy nên không kịp phá hủy .... Cộng quân bỏ lại trạm xá với những thương binh còn quấn băng đầy người, đang nằm chết tại các hầm cứu thương.

Binh sĩ Dù tung ra lục soát, đào xới các ụ đất khả nghi và tịch thu được súng cối, đại bác không giật 57 ly, máy truyền tin, súng đại liên, và nhiều súng cá nhân.

Tháng 11/1972 thì toàn vùng chạy dài từ Bắc căn cứ Ann xuống đến phía Nam qua căn cứ Barbara trong dãy trường sơn đều hoàn toàn yên tĩnh. Các đơn vị Dù tiếp tục bung rộng vùng kiểm soát, đã tịch thu thêm được nhiều xe vận tải chở quân và trang cụ chiến đấu; cùng lương thực (gạo) của địch.

Ngoài ra ta còn phát giác hàng đoàn xe tiếp tế đã bị bom B52 đánh trúng, nằm nghiêng ngửa đổ tung tóe trên đường xâm nhập.

Giữa tháng 12/1972, khi hòa đàm Ba Lê sắp đến hồi kết thúc quan trọng, Sư đoàn Dù cho lệnh các đơn vị mở rộng ra hướng Tây. TĐ8ND chiếm đánh căn cứ Suzie ở phía Tây căn cứ Ann khoảng 3 cây số, và thọc sâu tới sát bờ sông Thạch Hãn. Chỉ trong 10 ngày Tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ.

TĐ2ND được lệnh chiếm vùng “Động Tiên” ở Tây Nam căn cứ Suzie khoảng 4 cây số. TĐ2ND chiếm được vùng nầy sau một tuần lễ giao tranh lẻ tẻ; binh sĩ lục soát tịch thu rất nhiều lương thực gồm: gạo, thịt, và cá hộp, cùng lương khô do Trung Cộng cung cấp. Địch bỏ chạy vì các kho nầy do hậu cần canh giữ, không đủ khả năng chống đỡ lại các binh sĩ thiện chiến của TĐ2ND.

Tháng 3/1973, sân bay Hòa Mỹ (tức căn cứ Evan cũ), do LĐ2ND trách nhiệm, được dùng để các máy bay C130 Hoa Kỳ chở tù Phiến Cộng đáp xuống, rồi dùng GMC chở chúng ra bờ sông Thạch Hãn trao đổi tù binh theo Hiệp Ước Ba Lê quy định.

Hàng ngàn tù binh CSBV đã được trao trả cho phía bên kia, và ta cũng đã nhận về một số rất ít những chiến sĩ VNCH do địch bắt trước kia (quân CSBV thường giết hại tù binh).

http://farm3.staticflickr.com/2794/4324774840_56c2bb7498_z.jpg?zz=1
Tháng 9/1972, khi Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra thăm Quảng Trị, đã đến tận bản doanh SĐND ở Hiệp Khánh. Tại đây, sau khi nghe Tư lệnh SĐND và các sĩ quan tham mưu trình bày diễn tiến hành quân, và kết quả các trận đánh, Tổng Thống đã ra sân trước coi các chiến lợi phẩm tịch thu được của địch gồm: chiến xa T54, PT76, BTR85, các đại bác 122 ly, 75ly nòng ngắn và nòng dài, 130 ly,...các súng hỏa tiễn và đạn: 107ly, 122 ly, SA7, AT3; các loại súng cối : 61 ly, 82 ly, 120 ly, và 160 ly (do Liên Xô chế tạo); máy truyền tin, các xe vận tải Zin và Molotova sắp hàng đầy sân. Cùng nhiều trang cụ chiến đấu và quân trang quân dụng,....

Tổng Thống cũng bước lên đứng cạnh pháo tháp xe tăng T54 và bảo tài xế lái chạy 1 vòng sân; rồi ngồi trên ghế giàn phòng không 37 ly, sử dụng tay quay điều khiển súng lên, xuống, và quay vòng 360 độ .

Các đơn vị thuộc SĐND đã hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, vì chúng ta có những binh sĩ gan dạ, chịu đựng, và thiện chiến; các Hạ sĩ quan ưu tú nhiều kinh nghiệm chiến trường; các sĩ quan trung, đại đội trưởng tài giỏi, đa năng, đa hiệu; các tiểu đoàn trưởng điều quân rất xuất sắc, phản ứng lanh lẹ, ước tính chính xác, và sử dụng hỏa lực yểm trợ hữu hiệu ....

Trong một thời gian hạn định, tướng Ngô quang Trưởng đã điều động 2 đơn vị Tổng Trừ Bị tái chiếm lại được Quảng trị, nơi địch quân đã dồn hết lực lượng chủ chốt để thách đố quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tướng Trưởng đã diệt địch không phải bằng một cuộc phản công đại quy mô, mà bằng những cuộc tấn kích nho nhỏ và liên tục, mỗi ngày một khác và ở những địa điểm không giống nhau, nhằm mục đích tiêu hao để rồi diệt gọn địch. Ông tiếp tục cho hành quân phản công lấn đất lần về đến thị xã Quảng Trị. Sau đó chiếm lại thành phố và bao vây rồi trương cờ lên cổ thành Đinh công Tráng.

Ông cho lệnh bố trí quân phòng thủ phía Nam sông Thạch Hãn, dùng phía Bắc bờ sông như vùng trái độn để củng cố và tổ chức các tuyến phòng ngự, sử dụng trọng pháo tối đa để ngăn chận địch quân tiến gần bờ sông (Ngũ giác Đài và các danh tướng ngoại quốc hết sức khâm phục sự chiến đấu dũng cảm của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, SĐND và Sư đoàn TQLC nói riêng.

http://farm3.staticflickr.com/2712/4324767400_62b72d782b_z.jpg?zz=1
Sau trận nầy, địch quân hoàn toàn mất khả năng chiếm giữ thị trấn Quảng Trị, vì cổ thành đổ nát, thị xã tan tành bởi bom, đạn pháo; nên chánh quyền lập thị trấn mới tại quận Triệu Phong, phía Bắc sông Mỹ Chánh. Địch quân núp vào dãy núi Trường sơn ở phía Tây, thỉnh thoảng pháo vài quả khuấy rối, như để chứng tỏ còn hiện diện tại đây. Vì vậy các đơn vị Dù thay phiên nhau lên các đỉnh núi cao trong dãy Trường sơn, lập căn cứ đóng đồn giống như Địa phương Quân.

Điều đáng buồn là đại tá Nguyễn trọng Bảo, Tham mưu trưởng SĐND, đi quan sát bằng trực thăng, chẳng may máy bay bị địch bắn trúng và rớt xuống vùng phía Đông Bắc cầu Mỹ Chánh, ông bị tử thương cùng trung tá Huỳnh long Phi, CHT/Pháo Binh SĐND. Đại úy Lang bị thương chân và phỏng nặng cấp ba, còn đại úy Công binh Nguyễn thanh Nhàn thì thật may thoát khỏi nạn vì vợ ra thăm nên đại úy Lang đi thế. Tin nầy làm tướng Đống rất đau buồn vì bị mất đi một vị tham mưu trưởng tài ba, mưu lược, và tận tụy,...đã từng giúp ông rất đắc lực trong nhiều năm qua.


Để kết thúc loạt ghi nhận nầy, chúng tôi xin nghiêng mình ghi ơn quân nhân các cấp của SĐND, TQLC, BĐQ, BB, BCD, Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Không Quân,... đã đem xương máu ra hiến dâng cho Tổ Quốc....Có những chiến sĩ đã nằm xuống vĩnh viễn; có những người đã thành phế nhân; có những người đã thành tù nhân trong các trại tập trung,...tất cả đã xả thân bảo vệ đất nước sống còn, mong cho nhân dân miền Nam được tự do no ấm, hạnh phúc hơn mấy chục năm dài....

http://farm7.staticflickr.com/6165/6187873366_0233027350_z.jpg
Vận nước đến lúc suy vi!!! Những biến cố bất lợi đã xảy ra liên tiếp, khiến mọi người ly tán, nhà tan, nước mất! Hàng triệu người phải lưu vong ...


Nhưng chúng ta tin rằng, rồi đây sẽ có những ngày tươi sáng, thanh bình. Thế hệ chúng ta đã không được hưởng, thì thế hệ con cháu chúng ta sẽ hưởng ....Theo lịch sử, không một chế độ bạo tàn nào, chỉ biết dùng vũ lực để trấn áp dân chúng, mà có thể sống lâu (Vương Mãng, Tần Thủy Hoàng bên tàu và Hồ quý Ly, Hồ chí Minh của Việt nam); chúng sẽ phải sụp đổ trong nay mai.

Gương sáng trước mắt đã thấy đó: Chế độ Cộng sản Liên sô đã gãy đổ tan nát; các nước Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi,....Cộng Sản đã phải gục nhường bước cho nền dân chủ Tự Do đi lên ......

Hãy tin đi, chúng ta sẽ có ngày nầy.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tái Chiếm Quảng Trị Mùa Hè 1972 - Trương Dưỡng.

Điều mà ít ai ngờ đến đã biến thành sự thật, một sự thật tàn khốc trong cuộc chiến tranh diệt chủng ở Việt Nam. Đó là việc Hà Nội công khai xua quân



Tái Chiếm Quảng Trị  Mùa Hè 1972 - Trương Dưỡng.
(Diễn tiến Hành Quân của SĐND đặc biệt kể từ ngày N (28/6/72) theo lệnh Tổng Phản Công của Quân Đoàn I).
http://farm8.staticflickr.com/7054/7082573873_ef25e9705a_z.jpg
- Cờ bay!
- Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
- Vừa chiếm lại đêm qua bằng... máu !

Sơ lược diễn tiến
Điều mà ít ai ngờ đến đã biến thành sự thật, một sự thật tàn khốc trong cuộc chiến tranh diệt chủng ở Việt Nam. Đó là việc Hà Nội công khai xua quân CSBV tràn qua sông ranh giới Bến Hải với hàng ngàn xe tăng, đại pháo 130 ly, cùng nhiều súng phòng không và hỏa tiễn 122 ly. địch dốc toàn lực quyết tâm xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Và nếu chiến cuộc không nổ lớn như vậy, cái tên cổ thành Đinh công Tráng, dòng sông Mỹ Chánh, cũng như bao nhiêu địa danh xa xôi khác trên phần đất khốn khổ nầy đã không trở thành quen thuộc với mọi người như hiện nay.

Ngày 2/5/72, chỉ còn Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến tại phía Bắc sông Mỹ Chánh. Trong khi đó quân CSBV dồn nỗ lực tấn công Lữ đoàn 369 TQLC tại cầu Mỹ Chánh. Sau nửa ngày giao tranh, 17 trong 18 chiến xa T-54 của địch đã bị các chiến sĩ thiện chiến của ta bắn hạ.

Hai trung đoàn CSBV bị thiệt hại nặng nề phải rút chạy về hướng rừng Hải Lăng. Ngày hôm sau, 3/5/72, cầu Mỹ Chánh đã được quân ta phá sập để cản bước tiến bằng cơ giới của địch. Tỉnh Quảng Trị xem như hoàn toàn bị lọt vào tay quân Cộng Sản BV!

Khi hay tin Quảng Trị bị thất thủ, dân quân tranh nhau chạy về Huế. Cũng trong ngày 2/5/72, thiếu tướng Trưởng được Tổng thống Nguyễn văn Thiệu bổ nhậm chức Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I thay thế trung tướng Hoàng xuân Lãm. Ông cấp tốc bay ra ngay nhiệm sở mới, cố đô Huế lúc nầy đang ở trong tình trạng hỗn loạn vô trật tự.

Ngay khi đến Huế, Tướng Trưởng đã cấp tốc tổ chức phòng thủ chống lại áp lực của 3 Sư đoàn 304, 308, và 325 CSBV từ phía Bắc sông Mỹ Chánh, và Sư đoàn 324B ở phía Tây. Với một sự bình tỉnh đáng kính phục, không có một trách phạt hay quy lỗi cho một ai.

Ông đã vãn hồi được trật tự trong hàng ngũ quân sĩ và đặt lại ngay hệ thống an ninh phòng thủ trên bờ sông Mỹ Chánh, sẵn sàng chờ đón một cuộc tấn công mới của địch. Vì họ đã chiếm được một phần đất khá sâu và đang muốn tiến xa xuống phía Nam khai thác thành quả chiến thắng vừa đạt được.

Địch phải mất gần một tháng mới kịp bổ sung và tăng cường lực lượng để hòng tiếp tục khai thác thêm chiến quả. Một thời gian quá đủ cho tướng Trưởng kiện toàn xong hệ thống phòng thủ. Ông chẳng những chận đứng được đợt tấn công của quân Cộng sản Bắc Việt mà còn phản công dò dẫm ở một vài điểm, làm địch phải lúng túng và chùng bước tiến quân của họ lại. Ông đã nhận được lệnh phải tiêu diệt 4 sư đoàn chánh qui Bắc Việt đang đối diện ở bờ Bắc sông Mỹ Chánh, bằng 2 sư đoàn tổng trừ bị là Sư đoàn Dù và Sư đoàn TQLC mà hiện ông đã có sẵn trong tay.


Ngày 8/5/72, Lữ đoàn 2 Dù ra tăng viện từ mặt trận Tây Nguyên. Đến ngày 22/5/72, thêm Lữ đoàn 3 Dù từ mặt trận An Lộc, và sau đó là bộ tư lệnh SĐND được chuyển vận ra bảo vệ cố đô Huế.

Ngày 14/5/72, tướng Phạm văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, đã trực tiếp chỉ huy cuộc phản công tái chiếm căn cứ Bastogne ở phía Tây Nam Huế. Chiều ngày 15/5, Trung đoàn 3 Bộ binh đã hoàn toàn làm chủ Bastogne.

Ngày 28/6/72, cuộc tổng phản công của QLVNCH chính thức bắt đầu. Hai SĐND và TQLC tấn công tuyến phía Bắc sông Mỹ Chánh, trong khi SĐ1BB đánh thọc ra hướng Tây thuộc dãy Trường sơn.

Mặt trận B5 đã tung ra chiến trường tất cả 6 sư đoàn gồm: 304, 308, 312, 320B, 324B, và 325 (312 mới kéo từ Lào qua).


Ba Tiểu đoàn 7, 9, 11 Nhảy dù theo thế gọng kềm làm mũi nhọn vượt sông Mỹ Chánh tiến vào Quảng Trị. Chiến cuộc kéo dài dai dẳng cho đến ngày 25/7/72 lực lượng Dù (TĐ5ND) mới cắm được cờ Quốc Gia lên bờ ngoài cổ thành Quảng Trị.

http://farm5.staticflickr.com/4083/5163283284_635676d8fb_z.jpg
Hai ngày sau, Sư đoàn Dù chuyển vùng trách nhiệm phía Đông quốc lộ I lại cho Thủy quân Lục chiến. Cổ thành Quảng Trị hình vuông với bề dài mỗi cạnh là 590 thước, chiều dầy và cao là 5 thước, đã được TQLC nỗ lực dứt điểm vào ngày 16/9/72. Tàn quân của Trung đoàn 48 trong cổ thành đã rút chạy sang bờ Bắc sông Thạch Hãn.

Diễn tiến chi tiết

Trước ngày 28/6/72 (ngày N); Sư đoàn Nhảy dù thỉnh thoảng vẫn cho các toán trinh sát và viễn thám vượt sông Mỹ Chánh đi sâu vào phía sườn Tây, dọc hành lang dãy Trường Sơn để dò la tình hình địch. Các tin tức do Viễn Thám cung cấp kể cả hình ảnh chụp được, cho biết địch đã tăng cường rất nhiều vào trận địa gồm: bộ đội, xe tăng, và pháo binh.

Tuyến đầu của sư đoàn gần bờ sông Mỹ Chánh do Tiểu đoàn 2 Nhảy dù và Tiểu đoàn 7 Nhảy dù trấn giữ. Tất cả khinh binh của hai tiểu đoàn nầy đều được trang bị bằng hỏa tiễn M-72 hoặc hỏa tiễn 4 nòng MX-202 để phòng chống chiến xa địch (ngoài thành phần vũ khí cá nhân). Còn hỏa tiễn “Tow” mặc dù tiểu đoàn nào cũng có, nhưng vì địa thế núi đồi nhấp nhô trùng điệp, nên chỉ đặt trên những điểm cao phía sau để dễ điều khiển, và nhờ vậy các xạ thủ không bị hạn chế tầm nhìn, hơn nữa loại nầy khá cồng kềnh và nặng nề.

Cũng cần nhắc lại là trong trận Hạ Lào, vì lần đầu tiên các binh sĩ Sư đoàn Dù đã chạm trán với chiến xa địch, nên bị hoang mang và lính quýnh, do đó họ đã sử dụng M72 không hữu hiệu chính xác, thiếu hiệu quả khi bắn vào xe tăng địch. Rút kinh nghiệm nầy, lúc trở về hậu cứ, các đơn vị Nhảy Dù (kể cả đơn vị chuyên môn như Truyền Tin, Công Binh, Tiếp Vận,....) đều được huấn luyện kỹ càng và liên tục. Để binh sĩ chính mắt trông thấy hiệu quả của M72 khi bắn tập vào các chiến xa (đã hư hỏng, được làm mục tiêu thực tập).

Đầu tháng 6/1972, địch đã mở đợt tấn công thăm dò vào TĐ11ND ở bờ Nam sông Mỹ Chánh, bằng nhị thức bộ binh thiết giáp. Thoạt đầu Cộng quân pháo kích liên tục, và lúc mờ sáng bộ binh địch và chiến xa đã càn lên, xông vào tuyến phòng thủ của TĐ11ND (sở dĩ xe tăng T54, thủy xa bọc sắt PT76, và BTR85 đã qua sông dễ dàng, vì công binh địch đã ủi và đổ đất làm một cầu ngầm, nước chỉ sâu đến cổ chân, với độ dốc bờ sông khoảng 30 độ).


Cùng thời gian đó, địch đã pháo kích vào vị trí đóng quân của TĐ2ND và căn cứ Nancy do một đại đội Dù trấn giữ cầu phao băng qua sông Mỹ Chánh (do Công binh Quân đoàn I thiết lập). Nhờ chuẩn bị hầm hố chiến đấu kiên cố và đúng cách, nên khi chiến xa địch vừa tới, Các binh sĩ TĐ11ND đã hạ ngay 2 chiếc T54 bằng súng chống chiến xa M72 và XM202 (hỏa tiễn lân tinh 4 nòng). Bộ đội địch hò hét xung phong, nhưng bị đẩy lui bởi các súng cá nhân, đại liên, và ngay cả lựu đạn. Địch cố gắng nhào lên nhiều lần nhưng đều bị đẩy lui.

Cộng quân núp theo sau xe T54, PT76, và thủy xa BRT85 để mong chọc thủng phòng tuyến của ta. Trong lúc đó Tiểu đoàn trưởng TĐ11ND đã yêu cầu pháo binh bắn hỗn hợp đầu đạn chạm nổ, từ trên không chụp xuống làm cháy và hư hại thêm mấy chiếc thiết giáp, và làm hàng ngũ địch tan rã bỏ chạy tán loạn về phía sau. Đoàn xe tăng địch tháo lui về hướng bờ sông và để lại nhiều tên bị thương, bị chết, cùng vũ khí ngổn ngang.

Thấy địch rút lui, rối loạn hàng ngũ, tiểu đoàn trưởng ra lệnh truy kích. Các chiến sĩ Dù, đang rất hân hoan vì đã sử dụng hiệu quả các súng chống chiến xa M-72 và XM-202, nghe lệnh vội nhào ra khỏi hố chiến đấu, vừa đuổi theo bắn vừa hò hét vang trời. Anh em rượt địch qua khỏi bờ sông mới quay trở lại thu lượm chiến lợi phẩm.

Vì tháo chạy trong cơn hoảng loạn, nên khi qua sông, các chiến xa địch đã đâm húc lẫn nhau, tranh đường chạy trước, khiến một số xe bị lật nghiêng ngả, xích sắt hướng lên trời, giống như cua bị lật ngửa, nằm đó mà máy hãy còn nổ.

Tổng cộng trong trận nầy, địch thiệt hại bỏ xác tại chỗ trên 100 tên; bắt được 5 tù binh của Trung đoàn 66, Sư đoàn 324 CSBV, ngoài ra còn tịch thu hàng trăm vũ khí đủ loại. Bốn chiến xa T-54 bị hạ tại chân đồi ngay trước đại đội tiền đồn; 7 chiếc bỏ lại còn người thì chạy mất. Tại điểm vượt sông có 9 chiến xa T54, PT76, hoặc BTR85 nằm ngổn ngang do lúc tranh giành trốn chạy, đã đâm sầm vào nhau lật nghiêng và bị kẹt dồn thành cục nên không di chuyển lên bờ được.

http://farm4.staticflickr.com/3577/3771773380_23d04d12cf_z.jpg?zz=1
TĐ11ND bị tổn thất khoảng 20 (vừa chết và bị thương); đa số do pháo địch bắn trước giờ tấn công. Sau nầy Trung đoàn 4 (thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh) tăng phái cho Sư đoàn Dù, đến trấn thủ đồi Trần văn Lý để các đơn vị Dù tiến lên phía Bắc, vượt qua sông Mỹ Chánh, tiến thẳng tới sông Nhung, vùng Trường Phước. Các Tiểu đoàn Dù đã lục soát và tịch thu được một số thiết giáp chở quân loại BTR-85, mỗi xe có trang bị hai súng đại liên 12 ly 8 do Trung Cộng chế tạo. Các chiến xa nầy vẫn còn tốt đã được che dấu trong các lùm cây bên bờ sông Mỹ Chánh .

Ngày 28/6/1972 (ngày N), TĐ1ND và TĐ2ND vượt sông Mỹ Chánh lúc 5 giờ sáng và tiến đánh địch trong cảnh trời còn mờ tối. Vì bị bất ngờ, địch chống trả yếu ớt chỉ lo trốn chạy hoảng loạn về hướng Bắc và để lại rất nhiều vũ khí nặng. Đặc biệt là các giàn pháo phòng không trang bị 2 đại bác 57 ly có ghế ngồi cho xạ thủ xoay trở vòng vòng.

TĐ1ND do Thiếu tá La tịnh Tường, K9TĐ (sau bị bệnh nên Thiếu tá Lê Hồng thay thế) chỉ huy, đã tịch thâu được 14 chiếc xe phòng không và nhiều vũ khí đủ loại khác, cùng bắt sống 5 tù binh.

Bên cánh trái là TĐ2ND do Thiếu tá Nguyễn đình Ngọc, K19ĐL, chỉ huy, đã đánh trúng ngay bộ chỉ huy của Trung đoàn 203 chiến xa địch. Khi nghe tiếng la xung phong và các chiến sĩ Dù ào ạt nhào lên, các bộ đội tùng thiết địch đã chạy tứ tán về hướng núi và phía Bắc, bỏ lại 3 chiến xa T54 máy vẫn còn đang nổ và đèn còn chiếu sáng.

TĐ2ND đã tịch thu được nhiều súng cối 61 ly và 82 ly vẫn để nguyên tại vị trí bố phòng. Hai ngày sau các chiến xa địch được lái về căn cứ hành quân của SĐND tại cây số 17, gần An Lỗ. Nhờ chiến công nầy, Ngọc “Ngà” được lên Trung tá đặc cách mặt trận.

Ngày 2/7/72 mở đầu cho giai đoạn II, TĐ9 và Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được trực thăng vận xuống phía Bắc của sông Nhung, con sông nhỏ bắt nguồn từ hướng Đông Bắc, qua Trường Phước, Mai Đằng, Thương Xá, để vào Thạch Hãn ở phía Đông Quảng Trị. TĐ11ND bên phải, TĐ9ND bên trái, cùng chiếm từng thước đất trên những đồi trọc, dưới ánh nắng oi bức của mùa hè đỏ lửa!

Cộng quân pháo cản đường bằng hàng loạt đủ loại 130, 122ly,...Nhưng đoàn quân không dám chần chừ, mọi người quyết đội pháo vào lấy lại mảnh đất Quảng Trị thân yêu.

Trên đoạn đường dài 9 cây số, từ Giáp Hậu qua Mai Đằng, đến La Vang Thượng, binh sĩ thấy cảnh vật gần như không còn sự sống. Các đoạn đường nhựa thì lỗ chỗ hố bom, trên bãi cát điêu tàn bốc hơi dưới mặt trời đỏ lửa thì toàn là cảnh chết: vật chết và người chết!


TĐ9ND chia quân 2 ngã, cánh cực Tây do hai đại đội của Đại úy Trọng, k25TĐ, ĐĐ91 và Đại úy Ngưu (94) tiến đánh vùng Tân Lê, Phước Môn,...Bảo vệ sườn phải có Đại đội 92 của Tường, k26TĐ, sườn phải có Trung úy Vàng, k1/68TĐ, cả ba Tường, Vàng, Trọng,...đều bị thương trong cuộc tiến quân nầy! Riêng Ngưu đã hy sinh tại Tân Téo! Thăng lên thay thế.

Đại úy Đinh v. Tường bị mảnh B40 ghim vào xương bả vai, nhưng vì thiếu sĩ quan nên Bác sĩ Tính mổ tại chỗ. Trong khi Đại úy Trần ngọc Chỉ và Thiếu úy Mặc Đạm đè tay chân và Bác sĩ Tính đang mổ thì địch pháo kích liên tục gần 10 phút. Mọi người phóng vào hầm ẩn núp, bỏ Tường nằm trên băng ca máu chảy lai láng. Hết pháo kích BS Tính trở ra tiếp tục!

TĐ7ND do Thiếu tá TĐT Trần đăng Khôi chỉ huy, và TĐP Nguyễn Lô. Binh sĩ vượt qua cầu Mỹ Chánh vào khoảng 4 giờ khuya, chiếm vùng Lương Điền, Tân Tường, Trường Vinh, lần đến Nam sông Ô Khê, để bảo vệ bãi đáp cho TĐ9 và TĐ11. TĐ7ND vượt qua sông Nhung làm mũi dùi cực Đông, một thiết vận xa bị chìm, Tiểu đoàn tiến chiếm làng An Thái, tiêu diệt nhiều chốt cản đường, vượt qua quốc lộ I bố trí tại phía Nam ngã ba Long Hưng.

Từ Hải Lâm, Thiếu tá Lê văn Mễ họp bộ chỉ huy Tiểu đoàn thiết kế hoạch hành quân “Bắc tiến”. Chỉ tay trong bản đồ, Tiểu đoàn trưởng Lê văn Mễ nói với Thành:

- Toa thấy cái La Vang Hữu nầy không?

- Thấy. Thành trả lời.

- Toa thấy cái La Vang Chính nầy không?

- Thấy rồi, còn chi nữa không “Ôn”?

- Toa dẫn hai đại đội chiếm La Vang Hữu xong, quẹo tay trái vây Vương Cung Thánh Đường, bọc từ hướng Tây Nam đánh cả hai mục tiêu...Có gì thắc mắc?

- Không, Thành thì khi nào cũng ít nói, trầm lặng như mặt nước chiều thu.

TĐ11ND tiến chiếm nhà thờ La Vang. La Vang là một địa danh nổi tiếng về mặt tôn giáo, theo truyền thuyết La Vang là tên một loại cây mọc hoang rất nhiều ở đây, người địa phương gọi là lá vang (lá vằng?).

http://farm5.staticflickr.com/4061/4324771570_a55cb73aac_z.jpg?zz=1
Trong lịch sử Việt Nam, 200 năm về trước là thời kỳ đàn áp tín ngưỡng, cấm đoán Công Giáo. Tương truyền rằng một số giáo dân bị nhà Tây Sơn lùng bắt vì nghi họ theo linh mục Bá Đa Lộc giúp chúa Nguyễn Ánh. Họ trốn trong nhà thờ La Vang, bị đói khổ và bệnh tật; hằng ngày chỉ biết cầu nguyện. Dưới triều đại vua Cảnh Thịnh, giữa tháng 8 năm 1798, Đức Mẹ Maria đã hiện ra bảo hái lá vang nấu nước uống sẽ hết bệnh. Từ đó La Vang được xem như Thánh địa của người Thiên Chúa Giáo được truyền tụng là nơi có nhiều phép lạ xuất hiện. Tới đầu thế kỷ này một giáo đường đã được xây dựng tại đây. Sau nhiều lần tái thiết, ngôi nhà thờ khang trang cuối cùng đã được Tòa Thánh La Mã phong làm Vương Cung Thánh Đường.

Đường vào La Vang tuy ngắn nhưng đó là đoạn đường của tử thần. Đoạn đường nầy có một cây cầu nhỏ, cầu Trường Phước. Cái tên Trường Phước có nghĩa là phước đức lâu dài, nhưng hôm nay cây cầu nầy là một trong những nơi đổ máu nhiều nhất. Máu của những chiến sĩ Công binh Chiến đấu Liên đoàn 10 đang dọn đường cho quân ta tiến lên, máu của các chiến sĩ Dù đang tiến đánh về thôn La Vang. Cộng quân không dàn ra để chận đường, mà chỉ pháo dọc theo QLI, đạn pháo rơi bên trên và chung quanh cầu, biến đây thành một vùng tử địa. Trước sức tiến vũ bão của các chiến sĩ Dù, chiến xa địch phải hạ nòng súng đại bác xuống bắn trực xạ một cách vội vàng để rút chạy. Thấy 2 chiếc T54 đang trấn giữ trước nhà thờ, gần tượng đài Đức Mẹ, binh sĩ của Thành nhanh chóng bắn cháy cả hai, rồi đánh đuổi lực lượng địch bên trong nhà thờ, làm chủ tình hình sau 3 giờ giao chiến.

Vương Cung Thánh Đường chỉ còn mặt tiền, tòa Thánh Đường đẹp vào hàng quốc tế ngày nào không còn nữa! Hàng dương xanh khô lá trốc gốc, mái nhà thờ xiêu dẹo tan nát...Thành đứng trên mặt sân trước chính tòa, mặt sân đá tảng rộng mênh mông và phẳng láng nay bị cày nát chỉ còn từng phiến đá vỡ sắt cạnh... Cảnh vật lặng lẽ, không tiếng chim hót trên cành cây, không tiếng cầu kinh rộn ràng vang dội khắp dãy Trường Sơn âm u tịch mịch, mang theo chiều rộng không gian nỗi bi thảm thiêng liêng của người trần tục, Vô Nhiễm!

- Chiến tranh bậy thật!

Thành làm dấu thánh giá, đứng dậy bỏ tràng hạt vào túi áo, đội nón sắt bước đi... Tượng Đức Mẹ La Vang bị mảnh đạn pháo chém mất một phần đầu! Thành nhìn hướng Bắc, nơi con đường đất đỏ dẫn về La Vang Tả, tưởng đến những ngày Tết Mậu Thân, anh và Dưỡng đã đánh địch tại ngã tư gần căn cứ Trung đoàn 1 BB, tưởng đến những ánh đuốc bập bùng của đoàn người trẩy hội đêm trăng rằm trong những ngày đất nước còn thanh bình. “Chiến tranh bậy thật”, sự phiền muộn của Thành chỉ được diễn tả bởi bốn chữ trách móc nhẹ nhàng và ngắn gọn!

Chính Bắc, cứ một hướng mà đánh, từng nhà, từng hầm, từng chốt địch,...Chiến sĩ Dù phải đánh bằng lựu đạn, cá nhân chiến đấu vận dụng tối đa.

Trục chính do Thiếu tá Lê văn Mễ dẫn thằng 114 (của Lại ngọc Long), 113 của Điền minh Xuyến. Thành dẫn Hùng móm (112) và Đinh viết Trinh (111) đánh kẹp nách dọc đường rầy chiếm mục tiêu kế tiếp là nhà ga xe lửa.

Từng thước đất lúc nầy được đánh lấy lại bằng một giờ, một buổi...Khúc xương nầy thật khó nuốt (cửa họng chính của Quảng Trị) dầy đặc “Chốt cứng”, mà TĐ11ND cùng Liên đội 81 Biệt Cách Dù của người hùng Phan Văn Huấn, Phạm Châu Tài phải cố gắng nuốt gần trợn trừng con mắt! Làm sao qua khỏi mấy cái “Khách sạn” nầy? “Khách sạn” là mục tiêu được đặt bằng tên những nơi ăn chơi nổi tiếng mà các sĩ quan Dù thèm thuồng tưởng nhớ nhưng chỉ có thể dùng nó để nhắc nhở cho đỡ buồn: Majestic, Maxim, Continental,.... Thực tế những khách sạn ở đây với nhiều lớp kẽm gai, mỗi “Phòng ngủ” trí một khẩu thượng liên, được “Cover” bởi hàng rào súng cối.

Làm sao đánh? Nhờ mấy đứa con của “Hổ xám” (Biệt Cách Dù) đánh thử bằng chiến thuật đột kích suốt hai đêm cũng không xong! Thành chỉ huy 111 và 112 tiến đánh nhà ga, Hùng móm định cùng Tú Trinh “Ra ga tiễn em đi”, nhưng gặp “Em” thứ dữ, em răng đen mã tấu thuộc dân chơi hồ gươm chính cống, em đeo dây ngực bằng dây đạn AK, em xách “Ví” đựng toàn bằng lựu đạn chày, “Em” là đứa con cuối cùng của đảng: Sư đoàn 325 Tổng trừ bị. Hùng và Trinh cứ thay phiên nhau “Hạ” em, hai người định tiễn em đi nhưng chẳng em nào muốn đi, em bám chắc nhà ga. Đoạn đường rầy không đầy 400 thước mà suốt 5 ngày cũng không thể vượt qua! Cái ngã ba xa xa đó là đường Trần Hưng Đạo, đường nầy dẫn vào chợ Quảng Trị, chỗ đó địch đã tử thủ trong nhà thương.

Suốt ngày 11/5/72, Hùng không thể chiếm được mục tiêu, anh từ hăng hái vui tánh của những ngày đầu trên đường giải tỏa quê nhà là tỉnh Quảng Trị nầy. Bỗng nhiên Hùng đổi tánh, la ó om sòm:

- Muốn chết phải không? Tại sao mi không đào hầm? Tao la mi còn hơn để Việt Cộng bắn mi vỡ sọ ...!!

Hùng nói những câu không bao giờ nói (Hùng nổi tiếng thương lính), anh đổi tánh một cách bất thường...Điềm gì đây ? Chiến tranh thường có những sự kiện kỳ lạ như thế, người sắp chết thường đổi tánh (cố thiếu tá Lê văn Huệ của TĐ9ND bị con ve vô rún, rồi sau đó vài ngày, tự nhiên đứng khơi khơi trên đường rầy cao, rút súng Colt-45 bắn chỉ thiên thúc hối xung phong, để rồi bị địch bắn trúng 2 viên đạn chết không kịp trối!).

Hùng gọi máy nói chuyện với Bác sĩ Liệu:

- Lấy được khẩu K-54 nào thì tôi cho ông...Liệu ơi, sao moa nhớ mẹ moa quá, hôm ở Kontum vượt thoát trở về có mấy ngày phép lại không đi thăm bà... Chiếm xong Quảng Trị moa sẽ xin phép vài ngày vô Đà Nẳng thăm mẹ ...Chỉ còn 400 thước là moa thấy cái nhà ở lúc nhỏ, vì thế cứ nhớ bà già!!

Thảm thương thay, con chim kêu tiếng bi ai trước khi chết, con người linh thiêng hơn biết tìm chốn quê hương để đi về!

Ngày 14/7/72, đúng 3 tháng sau ngày rút khỏi Charlie, Hùng bị một quả đạn pháo vô tình và cay nghiệt rơi trúng ngay võng nằm! Hùng hy sinh sau những ngày chinh chiến không ngừng nghỉ. Khóa 22 Đà Lạt của Hùng ra trường nhằm Tết Mậu Thân, một số hy sinh ngay từ những ngày mới trình diện đơn vị. Sau gần 5 năm đánh giặc, Hùng đã đi xa đến cuối trời miền Nam, Hùng từng đến hang sâu, núi thẳm của miền Tây Nguyên, giờ đây đã quay về cố thổ, bây giờ Hùng đã trở về Quảng Trị, nơi chôn nhao cắt rún của Hùng!!! Người chiến sĩ trẻ tuổi, can trường đã đi hết đoạn đường khổ nạn của quê hương Việt Nam đọa đày, và trở về chết tại nhà xưa (cách 100 thước!)!!!

Từ Vùng núi phía Tây, dọc theo dãy Trường Sơn, địch chuyển quân tăng cường định phản kích các đơn vị Nhảy Dù.

Lữ đoàn I Nhảy dù, do Trung tá Lê văn Ngọc chỉ huy, càn quét địch từ Nam lên Bắc lấy quốc lộ I làm chuẩn, mỗi bên sâu vào 3 cây số. Tiến từ Mỹ Chánh tới sông Nhung, vượt qua La Vang, tái chiếm Hải Lăng; thẳng vào thành phố Quảng Trị, giao tiếp với TĐ5ND đang chiếm giữ làng Tri Bưu.

Trong trận tái chiếm quận Hải Lăng, thiếu tá Trần văn Sơn, tiểu đoàn trưởng TĐ3ND, bị thương hư một mắt, và thiếu tá Võ thanh Đồng thay thế. Với sự yểm trợ của pháo binh và không quân, cùng sự chiến đấu dũng cảm kiên cường của chiến sĩ nhảy dù, nên trên đường tiến quân, mặc dù địch đã pháo hàng ngàn đạn đại bác đủ loại: 105 ly, 122 ly nòng ngắn và nòng dài, 130 ly,...vào các đơn vị nhảy dù; nhưng vẫn không ngăn cản được bước tiến của quân ta.

Đầu tháng 9/1972, LĐ1ND đã làm chủ tình hình, chiếm lại phần lớn đất đai Quang Trị, đáng kể nhất là căn cứ của Trung đoàn 11 Thiết kỵ và căn cứ Trung đoàn 1 Bộ binh. Sư đoàn 304 CSBV đã bị LĐ1ND đánh đuổi về hướng Bắc. LĐ1ND tiếp tục mở rộng vùng trách nhiệm về hướng Tây, chiếm núi Tân Téo (phía Tây Bắc La Vang); rồi thọc sâu xuống làng Như Lệ gần bờ sông Thạch Hãn, cách cầu Lò Rèn Quảng Trị khoảng 2 cây số đường chim bay.

http://farm8.staticflickr.com/7190/6943313441_dc8b18e2aa_z.jpg
Hàng ngày, các đơn vị của LĐ1ND và LĐ3ND đều chạm địch, thường ở cấp trung đội, đại đội, và đôi khi tới cấp tiểu đoàn.

Trong cuộc tiến quân của các đơn vị Dù có một chuyện ngộ nghĩnh là trận chiến tại Cầu Trường Phước, ở 2 cây số phía Nam La Vang. Lúc đó địch sử dụng các chiến xa chở quân BTR-85 và thiết giáp yểm trợ loại nhẹ là PT-76, tiến thẳng từ Bắc xuống Nam trên quốc lộ 1. Khi vừa qua khỏi cầu thì bị đơn vị Dù chận lại; sau gần hai giờ quần thảo, địch bị pháo binh, khu trục, và các vũ khí chống chiến xa bắn dồn dập.

Cộng quân chịu không nổi phải rút chạy; quân Dù nhào ra truy kích, khiến chiến xa địch hoảng loạn, tranh lấn nhau chạy đến nỗi một chiếc PT-76 vừa qua cầu chưa kịp đổ dốc thì chiếc PT76 kế đã trèo lên nóc chiếc trước, khiến địch phải bỏ xe chạy trốn lấy người.

Khi quân Dù đến cầu, thấy cảnh tượng đó cứ để y nguyên. Sau nầy báo chí đến chụp hình, và đầu năm 1973 lúc dân chúng lên thăm nhà thờ La Vang, thường dừng lại để chụp hình lưu niệm. Có lẽ hiện nay, một số người dân miền Trung vẫn còn giữ được những tấm hình nầy (bên trái của 2 chiếc PT-76 là 1 chiếc BTR-85 bị đứt xích còn nằm nghiêng tại đó).

Tháng 9/1972, Lữ đoàn 3 ND, do đại tá Trương vĩnh Phước chỉ huy, đã tiến sâu vào dãy Trường Sơn để tái chiếm căn cứ Barbara. Cuộc tiến quân thật gian nan vì đồi núi trùng điệp, cây rừng rậm rạp, rất khó quan sát; thời tiết lại luôn luôn bị mây mù che phủ, không thể sử dụng không yểm. Chỉ có pháo binh 105 ly (11 cây số) và 155 ly (tầm 14 cây số rưỡi) yểm trợ.

Nhờ có nhiều điểm che dấu, nên địch thường ẩn nấp chận đường tiến quân. Nhất là khi càng gần căn cứ Barbara, cây rừng càng rập rạp. Từ dưới chân núi nhìn lên chỉ thấy một màu xanh thẫm; đường lên núi lại thẳng đứng và ngoằn ngoèo; từ chân núi nhìn lên binh sĩ không thấy rõ căn cứ.

Trung tướng Dư quốc Đống, Tư lệnh SĐND, chỉ thị LĐ3ND phải chiếm cho được căn cứ chiến thuật nầy, để ngăn chận đường xâm nhập của CSBV, và để làm đài quan sát điều chỉnh pháo binh tiêu diệt các khẩu pháo địch, mà vẫn hay bắn về chỗ trú quân của ta tại cầu Mỹ Chánh và căn cứ Nancy.

Sau những lần đánh ban ngày không kết quả, Lữ đoàn trưởng quyết định cho đột kích đêm. Nhiệm vụ được giao phó cho TĐ8ND do trung tá TĐP Đào thiện Tuyển chỉ huy.

Sau khi họp các đại đội trưởng, trung tá Tuyển quyết định dẫn hai đại đội thọc sâu vào phía Tây căn cứ Barbara; và tiểu đoàn phó chỉ huy hai đại đội còn lại tiếp tục tấn kích mặt chính để cầm chân địch (kiểu dương Đông kích Tây). Quả nhiên với yếu tố bất ngờ, hai đại đội đã trèo dốc lên tới đỉnh; rồi dàn quân đồng loạt vừa bắn vừa la xung phong vang rền đỉnh núi. Địch bị trở tay không kịp, hoảng hốt chạy tán loạn.

Trận nầy TĐ8ND bắt được khá nhiều tù binh thuộc sư đoàn 324; tịch thu rất nhiều vũ khí đủ loại; và đặc biệt nguyên một đoàn xe tiếp vận hơn 20 chiếc gồm xe Zin, Molotova,...Trên xe còn chất đầy lương khô, đạn dược, và mìn bẫy đủ loại. TĐ8ND có 1 sĩ quan bị hy sinh và 3 binh sĩ bị thương.

Ngày hôm sau trung tá Ninh cho lái nguyên đoàn xe vận tải đến căn cứ Nancy; rồi tiếp tục chạy qua cầu Mỹ Chánh, An Lỗ, cuối cùng về tới cây số 17 (căn cứ Hiệp Khánh), nơi bản doanh của Sư đoàn Nhảy dù. Dân chúng hai bên đường thấy đoàn xe đi qua, dẫn đầu là chiếc Jeep của quân cảnh Dù, tiếp sau là hơn 20 chiếc xe chở đầy trang cụ của CSBV còn nguyên cây lá ngụy trang quanh xe, cùng một số cờ VC. Mọi người đều vỗ tay hoan hô và reo hò mừng rỡ vang trời.

Lục soát chung quanh chân núi căn cứ Barbara, các binh sĩ Lữ đoàn 3 còn tịch thu một số súng đại bác 122 ly nòng dài; những xe súng phòng không gắn đại bác 37 ly và 57 ly. Ngoài ra còn lấy lại được mấy khẩu đại bác 105 ly của ta mà địch đã chiếm được lúc trước tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Chính chúng đã kéo những súng nầy xuống Barbara để bắn vào các vị trí đóng quân của các đơn vị Dù.

Giữa tháng 9/1972, LĐ2ND được lệnh tiến sâu vào sườn núi phía Tây (BCH Lữ đoàn đóng tại cầu Trường Phước), với nhiệm vụ mở sâu rộng vào các vùng đồi núi để tìm và tiêu diệt địch, nhằm mục đích ngăn chận không cho địch tiến về phía Nam và đồng bằng ở hướng Đông.

Vào cuối tháng 9/1972, thời tiết luôn thay đổi, mây xám bao phủ đầy trời, tầm quan sát từ trên cao bị hạn chế. Mưa nhiều nên di chuyển và tiến quân khó khăn. Địch thường xuyên sử dụng pháo binh tầm xa (130 ly, 122 ly nòng dài) bắn vào các vị trí đóng quân của Dù.

Từ căn cứ Barbara, đài quan sát của TĐ8ND cho biết ban đêm các đoàn xe địch di chuyển ở sườn Tây khá nhiều; đèn xe chiếu sáng một đoạn dài.

Giữa tháng 10/1972, LĐ2ND được lệnh tái chiếm căn cứ Ann ở phía Tây tỉnh Quảng Trị 12 cây số đường chim bay (căn cứ Ann trong bản đồ gọi là vùng động Ông Do).

Nỗ lực chính là TĐ7ND của thiếu tá Trần đăng Khôi, cánh trái có TĐ5ND của trung tá Nguyễn chí Hiếu, K14ĐL, (sau đó thiếu tá Bùi Quyền lên thay); đoàn quân trực chỉ về căn cứ Ann.

Hai tiểu đoàn của thiếu tá Mễ và thiếu tá Đồng trấn giữ mặt Bắc không cho địch xuống tiếp viện; đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ sườn phải cho TĐ7ND.

Thời tiết lúc nầy mưa giông gió lốc liên miên, nước sông dâng lên do nguồn cao từ núi đổ xuống. Việc tiếp tế và tản thương rất khó khăn; trực thăng phải bay rà thấp ngọn cây mỗi khi vào vùng các Tiểu đoàn. Khu vực động Ông Đô (căn cứ Ann) là vùng đồi núi trọc, chỉ có cỏ và rất ít bụi cây. Đứng trên đỉnh căn cứ có thể nhìn thấy Ái Tử (ở phía Nam Đông Hà và phía Bắc cầu Thạch Hãn). Tại đây cũng có thể quan sát vùng Nam Cam Lộ và Hưng Hóa. Trên căn cứ có một pháo đội 155 ly, trước do quân Mỹ đóng căn cứ hỏa lực nầy, sau bàn giao lại  cho quân đội VNCH trấn giữ.

http://farm9.staticflickr.com/8147/7452293270_23e6af64db_z.jpg

Tái Chiếm Cổ Thành:

Trên đường tiến quân, khi vừa vượt qua ngã ba Long Hưng, phía Đông quốc lộ I, TĐ5ND đã chạm địch nhiều lần, đa số là các đơn vị pháo binh và phòng không của địch.

Theo phóng viên Chad Huntley của UPI, các vị Tư Lệnh chiến trường đã đưa ra 3 kế hoạch khác nhau để tái chiếm cổ thành Đinh Công Tráng. Kế hoạch thứ nhứt là các lực lượng Dù và TQLC sẽ tấn công chính diện. Kế hoạch thứ hai là cho Không Quân san bằng cổ thành ra bình địa. Kế hoạch chót là bao vây để địch đói khát sẽ đầu hàng.

Cuối cùng, để khỏi bị trì hoãn đợi ăn pháo địch, kế hoạch thứ nhất được thi hành, đôi bên sẽ đối mặt phân tài cao thấp và thử gan anh hùng. Dưới con mắt của hàng chục phóng viên chiến trường từ khắp nơi trên thế giới, rồi đây hàng triệu người khác sẽ biết tới trận thử lửa để đánh giá khả năng và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ QLVNCH.

Theo sử liệu, cổ thành được xây lên từ thời vua Gia Long nhà Nguyễn. Thành xây bằng đất, chung quanh có hào sâu. Tới triều vua Minh Mang năm 1838, thành được phá đi và xây lại bằng gạch dầy và cao 5 thước. Người ta ước lượng có chừng một trung đoàn địch với vũ khi, đạn dược, và lương thực đầy đủ đang trú ẩn kỹ trong những lô cốt kiên cố chung quanh tường thành và các công sự chắc chắn bên trong cổ thành.

Tiểu đoàn 5 Nhảy dù được vinh dự nhận trách nhiệm tiến chiếm cổ thành Đinh công Tráng. trung tá TĐT Nguyễn chí Hiếu, K14 ĐL, và thiếu tá TĐP Bùi Quyền, K16 ĐL, là hai sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường từ trận Mậu Thân 68, Kampuchia 69, Hạ Lào 71, đến trận nổi tiếng An Lộc, Bình Long năm 1972. Bây giờ trên chiến trường sôi động Trị Thiên nầy, hai anh đang hướng dẫn Tiểu đoàn thiện chiến Nhảy Dù trên đường tiến chiếm Cổ Thành.

Địch quân phục sẵn để chào đón những chiến sĩ TĐ5ND, mặc dầu phi pháo yểm trợ tối đa, nhưng vừa đánh vào là dội ra ngay, quân ta bị cắt ra làm ba, mỗi đại đội phải chiến đấu riêng rẽ. Các binh sĩ Dù vừa đánh vừa đào hầm trú ẩn, đôi khi phải gọi pháo bắn ngay trên đầu mình vì địch và ta đang cày răng lược, nhưng Cộng quân bị thiệt hại nhiều vì quân số đông hơn và không có hầm trú ẩn cấp thời như quân ta.

Với sự yểm trợ hữu hiệu của phi pháo, Đại đội 51 của Trương đăng Sĩ, K21ĐL, cùng Đại đội 52 của Hồ Tường, K26TĐ, Đại đội 53 của Lê hữu Chí, K20ĐL, và Đại đội 54 của Nguyễn tiến Việt, k23ĐL, đã đập tan các chốt địch, tiến thẳng lên Tri Bưu, Đông Bắc cổ thành Quảng Trị. Các đại đội tịch thu được nhiều vũ khí nặng, khoảng 10 đại bác 130 ly và 122 ly.

Đối diện với cổ thành, các đại đội trưởng của TĐ5ND cảm thấy khựng người. Một mục tiêu vô cùng kiên cố, chung quanh có hào sâu chừng gần 10 thước. Cổ thành nguyên là doanh trại của tiểu khu Quảng Trị, tháng 4/72 vừa qua, Bộ tư lệnh SĐ3BB từ căn cứ Ái Tử đã dời về đây. Tướng Vũ văn Giai, TL/SĐ3, đã cho tu bổ và xây dựng thêm nhiều hệ thống phòng thủ kiên cố mới. Khi lọt vào tay địch, nơi đây trở thành một khối đá to được bao bọc bởi những hỏa tập cận phòng bằng 130 ly và 122 ly từ bên kia sông Thạch Hãn và bằng những súng đại bác 57 ly, 75 ly, B40, và thượng liên đặt trên bờ thành mà những xạ thủ đã bị xích chân vào súng.

Sau hơn 2 tuần đối trận, TĐ5 hao khoảng 100 người vừa chết và bị thương, cuối cùng tiểu đoàn quyết định chọn toán cảm tử để dựng cờ làm khí thế cho cuộc chiến đấu cam go nầy.

Nhiều người tình nguyện, nhưng 8 chiến sĩ được chọn, họ là những chiến sĩ trước đây đã ở trong Lực Lượng Đặc Biệt, từng nhảy toán vào lòng địch. Trung tá Hiếu quyết định làm một việc ngoài quyền hạn của mình, anh đã thăng cho mỗi người hai cấp để 8 chiến sĩ hiểu rằng, mọi người đều kính trọng các anh, những tráng sĩ Kinh Kha thời nay.

Buổi chiều ngày 24/7/1972, sau khi chiếc oanh tạc cơ cuối cùng rời vùng, hoàng hôn cũng vừa phủ xuống trên Cổ Thành. Tiếng súng thưa thớt rồi im hẳn làm cho chiến trường bỗng nhiên chìm trong khung cảnh tĩnh mịch. Nhưng chính trong những giây phút người lính tưởng sẽ được nghỉ ngơi giây lát sau một ngày dài đột pháo nhích lên từng tấc đất, thì thật ra đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, vì địch thường lợi dụng đêm tối mò vào đánh đặc công. Bởi vậy khi màn đêm phủ xuống, đó là thời gain “Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ.

Nhưng buổi tối hôm nay, 8 chiến sĩ Dù trong toán “Quyết tử” đang chuẩn bị vượt qua đoạn đường cam go nhất trong đời, đoạn đường từ điểm xuất phát đến chân bờ thành, một đoạn đường mà hơn 2 tuần nay, ngày nào các chiến sĩ Dù cũng đổ máu để thâu ngắn từng tất đất, nhưng mà bờ tường của ngôi thành cổ kia vẫn còn sừng sững như ngạo nghễ như thách đố!

Cái khoảng trống 300 thước đó là vòng đai của tử thần. Một màn lưới hỏa lực dày đặc bao phủ vòng đai nầy, giả thử nếu một con bò sút chuồng chạy vào thành, lập tức nó sẽ bị hàng chục viên đạn ghim vào mình trước khi đến dưới bờ thành. Lại thêm những toán đặc công hoặc tiền đồn địch “Độn thổ” bên ngoài để kịp thời phát hiện những toán xâm nhập.

Khi được giao phó nhiệm vụ tái chiếm Quảng Trị, các lực lượng ta đã chuẩn bị sẵn những lá cờ để dựng lên cổ thành, và đêm nay, toán cảm tử của ta sẽ thực hiện công tác thiêng liêng đó. Tại điểm xuất phát, 8 chiến sĩ Dù đều sẵn sàng. Hạ sĩ Trần Tâm làm trưởng toán, Hạ sĩ Hồ Khang được chỉ định giữ lá cờ để sẵn sàng cắm lên trên Cổ Thành.

Khoảng 4 giờ sáng, trong bóng đêm, tám dũng sĩ lặng lẽ khởi hành; sau lưng họ, cấp chỉ huy, bạn đồng đội dõi mắt nhìn theo, gửi gắm nơi họ những lời chúc bình an, những niềm tin, và niềm hy vọng. Họ ra đi như Kinh Kha sang Tần ngày xưa, sông Dịch Thủy tuy rộng nhưng vẫn dễ qua hơn 10 thước hào sâu trước mặt, 9 bậc thềm rồng của vua Tần thủy Hoàng tuy cao nhưng dễ lên hơn 5 thước tường thành cổ nầy.

Tám người mất hút trong bóng đêm rất nhanh. Những người ở lại theo dõi trông chờ, họ cầu mong đêm nay vẫn liên tục yên tĩnh. Thời gian như ngừng lại, không có tiếng người, không có hỏa châu, không có tiếng súng, chỉ có tiếng côn trùng vọng lên giống như đêm nay là đêm thanh bình của những ngày chưa xảy ra cuộc xâm lấn của quân Bắc phương.

Trong bóng đêm dày đặc, các đồng đội đang gườm súng ứng chiến sẵn sàng, họ đếm từng phút và lắng tai nghe từng tiếng động. Chưa có tiếng súng nổ nghĩa là toán cảm tử vẫn chưa bị lộ. Nhưng nếu hỏi giờ nầy họ tiến tới đâu thì không ai có thể trả lời. Có thể 100 thước, 200 thước, đang vượt hào sâu, đang đứng dưới chân thành, cũng có thể đã bị bắt sống một cách nhẹ nhàng để chờ toán khác tiếp tục tiến vào ?

Mọi người chỉ biết chờ đợi, đoán mò. Bỗng ngay hướng họ vừa đi, trên mặt thành, một bóng đen đột nhiên nhô lên giữa bầu trời mờ sáng, bay phất phới theo chiều gió: Lá cờ !!!

Cùng lúc đó, trong sự tĩnh mịch của chiến địa, những tiếng hô dõng dạc vang lên: “Nhảy Dù cố gắng, Nhảy Dù chiến thắng, Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!”

Tiếng hô lồng lộng trong đêm khuya vang dội cả cổ thành. Lúc ấy trời sắp sáng, Trương Đăng Sĩ và Hồ Tường dẫn quân vượt qua hào sâu, tiến theo chỗ 8 dũng sĩ đã chiếm góc thành làm đầu cầu. Bỗng một loạt đại bác 57 ly trực xạ vào nơi dựng cờ, cả chục cây thượng liên cùng châu mũi vào nhả đạn như mưa. Ánh sáng của màn lửa đạn làm nổi lên một lá cờ vàng ba sọc đỏ đang cắm trên mặt thành, mới vừa tung bay trước gió nay đã rơi xuống phủ trên mình Hạ sĩ Hồ Khang, người chiến sĩ cắm cờ trên bờ thành đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại vợ và 3 con còn thơ dại!

Trương đăng Sĩ và Hồ Tường là 2 Đại đội trưởng trẻ tuổi, gan dạ, đã lập nhiều chiến công oanh liệt tại Hạ Lào và An Lộc. Hai anh chỉ huy anh em đại đội, lợi dụng toán Quyết tử chiếm được đầu cầu ở bờ thành, vượt qua “Vòng đai tử thần”, vượt qua hào sâu dưới chân thành với sự yểm trợ tối đa của pháo binh và không quân. Khi những khinh binh đi đầu đã dựng trở lại ngọn cờ thì một tai nạn thảm khốc xảy ra: hai phi tuần khu trục của ta, không biết vì một sự lầm lẫn nào, đã chúi xuống trút bom ngay trên đầu 2 đại đội, Trương đăng Sĩ la lên thất thanh trong máy truyền tin, bom nổ, cả 2 đại đội tan nát: gần 40 bị thương, 4 hy sinh trong đó có Hồ Sĩ Thơ và TS Hồ Con,... là những chiến sĩ kiên cường! Bây giờ ở Úc Châu, với thân hình đầy thương tích, mỗi lần nhớ lại cơn ác mộng nầy, Sĩ cảm thấy ngậm ngùi thương cho số phận người chiến binh QLVNCH, binh chủng Nhảy Dù, và Đại đội 51 của anh.

Ngày 27/7/72, lực lượng Dù được lệnh bàn giao cổ thành lại cho TQLC, sự thay đổi nhiệm vụ đột ngột nầy có một số người thắc mắc, nhưng lệnh hành quân là nhiệm vụ chung của tất cả, danh dự cũng là danh dự chung của quân nhân QLVNCH.

Ngày nào cũng có tù binh giải giao Ban 2 Lữ đoàn, tù binh đa số là Trung đoàn 141 và 165 thuộc Sư đoàn 324 CSBV.

Hai Đại đội của TD7ND do thiếu tá Nguyễn Lô, K18ĐL, trên đường tiến quân gặp nhiều trở ngại hơn, vì quân số bộ binh địch tập trung dài từ bờ Bắc sông Nhung tới đồi 24, nhiều nhất là ở dưới chân núi căn cứ Ann. Cộng quân có pháo binh và chiến xa yểm trợ; vì là vùng đồi trọc nên công binh địch đã lập các con đường dọc ngang, để vận chuyển tiếp liệu và đồng thời dễ dàng điều động chiến xa. Bộ binh địch thường đào hầm khoét sâu vào các đồi núi để tránh bom đạn của không quân và pháo binh của ta. Thời tiết mưa gió triền miên đã ảnh hưởng đến sự yểm trợ của không quân và tiếp tế tản thương của các tiểu đoàn; những trở ngại thiên nhiên cũng làm chậm bước tiến quân của TĐ7ND.

Cuối tháng 10/72, TĐ7ND cũng tiến được tới sát căn cứ Ann; và sau các cuộc đụng độ đẫm máu, tiểu đoàn đã chiếm được đồi yên ngựa, đồi 24 ở phía Đông, và các đồi ở mặt Nam căn cứ Ann. TĐ7ND đã tiêu diệt được một số chiến xa ở chân đồi. Ba đại đội đi đầu, mỗi đại đội được cung cấp một toán tiền sát viên pháo binh để sử dụng hỏa lực tiêu diệt các chiến xa, các vị trí phòng không, và vị trí súng cối, súng cộng đồng của địch.

http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN17.jpg
Hai pháo đội 105 ly của TĐ1PB Dù đã yểm trợ cho TĐ7ND rất hữu hiệu. Khi trời sáng tỏ, không quân cũng được dành ưu tiên cho TĐ7ND. Xác địch nằm la liệt trên đường tiến quân.

Đầu tháng 11/1972, sau những đợt phi pháo, TĐ7ND rốt cuộc đã chiếm được căn cứ Ann; 6 khẩu pháo 105 ly của TQLC trước khi rút đã phá hủy và bỏ lại trên căn cứ nầy nay càng bị hư hại hoàn toàn.

TĐ7ND bắt sống khoảng 30 tù binh thuộc Trung đoàn 66 và 165 của Sư đoàn 324 CSBV; tịch thu khoảng 300 vũ khí trong đó có cả súng cối 160 ly do Liên xô chế tạo. TĐ7ND cũng bị tổn thất (vừa chết và bị thương) khoảng một đại đội! Có 2 đại đội trưởng và 10 sĩ quan bị thương!

Chính tướng Ngô quang Trưởng khi nghe tái chiếm được căn cứ Ann cũng đã thừa nhận là căn cứ Ann vùng động Ông Đô rất khó đánh; ông đã hết lời khen ngợi chiến sĩ TĐ7ND.

Sau khi ổn định vị trí, TĐ7ND được TĐ6ND ra thay thế để rút về tuyến sau tái bổ sung quân số và làm lực lượng trừ bị.

Từ lúc mất vị trí quan trọng (căn cứ Ann), địch tập trung nỗ lực định chiếm lại căn cứ nầy và các điểm tựa vừa mất. Cộng quân pháo kích dữ dội vào vị trí các đại đội của TĐ6ND bằng đủ loại: hỏa tiễn 107 ly và 122 ly; rồi ồ ạt tấn kích với chiến xa yểm trợ. Binh sĩ TĐ6ND đã đào hầm sâu vào sườn đồi để tránh pháo địch. Lúc địch tấn công thì họ nhô ra khỏi miệng hầm, sử dụng súng cá nhân, lựu đạn, và súng cộng đồng chống trả.

Phía Bắc căn cứ Ann khoảng 1 cây số rưỡi có một ngọn đồi yên ngựa, tuy hơi thấp nhưng có thể chế ngự và kiểm soát được đường tiến quân từ sườn Đông và sườn Tây căn cứ Ann. Tại đó có một số tử giác mà địch có thể lợi dụng được. Vì vậy một đại đội TĐ6ND đã trấn giữ, nên việc phòng thủ căn cứ Ann được bảo đảm hơn.

Suốt 2 tuần lễ, Cộng quân luân phiên tấn công căn cứ và điểm tựa nhiều lần; nhưng địch đều bị thất bại phải chạy tháo lui bởi hỏa lực cùng sự chống trả quá kiên cường của chiến sĩ TĐ6ND và của Pháo binh yểm trợ cận phòng.

Khi truy kích, TĐ6ND của Thiếu tá Thành “Đen”, tịch thu được hàng trăm súng đủ loại, xác địch nằm ngổn ngang dưới chân đồi, không bắt giữ được một tù binh nào cả.

Pháo đài bay B-52 đã dội hàng trăm tấn bom xuống phía Bắc và sườn Tây của căn cứ, gây cho địch tổn thất rất nặng nề. Có thể nói TĐ6ND với tài chiến đấu dũng cảm của binh sĩ, cùng sự yểm trợ dồi dào của phi pháo, nên đã loại ra khỏi vòng chiến ít nhất 2 tiểu đoàn thuộc SĐ 308 CSBV. TD6ND có 3 đại đội trưởng bị thương, khoảng 150 quân nhân vừa chết và bị thương.

Để hỗ trợ cho cuộc tấn công vào căn cứ Ann, địch đã tung một trung đoàn thọc sâu vào thung lũng phía Đông căn cứ giữa TĐ3ND và TĐ6ND để tấn công đồi 90 và các đồi khác do TĐ3ND trú đóng nhằm mục đích cắt đứt đường tiếp viện cho TĐ6ND. Cộng quân đưa vào rất nhiều hỏa tiễn 107 ly (loại 12 nòng do Liên Xô chế tạo), cùng súng cối 82 ly, đại bác 75 ly, và súng phòng không 12 ly 8, 37 ly để bắn chận các trực thăng tiếp tế và tản thương; đồng thời liên tục pháo khích vào chỗ trú quân của ta.

Trận chiến giằng co ngọn đồi chiến thuật 90 giữa hai bên xảy ra nhiều lần. Ban ngày binh sĩ TĐ3ND chiếm thì ban đêm địch phản công lấy lại. Thấy vậy BTL/SĐND đưa TĐ8ND lên tăng cường cho LĐ2ND.

TĐ8ND được lệnh thọc sâu tiến đánh địch tại vùng thung lũng gọi là mục tiêu 18 (giữa TĐ6ND và TĐ3ND). Đang khí thế hăng hái sau thời gian chỉnh bị và bổ sung, TĐ8ND đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Với rất ít thiệt hại mà chỉ trong 2 ngày đã làm chủ mục tiêu 18, lấy được kho đạn gồm súng cối 61 ly, 82 ly, hỏa tiễn 107 ly,.....do địch vội vã rút chạy nên không kịp phá hủy .... Cộng quân bỏ lại trạm xá với những thương binh còn quấn băng đầy người, đang nằm chết tại các hầm cứu thương.

Binh sĩ Dù tung ra lục soát, đào xới các ụ đất khả nghi và tịch thu được súng cối, đại bác không giật 57 ly, máy truyền tin, súng đại liên, và nhiều súng cá nhân.

Tháng 11/1972 thì toàn vùng chạy dài từ Bắc căn cứ Ann xuống đến phía Nam qua căn cứ Barbara trong dãy trường sơn đều hoàn toàn yên tĩnh. Các đơn vị Dù tiếp tục bung rộng vùng kiểm soát, đã tịch thu thêm được nhiều xe vận tải chở quân và trang cụ chiến đấu; cùng lương thực (gạo) của địch.

Ngoài ra ta còn phát giác hàng đoàn xe tiếp tế đã bị bom B52 đánh trúng, nằm nghiêng ngửa đổ tung tóe trên đường xâm nhập.

Giữa tháng 12/1972, khi hòa đàm Ba Lê sắp đến hồi kết thúc quan trọng, Sư đoàn Dù cho lệnh các đơn vị mở rộng ra hướng Tây. TĐ8ND chiếm đánh căn cứ Suzie ở phía Tây căn cứ Ann khoảng 3 cây số, và thọc sâu tới sát bờ sông Thạch Hãn. Chỉ trong 10 ngày Tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ.

TĐ2ND được lệnh chiếm vùng “Động Tiên” ở Tây Nam căn cứ Suzie khoảng 4 cây số. TĐ2ND chiếm được vùng nầy sau một tuần lễ giao tranh lẻ tẻ; binh sĩ lục soát tịch thu rất nhiều lương thực gồm: gạo, thịt, và cá hộp, cùng lương khô do Trung Cộng cung cấp. Địch bỏ chạy vì các kho nầy do hậu cần canh giữ, không đủ khả năng chống đỡ lại các binh sĩ thiện chiến của TĐ2ND.

Tháng 3/1973, sân bay Hòa Mỹ (tức căn cứ Evan cũ), do LĐ2ND trách nhiệm, được dùng để các máy bay C130 Hoa Kỳ chở tù Phiến Cộng đáp xuống, rồi dùng GMC chở chúng ra bờ sông Thạch Hãn trao đổi tù binh theo Hiệp Ước Ba Lê quy định.

Hàng ngàn tù binh CSBV đã được trao trả cho phía bên kia, và ta cũng đã nhận về một số rất ít những chiến sĩ VNCH do địch bắt trước kia (quân CSBV thường giết hại tù binh).

http://farm3.staticflickr.com/2794/4324774840_56c2bb7498_z.jpg?zz=1
Tháng 9/1972, khi Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra thăm Quảng Trị, đã đến tận bản doanh SĐND ở Hiệp Khánh. Tại đây, sau khi nghe Tư lệnh SĐND và các sĩ quan tham mưu trình bày diễn tiến hành quân, và kết quả các trận đánh, Tổng Thống đã ra sân trước coi các chiến lợi phẩm tịch thu được của địch gồm: chiến xa T54, PT76, BTR85, các đại bác 122 ly, 75ly nòng ngắn và nòng dài, 130 ly,...các súng hỏa tiễn và đạn: 107ly, 122 ly, SA7, AT3; các loại súng cối : 61 ly, 82 ly, 120 ly, và 160 ly (do Liên Xô chế tạo); máy truyền tin, các xe vận tải Zin và Molotova sắp hàng đầy sân. Cùng nhiều trang cụ chiến đấu và quân trang quân dụng,....

Tổng Thống cũng bước lên đứng cạnh pháo tháp xe tăng T54 và bảo tài xế lái chạy 1 vòng sân; rồi ngồi trên ghế giàn phòng không 37 ly, sử dụng tay quay điều khiển súng lên, xuống, và quay vòng 360 độ .

Các đơn vị thuộc SĐND đã hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, vì chúng ta có những binh sĩ gan dạ, chịu đựng, và thiện chiến; các Hạ sĩ quan ưu tú nhiều kinh nghiệm chiến trường; các sĩ quan trung, đại đội trưởng tài giỏi, đa năng, đa hiệu; các tiểu đoàn trưởng điều quân rất xuất sắc, phản ứng lanh lẹ, ước tính chính xác, và sử dụng hỏa lực yểm trợ hữu hiệu ....

Trong một thời gian hạn định, tướng Ngô quang Trưởng đã điều động 2 đơn vị Tổng Trừ Bị tái chiếm lại được Quảng trị, nơi địch quân đã dồn hết lực lượng chủ chốt để thách đố quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tướng Trưởng đã diệt địch không phải bằng một cuộc phản công đại quy mô, mà bằng những cuộc tấn kích nho nhỏ và liên tục, mỗi ngày một khác và ở những địa điểm không giống nhau, nhằm mục đích tiêu hao để rồi diệt gọn địch. Ông tiếp tục cho hành quân phản công lấn đất lần về đến thị xã Quảng Trị. Sau đó chiếm lại thành phố và bao vây rồi trương cờ lên cổ thành Đinh công Tráng.

Ông cho lệnh bố trí quân phòng thủ phía Nam sông Thạch Hãn, dùng phía Bắc bờ sông như vùng trái độn để củng cố và tổ chức các tuyến phòng ngự, sử dụng trọng pháo tối đa để ngăn chận địch quân tiến gần bờ sông (Ngũ giác Đài và các danh tướng ngoại quốc hết sức khâm phục sự chiến đấu dũng cảm của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, SĐND và Sư đoàn TQLC nói riêng.

http://farm3.staticflickr.com/2712/4324767400_62b72d782b_z.jpg?zz=1
Sau trận nầy, địch quân hoàn toàn mất khả năng chiếm giữ thị trấn Quảng Trị, vì cổ thành đổ nát, thị xã tan tành bởi bom, đạn pháo; nên chánh quyền lập thị trấn mới tại quận Triệu Phong, phía Bắc sông Mỹ Chánh. Địch quân núp vào dãy núi Trường sơn ở phía Tây, thỉnh thoảng pháo vài quả khuấy rối, như để chứng tỏ còn hiện diện tại đây. Vì vậy các đơn vị Dù thay phiên nhau lên các đỉnh núi cao trong dãy Trường sơn, lập căn cứ đóng đồn giống như Địa phương Quân.

Điều đáng buồn là đại tá Nguyễn trọng Bảo, Tham mưu trưởng SĐND, đi quan sát bằng trực thăng, chẳng may máy bay bị địch bắn trúng và rớt xuống vùng phía Đông Bắc cầu Mỹ Chánh, ông bị tử thương cùng trung tá Huỳnh long Phi, CHT/Pháo Binh SĐND. Đại úy Lang bị thương chân và phỏng nặng cấp ba, còn đại úy Công binh Nguyễn thanh Nhàn thì thật may thoát khỏi nạn vì vợ ra thăm nên đại úy Lang đi thế. Tin nầy làm tướng Đống rất đau buồn vì bị mất đi một vị tham mưu trưởng tài ba, mưu lược, và tận tụy,...đã từng giúp ông rất đắc lực trong nhiều năm qua.


Để kết thúc loạt ghi nhận nầy, chúng tôi xin nghiêng mình ghi ơn quân nhân các cấp của SĐND, TQLC, BĐQ, BB, BCD, Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Không Quân,... đã đem xương máu ra hiến dâng cho Tổ Quốc....Có những chiến sĩ đã nằm xuống vĩnh viễn; có những người đã thành phế nhân; có những người đã thành tù nhân trong các trại tập trung,...tất cả đã xả thân bảo vệ đất nước sống còn, mong cho nhân dân miền Nam được tự do no ấm, hạnh phúc hơn mấy chục năm dài....

http://farm7.staticflickr.com/6165/6187873366_0233027350_z.jpg
Vận nước đến lúc suy vi!!! Những biến cố bất lợi đã xảy ra liên tiếp, khiến mọi người ly tán, nhà tan, nước mất! Hàng triệu người phải lưu vong ...


Nhưng chúng ta tin rằng, rồi đây sẽ có những ngày tươi sáng, thanh bình. Thế hệ chúng ta đã không được hưởng, thì thế hệ con cháu chúng ta sẽ hưởng ....Theo lịch sử, không một chế độ bạo tàn nào, chỉ biết dùng vũ lực để trấn áp dân chúng, mà có thể sống lâu (Vương Mãng, Tần Thủy Hoàng bên tàu và Hồ quý Ly, Hồ chí Minh của Việt nam); chúng sẽ phải sụp đổ trong nay mai.

Gương sáng trước mắt đã thấy đó: Chế độ Cộng sản Liên sô đã gãy đổ tan nát; các nước Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi,....Cộng Sản đã phải gục nhường bước cho nền dân chủ Tự Do đi lên ......

Hãy tin đi, chúng ta sẽ có ngày nầy.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm