Cà Kê Dê Ngỗng
Tài sản cất giấu của các « Hoàng tử đỏ » Trung Quốc
Điều tra của giới báo chí về tài sản của giới lãnh đạo Trung Quốc tẩu tán ở nước ngoài và tình hình căng thẳng tại Ukraina là hai chủ đề quốc tế được các tờ báo chính của Pháp rất quan tâm. Bên cạnh đó, báo chí cũng có các bài về Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, khai mạc ngày hôm qua tại Thụy Sĩ, đưa tin về hội nghị Geneve 2 liên quan đến Syria.
Hàng tựa : « Tài sản cất giấu của các Hoàng tử đỏ Trung Quốc » được đặt trên nền ảnh chụp một hội nghị của đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm nửa trang nhất báo Le Monde. Bên trong, tờ báo dành 4 trang để nói về chủ đề này.
Theo Le Monde, để hiểu được những tiết lộ về các khối tài sản khổng
lồ mà nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc và người thân của họ cất giấu ở
bên ngoài, cần phải quay lại thời điểm tháng Tư năm ngoái. Lúc đó, Le
Monde hợp tác với Hiệp hội các nhà báo điều tra (ICIJ) và khoảng ba chục
tờ báo lớn quốc tế, đưa ra những thông tin về các thiên đường thuế khóa
trên thế giới. Cuộc điều tra, được đặt tên là « Offshore Leaks
», dựa trên việc rò rỉ 2,5 triệu tài liệu đến từ hai nơi chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính offshore, Portcullis TrustNet, đặt tại
Từ đó, nhiều thông tin được tiết lộ liên quan đến một số quan chức và giới ngân hàng Pháp, tài sản của những nhân vật thân cận điện Kremlin. Tuy nhiên, phần thông tin liên quan đến tài sản của những người thân trong giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc chưa thể công bố, vì chưa được điều tra, nhận dạng, kiểm chứng. Công việc này cần có thêm thời gian, với sự tham gia của nhiều nhà báo, kể cả một số nhà báo Trung Quốc chấp nhận hiểm nguy.
Có thể nói, kết quả điều tra gây nghẹt thở, liên quan đến người thân của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thuộc nhiều thế hệ : Thế hệ Mao có Đặng Tiểu Bình, Vương Chấn, Bành Chân, thế hệ kế tiếp có Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Bằng và cả thế hệ hiện nay là ông Tập Cận Bình.
Tổng cộng có gần 22 000 công ty đặt ở thiên đường thuế khóa, nhưng có địa chỉ tại Trung Hoa lục địa hoặc Hồng Kông và hầu như thuộc mọi lĩnh vực, như dầu lửa, năng lượng tái tạo, khai thác mỏ, buôn bán vũ khí.
Trong bài « Trung Quốc : Những tiết lộ về tiền bạc cất giấu của các Hoàng tử đỏ », báo Le Monde, nêu ra nhiều trường hợp, ví dụ ông Đặng Gia Quý (Deng Jiagui), anh rể Chủ tịch Tập Cận Bình, triệu phú, đầu tư kinh doanh bất động sản và kim loại hiếm. Ông này chiếm giữ 50% số vốn một công ty đặt tại quần đảo Vierges. Điều đáng nói là khi lên cầm quyền, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng, nhưng đồng thời thẳng tay trấn áp phong trào công dân đòi giới lãnh đạo minh bạch hóa tài sản.
Báo Le Monde nhấn mạnh, kết quả cuộc điều tra của các nhà báo không chỉ làm rõ khối tài sản kếch sù của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà còn cho thấy một sự giả dối : Các cán bộ của đảng Cộng sản một mặt biểu thị các ý tưởng bình dân, vì dân, mặt khác, họ nhắm mắt làm ngơ, để cho người thân sử dụng quyền lực hoặc ảnh hưởng của họ để làm giầu, coi thường đạo lý và cả luật pháp.
Tình trạng tham những, lạm dụng quyền lực để làm giàu
Trang bốn báo Le Monde vẽ lại sơ đồ các tài khoản đặt ở thiên đường thuế khóa của con cái, người thân nhiều lãnh đạo Trung Quốc : Con rể ông Đặng Tiểu Bình có hai tài khoản ở quần đảo Cook, hai người con trai và cô cháu nội ông Vương Chấn có tài khoản ở quần đảoVierges. Cũng ở quần đảo này, con ông Bành Chân có tới 5 tài khoản, người thân của ông Hồ Cẩm Đào có 3 tài khoản v.v.
Cùng về chủ đề này, báo Liberation cho biết « Tiền bạc cất giấu của giới lãnh đạo bị phơi ra ánh sáng, Trung Quốc phong tỏa internet ». Theo tờ báo, thực ra, việc lập một công ty ở thiên đường thuế khóa không thể coi là một hành động tham nhũng và không bị pháp luật trừng phạt. Thế nhưng, « có tật giật mình », ngay từ hôm qua, tại Trung Quốc, chính quyền đã vội vã ngăn chặn mọi truy cập vào website của các tờ báo đã hợp tác với ICIJ trong cuộc điều tra này.
Còn Les Echos cho biết « Bắc Kinh co cụm căng thẳng trước các cáo buộc tham nhũng ở tầng lớp cao cấp ». Sự lo ngại của chính quyền không chỉ thể hiện qua việc ngăn chặn truy cập vào các website của những tờ báo đăng tải các tiết lộ, mà còn thể hiện qua vụ xét xử luật sư chống tham nhũng Hứa Chí Vĩnh, ngày hôm qua.
Về chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng với tuyên bố đập chết cả ruồi lẫn hổ, báo Les Echos cho rằng khó có thể đánh giá được kết quả từ hơn một năm qua, nhưng cho đến nay, « Ruồi muỗi thì bị đập chết, còn những con hổ của chế độ thì vẫn ẩn náu an toàn ».
Cũng về chủ đề này, báo La Croix đánh giá rằng « Trung Quốc đứng đầu trong việc sử dụng thiên đường thuế khóa ». Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011, tổng số tiền được tẩu tán ra nước ngoài ước tính lên tới 1000 tỷ đô la.
Báo Cộng sản L’Humanité nhận định là « Bắc Kinh bị rung chuyển do các vụ bê bối thuế khóa » và nhận định rằng vấn đề tài sản của các « Hoàng tử đỏ » đã gây bất bình trong công luận Trung Quốc.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Tài sản cất giấu của các « Hoàng tử đỏ » Trung Quốc
Điều tra của giới báo chí về tài sản của giới lãnh đạo Trung Quốc tẩu tán ở nước ngoài và tình hình căng thẳng tại Ukraina là hai chủ đề quốc tế được các tờ báo chính của Pháp rất quan tâm. Bên cạnh đó, báo chí cũng có các bài về Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, khai mạc ngày hôm qua tại Thụy Sĩ, đưa tin về hội nghị Geneve 2 liên quan đến Syria.
Hàng tựa : « Tài sản cất giấu của các Hoàng tử đỏ Trung Quốc » được đặt trên nền ảnh chụp một hội nghị của đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm nửa trang nhất báo Le Monde. Bên trong, tờ báo dành 4 trang để nói về chủ đề này.
Theo Le Monde, để hiểu được những tiết lộ về các khối tài sản khổng
lồ mà nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc và người thân của họ cất giấu ở
bên ngoài, cần phải quay lại thời điểm tháng Tư năm ngoái. Lúc đó, Le
Monde hợp tác với Hiệp hội các nhà báo điều tra (ICIJ) và khoảng ba chục
tờ báo lớn quốc tế, đưa ra những thông tin về các thiên đường thuế khóa
trên thế giới. Cuộc điều tra, được đặt tên là « Offshore Leaks
», dựa trên việc rò rỉ 2,5 triệu tài liệu đến từ hai nơi chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính offshore, Portcullis TrustNet, đặt tại
Từ đó, nhiều thông tin được tiết lộ liên quan đến một số quan chức và giới ngân hàng Pháp, tài sản của những nhân vật thân cận điện Kremlin. Tuy nhiên, phần thông tin liên quan đến tài sản của những người thân trong giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc chưa thể công bố, vì chưa được điều tra, nhận dạng, kiểm chứng. Công việc này cần có thêm thời gian, với sự tham gia của nhiều nhà báo, kể cả một số nhà báo Trung Quốc chấp nhận hiểm nguy.
Có thể nói, kết quả điều tra gây nghẹt thở, liên quan đến người thân của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thuộc nhiều thế hệ : Thế hệ Mao có Đặng Tiểu Bình, Vương Chấn, Bành Chân, thế hệ kế tiếp có Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Bằng và cả thế hệ hiện nay là ông Tập Cận Bình.
Tổng cộng có gần 22 000 công ty đặt ở thiên đường thuế khóa, nhưng có địa chỉ tại Trung Hoa lục địa hoặc Hồng Kông và hầu như thuộc mọi lĩnh vực, như dầu lửa, năng lượng tái tạo, khai thác mỏ, buôn bán vũ khí.
Trong bài « Trung Quốc : Những tiết lộ về tiền bạc cất giấu của các Hoàng tử đỏ », báo Le Monde, nêu ra nhiều trường hợp, ví dụ ông Đặng Gia Quý (Deng Jiagui), anh rể Chủ tịch Tập Cận Bình, triệu phú, đầu tư kinh doanh bất động sản và kim loại hiếm. Ông này chiếm giữ 50% số vốn một công ty đặt tại quần đảo Vierges. Điều đáng nói là khi lên cầm quyền, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng, nhưng đồng thời thẳng tay trấn áp phong trào công dân đòi giới lãnh đạo minh bạch hóa tài sản.
Báo Le Monde nhấn mạnh, kết quả cuộc điều tra của các nhà báo không chỉ làm rõ khối tài sản kếch sù của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà còn cho thấy một sự giả dối : Các cán bộ của đảng Cộng sản một mặt biểu thị các ý tưởng bình dân, vì dân, mặt khác, họ nhắm mắt làm ngơ, để cho người thân sử dụng quyền lực hoặc ảnh hưởng của họ để làm giầu, coi thường đạo lý và cả luật pháp.
Tình trạng tham những, lạm dụng quyền lực để làm giàu
Trang bốn báo Le Monde vẽ lại sơ đồ các tài khoản đặt ở thiên đường thuế khóa của con cái, người thân nhiều lãnh đạo Trung Quốc : Con rể ông Đặng Tiểu Bình có hai tài khoản ở quần đảo Cook, hai người con trai và cô cháu nội ông Vương Chấn có tài khoản ở quần đảoVierges. Cũng ở quần đảo này, con ông Bành Chân có tới 5 tài khoản, người thân của ông Hồ Cẩm Đào có 3 tài khoản v.v.
Cùng về chủ đề này, báo Liberation cho biết « Tiền bạc cất giấu của giới lãnh đạo bị phơi ra ánh sáng, Trung Quốc phong tỏa internet ». Theo tờ báo, thực ra, việc lập một công ty ở thiên đường thuế khóa không thể coi là một hành động tham nhũng và không bị pháp luật trừng phạt. Thế nhưng, « có tật giật mình », ngay từ hôm qua, tại Trung Quốc, chính quyền đã vội vã ngăn chặn mọi truy cập vào website của các tờ báo đã hợp tác với ICIJ trong cuộc điều tra này.
Còn Les Echos cho biết « Bắc Kinh co cụm căng thẳng trước các cáo buộc tham nhũng ở tầng lớp cao cấp ». Sự lo ngại của chính quyền không chỉ thể hiện qua việc ngăn chặn truy cập vào các website của những tờ báo đăng tải các tiết lộ, mà còn thể hiện qua vụ xét xử luật sư chống tham nhũng Hứa Chí Vĩnh, ngày hôm qua.
Về chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng với tuyên bố đập chết cả ruồi lẫn hổ, báo Les Echos cho rằng khó có thể đánh giá được kết quả từ hơn một năm qua, nhưng cho đến nay, « Ruồi muỗi thì bị đập chết, còn những con hổ của chế độ thì vẫn ẩn náu an toàn ».
Cũng về chủ đề này, báo La Croix đánh giá rằng « Trung Quốc đứng đầu trong việc sử dụng thiên đường thuế khóa ». Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011, tổng số tiền được tẩu tán ra nước ngoài ước tính lên tới 1000 tỷ đô la.
Báo Cộng sản L’Humanité nhận định là « Bắc Kinh bị rung chuyển do các vụ bê bối thuế khóa » và nhận định rằng vấn đề tài sản của các « Hoàng tử đỏ » đã gây bất bình trong công luận Trung Quốc.
RFI