Tham Khảo
Tại sao Anh đang trì hoãn tiến trình Brexit?
Nguồn: “The case for delaying Brexit“, The Economist, 21/08/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Thủ tướng Anh Theresa May đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Brexit nghĩa là Brexit”. Nhưng bà cũng đã nói rằng bà sẽ không khởi động tiến trình theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu (EU), cách hợp pháp duy nhất để rời khỏi EU, trong năm nay. Và một số bộ trưởng hiện nay đang đề xuất nên trì hoãn việc chính thức viện dẫn Điều 50 cho đến giữa năm 2017 (sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp) hoặc thậm chí muộn hơn nữa. Tuy nhiên, người Anh đã bỏ phiếu với một khoảng cách rõ rệt vào ngày 23/6 để rời khỏi EU. Vậy, lập luận cho việc trì hoãn này là gì?
Câu trả lời đơn giản là việc rời khỏi một tổ chức lớn và được điều tiết chặt chẽ như EU là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đòi hỏi càng nhiều sự chuẩn bị càng tốt. Một phần của thách thức đơn thuần là về mặt hành chính. Ngay sau khi nhậm chức, bà May đã bổ nhiệm ba bộ trưởng ủng hộ Brexit để giám sát việc Anh rời EU. David Davis là Bộ trưởng tại Bộ Rời khỏi Liên minh châu Âu mới được thành lập, bộ này sẽ có trách nhiệm điều phối quá trình Brexit. Liam Fox phụ trách một Bộ mới mang tên Bộ Thương mại Quốc tế, có trách nhiệm đàm phán các thỏa thuận thương mại sau Brexit của Anh với EU và các nước thứ ba. Và Boris Johnson với vai trò Ngoại trưởng sẽ chịu trách nhiệm về các mối quan hệ của Anh với phần còn lại của thế giới, kể cả EU. Ba bộ trưởng này đang bận rộn thiết lập và biên chế các bộ của mình để tiến hành các cuộc đàm phán Brexit. Không có gì ngạc nhiên khi công việc đó sẽ cần có thời gian và đang dẫn đến các cuộc giằng co gay gắt về việc cơ quan nào thực hiện công việc gì.
Nhưng cũng có những lý do chính trị mạnh mẽ để tạm dừng trước khi [Anh] viện dẫn Điều 50. Những quy định trong Điều khoản này là không công bằng theo cách sẽ chống lại các bên muốn ra đi. Nó cho phép 27 quốc gia EU còn lại quyền xác định các điều khoản cho Brexit và Anh thậm chí sẽ không thể bỏ phiếu cho các điều khoản đó. Và nó cũng đặt ra một thời hạn hai năm cho việc rời khỏi khối, và thời hạn này chỉ được phép gia hạn khi có sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả 27 chính phủ các quốc gia thành viên
Các nhà đàm phán thương mại nói rằng, dựa trên kinh nghiệm quá khứ, sẽ mất nhiều thời gian hơn là hai năm để thống nhất và phê chuẩn được các điều khoản của một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU, chưa kể các thỏa thuận với khoảng 58 quốc gia thứ ba vốn có các hiệp định thương mại tự do với EU. Vì vậy, có thể có một khoảng gián đoạn giữa thời điểm hết hạn hai năm sau khi Điều 50 được viện dẫn và các thỏa thuận thương mại mới. Trong khoảng thời gian đó Anh sẽ phải tiến hành trao đổi thương mại theo các nguyên tắc thông thường của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó có thể dẫn tới thuế quan áp dụng cho xuất khẩu hàng hóa, bao gồm xe hơi, hóa chất và dược phẩm, và các nguyên tắc này không điều chỉnh hầu hết các hoạt động xuất khẩu dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ tài chính, lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phát triển nhanh nhất của nước Anh. Một số người muốn trì hoãn toàn bộ quá trình Brexit nhằm giảm thiểu nguy cơ này.
Tuy nhiên, trì hoãn vô thời hạn việc viện dẫn Điều 50 là không thể. Những người ủng hộ Brexit (và đa số cử tri) đang mong đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được tôn trọng. Một số người sẽ nghi ngờ bất kỳ sự trì hoãn nào bởi vì họ biết rằng bà May, cũng như phần lớn các bộ trưởng và các nghị sĩ của mình, ủng hộ phía muốn ở lại EU. Và mặc dù các đối tác EU của Anh sẵn sàng cho bà May một khoảng thời gian để chuẩn bị lập trường đàm phán của mình, họ sẽ không sẵn sàng đàm phán một cách nghiêm túc về các điều khoản của Brexit và các thỏa thuận thương mại tương lai cho đến khi bà bắt đầu thủ tục chính thức, nhất là vì họ cũng biết rằng điều này sẽ đặt họ vào một vị thế đàm phán mạnh hơn. Vì vậy, nhiều khả năng là bà May sẽ chịu áp lực nặng nề từ tất cả các bên buộc phải khởi động tiến trình rời EU theo Điều 50 trong những tháng đầu năm 2017.
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/01/tai-sao-anh-dang-tri-hoan-tien-trinh-brexit/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Anh đang trì hoãn tiến trình Brexit?
Nguồn: “The case for delaying Brexit“, The Economist, 21/08/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Thủ tướng Anh Theresa May đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Brexit nghĩa là Brexit”. Nhưng bà cũng đã nói rằng bà sẽ không khởi động tiến trình theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu (EU), cách hợp pháp duy nhất để rời khỏi EU, trong năm nay. Và một số bộ trưởng hiện nay đang đề xuất nên trì hoãn việc chính thức viện dẫn Điều 50 cho đến giữa năm 2017 (sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp) hoặc thậm chí muộn hơn nữa. Tuy nhiên, người Anh đã bỏ phiếu với một khoảng cách rõ rệt vào ngày 23/6 để rời khỏi EU. Vậy, lập luận cho việc trì hoãn này là gì?
Câu trả lời đơn giản là việc rời khỏi một tổ chức lớn và được điều tiết chặt chẽ như EU là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đòi hỏi càng nhiều sự chuẩn bị càng tốt. Một phần của thách thức đơn thuần là về mặt hành chính. Ngay sau khi nhậm chức, bà May đã bổ nhiệm ba bộ trưởng ủng hộ Brexit để giám sát việc Anh rời EU. David Davis là Bộ trưởng tại Bộ Rời khỏi Liên minh châu Âu mới được thành lập, bộ này sẽ có trách nhiệm điều phối quá trình Brexit. Liam Fox phụ trách một Bộ mới mang tên Bộ Thương mại Quốc tế, có trách nhiệm đàm phán các thỏa thuận thương mại sau Brexit của Anh với EU và các nước thứ ba. Và Boris Johnson với vai trò Ngoại trưởng sẽ chịu trách nhiệm về các mối quan hệ của Anh với phần còn lại của thế giới, kể cả EU. Ba bộ trưởng này đang bận rộn thiết lập và biên chế các bộ của mình để tiến hành các cuộc đàm phán Brexit. Không có gì ngạc nhiên khi công việc đó sẽ cần có thời gian và đang dẫn đến các cuộc giằng co gay gắt về việc cơ quan nào thực hiện công việc gì.
Nhưng cũng có những lý do chính trị mạnh mẽ để tạm dừng trước khi [Anh] viện dẫn Điều 50. Những quy định trong Điều khoản này là không công bằng theo cách sẽ chống lại các bên muốn ra đi. Nó cho phép 27 quốc gia EU còn lại quyền xác định các điều khoản cho Brexit và Anh thậm chí sẽ không thể bỏ phiếu cho các điều khoản đó. Và nó cũng đặt ra một thời hạn hai năm cho việc rời khỏi khối, và thời hạn này chỉ được phép gia hạn khi có sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả 27 chính phủ các quốc gia thành viên
Các nhà đàm phán thương mại nói rằng, dựa trên kinh nghiệm quá khứ, sẽ mất nhiều thời gian hơn là hai năm để thống nhất và phê chuẩn được các điều khoản của một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU, chưa kể các thỏa thuận với khoảng 58 quốc gia thứ ba vốn có các hiệp định thương mại tự do với EU. Vì vậy, có thể có một khoảng gián đoạn giữa thời điểm hết hạn hai năm sau khi Điều 50 được viện dẫn và các thỏa thuận thương mại mới. Trong khoảng thời gian đó Anh sẽ phải tiến hành trao đổi thương mại theo các nguyên tắc thông thường của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó có thể dẫn tới thuế quan áp dụng cho xuất khẩu hàng hóa, bao gồm xe hơi, hóa chất và dược phẩm, và các nguyên tắc này không điều chỉnh hầu hết các hoạt động xuất khẩu dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ tài chính, lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phát triển nhanh nhất của nước Anh. Một số người muốn trì hoãn toàn bộ quá trình Brexit nhằm giảm thiểu nguy cơ này.
Tuy nhiên, trì hoãn vô thời hạn việc viện dẫn Điều 50 là không thể. Những người ủng hộ Brexit (và đa số cử tri) đang mong đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được tôn trọng. Một số người sẽ nghi ngờ bất kỳ sự trì hoãn nào bởi vì họ biết rằng bà May, cũng như phần lớn các bộ trưởng và các nghị sĩ của mình, ủng hộ phía muốn ở lại EU. Và mặc dù các đối tác EU của Anh sẵn sàng cho bà May một khoảng thời gian để chuẩn bị lập trường đàm phán của mình, họ sẽ không sẵn sàng đàm phán một cách nghiêm túc về các điều khoản của Brexit và các thỏa thuận thương mại tương lai cho đến khi bà bắt đầu thủ tục chính thức, nhất là vì họ cũng biết rằng điều này sẽ đặt họ vào một vị thế đàm phán mạnh hơn. Vì vậy, nhiều khả năng là bà May sẽ chịu áp lực nặng nề từ tất cả các bên buộc phải khởi động tiến trình rời EU theo Điều 50 trong những tháng đầu năm 2017.
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/01/tai-sao-anh-dang-tri-hoan-tien-trinh-brexit/