Tham Khảo
Tại sao Đức phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?
Về mặt an ninh, việc bắt cóc nó cho thấy một lỗ hổng an ninh của Đức và khiến cho các tổ chức tội phạm khác có cơ hội dùng để thực hiện các hành động tội phạm ở Đức. Về mặt uy tín, Đức trở thành một nước không c
Về mặt an ninh, việc bắt cóc nó cho thấy một lỗ hổng an ninh của
Đức và khiến cho các tổ chức tội phạm khác có cơ hội dùng để thực hiện
các hành động tội phạm ở Đức. Về mặt uy tín, Đức trở thành một nước
không có khả năng bảo vệ người xin tị nạn, thậm chí có thể bị cho là
thông đồng với các thế lực khác bán đứng người xin tị nạn.
Hình minh họa |
Sau
khi chính quyền cộng sản Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở
công viên bách thảo Berlin, chở sang một nước láng giềng Đông Âu, và
đưa Thanh trở về trong trạng thái nằm trên một chiếc cáng thương trên
một máy bay với các mật vụ đóng giả làm người chăm sóc, chính quyền Đức
đã lên án Việt Nam, đòi đưa Thanh trở lại Đức để chịu xem xét dưới các
quy định pháp luật của Đức, đồng thời đuổi đại sứ và đại diện tình báo
của Việt Nam về. Câu hỏi của nhiều người Việt là tại sao Đức lại giận dữ
như vậy và, thậm chí ngây thơ, tự hỏi rằng tại sao Đức lại dung dưỡng
cho một người như Thanh, người mà họ cho là tham nhũng hàng ngàn tỉ đồng
như báo trong nước đưa tin?
Đây không hẳn là
một câu hỏi thuần túy mà nó còn liên quan đến văn hóa dân chủ, tinh thần
dân chủ, và cách hành xử dân chủ trên tinh thần tôn trọng hệ thống pháp
luật của nước Đức, mà có lẽ nhiều người Việt Nam vốn sống cả đời dưới
một chế độ độc tài không hiểu vấn đề.
Điều
đáng buồn là thậm chí có một số người đã từng sang các nước dân chủ sống
trong một thời gian, hoặc thậm chí đang là các luật sư, tức phải có
hiểu biết về các hệ thống pháp luật ở các nước dân chủ, lại đi ủng hộ
hành động bắt cóc.
Trước hết, chúng ta hãy tìm
hiểu triết lý pháp luật của một nước dân chủ như Đức. Triết lý pháp
luật này chính là kim chỉ nang để giới lập pháp Đức làm ra luật, giới
hành pháp Đức thi hành chính sách với luật lệ, giới tư pháp xét xử dựa
vào luật, và người dân đồng tình với pháp luật.
"Triết
lý pháp luật của Đức xoay quanh khái niệm Rechtsstaat, dịch nghĩa là
một nhà nước dựa trên công bằng và liêm chính. Một nhà nước theo khái
niệm Rechtsstaat là một nhà nước hiến định, khai sinh từ luật pháp, và
quyền lực của chính quyền bị ràng buộc bởi những giới hạn về mặt pháp
luật và những quyền công bằng của công dân. Khái niệm Rechtsstaat thường
được so sánh với khái niệm nhà nước pháp quyền «rule of law» của
Anh-Mỹ, nhưng khác ở chỗ Rechtsstaat nhấn mạnh rằng các hoạt động của
chính quyền còn bị giới hạn trong sự chính đáng (just) – một khái niệm
dựa trên các giá trị về đạo đức, sự hợp lý, luật pháp, luật tự nhiên,
tôn giáo, và sự bình đẳng."
Hay nói một
cách ngắn gọn nôm na kiểu người Việt là việc làm luật và thực thi pháp
luật của chính quyền Đức phải dựa trên tinh thần công bằng và có tình
người.
Bây giờ chúng ta trở lại với vụ Trịnh
Xuân Thanh xin tị nạn tại Đức và phân tích dưới góc độ tham chiếu tinh
thần thực thi pháp luật của người Đức.
Trước
hết, có bạn sẽ đặt câu hỏi rằng việc Đức dung túng cho Trịnh Xuân Thanh
như vậy thì có phải là Đức dung dưỡng cho các hành động tham nhũng hay
không?
Câu trả lời là không. Luật Đức rất
nghiêm ngặt và việc xét xử cũng rất nghiêm ngặt từ việc nhỏ đến việc
lớn. Bạn nào có thời gian sống ở Đức sẽ biết. Bình thường bạn đi xe điện
hay xe lửa không có người kiểm soát vé và nhiều người đi chui. Nhưng
khi bị kiểm soát vé tình cờ và bị bắt thì mức phạt rất nặng.
Nhưng
tại sao Đức lại chứa chấp Trịnh Xuân Thanh? Đó là với triết lý pháp
luật của mình, người Đức thực hiện luật và chính sách nhập cư với tinh
thần luôn mở rộng tấm lòng đón nhận những thân phận bị đàn áp trên khắp
thế giới. Đức do đó là một địa điểm lý tưởng cho nhiều người xin tị nạn
chính trị và chiến tranh trên thế giới. Nhà văn nữ Herta Müller gốc
Romania đoạt giải Nobel Văn học hiện đang tị nạn ở Đức, và hiện nay, có
khoảng 300 ngàn người Syria tị nạn chiến tranh ở Đức là những ví dụ như
vậy.
Cái “tình người” trong các chính sách của
Đức bao trùm toàn bộ các chính sách của Đức chứ không hẳn chỉ ở luật
pháp. Đó là ở Đức bạn thu nhập thấp thì được nhà nước cho bạn thuê nhà
giá rẻ, đi học không phải tốn tiền, đi bệnh viện thì miễn phí. Đối với
các vùng (tiểu bang) nghèo ở Đông Đức thì người ở các vùng (tiểu bang)
giàu ở Tây Đức sẽ đóng thêm tiền hàng tháng gọi là “tiền đoàn kết” để số
tiền đó giúp phát triển các vùng nghèo, sao cho về lâu dài tất cả các
vùng trên toàn nước Đức có mức sống gần ngang nhau.
Thực
ra thì Đức chưa chính thức nhận Trịnh Xuân Thanh trở thành một người tị
nạn chính trị của họ. Họ đang trong quá trình xem xét hồ sơ của Trịnh
Xuân Thanh như bất cứ một người tị nạn chính trị nào trên toàn thế giới
thôi. Và theo luật, họ sẽ bảo vệ bất cứ cá nhân nào đang hiện diện trên
toàn nước Đức.
Trong quá trình xem xét hồ sơ
của Trịnh Xuân Thanh, nếu nhận thấy Thanh vi phạm pháp luật của nước
ngoài và nếu có sự yêu cầu của nước ngoài thì họ sẽ cho phép dẫn độ vì
Thanh không phải công dân cũng như thường trú nhân của Đức. Tuy vậy,
quyết định cho phép dẫn độ về phải được thực hiện trên nguyên tắc việc
xét xử người vi phạm phải trên tinh thần là công bằng, công chính và có
tình người.
Và khi mà Việt Nam chứng minh cho
Đức thấy là việc xét xử Thanh vì tội tham nhũng sẽ được thực hiện trên
tinh thần công bằng, công chính, và có tình người như hệ thống pháp luật
của Đức thì Đức sẽ chuyển giao Trịnh Xuân Thanh trở về, chứ không cho
tị nạn.
Có lẽ vì biết điều đó thông qua luật
sư của mình nên Trịnh Xuân Thanh đã nói với Bùi Thanh Hiếu là sẵn lòng
về nước để được xét xử công bằng, có quốc tế chứng kiến. Ở đây, có lẽ
Trịnh Xuân Thanh chỉ kể một nửa với Bùi Thanh Hiếu là Thanh sẵn lòng về
Việt Nam dưới điều kiện một phiên tòa công bằng có quốc tế tham dự, mà
Thanh đã không kể hết cho Hiếu rằng nếu Việt Nam dám tổ chức một phiên
tòa công bằng như vậy thì không có lý do gì nước Đức sẽ cho Thanh tị
nạn.
Chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam cũng đã trao đổi với nhau về các vấn đề này rồi.
Nói
vậy để các bạn hiểu là mọi thứ ở Đức đều phải tuân theo luật pháp, trên
cơ sở công bằng, công chính và có tình người, chứ không phải Đức dung
túng một tội phạm tham nhũng.
Nhiều người Việt
Nam đang cổ vũ cho sự bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà họ quên rằng hành
động bắt cóc là một hành động phi pháp được thực hiện trên một nước dân
chủ. Và một khi chúng ta đang cổ vũ cho một nhà nước dân chủ và pháp
quyền thì không thể nào biện minh cho việc thực hiện một hành động phi
pháp như là một phương tiện cho mục đích bắt người. Bởi vì khi chúng ta
cổ vũ cho hành động vi phạm pháp luật bởi chính các cơ quan chính quyền
thì có nghĩa là chúng ta đang ủng hộ cho một nhà nước vi phạm pháp luật.
Mà khi cơ quan công quyền được ủng hộ để vi phạm pháp luật thì làm sao
chúng ta có thể mong đợi họ thực thi pháp luật một cách công bằng, công
chính, hay có tình người?
Cho nên việc bắt giữ
Trịnh Xuân Thanh, nếu vì những vi phạm pháp luật, thì phải được thực
thi bằng những hành động tuân thủ pháp luật.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC BẮT CÓC
Việc
bắt cóc người để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết cho nước
Đức, và vì vậy mà họ phản đối một cách mạnh mẽ và dứt khoát.
Thứ
nhất, nó phá vỡ đi uy tín an ninh của nước Đức. Nước Đức chỉ trong một
chốc lát đã trở nên là một nước thiếu an ninh. Một uy tín như vậy có thể
sẽ rất lâu để nước Đức có thể gầy dựng lại và nó sẽ đi vào lịch sử của
nước Đức, đó là một nhóm người nước ngoài có tổ chức vào Đức bắt cóc cư
dân của mình và đưa khỏi Đức mà cơ quan an ninh Đức không biết.
Thứ
hai, việc bắt cóc nó cho thấy ở một khía cạnh nào đó, luật rừng và hành
động mafia đang diễn ra ở Đức, vô hiệu hóa hệ thống pháp luật của Đức.
Các tổ chức tình báo và chi nhánh đang hoạt động một cách không có kiểm
soát trên lãnh thổ Đức.
Cả hai điều này tạo ra những ảnh hưởng lan tỏa nghiêm trọng khác cả về mặt an ninh, uy tín, và kinh tế cho nước Đức.
Về
mặt an ninh, việc bắt cóc nó cho thấy một lỗ hổng an ninh của Đức và
khiến cho các tổ chức tội phạm khác có cơ hội dùng để thực hiện các hành
động tội phạm ở Đức. Về mặt uy tín, Đức trở thành một nước không có khả
năng bảo vệ người xin tị nạn, thậm chí có thể bị cho là thông đồng với
các thế lực khác bán đứng người xin tị nạn, nếu Đức không chứng tỏ thái
độ cứng rắn của mình đối với hành động bắt cóc. Và cuối cùng, sự mất an
ninh của Đức dẫn đến một hậu quả tai hại lớn hơn nữa là giới đầu tư và
người giàu có sẽ e dè khi muốn đến Đức đầu tư hay định cư. Kinh tế Đức
sẽ bị ảnh hưởng.
Khó mà tính hết được các
thiệt hại này khi mà tất cả các cơ quan thông tấn trên thế giới sẽ đưa
tin về vụ việc một cách rộng rãi.
Vì những hậu quả to lớn như vậy, cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi chúng ta chứng kiến Đức sẽ trừng phạt Việt Nam.
Nguyễn Huy Vũ
3/8/2017
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Đức phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?
Về mặt an ninh, việc bắt cóc nó cho thấy một lỗ hổng an ninh của Đức và khiến cho các tổ chức tội phạm khác có cơ hội dùng để thực hiện các hành động tội phạm ở Đức. Về mặt uy tín, Đức trở thành một nước không c
Về mặt an ninh, việc bắt cóc nó cho thấy một lỗ hổng an ninh của
Đức và khiến cho các tổ chức tội phạm khác có cơ hội dùng để thực hiện
các hành động tội phạm ở Đức. Về mặt uy tín, Đức trở thành một nước
không có khả năng bảo vệ người xin tị nạn, thậm chí có thể bị cho là
thông đồng với các thế lực khác bán đứng người xin tị nạn.
Hình minh họa |
Sau
khi chính quyền cộng sản Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở
công viên bách thảo Berlin, chở sang một nước láng giềng Đông Âu, và
đưa Thanh trở về trong trạng thái nằm trên một chiếc cáng thương trên
một máy bay với các mật vụ đóng giả làm người chăm sóc, chính quyền Đức
đã lên án Việt Nam, đòi đưa Thanh trở lại Đức để chịu xem xét dưới các
quy định pháp luật của Đức, đồng thời đuổi đại sứ và đại diện tình báo
của Việt Nam về. Câu hỏi của nhiều người Việt là tại sao Đức lại giận dữ
như vậy và, thậm chí ngây thơ, tự hỏi rằng tại sao Đức lại dung dưỡng
cho một người như Thanh, người mà họ cho là tham nhũng hàng ngàn tỉ đồng
như báo trong nước đưa tin?
Đây không hẳn là
một câu hỏi thuần túy mà nó còn liên quan đến văn hóa dân chủ, tinh thần
dân chủ, và cách hành xử dân chủ trên tinh thần tôn trọng hệ thống pháp
luật của nước Đức, mà có lẽ nhiều người Việt Nam vốn sống cả đời dưới
một chế độ độc tài không hiểu vấn đề.
Điều
đáng buồn là thậm chí có một số người đã từng sang các nước dân chủ sống
trong một thời gian, hoặc thậm chí đang là các luật sư, tức phải có
hiểu biết về các hệ thống pháp luật ở các nước dân chủ, lại đi ủng hộ
hành động bắt cóc.
Trước hết, chúng ta hãy tìm
hiểu triết lý pháp luật của một nước dân chủ như Đức. Triết lý pháp
luật này chính là kim chỉ nang để giới lập pháp Đức làm ra luật, giới
hành pháp Đức thi hành chính sách với luật lệ, giới tư pháp xét xử dựa
vào luật, và người dân đồng tình với pháp luật.
"Triết
lý pháp luật của Đức xoay quanh khái niệm Rechtsstaat, dịch nghĩa là
một nhà nước dựa trên công bằng và liêm chính. Một nhà nước theo khái
niệm Rechtsstaat là một nhà nước hiến định, khai sinh từ luật pháp, và
quyền lực của chính quyền bị ràng buộc bởi những giới hạn về mặt pháp
luật và những quyền công bằng của công dân. Khái niệm Rechtsstaat thường
được so sánh với khái niệm nhà nước pháp quyền «rule of law» của
Anh-Mỹ, nhưng khác ở chỗ Rechtsstaat nhấn mạnh rằng các hoạt động của
chính quyền còn bị giới hạn trong sự chính đáng (just) – một khái niệm
dựa trên các giá trị về đạo đức, sự hợp lý, luật pháp, luật tự nhiên,
tôn giáo, và sự bình đẳng."
Hay nói một
cách ngắn gọn nôm na kiểu người Việt là việc làm luật và thực thi pháp
luật của chính quyền Đức phải dựa trên tinh thần công bằng và có tình
người.
Bây giờ chúng ta trở lại với vụ Trịnh
Xuân Thanh xin tị nạn tại Đức và phân tích dưới góc độ tham chiếu tinh
thần thực thi pháp luật của người Đức.
Trước
hết, có bạn sẽ đặt câu hỏi rằng việc Đức dung túng cho Trịnh Xuân Thanh
như vậy thì có phải là Đức dung dưỡng cho các hành động tham nhũng hay
không?
Câu trả lời là không. Luật Đức rất
nghiêm ngặt và việc xét xử cũng rất nghiêm ngặt từ việc nhỏ đến việc
lớn. Bạn nào có thời gian sống ở Đức sẽ biết. Bình thường bạn đi xe điện
hay xe lửa không có người kiểm soát vé và nhiều người đi chui. Nhưng
khi bị kiểm soát vé tình cờ và bị bắt thì mức phạt rất nặng.
Nhưng
tại sao Đức lại chứa chấp Trịnh Xuân Thanh? Đó là với triết lý pháp
luật của mình, người Đức thực hiện luật và chính sách nhập cư với tinh
thần luôn mở rộng tấm lòng đón nhận những thân phận bị đàn áp trên khắp
thế giới. Đức do đó là một địa điểm lý tưởng cho nhiều người xin tị nạn
chính trị và chiến tranh trên thế giới. Nhà văn nữ Herta Müller gốc
Romania đoạt giải Nobel Văn học hiện đang tị nạn ở Đức, và hiện nay, có
khoảng 300 ngàn người Syria tị nạn chiến tranh ở Đức là những ví dụ như
vậy.
Cái “tình người” trong các chính sách của
Đức bao trùm toàn bộ các chính sách của Đức chứ không hẳn chỉ ở luật
pháp. Đó là ở Đức bạn thu nhập thấp thì được nhà nước cho bạn thuê nhà
giá rẻ, đi học không phải tốn tiền, đi bệnh viện thì miễn phí. Đối với
các vùng (tiểu bang) nghèo ở Đông Đức thì người ở các vùng (tiểu bang)
giàu ở Tây Đức sẽ đóng thêm tiền hàng tháng gọi là “tiền đoàn kết” để số
tiền đó giúp phát triển các vùng nghèo, sao cho về lâu dài tất cả các
vùng trên toàn nước Đức có mức sống gần ngang nhau.
Thực
ra thì Đức chưa chính thức nhận Trịnh Xuân Thanh trở thành một người tị
nạn chính trị của họ. Họ đang trong quá trình xem xét hồ sơ của Trịnh
Xuân Thanh như bất cứ một người tị nạn chính trị nào trên toàn thế giới
thôi. Và theo luật, họ sẽ bảo vệ bất cứ cá nhân nào đang hiện diện trên
toàn nước Đức.
Trong quá trình xem xét hồ sơ
của Trịnh Xuân Thanh, nếu nhận thấy Thanh vi phạm pháp luật của nước
ngoài và nếu có sự yêu cầu của nước ngoài thì họ sẽ cho phép dẫn độ vì
Thanh không phải công dân cũng như thường trú nhân của Đức. Tuy vậy,
quyết định cho phép dẫn độ về phải được thực hiện trên nguyên tắc việc
xét xử người vi phạm phải trên tinh thần là công bằng, công chính và có
tình người.
Và khi mà Việt Nam chứng minh cho
Đức thấy là việc xét xử Thanh vì tội tham nhũng sẽ được thực hiện trên
tinh thần công bằng, công chính, và có tình người như hệ thống pháp luật
của Đức thì Đức sẽ chuyển giao Trịnh Xuân Thanh trở về, chứ không cho
tị nạn.
Có lẽ vì biết điều đó thông qua luật
sư của mình nên Trịnh Xuân Thanh đã nói với Bùi Thanh Hiếu là sẵn lòng
về nước để được xét xử công bằng, có quốc tế chứng kiến. Ở đây, có lẽ
Trịnh Xuân Thanh chỉ kể một nửa với Bùi Thanh Hiếu là Thanh sẵn lòng về
Việt Nam dưới điều kiện một phiên tòa công bằng có quốc tế tham dự, mà
Thanh đã không kể hết cho Hiếu rằng nếu Việt Nam dám tổ chức một phiên
tòa công bằng như vậy thì không có lý do gì nước Đức sẽ cho Thanh tị
nạn.
Chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam cũng đã trao đổi với nhau về các vấn đề này rồi.
Nói
vậy để các bạn hiểu là mọi thứ ở Đức đều phải tuân theo luật pháp, trên
cơ sở công bằng, công chính và có tình người, chứ không phải Đức dung
túng một tội phạm tham nhũng.
Nhiều người Việt
Nam đang cổ vũ cho sự bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà họ quên rằng hành
động bắt cóc là một hành động phi pháp được thực hiện trên một nước dân
chủ. Và một khi chúng ta đang cổ vũ cho một nhà nước dân chủ và pháp
quyền thì không thể nào biện minh cho việc thực hiện một hành động phi
pháp như là một phương tiện cho mục đích bắt người. Bởi vì khi chúng ta
cổ vũ cho hành động vi phạm pháp luật bởi chính các cơ quan chính quyền
thì có nghĩa là chúng ta đang ủng hộ cho một nhà nước vi phạm pháp luật.
Mà khi cơ quan công quyền được ủng hộ để vi phạm pháp luật thì làm sao
chúng ta có thể mong đợi họ thực thi pháp luật một cách công bằng, công
chính, hay có tình người?
Cho nên việc bắt giữ
Trịnh Xuân Thanh, nếu vì những vi phạm pháp luật, thì phải được thực
thi bằng những hành động tuân thủ pháp luật.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC BẮT CÓC
Việc
bắt cóc người để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết cho nước
Đức, và vì vậy mà họ phản đối một cách mạnh mẽ và dứt khoát.
Thứ
nhất, nó phá vỡ đi uy tín an ninh của nước Đức. Nước Đức chỉ trong một
chốc lát đã trở nên là một nước thiếu an ninh. Một uy tín như vậy có thể
sẽ rất lâu để nước Đức có thể gầy dựng lại và nó sẽ đi vào lịch sử của
nước Đức, đó là một nhóm người nước ngoài có tổ chức vào Đức bắt cóc cư
dân của mình và đưa khỏi Đức mà cơ quan an ninh Đức không biết.
Thứ
hai, việc bắt cóc nó cho thấy ở một khía cạnh nào đó, luật rừng và hành
động mafia đang diễn ra ở Đức, vô hiệu hóa hệ thống pháp luật của Đức.
Các tổ chức tình báo và chi nhánh đang hoạt động một cách không có kiểm
soát trên lãnh thổ Đức.
Cả hai điều này tạo ra những ảnh hưởng lan tỏa nghiêm trọng khác cả về mặt an ninh, uy tín, và kinh tế cho nước Đức.
Về
mặt an ninh, việc bắt cóc nó cho thấy một lỗ hổng an ninh của Đức và
khiến cho các tổ chức tội phạm khác có cơ hội dùng để thực hiện các hành
động tội phạm ở Đức. Về mặt uy tín, Đức trở thành một nước không có khả
năng bảo vệ người xin tị nạn, thậm chí có thể bị cho là thông đồng với
các thế lực khác bán đứng người xin tị nạn, nếu Đức không chứng tỏ thái
độ cứng rắn của mình đối với hành động bắt cóc. Và cuối cùng, sự mất an
ninh của Đức dẫn đến một hậu quả tai hại lớn hơn nữa là giới đầu tư và
người giàu có sẽ e dè khi muốn đến Đức đầu tư hay định cư. Kinh tế Đức
sẽ bị ảnh hưởng.
Khó mà tính hết được các
thiệt hại này khi mà tất cả các cơ quan thông tấn trên thế giới sẽ đưa
tin về vụ việc một cách rộng rãi.
Vì những hậu quả to lớn như vậy, cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi chúng ta chứng kiến Đức sẽ trừng phạt Việt Nam.
Nguyễn Huy Vũ
3/8/2017