Nhân Vật

Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về

maoalive

Nguồn:Abide with Mao’, The Economist, 10/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Trung Quốc vẫn còn phải chật vật để quên dần vị Lãnh tụ vĩ đại của họ.

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về cải cách tại Trung Quốc, với nhan đề Chôn cất Mao (Burying Mao). Ai mà lại phản đối điều đó? Mục đích cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình dường như là để đưa Trung Quốc thoát khỏi kỷ nguyên thống trị của Mao, với đầy những bạo lực, thương vong và đau khổ. Thế nhưng, với lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày Mao qua đời diễn ra trong tháng 9 này, một nhà Trung Quốc học giờ đây sẽ phải suy nghĩ thật kỹ càng trước khi lựa chọn một tựa sách tương tự. Mao vẫn sống (Mao Unburied) có lẽ mới là nhan đề phù hợp.

Vì người Trung Quốc vẫn còn phải vật lộn để giữ con quái vật nằm yên dưới lòng đất. Chính Mao đã nói ông muốn được hỏa táng, và thực ra vẫn có những trí thức theo tư tưởng tự do thỉnh thoảng lại đề xuất chính quyền hãy hỏa táng Mao, rồi đưa tro cốt của ông về quê nhà Thiều Sơn (Shaoshan). Vậy mà thi hài của ông vẫn nằm ở trung tâm nền chính trị Trung Quốc, trong một quan tài bằng kính trên Quảng trường Thiên An Môn, với hàng đoàn du khách viếng thăm. Dù rằng hầu hết các hình ảnh của Mao đã được gỡ bỏ khỏi những nơi công cộng, chân dung của ông vẫn được treo trên Thiên An Môn và bạn sẽ lãnh 14 tháng tù giam nếu dám ném một lọ mực vào bức hình ấy. Mao có lẽ sẽ thấy ghê sợ trước chủ nghĩa vật chất hiện nay ở Trung Quốc. Thế nhưng, chân dung của ông ta lại nằm trên mọi tờ tiền giấy, như thể ông đang giành lấy chiến thắng cuối cùng của mình.

Các tài xế taxi treo biểu tượng của Mao trên gương chiếu hậu của họ. Khi được hỏi tại sao lại làm vậy, một người trong số họ trả lời rằng bởi vì Mao là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ,” người đã can đảm gây chiến với Mỹ (trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953). Đối với giới trẻ Trung Quốc, Mao chỉ còn là người sáng lập đất nước. Và ở Thiều Sơn thì có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn yêu thích của Mao cho vô số khách du lịch. Nó thậm chí còn có một ngôi đền thờ vị Lãnh tụ này. Hoa giả bằng nhựa đeo quanh cổ (tượng Mao), những bó hương và cam được bày dưới chân, cùng những tờ tiền có in hình ông. Nhà cách mạng vô thần nay đã trở thành một vị thần trong đền thờ dân gian Trung Quốc.

Về quá trình lên nắm quyền của Mao, ông nổi lên với cương vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau những cuộc thanh trừng nội bộ tàn nhẫn hồi đầu những năm 1940. Từ sau cuộc “giải phóng” Trung Quốc, tức chiến thắng của Đảng Cộng sản trước Quốc Dân Đảng năm 1949, thì như Frank Dikötter, một nhà sử học tại Đại học Hong Kong, đã nói: bạo lực không phải là sản phẩm phụ mà chính là bản chất của thời đại cai trị của Mao: một thời đại của những lời hứa bị phá vỡ, của bạo lực có hệ thống và khủng bố có tính toán. Bạo lực của Mao làm liên lụy đến ngày càng nhiều người. Trong giai đoạn 1950 – 1952, khoảng 2 triệu “địa chủ” và “phú nông” – những danh hiệu nhập khẩu từ Liên Xô vào một đất nước chẳng hề có chủ đất lớn nào – đã bị đấu tố và sát hại. Song song với đó, một chiến dịch đã được tiến hành nhằm chống lại “bọn phản cách mạng.” Mao và các đồng chí đã đặt ra “hạn ngạch” tử hình cho từng tỉnh: cứ 1.000 người phải tìm được 4 tên phản cách mạng. Có lẽ 5 triệu người đã bị giết trong giai đoạn 1949 – 1957, một thời kỳ tương đối hoàng kim trước khi nỗi kinh hoàng bao trùm tất cả: Đại Nhảy vọt, sau đó là nạn đói (với 30 triệu người chết) và Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960 -1970 (hơn 1 triệu người bị giết). Làm thế nào mà một người đàn ông với đôi tay vấy máu không kém Adolf Hitler và Joseph Stalin lại có thể được chấp nhận?

Câu hỏi này không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Trong tháng này, nhiều buổi hòa nhạc tôn vinh Mao đã được tổ chức bởi một nhóm có liên hệ với Trung Quốc, bằng cách thuê các địa điểm công cộng tại Sydney và Melbourne. Dù người ta buộc phải hủy bỏ các buổi biểu diễn này vì nguy cơ biểu tình gây rối, các quan chức thành phố vẫn xem chúng chỉ là biểu hiện của tự do ngôn luận. Họ chắc chắn sẽ không làm điều tương tự với các sự kiện tôn vinh Hitler hay Stalin. Hay tại những nơi khác, một nhà hàng ở London đã lấy chủ đề Cách mạng Văn hóa. Một cửa hàng cao cấp ở phương Tây, nhưng lấy chủ đề Trung Quốc, thì từng bán những chiếc đồng hồ in hình Mao vẫy tay chào đám đông.

Một câu trả lời khả dĩ đó là khía cạnh tốt đẹp của Mao trong những năm đầu cầm quyền đã giúp xoa dịu những ký ức về con người tàn bạo của Mao trong giai đoạn sau. Mao ban đầu vẫn có sự đồng cảm và tình bạn, những điều không có ở Hitler hay Stalin. Hơn nữa, ông còn là một người cực kỳ uyên bác; và dù không khó để trở thành một nhà thơ như Hitler trở thành một họa sĩ màu nước, Mao thực ra là một trong những nhà thơ Trung Quốc giỏi nhất trong thời đại của mình.

Cuối cùng, như Kerry Brown của Đại học Hoàng gia London chỉ ra, khi lên nắm quyền giữa lúc Trung Quốc đang hỗn loạn vào nửa đầu của thế kỷ 20, Mao đã phải chịu một chấn thương tâm lý cá nhân: không chỉ vì cái chết của rất nhiều đồng nghiệp, mà còn của các thành viên trong gia đình ông. Năm 1930, người vợ thứ hai của ông đã bị Quốc Dân Đảng xử tử vì không chịu từ bỏ Mao. Con trai ông, Mao Ngạn Anh, đã bị giết chết vào năm 1950 bởi một cuộc không kích của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Chấn thương này tạo ra sự đồng cảm ở những người biết đến câu chuyện. Một số người cho rằng chính những đau khổ Mao phải chịu ở giai đoạn này đã khiến ông trở nên máu lạnh hơn sau đó.

Mối dây ràng buộc với Mao

Tuy nhiên, câu trả lời có lý hơn hẳn là, trong khi chế độ của Stalin và Hitler đã sụp đổ từ lâu, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Và, theo Brown, câu chuyện quốc gia mà Mao dựng nên, câu chuyện về thống nhất đất nước sau một thế kỷ đầy hỗn loạn và nhục nhã trong tay người Nhật và các nước khác, vẫn khiến nhiều người Trung Quốc yên tâm và thỏa mãn, cho dù nó có nhiều lỗ hổng lớn.

Điều đó có nghĩa rằng các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc phải chịu đựng Mao. Tâm huyết của Mao về “cách mạng thường trực” và sự công kích đối với đảng bị Chủ tịch Tập Cận Bình ghét cay ghét đắng. Khổng Tử, người mà Mao chửi rủa, mới là người mà Tập tin theo, cùng các khái niệm của ông về trật tự, cấp bậc, lòng trung thành và tính ngay thẳng.

Nhưng Tập gặp phải một vấn đề, mà Brown đã chỉ ra, đó là: một đảng có gốc rễ là khủng bố, bất hợp pháp và cách mạng giờ đây phải thể hiện chính nó là pháo đài của sự ổn định và công lý. Tập biết rằng Mao vẫn là nền tảng cho quyền lực của mình. Đó là lý do tại sao chế độ không cho phép làm xói mòn ảnh hưởng của Mao – gần đây họ đã đóng cửa bảo tàng duy nhất ở Trung Quốc dành riêng cho việc tưởng niệm những kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa, và đóng cửa một tạp chí dám nghi vấn Tư tưởng Mao. Quyền lực của Mao là cực lớn, khiến đến cả Henry Kissinger còn phải kinh ngạc. Và Tập biết quyền lực của mình chỉ đơn thuần là thứ đi vay mượn.

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/10/tai-sao-mao-van-con-song-40-nam-sau-khi-qua-doi/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về

maoalive

Nguồn:Abide with Mao’, The Economist, 10/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Trung Quốc vẫn còn phải chật vật để quên dần vị Lãnh tụ vĩ đại của họ.

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về cải cách tại Trung Quốc, với nhan đề Chôn cất Mao (Burying Mao). Ai mà lại phản đối điều đó? Mục đích cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình dường như là để đưa Trung Quốc thoát khỏi kỷ nguyên thống trị của Mao, với đầy những bạo lực, thương vong và đau khổ. Thế nhưng, với lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày Mao qua đời diễn ra trong tháng 9 này, một nhà Trung Quốc học giờ đây sẽ phải suy nghĩ thật kỹ càng trước khi lựa chọn một tựa sách tương tự. Mao vẫn sống (Mao Unburied) có lẽ mới là nhan đề phù hợp.

Vì người Trung Quốc vẫn còn phải vật lộn để giữ con quái vật nằm yên dưới lòng đất. Chính Mao đã nói ông muốn được hỏa táng, và thực ra vẫn có những trí thức theo tư tưởng tự do thỉnh thoảng lại đề xuất chính quyền hãy hỏa táng Mao, rồi đưa tro cốt của ông về quê nhà Thiều Sơn (Shaoshan). Vậy mà thi hài của ông vẫn nằm ở trung tâm nền chính trị Trung Quốc, trong một quan tài bằng kính trên Quảng trường Thiên An Môn, với hàng đoàn du khách viếng thăm. Dù rằng hầu hết các hình ảnh của Mao đã được gỡ bỏ khỏi những nơi công cộng, chân dung của ông vẫn được treo trên Thiên An Môn và bạn sẽ lãnh 14 tháng tù giam nếu dám ném một lọ mực vào bức hình ấy. Mao có lẽ sẽ thấy ghê sợ trước chủ nghĩa vật chất hiện nay ở Trung Quốc. Thế nhưng, chân dung của ông ta lại nằm trên mọi tờ tiền giấy, như thể ông đang giành lấy chiến thắng cuối cùng của mình.

Các tài xế taxi treo biểu tượng của Mao trên gương chiếu hậu của họ. Khi được hỏi tại sao lại làm vậy, một người trong số họ trả lời rằng bởi vì Mao là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ,” người đã can đảm gây chiến với Mỹ (trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953). Đối với giới trẻ Trung Quốc, Mao chỉ còn là người sáng lập đất nước. Và ở Thiều Sơn thì có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn yêu thích của Mao cho vô số khách du lịch. Nó thậm chí còn có một ngôi đền thờ vị Lãnh tụ này. Hoa giả bằng nhựa đeo quanh cổ (tượng Mao), những bó hương và cam được bày dưới chân, cùng những tờ tiền có in hình ông. Nhà cách mạng vô thần nay đã trở thành một vị thần trong đền thờ dân gian Trung Quốc.

Về quá trình lên nắm quyền của Mao, ông nổi lên với cương vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau những cuộc thanh trừng nội bộ tàn nhẫn hồi đầu những năm 1940. Từ sau cuộc “giải phóng” Trung Quốc, tức chiến thắng của Đảng Cộng sản trước Quốc Dân Đảng năm 1949, thì như Frank Dikötter, một nhà sử học tại Đại học Hong Kong, đã nói: bạo lực không phải là sản phẩm phụ mà chính là bản chất của thời đại cai trị của Mao: một thời đại của những lời hứa bị phá vỡ, của bạo lực có hệ thống và khủng bố có tính toán. Bạo lực của Mao làm liên lụy đến ngày càng nhiều người. Trong giai đoạn 1950 – 1952, khoảng 2 triệu “địa chủ” và “phú nông” – những danh hiệu nhập khẩu từ Liên Xô vào một đất nước chẳng hề có chủ đất lớn nào – đã bị đấu tố và sát hại. Song song với đó, một chiến dịch đã được tiến hành nhằm chống lại “bọn phản cách mạng.” Mao và các đồng chí đã đặt ra “hạn ngạch” tử hình cho từng tỉnh: cứ 1.000 người phải tìm được 4 tên phản cách mạng. Có lẽ 5 triệu người đã bị giết trong giai đoạn 1949 – 1957, một thời kỳ tương đối hoàng kim trước khi nỗi kinh hoàng bao trùm tất cả: Đại Nhảy vọt, sau đó là nạn đói (với 30 triệu người chết) và Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960 -1970 (hơn 1 triệu người bị giết). Làm thế nào mà một người đàn ông với đôi tay vấy máu không kém Adolf Hitler và Joseph Stalin lại có thể được chấp nhận?

Câu hỏi này không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Trong tháng này, nhiều buổi hòa nhạc tôn vinh Mao đã được tổ chức bởi một nhóm có liên hệ với Trung Quốc, bằng cách thuê các địa điểm công cộng tại Sydney và Melbourne. Dù người ta buộc phải hủy bỏ các buổi biểu diễn này vì nguy cơ biểu tình gây rối, các quan chức thành phố vẫn xem chúng chỉ là biểu hiện của tự do ngôn luận. Họ chắc chắn sẽ không làm điều tương tự với các sự kiện tôn vinh Hitler hay Stalin. Hay tại những nơi khác, một nhà hàng ở London đã lấy chủ đề Cách mạng Văn hóa. Một cửa hàng cao cấp ở phương Tây, nhưng lấy chủ đề Trung Quốc, thì từng bán những chiếc đồng hồ in hình Mao vẫy tay chào đám đông.

Một câu trả lời khả dĩ đó là khía cạnh tốt đẹp của Mao trong những năm đầu cầm quyền đã giúp xoa dịu những ký ức về con người tàn bạo của Mao trong giai đoạn sau. Mao ban đầu vẫn có sự đồng cảm và tình bạn, những điều không có ở Hitler hay Stalin. Hơn nữa, ông còn là một người cực kỳ uyên bác; và dù không khó để trở thành một nhà thơ như Hitler trở thành một họa sĩ màu nước, Mao thực ra là một trong những nhà thơ Trung Quốc giỏi nhất trong thời đại của mình.

Cuối cùng, như Kerry Brown của Đại học Hoàng gia London chỉ ra, khi lên nắm quyền giữa lúc Trung Quốc đang hỗn loạn vào nửa đầu của thế kỷ 20, Mao đã phải chịu một chấn thương tâm lý cá nhân: không chỉ vì cái chết của rất nhiều đồng nghiệp, mà còn của các thành viên trong gia đình ông. Năm 1930, người vợ thứ hai của ông đã bị Quốc Dân Đảng xử tử vì không chịu từ bỏ Mao. Con trai ông, Mao Ngạn Anh, đã bị giết chết vào năm 1950 bởi một cuộc không kích của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Chấn thương này tạo ra sự đồng cảm ở những người biết đến câu chuyện. Một số người cho rằng chính những đau khổ Mao phải chịu ở giai đoạn này đã khiến ông trở nên máu lạnh hơn sau đó.

Mối dây ràng buộc với Mao

Tuy nhiên, câu trả lời có lý hơn hẳn là, trong khi chế độ của Stalin và Hitler đã sụp đổ từ lâu, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Và, theo Brown, câu chuyện quốc gia mà Mao dựng nên, câu chuyện về thống nhất đất nước sau một thế kỷ đầy hỗn loạn và nhục nhã trong tay người Nhật và các nước khác, vẫn khiến nhiều người Trung Quốc yên tâm và thỏa mãn, cho dù nó có nhiều lỗ hổng lớn.

Điều đó có nghĩa rằng các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc phải chịu đựng Mao. Tâm huyết của Mao về “cách mạng thường trực” và sự công kích đối với đảng bị Chủ tịch Tập Cận Bình ghét cay ghét đắng. Khổng Tử, người mà Mao chửi rủa, mới là người mà Tập tin theo, cùng các khái niệm của ông về trật tự, cấp bậc, lòng trung thành và tính ngay thẳng.

Nhưng Tập gặp phải một vấn đề, mà Brown đã chỉ ra, đó là: một đảng có gốc rễ là khủng bố, bất hợp pháp và cách mạng giờ đây phải thể hiện chính nó là pháo đài của sự ổn định và công lý. Tập biết rằng Mao vẫn là nền tảng cho quyền lực của mình. Đó là lý do tại sao chế độ không cho phép làm xói mòn ảnh hưởng của Mao – gần đây họ đã đóng cửa bảo tàng duy nhất ở Trung Quốc dành riêng cho việc tưởng niệm những kinh hoàng của Cách mạng Văn hóa, và đóng cửa một tạp chí dám nghi vấn Tư tưởng Mao. Quyền lực của Mao là cực lớn, khiến đến cả Henry Kissinger còn phải kinh ngạc. Và Tập biết quyền lực của mình chỉ đơn thuần là thứ đi vay mượn.

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/10/tai-sao-mao-van-con-song-40-nam-sau-khi-qua-doi/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm