Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tại sao Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/01?
Nguồn: ” Why does Inauguration Day fall on January 20?”, History, 12/01/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Ở nhiều quốc gia, một nhà lãnh đạo dân cử mới sẽ lên nắm chính quyền trong vòng vài tuần hoặc – như trường hợp của Anh Quốc – thậm chí là vào ngày ngay sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, có thể sẽ mất hơn 11 tuần giữa ngày Bầu cử và Lễ nhậm chức nhằm cho phép vị tổng thống mới có thời gian để lựa chọn nội các cũng như kế hoạch cho chính quyền mới. Kết quả là một thời kỳ chuyển giao dài (hay còn được gọi là “lame-duck period”), nhưng trước đây khoảng thời gian này đã có lúc kéo dài thậm chí còn lâu hơn.
Quốc hội Liên bang quy định ngày 04/03/1789 làm ngày “bắt đầu hoạt động” của chính phủ mới theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Trong khi một mùa đông thời tiết đặc biệt xấu đã làm lễ nhậm chức của George Washington bị trễ tám tuần, thì các vị tổng thống và phó tổng thống kế nhiệm ông đã tuyên thệ nhậm chức đúng vào ngày 04/03.
Khoảng cách bốn tháng là cần thiết, một phần là bởi cần có thời gian để kiểm đếm và báo cáo số phiếu bầu và để di chuyển đến thủ đô của đất nước. Tuy nhiên, khoảng thời gian chuyển giao dài đã gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như sau cuộc bầu cử năm 1860 khi bảy tiểu bang rời khỏi Liên bang trong suốt thời kỳ “Mùa đông ly khai” kéo dài. Tổng thống mới đắc cử Abraham Lincoln chưa có quyền hành động, và Tổng thống sắp mãn nhiệm James Buchanan lại cũng không hành động mà để vấn đề lại cho người kế nhiệm của mình.
Do những tiến bộ kỹ thuật đã làm giảm đáng kể thời gian kiểm đếm phiếu, báo cáo kết quả và đi lại, một khoảng thời gian chuyển giao dài như trước đã không còn cần thiết về mặt hậu cần. Kết quả là Tu chính án thứ 20, được phê chuẩn vào ngày 23/01/1933, đã chuyển Lễ nhậm chức sang ngày 20/01 và cuộc họp đầu tiên của Quốc hội mới sang ngày 03/01.
Bản Tu chính án thứ 20 không có hiệu lực cho mãi đến tháng 10/1933, sau khi thời gian chuyển giao kéo dài lại một lần nữa tỏ ra có vấn đề. Trong khi Mỹ phải vật lộn với cuộc Đại Khủng hoảng, Tổng thống sắp nhậm chức Franklin D. Roosevelt lại phải đợi tới bốn tháng mới bắt đầu thực hiện được Chính sách kinh tế mới (“New Deal”) của mình bất chấp việc tình trạng bất định tiếp tục làm rối loạn thị trường tài chính.
Ngày 20/01 lần đầu tiên trở thành ngày Lễ nhậm chức là vào năm 1937 khi Roosevelt tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. (Vào các năm mà ngày 20/01 rơi vào Chủ nhật, một buổi lễ tuyên thệ riêng được tổ chức trong khi buổi tuyên thệ công khai sẽ diễn ra vào ngày 21/01.)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tại sao Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/01?
Nguồn: ” Why does Inauguration Day fall on January 20?”, History, 12/01/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Ở nhiều quốc gia, một nhà lãnh đạo dân cử mới sẽ lên nắm chính quyền trong vòng vài tuần hoặc – như trường hợp của Anh Quốc – thậm chí là vào ngày ngay sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, có thể sẽ mất hơn 11 tuần giữa ngày Bầu cử và Lễ nhậm chức nhằm cho phép vị tổng thống mới có thời gian để lựa chọn nội các cũng như kế hoạch cho chính quyền mới. Kết quả là một thời kỳ chuyển giao dài (hay còn được gọi là “lame-duck period”), nhưng trước đây khoảng thời gian này đã có lúc kéo dài thậm chí còn lâu hơn.
Quốc hội Liên bang quy định ngày 04/03/1789 làm ngày “bắt đầu hoạt động” của chính phủ mới theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Trong khi một mùa đông thời tiết đặc biệt xấu đã làm lễ nhậm chức của George Washington bị trễ tám tuần, thì các vị tổng thống và phó tổng thống kế nhiệm ông đã tuyên thệ nhậm chức đúng vào ngày 04/03.
Khoảng cách bốn tháng là cần thiết, một phần là bởi cần có thời gian để kiểm đếm và báo cáo số phiếu bầu và để di chuyển đến thủ đô của đất nước. Tuy nhiên, khoảng thời gian chuyển giao dài đã gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như sau cuộc bầu cử năm 1860 khi bảy tiểu bang rời khỏi Liên bang trong suốt thời kỳ “Mùa đông ly khai” kéo dài. Tổng thống mới đắc cử Abraham Lincoln chưa có quyền hành động, và Tổng thống sắp mãn nhiệm James Buchanan lại cũng không hành động mà để vấn đề lại cho người kế nhiệm của mình.
Do những tiến bộ kỹ thuật đã làm giảm đáng kể thời gian kiểm đếm phiếu, báo cáo kết quả và đi lại, một khoảng thời gian chuyển giao dài như trước đã không còn cần thiết về mặt hậu cần. Kết quả là Tu chính án thứ 20, được phê chuẩn vào ngày 23/01/1933, đã chuyển Lễ nhậm chức sang ngày 20/01 và cuộc họp đầu tiên của Quốc hội mới sang ngày 03/01.
Bản Tu chính án thứ 20 không có hiệu lực cho mãi đến tháng 10/1933, sau khi thời gian chuyển giao kéo dài lại một lần nữa tỏ ra có vấn đề. Trong khi Mỹ phải vật lộn với cuộc Đại Khủng hoảng, Tổng thống sắp nhậm chức Franklin D. Roosevelt lại phải đợi tới bốn tháng mới bắt đầu thực hiện được Chính sách kinh tế mới (“New Deal”) của mình bất chấp việc tình trạng bất định tiếp tục làm rối loạn thị trường tài chính.
Ngày 20/01 lần đầu tiên trở thành ngày Lễ nhậm chức là vào năm 1937 khi Roosevelt tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. (Vào các năm mà ngày 20/01 rơi vào Chủ nhật, một buổi lễ tuyên thệ riêng được tổ chức trong khi buổi tuyên thệ công khai sẽ diễn ra vào ngày 21/01.)