Cà Kê Dê Ngỗng
Tại sao Trung Quốc im lặng khi “đàn em” Bắc Triều Tiên liên tục gây hấn?
Theo The Guardian đưa tin, sau khi Mỹ thực thi chính sách chế tài mới nhất, hôm Thứ sáu vừa qua (18/3) Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo từ hướng đông Nhật Bản ra biển với phạm vi bay xa đến 800 km
Hình lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đăng trên hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc (Ảnh: Facebook)
Theo The Guardian đưa tin, sau khi Mỹ thực thi chính sách chế tài mới
nhất, hôm Thứ sáu vừa qua (18/3) Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn
đạo từ hướng đông Nhật Bản ra biển với phạm vi bay xa đến 800 km. BBC
phân tích, hành động coi thường Liên Hiệp Quốc của Bắc Triều Tiên đã
diễn ra nhiều lần, thế nhưng “ông anh cả” Trung Quốc vẫn chỉ biết im
lặng.
Theo Thông tấn xã Yonhap của Nam Hàn, loại tên lửa đạn đạo mà Bắc Hàn phóng có thể là tên lửa Rodong tầm trung.
Nhà Trắng (Mỹ) cũng lên tiếng cho rằng, hành động của Bình Nhưỡng sẽ làm
tình hình khu vực thêm căng thẳng. Chính phủ Washington đang giám sát
tình hình chặt chẽ và sẽ có biện pháp cụ thể nhắc nhở Bắc Triều Tiên
phải thực hiện cam kết và nghĩa vụ với quốc tế.
Khả năng là tên lửa đạn đạo Rodong
Phía Hàn Quốc cho biết, tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn bắn từ bờ biển phía
bắc thủ đô Bình Nhưỡng, bay dọc theo bán đảo Triều Tiên vào vùng bờ biển
phía đông Nhật Bản.
Dù Hàn Quốc không nói rõ loại tên lửa này là gì, nhưng với khoảng cách
bay 800 km thì rất có thể là loại Rodong. Ngày 26/3/2014, Triều Tiên
cũng từng phóng 2 tên lửa tầm trung Rodong từ huyện Sukchon. Loại tên
lửa đạn đạo này có tầm bắn trong phạm vi lãnh thổ cả Hàn Quốc và Nhật
Bản, cho nên hành động lần này bị xem là có tính chất khiêu khích. Tên
lửa đạn đạo Rodong là bản nâng cấp của tên lửa Scud, cự ly tối đa có thể
lên đến 1300 km.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cả hai lần bắn tên lửa họ đều theo dõi và tin rằng là tên lửa Rodong được bắn từ bệ phóng di động.
Vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc
Vào tuần trước, Bắc Triều Tiên đã bắn ra hai tên lửa tầm ngắn từ vùng
biển phía đông Triều Tiên. Ông Kim Jong-un tuyên bố phải thường xuyên
thử nghiệm để nâng cao trình độ tấn công.
Cứ khi nào bán đảo Triều Tiên căng thẳng hoặc bị cộng đồng quốc tế gây
áp lực bỏ chương trình vũ khí hạt nhân là Bình Nhưỡng lại thường xuyên
bắn tên lửa đạn đạo.
Mới đây, chính phủ Mỹ đã áp dụng biện pháp chế tài mới đối với Bình Nhưỡng, mở rộng phạm vi cấm vận đối với quốc gia này.
Vào tháng Giêng năm nay, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân
lần thứ 4, thể hiện thái độ xem thường Nghị quyết đã thỏa thuận với
Liên Hiệp Quốc. Vào tháng Hai vừa qua họ lại tiếp tục bắn tên lửa tầm
xa. Mới đây Tòa án Tối cao Bắc Triều Tiên đã bắt tù khổ sai 15 năm sinh
viên 21 tuổi người Mỹ là Otto Warmbier, hành động được cho là để trả đũa
lại lệnh chế tài mới của Mỹ.
Trung Quốc làm ngơ
Theo BBC, ông Trần Khang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho
biết, đối với vấn đề Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Hội đồng Bảo
an Liên Hiệp Quốc có quy định rõ ràng. Ông nói: “Chúng ta nhắc nhở
Bắc Triều Tiên tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên chúng ta cũng mong muốn các bên giữ bình tĩnh, tránh gây tình
hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”.
Ông Lưu Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế – Viện Khoa
học xã hội Thượng Hải, khi trả lời phỏng vấn của BBC đã cho biết, có thể
nói hành động chế tài lần này của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn là
mạnh nhất từ trước đến nay. Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài
việc phải thực hiện theo phương án của Liên Hiệp Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đã ngừng cung cấp nhiên liệu cho Bắc Triều Tiên, chỉ
hỗ trợ những vật phẩm cơ bản như dầu thô và lương thực… Tuy nhiên, Mỹ
và giới chuyên gia thường xuyên nghi ngờ thái độ thực thi chế tài của
Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên.
Ngoài ra, cách nhìn phổ biến của ngoại giới cho rằng, việc Trung Quốc
không mấy tích cực trong hành động trừng phạt Bắc Triều Tiên vì lo ngại
nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ thì sẽ có làn sóng dân tị nạn chạy
sang Trung Quốc, và đặc biệt nếu Hàn Quốc thống nhất được bán đảo Triều
Tiên thì sức mạnh của Mỹ tại khu vực sẽ tăng gấp bội.
Ông Lưu Minh nói: “Thực tế, hiện nay Trung Quốc đã không còn ảnh
hưởng gì đối với Bắc Triều Tiên, ngoài biện pháp về kinh tế thì không
còn sách lược nào nữa, trừ khi lật đổ chính quyền Kim Jong-un hoặc là
nội bộ chính quyền Triều Tiên có biến động”.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao Trung Quốc im lặng khi “đàn em” Bắc Triều Tiên liên tục gây hấn?
Theo The Guardian đưa tin, sau khi Mỹ thực thi chính sách chế tài mới nhất, hôm Thứ sáu vừa qua (18/3) Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo từ hướng đông Nhật Bản ra biển với phạm vi bay xa đến 800 km
Hình lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đăng trên hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc (Ảnh: Facebook)
Theo The Guardian đưa tin, sau khi Mỹ thực thi chính sách chế tài mới
nhất, hôm Thứ sáu vừa qua (18/3) Bắc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn
đạo từ hướng đông Nhật Bản ra biển với phạm vi bay xa đến 800 km. BBC
phân tích, hành động coi thường Liên Hiệp Quốc của Bắc Triều Tiên đã
diễn ra nhiều lần, thế nhưng “ông anh cả” Trung Quốc vẫn chỉ biết im
lặng.
Theo Thông tấn xã Yonhap của Nam Hàn, loại tên lửa đạn đạo mà Bắc Hàn phóng có thể là tên lửa Rodong tầm trung.
Nhà Trắng (Mỹ) cũng lên tiếng cho rằng, hành động của Bình Nhưỡng sẽ làm
tình hình khu vực thêm căng thẳng. Chính phủ Washington đang giám sát
tình hình chặt chẽ và sẽ có biện pháp cụ thể nhắc nhở Bắc Triều Tiên
phải thực hiện cam kết và nghĩa vụ với quốc tế.
Khả năng là tên lửa đạn đạo Rodong
Phía Hàn Quốc cho biết, tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn bắn từ bờ biển phía
bắc thủ đô Bình Nhưỡng, bay dọc theo bán đảo Triều Tiên vào vùng bờ biển
phía đông Nhật Bản.
Dù Hàn Quốc không nói rõ loại tên lửa này là gì, nhưng với khoảng cách
bay 800 km thì rất có thể là loại Rodong. Ngày 26/3/2014, Triều Tiên
cũng từng phóng 2 tên lửa tầm trung Rodong từ huyện Sukchon. Loại tên
lửa đạn đạo này có tầm bắn trong phạm vi lãnh thổ cả Hàn Quốc và Nhật
Bản, cho nên hành động lần này bị xem là có tính chất khiêu khích. Tên
lửa đạn đạo Rodong là bản nâng cấp của tên lửa Scud, cự ly tối đa có thể
lên đến 1300 km.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cả hai lần bắn tên lửa họ đều theo dõi và tin rằng là tên lửa Rodong được bắn từ bệ phóng di động.
Vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc
Vào tuần trước, Bắc Triều Tiên đã bắn ra hai tên lửa tầm ngắn từ vùng
biển phía đông Triều Tiên. Ông Kim Jong-un tuyên bố phải thường xuyên
thử nghiệm để nâng cao trình độ tấn công.
Cứ khi nào bán đảo Triều Tiên căng thẳng hoặc bị cộng đồng quốc tế gây
áp lực bỏ chương trình vũ khí hạt nhân là Bình Nhưỡng lại thường xuyên
bắn tên lửa đạn đạo.
Mới đây, chính phủ Mỹ đã áp dụng biện pháp chế tài mới đối với Bình Nhưỡng, mở rộng phạm vi cấm vận đối với quốc gia này.
Vào tháng Giêng năm nay, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân
lần thứ 4, thể hiện thái độ xem thường Nghị quyết đã thỏa thuận với
Liên Hiệp Quốc. Vào tháng Hai vừa qua họ lại tiếp tục bắn tên lửa tầm
xa. Mới đây Tòa án Tối cao Bắc Triều Tiên đã bắt tù khổ sai 15 năm sinh
viên 21 tuổi người Mỹ là Otto Warmbier, hành động được cho là để trả đũa
lại lệnh chế tài mới của Mỹ.
Trung Quốc làm ngơ
Theo BBC, ông Trần Khang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho
biết, đối với vấn đề Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Hội đồng Bảo
an Liên Hiệp Quốc có quy định rõ ràng. Ông nói: “Chúng ta nhắc nhở
Bắc Triều Tiên tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên chúng ta cũng mong muốn các bên giữ bình tĩnh, tránh gây tình
hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”.
Ông Lưu Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế – Viện Khoa
học xã hội Thượng Hải, khi trả lời phỏng vấn của BBC đã cho biết, có thể
nói hành động chế tài lần này của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn là
mạnh nhất từ trước đến nay. Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài
việc phải thực hiện theo phương án của Liên Hiệp Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đã ngừng cung cấp nhiên liệu cho Bắc Triều Tiên, chỉ
hỗ trợ những vật phẩm cơ bản như dầu thô và lương thực… Tuy nhiên, Mỹ
và giới chuyên gia thường xuyên nghi ngờ thái độ thực thi chế tài của
Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên.
Ngoài ra, cách nhìn phổ biến của ngoại giới cho rằng, việc Trung Quốc
không mấy tích cực trong hành động trừng phạt Bắc Triều Tiên vì lo ngại
nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ thì sẽ có làn sóng dân tị nạn chạy
sang Trung Quốc, và đặc biệt nếu Hàn Quốc thống nhất được bán đảo Triều
Tiên thì sức mạnh của Mỹ tại khu vực sẽ tăng gấp bội.
Ông Lưu Minh nói: “Thực tế, hiện nay Trung Quốc đã không còn ảnh
hưởng gì đối với Bắc Triều Tiên, ngoài biện pháp về kinh tế thì không
còn sách lược nào nữa, trừ khi lật đổ chính quyền Kim Jong-un hoặc là
nội bộ chính quyền Triều Tiên có biến động”.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)