Thân Hữu Tiếp Tay...
Tại sao bác Hồ lấy tên Chí Minh - Nguyễn Bá Chổi
Như mọi cháu ngoan khác của bác Hồ, sáng mai thức dậy cho đến chiều tối đi ngủ, khi làm bất cứ chuyện gì cũng như lúc không mần chi cả, khi “tứ khoái” cũng như lúc “đau khổ chi bằng mất tự do, đến buồn đi ẻ cũng không cho; cửa tù khi mở không đau bụng, đau bụng thì không mở cửa tù”(1), Cu Tèo luôn luôn tâm tâm niệm niệm, lẩm bẩm lầm bầm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp cu, nhưng lại không biết tại sao bác ấy lấy tên Chí Minh.
Ai cũng “biết rồi khổ lắm nói mãi” bác Hồ nhà ta cái gì cũng ăn đứt thiên hạ. Chỉ về mặt tên tuổi, bác ta cũng “đa dạng” cực kỳ: năm sinh thì xấp xỉ nửa tá 1890,1891, 1911, 1892…(2), còn tên gọi, bí danh, bút danh, giả danh, bác “làm chủ tập thể” trên 200 (174 tên đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh chính thức xác nhận, còn hơn 30 tên nữa đang trong vòng ngâm cấu) (3). Tên nào của bác cũng “hoành tráng” ý nghĩa thâm hậu, điển hình như những tên Trần Dân Tiên, T.L, C.B:
-Trần Dân Tiên: vì bác Hồ vốn tính bẩm sinh “khiêm nhường dường ấy”, nên khi viết cuốn “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” tức là viết về mình, không lẽ bác lại để tên tác giả là Hồ Chí Minh để bọn phản động chống phá tổ cuốc chúng nhao nhao lên bác Hồ đồ mèo khen mèo dài đuôi, cáo khoe cáo ranh ma. Thực ra thì ban đầu bác lấy tên là Trần Giả Tiên mới chuẩn với tinh thần nội dung sản phẩm, nhưng rồi nghĩ lại như thế hơi bị lộ liễu và trắng trợn quá, thấy không phù hợp vời bổn tính “bác vốn khiêm nhường dường ấy” mà bác khẳng định trong sách .
-T.L: là bút hiệu bác ghi cho sản phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện”. Cũng trong tinh thần người trần giả tiên của“ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, biết chắc bác ”vừa đi đường vừa phịa chuyện”, nên sau khi thưởng thức những gì bác phịa, ai nấy đều ra khỏi vùng “hắc ám” do âm hưởng hai chữ “Tờ Lờ” , lấy lại đầu óc minh mẫn, tư duy trong sáng, hiểu đúng đắn hai chữ Tờ Lờ là Tào Lao. Chỉ có Tào Lao mới vừa đi vừa phịa chuyện cho... mình nghe
- C.B: là bút hiệu khi bác viết bài “Địa chủ ác ghê” mà đối tượng thủ ác là bà Nguyễn Thị Năm. Chuyện bà Cát Hanh Long đối xử với CM của bác thế nào và bác đền ơn đáp nghĩa bằng Cắt Mạng đại ân nhân mình ra sao thì ai cũng đã tường. Nhưng mấy ai đã tường ý nghĩa hai chữ C.B mà đọc theo kiểu “Ma Dze” là Cờ Bờ mà bác Hồ ẩn ý. Mới đây ông Trần Đỉnh, từng là người với bác như hình với bóng, tiết lộ Cờ Bờ là Của Bác , nhưng theo Cu Tèo, Người với đôi “mắt bốn con ngươi” đâu có thể lại đơn giản nghèo nàn “tư tưởng hồ chí minh” như thế. Biết đâu hai chừ C.B là Chính Bác Chửi Bà; Chính Bác Chém Bà; Cho Bà Chết Bỏ , Chính Bác Chôn Bà ....đại ân nhân và Chính Bác đang bịt râu giấu mặt đứng xem Chính Bà bị đấu tố và bị quân thụ ân Của Bà bắn Chết Bỏ…
Đại khái là tên gọi, bí danh, bút danh, giả danh nào của bác, Cu Tèo cũng đều nắm bắt được ý đồ chọn tên của bác, trừ cái tên Chí Minh ra.
Đọc đến đây, chắc không ít DLV chửi Cu Tèo “ngu chi rứa! Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người là bác Hồ thông minh tới bến, tận mây. Rõ ràng là như thế chứ còn gì nữa, mà cũng không hiểu!”
Chửi Tèo cũng đúng thôi, nhưng chửi như vậy là các cháu đã “chửi cha” bác Hồ. Bác là “người khiêm nhường dường ấy”, nên nhất định bác không thể đặt cho mình cái tên tự nổ với ý nghĩa của hai chữ Chí Minh mà các cháu hiểu là thông minh tới bến tận mây! Chí Minh tên bác ắt phải mang một ý nghĩa khác với ý nghĩa nổ sảng trên đây.
Là cháu ngoan, quyết học tập và sống theo đạo đức bác Hồ, Cu Tèo ra đi tìm đường cứu bác, à lộn, ra đi tìm đường cứu tên Hồ Chí Minh và đã gặp được chân lý Chí Minh cái ý nghĩa bác gửi gắm không phải như ý thiên hạ ngộ nhận bấy lâu nay.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin bách chiến bách thắng vô địch muôn năm, Cu Tèo đã gặp chân lý Chi’ Minh ấy! Chu choa “vui sao nước mắt (Cu) lại trào” ! Ngày xưa Cu Côn vớ được cuốn cương đại gì đó rồi mừng khóc rống thì ngày nay Cu Tèo cũng khóc ròng khi đọc được trong bài “ Tăng Tuyết minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc” đoạn :
“(…) Về phần mình, trung tuần tháng 8/1942 Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, Việt Nam lại một lần nữa sang Trung Quốc để tìm sự ủng hộ… Khi đến Trung Quốc ông đặt cho mình một biệt danh khác và trở thành vĩnh cửu, đấy chính là Hồ Chí Minh. “Chí minh” cũng có nghĩa “vĩnh chí bất vong” – nhớ mãi không quên Tăng Tuyết Minh.” (4).
Như vậy Hồ Chí Minh là Hồ này nhớ mãi không quên Tăng Tuyết Minh, ngươi vợ Tàu bác cưới hỏi đàng hoàng vào Tháng 19/1926, tại nhà hàng Thái Bình, Quảng Châu; nhân chứng cho hôn lễ có phu nhân họ Bào La Đình, Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận. (4)
Tăng Tuyết Minh thập niên 1920
Tăng Tuyết Minh chờ và thờ chồng cho đến khi lìa đời – Ảnh: vi.Wikipedia.org
Ghi chú:
Hồ Chí Minh - Ngục trung nhật ký;
http://trangiaphung.blogspot.
com/2015/10/ngay-sinh-ho-chi- minh.html
(3)https://truehochiminh.
(4)https://docs.google.com/
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Tại sao bác Hồ lấy tên Chí Minh - Nguyễn Bá Chổi
Như mọi cháu ngoan khác của bác Hồ, sáng mai thức dậy cho đến chiều tối đi ngủ, khi làm bất cứ chuyện gì cũng như lúc không mần chi cả, khi “tứ khoái” cũng như lúc “đau khổ chi bằng mất tự do, đến buồn đi ẻ cũng không cho; cửa tù khi mở không đau bụng, đau bụng thì không mở cửa tù”(1), Cu Tèo luôn luôn tâm tâm niệm niệm, lẩm bẩm lầm bầm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp cu, nhưng lại không biết tại sao bác ấy lấy tên Chí Minh.
Ai cũng “biết rồi khổ lắm nói mãi” bác Hồ nhà ta cái gì cũng ăn đứt thiên hạ. Chỉ về mặt tên tuổi, bác ta cũng “đa dạng” cực kỳ: năm sinh thì xấp xỉ nửa tá 1890,1891, 1911, 1892…(2), còn tên gọi, bí danh, bút danh, giả danh, bác “làm chủ tập thể” trên 200 (174 tên đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh chính thức xác nhận, còn hơn 30 tên nữa đang trong vòng ngâm cấu) (3). Tên nào của bác cũng “hoành tráng” ý nghĩa thâm hậu, điển hình như những tên Trần Dân Tiên, T.L, C.B:
-Trần Dân Tiên: vì bác Hồ vốn tính bẩm sinh “khiêm nhường dường ấy”, nên khi viết cuốn “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” tức là viết về mình, không lẽ bác lại để tên tác giả là Hồ Chí Minh để bọn phản động chống phá tổ cuốc chúng nhao nhao lên bác Hồ đồ mèo khen mèo dài đuôi, cáo khoe cáo ranh ma. Thực ra thì ban đầu bác lấy tên là Trần Giả Tiên mới chuẩn với tinh thần nội dung sản phẩm, nhưng rồi nghĩ lại như thế hơi bị lộ liễu và trắng trợn quá, thấy không phù hợp vời bổn tính “bác vốn khiêm nhường dường ấy” mà bác khẳng định trong sách .
-T.L: là bút hiệu bác ghi cho sản phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện”. Cũng trong tinh thần người trần giả tiên của“ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, biết chắc bác ”vừa đi đường vừa phịa chuyện”, nên sau khi thưởng thức những gì bác phịa, ai nấy đều ra khỏi vùng “hắc ám” do âm hưởng hai chữ “Tờ Lờ” , lấy lại đầu óc minh mẫn, tư duy trong sáng, hiểu đúng đắn hai chữ Tờ Lờ là Tào Lao. Chỉ có Tào Lao mới vừa đi vừa phịa chuyện cho... mình nghe
- C.B: là bút hiệu khi bác viết bài “Địa chủ ác ghê” mà đối tượng thủ ác là bà Nguyễn Thị Năm. Chuyện bà Cát Hanh Long đối xử với CM của bác thế nào và bác đền ơn đáp nghĩa bằng Cắt Mạng đại ân nhân mình ra sao thì ai cũng đã tường. Nhưng mấy ai đã tường ý nghĩa hai chữ C.B mà đọc theo kiểu “Ma Dze” là Cờ Bờ mà bác Hồ ẩn ý. Mới đây ông Trần Đỉnh, từng là người với bác như hình với bóng, tiết lộ Cờ Bờ là Của Bác , nhưng theo Cu Tèo, Người với đôi “mắt bốn con ngươi” đâu có thể lại đơn giản nghèo nàn “tư tưởng hồ chí minh” như thế. Biết đâu hai chừ C.B là Chính Bác Chửi Bà; Chính Bác Chém Bà; Cho Bà Chết Bỏ , Chính Bác Chôn Bà ....đại ân nhân và Chính Bác đang bịt râu giấu mặt đứng xem Chính Bà bị đấu tố và bị quân thụ ân Của Bà bắn Chết Bỏ…
Đại khái là tên gọi, bí danh, bút danh, giả danh nào của bác, Cu Tèo cũng đều nắm bắt được ý đồ chọn tên của bác, trừ cái tên Chí Minh ra.
Đọc đến đây, chắc không ít DLV chửi Cu Tèo “ngu chi rứa! Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người là bác Hồ thông minh tới bến, tận mây. Rõ ràng là như thế chứ còn gì nữa, mà cũng không hiểu!”
Chửi Tèo cũng đúng thôi, nhưng chửi như vậy là các cháu đã “chửi cha” bác Hồ. Bác là “người khiêm nhường dường ấy”, nên nhất định bác không thể đặt cho mình cái tên tự nổ với ý nghĩa của hai chữ Chí Minh mà các cháu hiểu là thông minh tới bến tận mây! Chí Minh tên bác ắt phải mang một ý nghĩa khác với ý nghĩa nổ sảng trên đây.
Là cháu ngoan, quyết học tập và sống theo đạo đức bác Hồ, Cu Tèo ra đi tìm đường cứu bác, à lộn, ra đi tìm đường cứu tên Hồ Chí Minh và đã gặp được chân lý Chí Minh cái ý nghĩa bác gửi gắm không phải như ý thiên hạ ngộ nhận bấy lâu nay.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin bách chiến bách thắng vô địch muôn năm, Cu Tèo đã gặp chân lý Chi’ Minh ấy! Chu choa “vui sao nước mắt (Cu) lại trào” ! Ngày xưa Cu Côn vớ được cuốn cương đại gì đó rồi mừng khóc rống thì ngày nay Cu Tèo cũng khóc ròng khi đọc được trong bài “ Tăng Tuyết minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc” đoạn :
“(…) Về phần mình, trung tuần tháng 8/1942 Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, Việt Nam lại một lần nữa sang Trung Quốc để tìm sự ủng hộ… Khi đến Trung Quốc ông đặt cho mình một biệt danh khác và trở thành vĩnh cửu, đấy chính là Hồ Chí Minh. “Chí minh” cũng có nghĩa “vĩnh chí bất vong” – nhớ mãi không quên Tăng Tuyết Minh.” (4).
Như vậy Hồ Chí Minh là Hồ này nhớ mãi không quên Tăng Tuyết Minh, ngươi vợ Tàu bác cưới hỏi đàng hoàng vào Tháng 19/1926, tại nhà hàng Thái Bình, Quảng Châu; nhân chứng cho hôn lễ có phu nhân họ Bào La Đình, Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận. (4)
Tăng Tuyết Minh thập niên 1920
Tăng Tuyết Minh chờ và thờ chồng cho đến khi lìa đời – Ảnh: vi.Wikipedia.org
Ghi chú:
Hồ Chí Minh - Ngục trung nhật ký;
http://trangiaphung.blogspot.
com/2015/10/ngay-sinh-ho-chi- minh.html
(3)https://truehochiminh.
(4)https://docs.google.com/