Tham Khảo
Tại sao các nước phương tây họ nhanh phát triển và luôn đi trước các nước khác?
Có nhiều lý do. Ở đây tôi quan tâm đặc biệt đến một lý do mà tôi rất kính trọng ở họ và muốn học, muốn người Việt học càng nhanh càng tốt, đó là: tôn trọng ý kiến cá nhân và lắng nghe, suy nghĩ nghiêm túc, sử dụng, thực hiện ý kiến đó nếu nó là ý kiến đúng đắn và đem lại lợi ích mà không quan tâm đến thân phận, tuổi tác, địa vị xã hội của người nêu ý kiến đó. Đây là tinh thần dân chủ cao và thực tế. Nó đem lại lợi ích cho con người, xã hội và ít khi bỏ lỡ sự đóng góp của con người, tạo công bằng xã hội, khuyến khích tất cả mọi người tư duy. Và mọi người đều cố gắng suy nghĩ, đào sâu tư duy để đưa ra ý kiến, phương pháp, giải pháp bởi họ biết họ được lắng nghe và họ hữu dụng.
Người Việt mình nghe một ý kiến hay nhưng bỏ ngoài tai vì cái đứa nói ra ý kiến đó chỉ là hạng tôm tép, không cần quan tâm. Người Việt luôn sống lâu lên lão làng và đã là lão làng thì luôn luôn đúng, luôn luôn có kinh nghiệm và đám đông còn lại luôn luôn nghe theo không cần tư duy, không cần nghĩ khác. Nếu có đứa nghĩ khác và dám nói ý kiến khác với lão làng thì sẽ bị đám đông mắng “múa rìu qua mắt thợ, trứng mà khôn hơn vịt, tuổi gì mà bày đặt dạy đời…” và nó sẽ bị cô lập vì cái tội…láo! Nó sẽ không còn dám tư duy, không dám nói ra điều mình nghĩ, không dám nêu ý kiến, không dám đưa ra giải pháp vì nó sợ bị chửi, vì nó biết nó có nói cũng không ai lắng nghe và trân trọng, và cả vì nó tức nó ghét không thèm quan tâm nữa. Thui chột dần từ cá thể cho đến xã hội.
Ví dụ A nói, “Đừng im lặng, hãy lên tiếng trước các bất công xã hội.” B cũng nói. C cũng nói. D cũng nói…và nói trường kỳ ngày này qua tháng khác nhưng không mấy người quan tâm, không coi đó là điều hay, không coi đó là điều mà mình cần thực hiện. Bỗng dưng một ngày F xinh đẹp, giàu có, nổi tiếng nói, “Đừng im lặng.” thì ai cũng thấy hay ho, cũng thấy F thật là thông minh, thật là tài giỏi và dũng cảm và thấy mình cần lên tiếng.
Lợi thì hẳn rồi. Có chứ không phải không. Nhưng hại ở đâu? Hại ở chỗ đám đông đó đã bỏ qua ý kiến của A. Nếu ngay từ khi A, B, C nói mà đám đông nhận ra được mình cần thực hiện thì đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức rồi. Và còn khuyến khích A,B,C có được nhiều ý kiến hay hơn. Chỉ vì người Việt thượng đội hạ đạp nên không nghe được ý kiến, phương pháp, giải pháp nào khác với cái của mình hoặc của người có địa vị mà mình yêu thích, nên bỏ lỡ qua rất nhiều cơ hội và bài học kinh nghiệm lẫn ý kiến tốt.
Cái thư anh Hiếu Bùi post lên facebook, NẾU nhân danh là của một bà con giáo dân nào đó viết thì giỏi lắm được vài trăm like. NẾU nhân danh một anh em tranh đấu nào đó viết thì cũng chỉ vài trăm like thậm chí không ai buồn thực hiện. NHƯNG khi nhân danh một cảnh sát cơ động ẩn danh bí hiểm thì nó lập tức được quan tâm và tung hô hay, giỏi, phương pháp đúng… Trong khi trước đó từ vài năm nay đã rất nhiều người trong đó có tôi đã và vẫn đang viết, nói sùi bọt mép những vấn đề tương tự, giải pháp tương tự mà không mấy người quan tâm.
Đừng hiểu lầm ý tôi khi cho rằng tôi ganh tị với một thằng cảnh sát cơ động ẩn danh nào đó (cứ cho là thằng đó có thật) mà hãy hiểu đúng ý bài viết tôi muốn nói: Tại sao ta phải mất quá nhiều thời gian, công sức, máu và nước mắt, tiền bạc…khi ta có thể tiết kiệm được những cái đó nếu ta biết lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến đóng góp bất kể đó là ai để áp dụng nhằm đạt hiệu quả cao cho công việc? Tại sao đến giờ này ta vẫn còn giữ tư duy không tin, không tôn trọng ý kiến, lời nói người bên cạnh nhưng lại tin và tung hô ý kiến y hệt như vậy của một người mà ta cho rằng có trọng lượng? Tại sao ta vẫn còn tâm lý trọng khinh đầy cảm tính khi chính nó cản trở sự tiến bộ? Tại sao ta không chịu lớn khi mà chỉ cần ta chịu lắng nghe chịu tổng hợp ý kiến của mỗi cá nhân là đã có thể phát triển mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức? Tại sao ta cứ pảhi tự làm khó làm khổ chính mình chỉ vì ta không chịu hạ bớt cái tôi bản thân xuống bằng người khác để lắng nghe và tiếp thu ý kiến cá nhân khác?
Tôi lặp đi lặp lại vấn đề này trong nhiều stt ngắn có dài có từ vài năm nay và giờ vẫn còn viết về nó bởi tôi tiếc thời gian và công sức của cả cộng đồng. Tôi cũng thấy trước tôi nhiều người cũng đặt vấn đề và nói nhiều rồi nhưng không có thay đổi gì.
Biết trước bài này không được hoan nghênh, nhưng tiếc thì viết thôi. Chừng nào có một nhân vật bí hiểm hoặc giả đẹp trai xinh gái nào đó nói những vấn đề y chang vầy thì may ra… Biết đâu chừng là ngày mai có em nào xinh như mộng, giàu, có địa vị ví như Mỹ Tâm chẳng hạn nói những lời này thì cộng đồng người Việt mới ồ à. Được vậy thì may mắn quá còn gì. Nhưng cũng có thể là vài năm sau mới có nhân vật như vậy nói những vấn đề như vậy, thì lúc đó tôi lại ngồi tiếc công sức bao năm của cộng đồng đã có thể tiết kiệm được nếu như chịu học cách lắng nghe sớm hơn. Mà biết đâu chừng chẳng còn sống để mà tiếc.
Viết một mạch xong không biết đặt title gì. Post lên luôn vì nếu ngừng lại để chỉnh sửa thì tôi sẽ lại đổi ý không post vì ngại hiểu lầm hoặc tranh cãi…
Nga Thi Bich Nguyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao các nước phương tây họ nhanh phát triển và luôn đi trước các nước khác?
Có nhiều lý do. Ở đây tôi quan tâm đặc biệt đến một lý do mà tôi rất kính trọng ở họ và muốn học, muốn người Việt học càng nhanh càng tốt, đó là: tôn trọng ý kiến cá nhân và lắng nghe, suy nghĩ nghiêm túc, sử dụng, thực hiện ý kiến đó nếu nó là ý kiến đúng đắn và đem lại lợi ích mà không quan tâm đến thân phận, tuổi tác, địa vị xã hội của người nêu ý kiến đó. Đây là tinh thần dân chủ cao và thực tế. Nó đem lại lợi ích cho con người, xã hội và ít khi bỏ lỡ sự đóng góp của con người, tạo công bằng xã hội, khuyến khích tất cả mọi người tư duy. Và mọi người đều cố gắng suy nghĩ, đào sâu tư duy để đưa ra ý kiến, phương pháp, giải pháp bởi họ biết họ được lắng nghe và họ hữu dụng.
Người Việt mình nghe một ý kiến hay nhưng bỏ ngoài tai vì cái đứa nói ra ý kiến đó chỉ là hạng tôm tép, không cần quan tâm. Người Việt luôn sống lâu lên lão làng và đã là lão làng thì luôn luôn đúng, luôn luôn có kinh nghiệm và đám đông còn lại luôn luôn nghe theo không cần tư duy, không cần nghĩ khác. Nếu có đứa nghĩ khác và dám nói ý kiến khác với lão làng thì sẽ bị đám đông mắng “múa rìu qua mắt thợ, trứng mà khôn hơn vịt, tuổi gì mà bày đặt dạy đời…” và nó sẽ bị cô lập vì cái tội…láo! Nó sẽ không còn dám tư duy, không dám nói ra điều mình nghĩ, không dám nêu ý kiến, không dám đưa ra giải pháp vì nó sợ bị chửi, vì nó biết nó có nói cũng không ai lắng nghe và trân trọng, và cả vì nó tức nó ghét không thèm quan tâm nữa. Thui chột dần từ cá thể cho đến xã hội.
Ví dụ A nói, “Đừng im lặng, hãy lên tiếng trước các bất công xã hội.” B cũng nói. C cũng nói. D cũng nói…và nói trường kỳ ngày này qua tháng khác nhưng không mấy người quan tâm, không coi đó là điều hay, không coi đó là điều mà mình cần thực hiện. Bỗng dưng một ngày F xinh đẹp, giàu có, nổi tiếng nói, “Đừng im lặng.” thì ai cũng thấy hay ho, cũng thấy F thật là thông minh, thật là tài giỏi và dũng cảm và thấy mình cần lên tiếng.
Lợi thì hẳn rồi. Có chứ không phải không. Nhưng hại ở đâu? Hại ở chỗ đám đông đó đã bỏ qua ý kiến của A. Nếu ngay từ khi A, B, C nói mà đám đông nhận ra được mình cần thực hiện thì đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức rồi. Và còn khuyến khích A,B,C có được nhiều ý kiến hay hơn. Chỉ vì người Việt thượng đội hạ đạp nên không nghe được ý kiến, phương pháp, giải pháp nào khác với cái của mình hoặc của người có địa vị mà mình yêu thích, nên bỏ lỡ qua rất nhiều cơ hội và bài học kinh nghiệm lẫn ý kiến tốt.
Cái thư anh Hiếu Bùi post lên facebook, NẾU nhân danh là của một bà con giáo dân nào đó viết thì giỏi lắm được vài trăm like. NẾU nhân danh một anh em tranh đấu nào đó viết thì cũng chỉ vài trăm like thậm chí không ai buồn thực hiện. NHƯNG khi nhân danh một cảnh sát cơ động ẩn danh bí hiểm thì nó lập tức được quan tâm và tung hô hay, giỏi, phương pháp đúng… Trong khi trước đó từ vài năm nay đã rất nhiều người trong đó có tôi đã và vẫn đang viết, nói sùi bọt mép những vấn đề tương tự, giải pháp tương tự mà không mấy người quan tâm.
Đừng hiểu lầm ý tôi khi cho rằng tôi ganh tị với một thằng cảnh sát cơ động ẩn danh nào đó (cứ cho là thằng đó có thật) mà hãy hiểu đúng ý bài viết tôi muốn nói: Tại sao ta phải mất quá nhiều thời gian, công sức, máu và nước mắt, tiền bạc…khi ta có thể tiết kiệm được những cái đó nếu ta biết lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến đóng góp bất kể đó là ai để áp dụng nhằm đạt hiệu quả cao cho công việc? Tại sao đến giờ này ta vẫn còn giữ tư duy không tin, không tôn trọng ý kiến, lời nói người bên cạnh nhưng lại tin và tung hô ý kiến y hệt như vậy của một người mà ta cho rằng có trọng lượng? Tại sao ta vẫn còn tâm lý trọng khinh đầy cảm tính khi chính nó cản trở sự tiến bộ? Tại sao ta không chịu lớn khi mà chỉ cần ta chịu lắng nghe chịu tổng hợp ý kiến của mỗi cá nhân là đã có thể phát triển mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức? Tại sao ta cứ pảhi tự làm khó làm khổ chính mình chỉ vì ta không chịu hạ bớt cái tôi bản thân xuống bằng người khác để lắng nghe và tiếp thu ý kiến cá nhân khác?
Tôi lặp đi lặp lại vấn đề này trong nhiều stt ngắn có dài có từ vài năm nay và giờ vẫn còn viết về nó bởi tôi tiếc thời gian và công sức của cả cộng đồng. Tôi cũng thấy trước tôi nhiều người cũng đặt vấn đề và nói nhiều rồi nhưng không có thay đổi gì.
Biết trước bài này không được hoan nghênh, nhưng tiếc thì viết thôi. Chừng nào có một nhân vật bí hiểm hoặc giả đẹp trai xinh gái nào đó nói những vấn đề y chang vầy thì may ra… Biết đâu chừng là ngày mai có em nào xinh như mộng, giàu, có địa vị ví như Mỹ Tâm chẳng hạn nói những lời này thì cộng đồng người Việt mới ồ à. Được vậy thì may mắn quá còn gì. Nhưng cũng có thể là vài năm sau mới có nhân vật như vậy nói những vấn đề như vậy, thì lúc đó tôi lại ngồi tiếc công sức bao năm của cộng đồng đã có thể tiết kiệm được nếu như chịu học cách lắng nghe sớm hơn. Mà biết đâu chừng chẳng còn sống để mà tiếc.
Viết một mạch xong không biết đặt title gì. Post lên luôn vì nếu ngừng lại để chỉnh sửa thì tôi sẽ lại đổi ý không post vì ngại hiểu lầm hoặc tranh cãi…
Nga Thi Bich Nguyen