Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tại sao học sinh cần phải học chữ Hán?
Tại sao học sinh cần phải học chữ Hán?
Đó là tiêu đề của Hội thảo về vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27 tháng Tám, PGS-TS Đoàn Lê Giang hiện đang giảng dạy tại Đại học Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố HCM cho rằng, muốn dùng tiếng Việt một cách trong sáng thì học sinh phải học chữ Hán. Từ đó ông kết luận cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy học sớm cho học sinh.
Khi tin này được báo chí loan tải, một làn sóng tranh luận lý thú xảy ra trên mạng xã hội và ngay cả tại các nơi mà người ta thường gặp gỡ nhau ngoài đời giữa những người quan tâm. Phải nói ngay rằng những người phản đối đầu tiên đa số nhìn chữ Hán và Trung Quốc hiện đại là một. Khuôn mặt chữ Hán có hình dạng Biển Đông và những ức chế đối với người Việt trong vòng vài mươi năm qua, kể từ khi chiến tranh biên giới 1979 bắt đầu.
Ám ảnh ấy đã dấy lên những tranh luận giữa một bên là văn hóa và một bên là chính trị. Nhiều người thừa nhận rằng mình không ghét chữ Hán nhưng hành động không thể chấp nhận của Trung Quốc khiến cái ghét ấy lây lan tới từng con chữ vuông vắn mà họ đã quen nhìn trong bao nhiêu năm qua. Cũng có người tuy ghét Trung Quốc nhưng cho rằng càng ghét càng phải học tiếng lẫn chữ của họ để đối phó khi cần thiết.
Những cái ghét thuần về cảm tính ấy đã ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của nhiều người, nhất là những ai xem vấn đề Biển Đông đang có nguy cơ mất trắng vào tay Trung Quốc.
Ý kiến chuyên gia
Trong tư cách một nhà nghiên cứu Hán Nôm, Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ, nguyên Trưởng ban Văn học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhận xét:
“Trong đời sống hiện nay tiếng Hán Việt, di sản Hán Nôm của chúng ta ngoài di sản bằng văn hóa chữ viết, sách vở thư tịch còn một di sản mà chúng ta đang nói với nhau hàng ngày trong đó có những âm Hán, tiếng Hán, chữ Hán. Ví dụ như Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có 70-80% tiếng Hán do đó việc không học tiếng Hán là rất thiệt thòi.
Nếu biết chữ Hán thì chúng ta hiểu được tiếng Việt một cách sâu sắc hơn, về mặt khoa học người ta kết luận như thế.
- Giáo sư Trần Đình Sử
Ngay như việc giữ gìn sự trong sáng thì hồi trước ta đã làm rồi, thí dụ như nữ du kích thì dịch ra thành cô du kích gái! Cái cách hiện đại hóa đó không thành công mà phải từ từ, cái gì giữ gìn được thì giữ gìn chứ còn chủ trương dạy học Hán Nôm thì tôi bỏ phiếu ủng hộ ngay.”
Giáo sư Trần Đình Sử, nhà lý luận phê bình, nhà khoa học hàn lâm, và cũng là Nhà giáo Nhân Dân cho biết ý kiến của ông về việc học chữ Hán:
“Trong tình huống giáo dục hiện nay, nhiều người cố tìm nhiều giải pháp bởi vậy có những đề xuất rất là khác. Riêng tôi, việc học chữ Hán hay học Trung văn ở Việt Nam tôi cho rằng truyền thống thì chữ Hán đã từng là một văn tự được dùng trong quan phương cũng như trong giáo dục suốt 10 thế kỷ trước và đã có một kho Hán Nôm đã thể hiện di sản văn hóa đó. Đồng thời chữ Hán cũng do quá trình giao lưu giữa tiếng Hán và tiếng Việt như vậy thành phần chữ Hán trong tiếng Việt có tỷ lệ rất cao. Nhiều người tính toán tuy chưa thật chính xác nhưng có thể nói 60 đến 80% vốn từ trong tiếng Việt là có nguồn gốc trong chữ Hán do đó nhiều người cho rằng nếu biết chữ Hán thì chúng ta hiểu được tiếng Việt một cách sâu sắc hơn, về mặt khoa học người ta kết luận như thế.”
Với cái nhìn của một chủ nhiệm khoa Viết văn Báo chí, PGS-TS Ngô Văn Giá quan tâm đến sự thiếu tiếp cận chữ Hán đã và đang làm cho sinh viên có những khó khăn trong việc học và tìm hiểu Hán văn trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà ngay cả Thư viện quốc gia cũng không đủ tài liệu cho sinh viên nghiên cứu:
“Tôi cũng đã đọc bài của ông Đoàn Lê Giang rồi, tôi nghĩ rằng có hai ý tôi ủng hộ ông Đoàn Lê Giang. Thứ nhất Việt Nam mình có dòng chảy văn hóa mà di sản và truyền thống rất mạnh mẽ trong đó có các văn tự chữ Hán và chữ Nôm, học lại chữ Hán để chúng ta tiếp nhận trở lại. Sau khi chúng ta tiếp nhận nền giáo dục cách mạng sau năm 45 thì hầu như là bỏ chữ Hán và chỉ còn đào tạo cho chuyên ngành thôi, vì vậy toàn bộ hệ cơ bản phần lớn sau năm 45 không có chìa khóa để mở cánh cửa văn hóa của quá khứ và bây giờ khôi phục lại thì tôi nghĩ rất cần. Nó là phương tiện quan trọng cho vẻ đẹp văn hóa, cho quá khứ dân tộc và như vậy là làm giàu cho hiện đại, làm giàu cho hôm nay.
Thứ hai, đối với công việc giảng dạy văn học thì bây giờ phần lớn học trò nhầm lẫn từ mà trong đó hệ thống từ Hán Việt bị nhầm lẫn rất nhiều. Đấy là chưa nói từ Hán Việt nếu hiểu tận ngọn ngành thì nó còn nhiều lớp nghĩa nữa.
Chiều sâu văn hóa trong lớp từ Hán Việt hiện nay có một cản trở rất lớn đó là học sinh không biết dùng và không hiểu từ Hán Việt. Không hiểu một cách sâu xa nên việc tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của các tác phẩm văn học trung đại rất khó khăn do không hiểu được hết. Mà không hiểu được hết thì không thể nào yêu và có thái độ trân trọng đối với di sản văn học quá khứ được. Vì vậy học tiếng Hán ở mức độ nhất định tôi nghĩ là cần thiết.”
Tuy nhiên ý kiến về việc học chữ Hán để tiếng Việt trong sáng hơn có thể bị bắt bẻ, nhất là các trí thức không chuyên về Hán Nôm, dịch giả Phạm Nguyên Trường là một trong rất nhiều trí thức như thế đưa ra nhận xét:
“Có một số người nói phải biết chữ Hán mới thành thạo tiếng Việt thì tôi cho rằng không được chính xác tại vì chúng ta có thể học tiếng Việt bằng cách tra tự điển và nhờ vào đọc sách. Tôi chẳng biết một từ chữ Hán nào nhưng vẫn thấy mình biết khá tiếng Việt chứ không phải cần tới tiếng Hán mới thạo tiếng Việt. Thứ hai là ngôn ngữ nó phải thay đổi. Trật tự tự phát nó thay đổi liên tục, lúc này từ này nó có thể có ý nghĩa này nhưng mà hai ba chục hay một trăm năm nữa nó có thể có nghĩa hoàn toàn khác.
Nếu bám vào ý nghĩa bây giờ mà bắt người sau vài trăm năm nữa phải hiểu như bây giờ thì sẽ bị cô lập, không thể hiểu được. Một việc nữa là chữ Hán rất khó, phải nhớ bằng cách học thường xuyên nhưng chữ Hán bây giờ ít khi được dùng, chỉ khi vào trong chùa hay danh lam thắng cảnh nào đó ta mới thấy một vài chữ Hán thành ra một ngày chả đọc được bao nhiêu nên nếu có học chỉ mất thời giờ chứ không thể nhớ được. Còn một điều nữa, hiện nay học sinh các cháu đã quá tải rồi bây giờ lại bắt các cháu học thêm thì mất thời giờ mà lại làm khổ cho các cháu.”
Khó khăn
Khuôn mặt văn hóa thể hiện qua chữ Hán là điều khó phủ nhận vì Việt Nam đã chịu ảnh hưởng một cách sâu đậm từ hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên cách mà các nhà Hán Nôm muốn đem chữ Hán ngay vào trường học gặp phải sự tranh luận gay gắt về hiện trạng giáo dục Việt Nam với hình dạng vừa thiếu vừa dư mà các nhà hoạch định chính sách giáo dục vẫn đang đau đầu tìm lối thoát.
Dư là quá nhiều môn học đè nặng trên vai học sinh và thiếu là phương tiện, thầy cô và ngay cả sách giáo khoa cũng chưa có khả năng lấp đầy kiến thức cần thiết và khả tín cho học sinh.
Có một số người nói phải biết chữ Hán mới thành thạo tiếng Việt thì tôi cho rằng không được chính xác tại vì chúng ta có thể học tiếng Việt bằng cách tra tự điển và nhờ vào đọc sách.
- Dịch giả Phạm Nguyên Trường
Góp ý kiến cho vấn đề dạy và học chữ Hán nếu thực hiện ngay vào lúc này, Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ nhận xét:
“Xét những điều kiện hiện nay thì không có người làm. Trước mắt trong tương lai gần không thể có người. Thứ hai là nếu nói có yêu cầu thì thực sự cũng chưa phải là cần thiết. Thanh niên họ cũng có thể còn có nhiều điều tâm đắc khác mà mình không thể uốn nắn được vì bây giờ là xã hội tự do.
Làm gì đã có thầy mà dạy? Nếu đặt ra một chương trình dạy thì cũng bôi bác là vì thầy dạy và trò học như học vẹt không có giá trị gì cả. Người dạy không có rồi in ấn giáo trình rất khó khăn, ngay cả dạy tiếng Anh phổ thông như thế chúng ta cũng không làm được. Nếu mà dạy được thì rất tốt nhưng có điều rằng cơ sở vật chất tức là thầy giáo chúng ta còn thiếu rất nhiều lấy đâu ra mà dạy. Giảng dạy thì sinh ra biên chế mà dạy thì bao nhiêu năm?”
Để thuyết phục về dự án dạy tiếng Hán trong nhà trường, PGS-TS Hà Minh đề nghị rằng các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết Trung học cơ sở thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết Trung học phổ thông thì học sinh sẽ biết thêm khoảng 1.000 từ nữa.
Nhà giáo Nhân Dân Trần Đình Sử, chia sẻ kinh nghiệm của ông qua đề xuất này:
“Đề xuất đó tôi nghĩ rằng rất khó bởi vì nếu học một hay vài ngàn từ thì không đủ sức đọc được những câu đối ở các đình chùa. Không nổi đâu, vì những nơi đó không chỉ là những cụm từ mà nó còn là văn hóa một thời đã qua làm sao hiểu theo từ được. Nếu dùng giải pháp đó thì tôi nghĩ học ít thì không được mà học nhiều thì hiện nay thời giờ không thể đảm bảo cho học nhiều được. Bởi vì hiện nay ngay cả việc học ngoại ngữ trong nhà trường Việt Nam thì thời lượng học tiếng Anh được xem là nhiều ở trung học cũng như đại học mà các em tốt nghiệp ra trường vẫn không thể sử dụng tiếng Anh vậy thì học một ít chữ Hán làm sao có ý nghĩa được, đấy là điều cần phải suy nghĩ.”
Ngôn ngữ nào cũng có mặt lợi của nó khi được mang đến từ một nước khác. Bên cạnh sự trao đổi về văn hóa, người dân còn nhận được mối lợi từ kinh tế, kỹ thuật và những nguồn lợi không hình dáng khác. Dị ứng với ngôn ngữ từ thành kiến chủng tộc hay tự kỷ quốc gia là mối hại tiềm ẩn ngay cho chính mình vì bản thân một ngôn ngữ chúng luôn vẫn là chúng bất kể người ta có hoan hô hay chống đối.
Sách vở dù từng bị đốt như Tần Thủy Hoàng đã làm vẫn không tiêu diệt được tiếng Hán. Câu chữ tuyên truyền về các đế quốc tàn ác dã man vẫn không làm cho tiếng Anh tiếng Pháp bị tẩy chay vì ghét bỏ, vì vậy tiếng Hán đối với dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa kể cả khi ngậm đắng nuốt cay vì bị giặc Tàu xâm lấn thì các nhà nho yêu nước vẫn cặm cụi viết xuống những câu chống quân xâm lược bằng chính thứ chữ của chúng: chữ Hán.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tại sao học sinh cần phải học chữ Hán?
Tại sao học sinh cần phải học chữ Hán?
Đó là tiêu đề của Hội thảo về vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27 tháng Tám, PGS-TS Đoàn Lê Giang hiện đang giảng dạy tại Đại học Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố HCM cho rằng, muốn dùng tiếng Việt một cách trong sáng thì học sinh phải học chữ Hán. Từ đó ông kết luận cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy học sớm cho học sinh.
Khi tin này được báo chí loan tải, một làn sóng tranh luận lý thú xảy ra trên mạng xã hội và ngay cả tại các nơi mà người ta thường gặp gỡ nhau ngoài đời giữa những người quan tâm. Phải nói ngay rằng những người phản đối đầu tiên đa số nhìn chữ Hán và Trung Quốc hiện đại là một. Khuôn mặt chữ Hán có hình dạng Biển Đông và những ức chế đối với người Việt trong vòng vài mươi năm qua, kể từ khi chiến tranh biên giới 1979 bắt đầu.
Ám ảnh ấy đã dấy lên những tranh luận giữa một bên là văn hóa và một bên là chính trị. Nhiều người thừa nhận rằng mình không ghét chữ Hán nhưng hành động không thể chấp nhận của Trung Quốc khiến cái ghét ấy lây lan tới từng con chữ vuông vắn mà họ đã quen nhìn trong bao nhiêu năm qua. Cũng có người tuy ghét Trung Quốc nhưng cho rằng càng ghét càng phải học tiếng lẫn chữ của họ để đối phó khi cần thiết.
Những cái ghét thuần về cảm tính ấy đã ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của nhiều người, nhất là những ai xem vấn đề Biển Đông đang có nguy cơ mất trắng vào tay Trung Quốc.
Ý kiến chuyên gia
Trong tư cách một nhà nghiên cứu Hán Nôm, Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ, nguyên Trưởng ban Văn học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhận xét:
“Trong đời sống hiện nay tiếng Hán Việt, di sản Hán Nôm của chúng ta ngoài di sản bằng văn hóa chữ viết, sách vở thư tịch còn một di sản mà chúng ta đang nói với nhau hàng ngày trong đó có những âm Hán, tiếng Hán, chữ Hán. Ví dụ như Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có 70-80% tiếng Hán do đó việc không học tiếng Hán là rất thiệt thòi.
Nếu biết chữ Hán thì chúng ta hiểu được tiếng Việt một cách sâu sắc hơn, về mặt khoa học người ta kết luận như thế.
- Giáo sư Trần Đình Sử
Ngay như việc giữ gìn sự trong sáng thì hồi trước ta đã làm rồi, thí dụ như nữ du kích thì dịch ra thành cô du kích gái! Cái cách hiện đại hóa đó không thành công mà phải từ từ, cái gì giữ gìn được thì giữ gìn chứ còn chủ trương dạy học Hán Nôm thì tôi bỏ phiếu ủng hộ ngay.”
Giáo sư Trần Đình Sử, nhà lý luận phê bình, nhà khoa học hàn lâm, và cũng là Nhà giáo Nhân Dân cho biết ý kiến của ông về việc học chữ Hán:
“Trong tình huống giáo dục hiện nay, nhiều người cố tìm nhiều giải pháp bởi vậy có những đề xuất rất là khác. Riêng tôi, việc học chữ Hán hay học Trung văn ở Việt Nam tôi cho rằng truyền thống thì chữ Hán đã từng là một văn tự được dùng trong quan phương cũng như trong giáo dục suốt 10 thế kỷ trước và đã có một kho Hán Nôm đã thể hiện di sản văn hóa đó. Đồng thời chữ Hán cũng do quá trình giao lưu giữa tiếng Hán và tiếng Việt như vậy thành phần chữ Hán trong tiếng Việt có tỷ lệ rất cao. Nhiều người tính toán tuy chưa thật chính xác nhưng có thể nói 60 đến 80% vốn từ trong tiếng Việt là có nguồn gốc trong chữ Hán do đó nhiều người cho rằng nếu biết chữ Hán thì chúng ta hiểu được tiếng Việt một cách sâu sắc hơn, về mặt khoa học người ta kết luận như thế.”
Với cái nhìn của một chủ nhiệm khoa Viết văn Báo chí, PGS-TS Ngô Văn Giá quan tâm đến sự thiếu tiếp cận chữ Hán đã và đang làm cho sinh viên có những khó khăn trong việc học và tìm hiểu Hán văn trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà ngay cả Thư viện quốc gia cũng không đủ tài liệu cho sinh viên nghiên cứu:
“Tôi cũng đã đọc bài của ông Đoàn Lê Giang rồi, tôi nghĩ rằng có hai ý tôi ủng hộ ông Đoàn Lê Giang. Thứ nhất Việt Nam mình có dòng chảy văn hóa mà di sản và truyền thống rất mạnh mẽ trong đó có các văn tự chữ Hán và chữ Nôm, học lại chữ Hán để chúng ta tiếp nhận trở lại. Sau khi chúng ta tiếp nhận nền giáo dục cách mạng sau năm 45 thì hầu như là bỏ chữ Hán và chỉ còn đào tạo cho chuyên ngành thôi, vì vậy toàn bộ hệ cơ bản phần lớn sau năm 45 không có chìa khóa để mở cánh cửa văn hóa của quá khứ và bây giờ khôi phục lại thì tôi nghĩ rất cần. Nó là phương tiện quan trọng cho vẻ đẹp văn hóa, cho quá khứ dân tộc và như vậy là làm giàu cho hiện đại, làm giàu cho hôm nay.
Thứ hai, đối với công việc giảng dạy văn học thì bây giờ phần lớn học trò nhầm lẫn từ mà trong đó hệ thống từ Hán Việt bị nhầm lẫn rất nhiều. Đấy là chưa nói từ Hán Việt nếu hiểu tận ngọn ngành thì nó còn nhiều lớp nghĩa nữa.
Chiều sâu văn hóa trong lớp từ Hán Việt hiện nay có một cản trở rất lớn đó là học sinh không biết dùng và không hiểu từ Hán Việt. Không hiểu một cách sâu xa nên việc tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của các tác phẩm văn học trung đại rất khó khăn do không hiểu được hết. Mà không hiểu được hết thì không thể nào yêu và có thái độ trân trọng đối với di sản văn học quá khứ được. Vì vậy học tiếng Hán ở mức độ nhất định tôi nghĩ là cần thiết.”
Tuy nhiên ý kiến về việc học chữ Hán để tiếng Việt trong sáng hơn có thể bị bắt bẻ, nhất là các trí thức không chuyên về Hán Nôm, dịch giả Phạm Nguyên Trường là một trong rất nhiều trí thức như thế đưa ra nhận xét:
“Có một số người nói phải biết chữ Hán mới thành thạo tiếng Việt thì tôi cho rằng không được chính xác tại vì chúng ta có thể học tiếng Việt bằng cách tra tự điển và nhờ vào đọc sách. Tôi chẳng biết một từ chữ Hán nào nhưng vẫn thấy mình biết khá tiếng Việt chứ không phải cần tới tiếng Hán mới thạo tiếng Việt. Thứ hai là ngôn ngữ nó phải thay đổi. Trật tự tự phát nó thay đổi liên tục, lúc này từ này nó có thể có ý nghĩa này nhưng mà hai ba chục hay một trăm năm nữa nó có thể có nghĩa hoàn toàn khác.
Nếu bám vào ý nghĩa bây giờ mà bắt người sau vài trăm năm nữa phải hiểu như bây giờ thì sẽ bị cô lập, không thể hiểu được. Một việc nữa là chữ Hán rất khó, phải nhớ bằng cách học thường xuyên nhưng chữ Hán bây giờ ít khi được dùng, chỉ khi vào trong chùa hay danh lam thắng cảnh nào đó ta mới thấy một vài chữ Hán thành ra một ngày chả đọc được bao nhiêu nên nếu có học chỉ mất thời giờ chứ không thể nhớ được. Còn một điều nữa, hiện nay học sinh các cháu đã quá tải rồi bây giờ lại bắt các cháu học thêm thì mất thời giờ mà lại làm khổ cho các cháu.”
Khó khăn
Khuôn mặt văn hóa thể hiện qua chữ Hán là điều khó phủ nhận vì Việt Nam đã chịu ảnh hưởng một cách sâu đậm từ hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên cách mà các nhà Hán Nôm muốn đem chữ Hán ngay vào trường học gặp phải sự tranh luận gay gắt về hiện trạng giáo dục Việt Nam với hình dạng vừa thiếu vừa dư mà các nhà hoạch định chính sách giáo dục vẫn đang đau đầu tìm lối thoát.
Dư là quá nhiều môn học đè nặng trên vai học sinh và thiếu là phương tiện, thầy cô và ngay cả sách giáo khoa cũng chưa có khả năng lấp đầy kiến thức cần thiết và khả tín cho học sinh.
Có một số người nói phải biết chữ Hán mới thành thạo tiếng Việt thì tôi cho rằng không được chính xác tại vì chúng ta có thể học tiếng Việt bằng cách tra tự điển và nhờ vào đọc sách.
- Dịch giả Phạm Nguyên Trường
Góp ý kiến cho vấn đề dạy và học chữ Hán nếu thực hiện ngay vào lúc này, Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ nhận xét:
“Xét những điều kiện hiện nay thì không có người làm. Trước mắt trong tương lai gần không thể có người. Thứ hai là nếu nói có yêu cầu thì thực sự cũng chưa phải là cần thiết. Thanh niên họ cũng có thể còn có nhiều điều tâm đắc khác mà mình không thể uốn nắn được vì bây giờ là xã hội tự do.
Làm gì đã có thầy mà dạy? Nếu đặt ra một chương trình dạy thì cũng bôi bác là vì thầy dạy và trò học như học vẹt không có giá trị gì cả. Người dạy không có rồi in ấn giáo trình rất khó khăn, ngay cả dạy tiếng Anh phổ thông như thế chúng ta cũng không làm được. Nếu mà dạy được thì rất tốt nhưng có điều rằng cơ sở vật chất tức là thầy giáo chúng ta còn thiếu rất nhiều lấy đâu ra mà dạy. Giảng dạy thì sinh ra biên chế mà dạy thì bao nhiêu năm?”
Để thuyết phục về dự án dạy tiếng Hán trong nhà trường, PGS-TS Hà Minh đề nghị rằng các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết Trung học cơ sở thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết Trung học phổ thông thì học sinh sẽ biết thêm khoảng 1.000 từ nữa.
Nhà giáo Nhân Dân Trần Đình Sử, chia sẻ kinh nghiệm của ông qua đề xuất này:
“Đề xuất đó tôi nghĩ rằng rất khó bởi vì nếu học một hay vài ngàn từ thì không đủ sức đọc được những câu đối ở các đình chùa. Không nổi đâu, vì những nơi đó không chỉ là những cụm từ mà nó còn là văn hóa một thời đã qua làm sao hiểu theo từ được. Nếu dùng giải pháp đó thì tôi nghĩ học ít thì không được mà học nhiều thì hiện nay thời giờ không thể đảm bảo cho học nhiều được. Bởi vì hiện nay ngay cả việc học ngoại ngữ trong nhà trường Việt Nam thì thời lượng học tiếng Anh được xem là nhiều ở trung học cũng như đại học mà các em tốt nghiệp ra trường vẫn không thể sử dụng tiếng Anh vậy thì học một ít chữ Hán làm sao có ý nghĩa được, đấy là điều cần phải suy nghĩ.”
Ngôn ngữ nào cũng có mặt lợi của nó khi được mang đến từ một nước khác. Bên cạnh sự trao đổi về văn hóa, người dân còn nhận được mối lợi từ kinh tế, kỹ thuật và những nguồn lợi không hình dáng khác. Dị ứng với ngôn ngữ từ thành kiến chủng tộc hay tự kỷ quốc gia là mối hại tiềm ẩn ngay cho chính mình vì bản thân một ngôn ngữ chúng luôn vẫn là chúng bất kể người ta có hoan hô hay chống đối.
Sách vở dù từng bị đốt như Tần Thủy Hoàng đã làm vẫn không tiêu diệt được tiếng Hán. Câu chữ tuyên truyền về các đế quốc tàn ác dã man vẫn không làm cho tiếng Anh tiếng Pháp bị tẩy chay vì ghét bỏ, vì vậy tiếng Hán đối với dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa kể cả khi ngậm đắng nuốt cay vì bị giặc Tàu xâm lấn thì các nhà nho yêu nước vẫn cặm cụi viết xuống những câu chống quân xâm lược bằng chính thứ chữ của chúng: chữ Hán.