Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tại sao người Việt tôn thờ cọp mà không thờ sư tử
Sau bài đăng “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” trên trang nghiencuulichsu.com vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi
Sau bài đăng “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” trên trang nghiencuulichsu.com vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi tôi câu hỏi liên quan đến việc thờ cọp và sư tử trong văn hóa Việt Nam. Giữa hai con vật này tại sao có sự khác biệt trong quan niệm về tôn thờ. Trong khi cọp được gọi kính cẩn bằng những tên gọi như “Ông Ba Mươi”, “Thần Hổ”, “Chúa Sơn Lâm” thì sư tử chỉ là linh vật trang trí trong các công trình tín ngưỡng, tâm linh với vị thế là canh giữ công trình. Nay có thời gian, xin phép được lý giải thử vấn đề này từ phương pháp tiếp cận 3 góc độ: Sinh học-Lịch sử-Văn hóa.
Thứ nhất, từ góc độ sinh học, cọp (hổ) là loài động vật sống đơn độc, không theo bầy đàn. Trong khi đó, sư tử lại là động vật sống theo lối bầy đàn. Chính đặc tính này đã làm cho nhiều người ngộ nhận sức mạnh của cọp là không bằng sư tử. Khi có cơ hội đối đầu với nhau trong môi trường hoang dã, một bầy sư tử hiển nhiên là chiếm ưu thế hơn một con sư tử đơn độc.
Sau bài đăng “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” trên trang nghiencuulichsu.com vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi tôi câu hỏi liên quan đến việc thờ cọp và sư tử trong văn hóa Việt Nam. Giữa hai con vật này tại sao có sự khác biệt trong quan niệm về tôn thờ. Trong khi cọp được gọi kính cẩn bằng những tên gọi như “Ông Ba Mươi”, “Thần Hổ”, “Chúa Sơn Lâm” thì sư tử chỉ là linh vật trang trí trong các công trình tín ngưỡng, tâm linh với vị thế là canh giữ công trình. Nay có thời gian, xin phép được lý giải thử vấn đề này từ phương pháp tiếp cận 3 góc độ: Sinh học-Lịch sử-Văn hóa.
Thứ nhất, từ góc độ sinh học, cọp (hổ) là loài động vật sống đơn độc, không theo bầy đàn. Trong khi đó, sư tử lại là động vật sống theo lối bầy đàn. Chính đặc tính này đã làm cho nhiều người ngộ nhận sức mạnh của cọp là không bằng sư tử. Khi có cơ hội đối đầu với nhau trong môi trường hoang dã, một bầy sư tử hiển nhiên là chiếm ưu thế hơn một con sư tử đơn độc.
Tuy nhiên, thực tế từ nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra đã cho thấy đây là một nhận định sai lầm. Sức bền, sự dẻo dai của cọp là cao hơn hẳn so với loài sư tử.
Ngay từ thời La Mã, cuộc chiến giữa cọp và sư tử đã được xem là thú vui
giải trí của các tầng lớp quý tộc và sự thật đã cho thấy: Cọp luôn là kẻ giành phần thắng.
Một số nhà sinh thái học qua thực nghiệm đã khẳng định về trọng lượng
cơ thể, sức mạnh cơ bắp, khả năng tấn công của sư tử xếp sau voi và
cọp.
Mặt
khác, sống trong điều kiện tự nhiên khác nhau thì việc phân biệt rạch
ròi sức mạnh của hai loài vật này là điều không đơn giản. Trong khi sư
tử với lối sống bầy đàn, phân bố chủ yếu ở khu vực thảo nguyên ở Châu
Phi thì hổ lại là loài động vật phân bố chủ yếu ở núi rừng của Châu Á
(danh hiệu “Chúa Sơn Lâm” cũng đã cho thấy rất rõ địa bàn cư trú của
loài hổ). Việt Nam chúng ta là một quốc gia Châu Á và do đó, ở một chừng
mực nhất định, hổ là loài động vật phổ biến hơn trong tâm thức cùa cộng
đồng người dân.
Thứ hai, từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam nói chung và ở Nam Bộ nói riêng, khi mà cộng đồng người Việt từ khu vực miền Trung di cư vào đây theo quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam, đây vốn là vùng đất hoang sơ và rất hiểm trở. Một trong những biểu hiện cho sự hiểm trở và hoang sơ chính là sự hiện diện của loài cọp. Trong các tác phẩm viết về lịch sử và văn hóa của vùng đất Nam Bộ, không khó để ta thấy được sự khó khăn của cư dân tại vùng đất mới khi phải đương đầu với “Ông Ba Mươi”.
Thứ hai, từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam nói chung và ở Nam Bộ nói riêng, khi mà cộng đồng người Việt từ khu vực miền Trung di cư vào đây theo quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam, đây vốn là vùng đất hoang sơ và rất hiểm trở. Một trong những biểu hiện cho sự hiểm trở và hoang sơ chính là sự hiện diện của loài cọp. Trong các tác phẩm viết về lịch sử và văn hóa của vùng đất Nam Bộ, không khó để ta thấy được sự khó khăn của cư dân tại vùng đất mới khi phải đương đầu với “Ông Ba Mươi”.
Truyền
thuyết về sự hóa thân của Phạm Nhĩ để biến thành ông Ba Mươi cũng là
một phương thức để người Việt lý giải cho sự tôn sùng của mình dành cho
loài động vật này. Quy luật tâm lý cho thấy khi con người phải đương đầu
với những khó khăn gì, những hiểm họa từ gì thì sẽ có xu hướng tôn
sùng, e dè trước nó. Và sự tôn thờ hổ là một ví dụ điển hình. Do vậy,
tại một số địa phương thì hổ trở thành ông Hương cả – một chức quan lúc
bấy giờ ở Nam Bộ; hay sự sắc phong các danh hiệu “Sơn quân chi thần”,
“Sơn quân chúa xứ”, “Sơn quân mãnh hổ”…
Mối
hiểm nguy từ con hổ ngay từ thời gian đầu vào khẩn hoang vẫn còn để lại
dấu ấn và hiện hữu cho đến ngày nay thông qua những địa danh ở Nam Bộ.
Dần dần về sau này, khi mà điều kiện môi sinh của con người đã dần được
định hình, hổ không còn hiện diện một cách công khai như trước, song,
con người vẫn còn giữ được sự tôn trọng của mình loài động vật này. Tại
một số đình, chùa ở Nam Bộ vẫn còn cho khắc hình tượng hổ lên trên các
tấm bình phong đặt ngay trước cổng của công trình với mục đích là hù dọa
các ông Ba Mươi không dám đến quấy phá dân làng. Đây là biểu hiện của
sự phức tạp trong nhận thức của cư dân khi vừa tôn thờ cọp nhưng cũng
đồng thời phải đối đầu để có được cuộc sống bình yên.
Thứ ba, từ góc độ văn hóa, sư tử là loài vật có hiện diện tại Ấn Độ và do đó, ngay từ sớm, nó đã nhập thân vào văn hóa Ấn Độ để trở thành biểu tượng cho sức mạnh. Chính sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho sư tử du nhập vào các công trình tâm linh, tín ngưỡng ở nước ta. Về vấn đề này, Đinh Hồng Hải đã có nhận xét:“… Biểu tượng sư tử được cho là linh vật có sức mạnh siêu việt trong văn hóa Ấn Độ nên nó đã được sử dụng khá phổ biến từ thời vua A Dục (Asoka) đặt trên đỉnh các cột kinh…”. Sự đối sánh giữa hình tượng cọp và sư tử mà tôi dẫn giải ở trên cũng lý giải thực tế là sư tử được du nhập vào Việt Nam do sự giao thoa văn hóa, trong khi đó, việc thờ cọp được nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong quá trình đấu tranh chống lại điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Do đó, vị thế của cọp cao hơn sư tử cũng là điều dễ hiểu.
Thứ ba, từ góc độ văn hóa, sư tử là loài vật có hiện diện tại Ấn Độ và do đó, ngay từ sớm, nó đã nhập thân vào văn hóa Ấn Độ để trở thành biểu tượng cho sức mạnh. Chính sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho sư tử du nhập vào các công trình tâm linh, tín ngưỡng ở nước ta. Về vấn đề này, Đinh Hồng Hải đã có nhận xét:“… Biểu tượng sư tử được cho là linh vật có sức mạnh siêu việt trong văn hóa Ấn Độ nên nó đã được sử dụng khá phổ biến từ thời vua A Dục (Asoka) đặt trên đỉnh các cột kinh…”. Sự đối sánh giữa hình tượng cọp và sư tử mà tôi dẫn giải ở trên cũng lý giải thực tế là sư tử được du nhập vào Việt Nam do sự giao thoa văn hóa, trong khi đó, việc thờ cọp được nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong quá trình đấu tranh chống lại điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Do đó, vị thế của cọp cao hơn sư tử cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài
ra, trong tín ngưỡng thờ Mẫu, “Quan Ngũ Hổ” cũng trở thành một bộ phận
hữu cơ gắn bó với các đối tượng khác trong tín ngưỡng này; do vậy, trong
quá trình di dân vào vùng đất mới, chúng đã tích hợp lại với nhau và
tạo ra dạng thức thờ Hổ rất đặc sắc. Hình tượng “Hổ” được tôn thờ chính
là một bước phát triển mới trong nhận thức về thế giới quan, nhân sinh
quan của cộng đồng người Việt.
Tóm lại, từ 3 góc độ sinh học-lịch sử-văn hóa, tôi thử lý giải vài nguyên nhân cơ bản nhất khi giải thích nguyên nhân người Việt thờ cọp chứ không thờ sư tử. Là một dạng tín ngưỡng dân gian, nhưng giá trị văn hóa ẩn chứa trong dạng thức tín ngưỡng này đã phản ánh một lịch sử khẩn hoang đầy cực nhọc của cha ông ta, đó chính là sự tích hợp các giá trị nhận thức để đấu tranh và sinh tồn trên vùng đất mới. Dấu ẩn ngày nay vẫn còn phản chiếu trong các địa danh, các truyền thuyết về con vật này. Hi vọng hữu ích cho người đọc./.
Huỳnh Thiệu Phong
(Nghiên cứu Lịch sử)
Tóm lại, từ 3 góc độ sinh học-lịch sử-văn hóa, tôi thử lý giải vài nguyên nhân cơ bản nhất khi giải thích nguyên nhân người Việt thờ cọp chứ không thờ sư tử. Là một dạng tín ngưỡng dân gian, nhưng giá trị văn hóa ẩn chứa trong dạng thức tín ngưỡng này đã phản ánh một lịch sử khẩn hoang đầy cực nhọc của cha ông ta, đó chính là sự tích hợp các giá trị nhận thức để đấu tranh và sinh tồn trên vùng đất mới. Dấu ẩn ngày nay vẫn còn phản chiếu trong các địa danh, các truyền thuyết về con vật này. Hi vọng hữu ích cho người đọc./.
Huỳnh Thiệu Phong
(Nghiên cứu Lịch sử)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tại sao người Việt tôn thờ cọp mà không thờ sư tử
Sau bài đăng “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” trên trang nghiencuulichsu.com vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi
Sau bài đăng “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam” trên trang nghiencuulichsu.com vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi tôi câu hỏi liên quan đến việc thờ cọp và sư tử trong văn hóa Việt Nam. Giữa hai con vật này tại sao có sự khác biệt trong quan niệm về tôn thờ. Trong khi cọp được gọi kính cẩn bằng những tên gọi như “Ông Ba Mươi”, “Thần Hổ”, “Chúa Sơn Lâm” thì sư tử chỉ là linh vật trang trí trong các công trình tín ngưỡng, tâm linh với vị thế là canh giữ công trình. Nay có thời gian, xin phép được lý giải thử vấn đề này từ phương pháp tiếp cận 3 góc độ: Sinh học-Lịch sử-Văn hóa.
Thứ nhất, từ góc độ sinh học, cọp (hổ) là loài động vật sống đơn độc, không theo bầy đàn. Trong khi đó, sư tử lại là động vật sống theo lối bầy đàn. Chính đặc tính này đã làm cho nhiều người ngộ nhận sức mạnh của cọp là không bằng sư tử. Khi có cơ hội đối đầu với nhau trong môi trường hoang dã, một bầy sư tử hiển nhiên là chiếm ưu thế hơn một con sư tử đơn độc.
Tuy nhiên, thực tế từ nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra đã cho thấy đây là một nhận định sai lầm. Sức bền, sự dẻo dai của cọp là cao hơn hẳn so với loài sư tử.
Ngay từ thời La Mã, cuộc chiến giữa cọp và sư tử đã được xem là thú vui
giải trí của các tầng lớp quý tộc và sự thật đã cho thấy: Cọp luôn là kẻ giành phần thắng.
Một số nhà sinh thái học qua thực nghiệm đã khẳng định về trọng lượng
cơ thể, sức mạnh cơ bắp, khả năng tấn công của sư tử xếp sau voi và
cọp.
Mặt
khác, sống trong điều kiện tự nhiên khác nhau thì việc phân biệt rạch
ròi sức mạnh của hai loài vật này là điều không đơn giản. Trong khi sư
tử với lối sống bầy đàn, phân bố chủ yếu ở khu vực thảo nguyên ở Châu
Phi thì hổ lại là loài động vật phân bố chủ yếu ở núi rừng của Châu Á
(danh hiệu “Chúa Sơn Lâm” cũng đã cho thấy rất rõ địa bàn cư trú của
loài hổ). Việt Nam chúng ta là một quốc gia Châu Á và do đó, ở một chừng
mực nhất định, hổ là loài động vật phổ biến hơn trong tâm thức cùa cộng
đồng người dân.
Thứ hai, từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam nói chung và ở Nam Bộ nói riêng, khi mà cộng đồng người Việt từ khu vực miền Trung di cư vào đây theo quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam, đây vốn là vùng đất hoang sơ và rất hiểm trở. Một trong những biểu hiện cho sự hiểm trở và hoang sơ chính là sự hiện diện của loài cọp. Trong các tác phẩm viết về lịch sử và văn hóa của vùng đất Nam Bộ, không khó để ta thấy được sự khó khăn của cư dân tại vùng đất mới khi phải đương đầu với “Ông Ba Mươi”.
Thứ hai, từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam nói chung và ở Nam Bộ nói riêng, khi mà cộng đồng người Việt từ khu vực miền Trung di cư vào đây theo quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam, đây vốn là vùng đất hoang sơ và rất hiểm trở. Một trong những biểu hiện cho sự hiểm trở và hoang sơ chính là sự hiện diện của loài cọp. Trong các tác phẩm viết về lịch sử và văn hóa của vùng đất Nam Bộ, không khó để ta thấy được sự khó khăn của cư dân tại vùng đất mới khi phải đương đầu với “Ông Ba Mươi”.
Truyền
thuyết về sự hóa thân của Phạm Nhĩ để biến thành ông Ba Mươi cũng là
một phương thức để người Việt lý giải cho sự tôn sùng của mình dành cho
loài động vật này. Quy luật tâm lý cho thấy khi con người phải đương đầu
với những khó khăn gì, những hiểm họa từ gì thì sẽ có xu hướng tôn
sùng, e dè trước nó. Và sự tôn thờ hổ là một ví dụ điển hình. Do vậy,
tại một số địa phương thì hổ trở thành ông Hương cả – một chức quan lúc
bấy giờ ở Nam Bộ; hay sự sắc phong các danh hiệu “Sơn quân chi thần”,
“Sơn quân chúa xứ”, “Sơn quân mãnh hổ”…
Mối
hiểm nguy từ con hổ ngay từ thời gian đầu vào khẩn hoang vẫn còn để lại
dấu ấn và hiện hữu cho đến ngày nay thông qua những địa danh ở Nam Bộ.
Dần dần về sau này, khi mà điều kiện môi sinh của con người đã dần được
định hình, hổ không còn hiện diện một cách công khai như trước, song,
con người vẫn còn giữ được sự tôn trọng của mình loài động vật này. Tại
một số đình, chùa ở Nam Bộ vẫn còn cho khắc hình tượng hổ lên trên các
tấm bình phong đặt ngay trước cổng của công trình với mục đích là hù dọa
các ông Ba Mươi không dám đến quấy phá dân làng. Đây là biểu hiện của
sự phức tạp trong nhận thức của cư dân khi vừa tôn thờ cọp nhưng cũng
đồng thời phải đối đầu để có được cuộc sống bình yên.
Thứ ba, từ góc độ văn hóa, sư tử là loài vật có hiện diện tại Ấn Độ và do đó, ngay từ sớm, nó đã nhập thân vào văn hóa Ấn Độ để trở thành biểu tượng cho sức mạnh. Chính sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho sư tử du nhập vào các công trình tâm linh, tín ngưỡng ở nước ta. Về vấn đề này, Đinh Hồng Hải đã có nhận xét:“… Biểu tượng sư tử được cho là linh vật có sức mạnh siêu việt trong văn hóa Ấn Độ nên nó đã được sử dụng khá phổ biến từ thời vua A Dục (Asoka) đặt trên đỉnh các cột kinh…”. Sự đối sánh giữa hình tượng cọp và sư tử mà tôi dẫn giải ở trên cũng lý giải thực tế là sư tử được du nhập vào Việt Nam do sự giao thoa văn hóa, trong khi đó, việc thờ cọp được nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong quá trình đấu tranh chống lại điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Do đó, vị thế của cọp cao hơn sư tử cũng là điều dễ hiểu.
Thứ ba, từ góc độ văn hóa, sư tử là loài vật có hiện diện tại Ấn Độ và do đó, ngay từ sớm, nó đã nhập thân vào văn hóa Ấn Độ để trở thành biểu tượng cho sức mạnh. Chính sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho sư tử du nhập vào các công trình tâm linh, tín ngưỡng ở nước ta. Về vấn đề này, Đinh Hồng Hải đã có nhận xét:“… Biểu tượng sư tử được cho là linh vật có sức mạnh siêu việt trong văn hóa Ấn Độ nên nó đã được sử dụng khá phổ biến từ thời vua A Dục (Asoka) đặt trên đỉnh các cột kinh…”. Sự đối sánh giữa hình tượng cọp và sư tử mà tôi dẫn giải ở trên cũng lý giải thực tế là sư tử được du nhập vào Việt Nam do sự giao thoa văn hóa, trong khi đó, việc thờ cọp được nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong quá trình đấu tranh chống lại điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Do đó, vị thế của cọp cao hơn sư tử cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài
ra, trong tín ngưỡng thờ Mẫu, “Quan Ngũ Hổ” cũng trở thành một bộ phận
hữu cơ gắn bó với các đối tượng khác trong tín ngưỡng này; do vậy, trong
quá trình di dân vào vùng đất mới, chúng đã tích hợp lại với nhau và
tạo ra dạng thức thờ Hổ rất đặc sắc. Hình tượng “Hổ” được tôn thờ chính
là một bước phát triển mới trong nhận thức về thế giới quan, nhân sinh
quan của cộng đồng người Việt.
Tóm lại, từ 3 góc độ sinh học-lịch sử-văn hóa, tôi thử lý giải vài nguyên nhân cơ bản nhất khi giải thích nguyên nhân người Việt thờ cọp chứ không thờ sư tử. Là một dạng tín ngưỡng dân gian, nhưng giá trị văn hóa ẩn chứa trong dạng thức tín ngưỡng này đã phản ánh một lịch sử khẩn hoang đầy cực nhọc của cha ông ta, đó chính là sự tích hợp các giá trị nhận thức để đấu tranh và sinh tồn trên vùng đất mới. Dấu ẩn ngày nay vẫn còn phản chiếu trong các địa danh, các truyền thuyết về con vật này. Hi vọng hữu ích cho người đọc./.
Huỳnh Thiệu Phong
(Nghiên cứu Lịch sử)
Tóm lại, từ 3 góc độ sinh học-lịch sử-văn hóa, tôi thử lý giải vài nguyên nhân cơ bản nhất khi giải thích nguyên nhân người Việt thờ cọp chứ không thờ sư tử. Là một dạng tín ngưỡng dân gian, nhưng giá trị văn hóa ẩn chứa trong dạng thức tín ngưỡng này đã phản ánh một lịch sử khẩn hoang đầy cực nhọc của cha ông ta, đó chính là sự tích hợp các giá trị nhận thức để đấu tranh và sinh tồn trên vùng đất mới. Dấu ẩn ngày nay vẫn còn phản chiếu trong các địa danh, các truyền thuyết về con vật này. Hi vọng hữu ích cho người đọc./.
Huỳnh Thiệu Phong
(Nghiên cứu Lịch sử)