Kinh Đời
Tại sao ông Trump ngọt ngào với Nga, lạnh nhạt với Trung Quốc?
Theo chuyên gia của CNN, việc một tổng thống đắc cử cố gắng gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại trước khi nhậm chức, đặc biệt là bằng 140 ký tự của các dòng tin nhắn trên Twitter là một điều hết sức bất bình thường. Mặc dù, các cố vấn của ông Trump cho biết những tuyên bố của ông không nên được hiểu theo nghĩa đen, song những dòng tweet đó cũng phản ánh phần nào quan điểm đối ngoại của Tổng thống tương lai, đồng thời làm dấy lên một câu hỏi: Khi nào cả Trung Quốc và Nga sẽ thách thức sức mạnh toàn cầu của Mỹ và tại sao ông Trump lại ưu ái Moscow hơn Bắc Kinh?
Quan điểm của ông Trump về Nga và Trung Quốc là sự đối ngược hoàn toàn với chính sách hiện tại và đó chính là vấn đề. Ông Trump và phần lớn các thành viên đảng Cộng hòa đều đã khẳng định rằng họ dự định sẽ hủy bỏ hoặc thay thế nhiều chính sách của chính quyền Tổng thống Obama. Tổng thống đắc cử cũng có xu hướng tận dụng các mối quan hệ quốc tế để theo đuổi những mục tiêu kinh tế, mặc dù một số nhà quan sát lo ngại rằng cách tiếp cận của ông không phù hợp với các lực lượng kinh tế.
Ông Trump thường xuyên sử dụng Twitter để bày tỏ suy nghĩ về các chính sách đối ngoại. Nguồn: Politico |
Một số nhà phân tích chỉ ra khả năng ông Trump đang hướng đến cách tiếp cận chiến lược sâu xa hơn, một số khác lại cho rằng ông Trump chỉ đơn giản là không hiểu được tầm quan trọng của các mối quan hệ đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Ít nhất thì đây cũng là cách tiếp cận đối ngược với ông Obama, người luôn tìm đến các lợi ích chung với Trung Quốc để thu hẹp khoảng cách giữa hai nước. Cùng lúc đó, chính quyền Obama lại cố gắng cô lập Nga vì một loạt vi phạm quốc tế, dù không mấy thành công.
Steven Sestanovich, cố vấn cấp cao của Hội đồng Ngoại giao, nhận định: “Có một sự hỗn loạn không hề nhỏ ở đây, đó là nếu bạn gây sự với Trung Quốc thì bạn cũng có thể gặp rắc rối với các đồng minh ở châu Á và nếu bạn đang cố gắng làm hòa với Nga thì tức là bạn đã không chú ý tới các đồng minh ở châu Âu”.
“Tổng thống đắc cử hành động như một người nghĩ rằng anh ta có thể làm tất cả mọi người phát cáu cùng một lúc nhưng không phải trả bất kỳ một cái giá nào vậy”, ông Sestanovich nói.
Nga đã can thiệp vào Ukraine, sáp nhập Crimea. Moscow cũng hỗ trợ Tổng thống Syria Assad trong cuộc nội chiến của nước này. Tình báo Mỹ cũng đã tìm ra bằng chứng cho thấy Nga đứng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua nhằm hạ thấp uy tín của nền dân chủ Mỹ. Thế nhưng ông Trump lại dành những lời lẽ “ấm áp” cho ông Putin và bày tỏ mong muốn có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn với Moscow, công khai phủ nhận các cáo buộc tấn công mạng và cáo buộc cộng đồng tình báo Mỹ làm việc tắc trách.
Matt Rojansky, người đứng đầu Viện Kennan, thuộc Trung tâm Wilson, cho rằng một trong những lý do cho sự ưu ái của ông Trump dành cho Nga đó là, ông Trump tin rằng Washington nên hợp tác với Moscow trong cuộc chiến chống khủng bố bởi Tổng thống đắc cử quan niệm đây chính là “trận chiến giữa Hồi giáo cực đoan và các lực lượng văn minh phương Tây”.
Quan điểm về Nga của ông Trump không chỉ đối lập với một số thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội mà còn khiến các đồng minh châu Âu cảnh giác, đặc biệt là khi ông đặt câu hỏi về giá trị của NATO. Ông Trump cũng khiến các đồng minh châu Á lo lắng khi đặt câu hỏi về chi phí để giúp đỡ Nhật Bản và Hàn Quốc trong quốc phòng.
“Ông Trump cho rằng những cường quốc nhỏ hơn thì chẳng có vấn đề gì, bạn chỉ cần giải quyết mọi việc với những “ông lớn”. Đó chính là một sai lầm. Những kẻ khác sẽ ăn mất bữa trưa của bạn nếu bạn để cho các mối quan hệ đồng minh này trở nên rời rạc. Mức độ lớn nhất mà Mỹ có được trong mối quan hệ với Trung Quốc, đó chính là mạng lưới đồng minh, cũng tương tự như đối với Nga”, ông Sestanovich, đồng thời là giáo sư ĐH Columbia nhận định.
Ông Trump có vẻ ưu ái ông Putin và khá lạnh nhạt với ông Tập Cận Bình. Nguồn: Daily Express |
Một số nhà phân tích cho rằng ông Trump đang thử nghiệm một phiên bản phức tạp của “quan hệ ngoại giao tay ba” thời cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và Tổng thống Richard Nixon dùng để đối phó với Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1970. Tuy nhiên, hai quốc gia này giờ đây đã không còn là kẻ thù của nhau nữa, thay vào đó là một mối quan hệ có định nghĩa cẩn trọng và khá rõ ràng.
“Sẽ không bao giờ có chuyện cải thiện quan hệ với Nga sẽ giúp Mỹ có lợi thế trong mối quan hệ với Trung Quốc”, ông Sestanovich nói.
Trung Quốc, cũng giống như Nga, đã nhắm vào Mỹ bằng các vụ tấn công mạng. Bắc Kinh cũng buộc các công ty của Hoa Kỳ ở Trung Quốc phải từ bỏ công nghệ sở hữu, đối đầu với Washington trong vấn đề tự do hàng hải ở các vùng biển châu Á, hay mới đây là thu giữ tàu lặn tự hành của Mỹ. Nếu ông Trump nhìn thấy được những vi phạm của Nga thì chắc chắn không thể bỏ qua Trung Quốc.
Tổng thống đắc cử, người sở hữu dây chuyền sản xuất quần áo ở Trung Quốc, lại thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp công việc của người Mỹ với những cách hành xử thương mại không công bằng. Không chỉ mới đây mà từ lâu ông Trump đã ví Trung Quốc như “ông ba bị”, đổ lỗi cho Bắc Kinh sáng tạo ra khái niệm “hiện tượng biến đổi khí hậu” để khiến các nhà sản xuất Mỹ mất tính cạnh tranh.
Richard Bush, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Á, Viện Brookings, cho rằng sự chỉ trích của ông Trump cho thấy ông thiếu hiểu biết về nền kinh tế thế giới. “Các công việc mà ông Trump cáo buộc Trung Quốc đánh cắp thực tếđã rơi vào tay Hàn Quốc và Nhật Bản từ rất lâu trước đó, sau đó với tới Trung Quốc. Rất nhiều công việc bị mất còn là do sự thay đổi về công nghệ”, ông Bush nói.
Và mặc dù Tổng thống đắc cử hứa hẹn sẽ mang việc làm trở lại nước Mỹ nhưng theo chuyên gia Bush: “Không một ai ở Mỹ có thể làm được các công việc đó với mức lương như ở những nhà máy trả cho công nhân. Các công việc này sẽ không bao giờ có thể quay trở lại”.
Ông Bush cũng chỉ ra rằng khó có một Tổng thống Mỹ nào có thể thay đổi được mối quan hệ với Trung Quốc. “Liệu cộng đồng doanh nghiệp Mỹ có ngồi yên quan sát ông Trump khuấy động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không? Họ có rất nhiều lợi ích trong đó”, ông cho hay.
Tuệ Minh (lược dịch)
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tại sao ông Trump ngọt ngào với Nga, lạnh nhạt với Trung Quốc?
Theo chuyên gia của CNN, việc một tổng thống đắc cử cố gắng gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại trước khi nhậm chức, đặc biệt là bằng 140 ký tự của các dòng tin nhắn trên Twitter là một điều hết sức bất bình thường. Mặc dù, các cố vấn của ông Trump cho biết những tuyên bố của ông không nên được hiểu theo nghĩa đen, song những dòng tweet đó cũng phản ánh phần nào quan điểm đối ngoại của Tổng thống tương lai, đồng thời làm dấy lên một câu hỏi: Khi nào cả Trung Quốc và Nga sẽ thách thức sức mạnh toàn cầu của Mỹ và tại sao ông Trump lại ưu ái Moscow hơn Bắc Kinh?
Quan điểm của ông Trump về Nga và Trung Quốc là sự đối ngược hoàn toàn với chính sách hiện tại và đó chính là vấn đề. Ông Trump và phần lớn các thành viên đảng Cộng hòa đều đã khẳng định rằng họ dự định sẽ hủy bỏ hoặc thay thế nhiều chính sách của chính quyền Tổng thống Obama. Tổng thống đắc cử cũng có xu hướng tận dụng các mối quan hệ quốc tế để theo đuổi những mục tiêu kinh tế, mặc dù một số nhà quan sát lo ngại rằng cách tiếp cận của ông không phù hợp với các lực lượng kinh tế.
Ông Trump thường xuyên sử dụng Twitter để bày tỏ suy nghĩ về các chính sách đối ngoại. Nguồn: Politico |
Một số nhà phân tích chỉ ra khả năng ông Trump đang hướng đến cách tiếp cận chiến lược sâu xa hơn, một số khác lại cho rằng ông Trump chỉ đơn giản là không hiểu được tầm quan trọng của các mối quan hệ đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Ít nhất thì đây cũng là cách tiếp cận đối ngược với ông Obama, người luôn tìm đến các lợi ích chung với Trung Quốc để thu hẹp khoảng cách giữa hai nước. Cùng lúc đó, chính quyền Obama lại cố gắng cô lập Nga vì một loạt vi phạm quốc tế, dù không mấy thành công.
Steven Sestanovich, cố vấn cấp cao của Hội đồng Ngoại giao, nhận định: “Có một sự hỗn loạn không hề nhỏ ở đây, đó là nếu bạn gây sự với Trung Quốc thì bạn cũng có thể gặp rắc rối với các đồng minh ở châu Á và nếu bạn đang cố gắng làm hòa với Nga thì tức là bạn đã không chú ý tới các đồng minh ở châu Âu”.
“Tổng thống đắc cử hành động như một người nghĩ rằng anh ta có thể làm tất cả mọi người phát cáu cùng một lúc nhưng không phải trả bất kỳ một cái giá nào vậy”, ông Sestanovich nói.
Nga đã can thiệp vào Ukraine, sáp nhập Crimea. Moscow cũng hỗ trợ Tổng thống Syria Assad trong cuộc nội chiến của nước này. Tình báo Mỹ cũng đã tìm ra bằng chứng cho thấy Nga đứng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua nhằm hạ thấp uy tín của nền dân chủ Mỹ. Thế nhưng ông Trump lại dành những lời lẽ “ấm áp” cho ông Putin và bày tỏ mong muốn có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn với Moscow, công khai phủ nhận các cáo buộc tấn công mạng và cáo buộc cộng đồng tình báo Mỹ làm việc tắc trách.
Matt Rojansky, người đứng đầu Viện Kennan, thuộc Trung tâm Wilson, cho rằng một trong những lý do cho sự ưu ái của ông Trump dành cho Nga đó là, ông Trump tin rằng Washington nên hợp tác với Moscow trong cuộc chiến chống khủng bố bởi Tổng thống đắc cử quan niệm đây chính là “trận chiến giữa Hồi giáo cực đoan và các lực lượng văn minh phương Tây”.
Quan điểm về Nga của ông Trump không chỉ đối lập với một số thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội mà còn khiến các đồng minh châu Âu cảnh giác, đặc biệt là khi ông đặt câu hỏi về giá trị của NATO. Ông Trump cũng khiến các đồng minh châu Á lo lắng khi đặt câu hỏi về chi phí để giúp đỡ Nhật Bản và Hàn Quốc trong quốc phòng.
“Ông Trump cho rằng những cường quốc nhỏ hơn thì chẳng có vấn đề gì, bạn chỉ cần giải quyết mọi việc với những “ông lớn”. Đó chính là một sai lầm. Những kẻ khác sẽ ăn mất bữa trưa của bạn nếu bạn để cho các mối quan hệ đồng minh này trở nên rời rạc. Mức độ lớn nhất mà Mỹ có được trong mối quan hệ với Trung Quốc, đó chính là mạng lưới đồng minh, cũng tương tự như đối với Nga”, ông Sestanovich, đồng thời là giáo sư ĐH Columbia nhận định.
Ông Trump có vẻ ưu ái ông Putin và khá lạnh nhạt với ông Tập Cận Bình. Nguồn: Daily Express |
Một số nhà phân tích cho rằng ông Trump đang thử nghiệm một phiên bản phức tạp của “quan hệ ngoại giao tay ba” thời cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và Tổng thống Richard Nixon dùng để đối phó với Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1970. Tuy nhiên, hai quốc gia này giờ đây đã không còn là kẻ thù của nhau nữa, thay vào đó là một mối quan hệ có định nghĩa cẩn trọng và khá rõ ràng.
“Sẽ không bao giờ có chuyện cải thiện quan hệ với Nga sẽ giúp Mỹ có lợi thế trong mối quan hệ với Trung Quốc”, ông Sestanovich nói.
Trung Quốc, cũng giống như Nga, đã nhắm vào Mỹ bằng các vụ tấn công mạng. Bắc Kinh cũng buộc các công ty của Hoa Kỳ ở Trung Quốc phải từ bỏ công nghệ sở hữu, đối đầu với Washington trong vấn đề tự do hàng hải ở các vùng biển châu Á, hay mới đây là thu giữ tàu lặn tự hành của Mỹ. Nếu ông Trump nhìn thấy được những vi phạm của Nga thì chắc chắn không thể bỏ qua Trung Quốc.
Tổng thống đắc cử, người sở hữu dây chuyền sản xuất quần áo ở Trung Quốc, lại thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp công việc của người Mỹ với những cách hành xử thương mại không công bằng. Không chỉ mới đây mà từ lâu ông Trump đã ví Trung Quốc như “ông ba bị”, đổ lỗi cho Bắc Kinh sáng tạo ra khái niệm “hiện tượng biến đổi khí hậu” để khiến các nhà sản xuất Mỹ mất tính cạnh tranh.
Richard Bush, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Á, Viện Brookings, cho rằng sự chỉ trích của ông Trump cho thấy ông thiếu hiểu biết về nền kinh tế thế giới. “Các công việc mà ông Trump cáo buộc Trung Quốc đánh cắp thực tếđã rơi vào tay Hàn Quốc và Nhật Bản từ rất lâu trước đó, sau đó với tới Trung Quốc. Rất nhiều công việc bị mất còn là do sự thay đổi về công nghệ”, ông Bush nói.
Và mặc dù Tổng thống đắc cử hứa hẹn sẽ mang việc làm trở lại nước Mỹ nhưng theo chuyên gia Bush: “Không một ai ở Mỹ có thể làm được các công việc đó với mức lương như ở những nhà máy trả cho công nhân. Các công việc này sẽ không bao giờ có thể quay trở lại”.
Ông Bush cũng chỉ ra rằng khó có một Tổng thống Mỹ nào có thể thay đổi được mối quan hệ với Trung Quốc. “Liệu cộng đồng doanh nghiệp Mỹ có ngồi yên quan sát ông Trump khuấy động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không? Họ có rất nhiều lợi ích trong đó”, ông cho hay.
Tuệ Minh (lược dịch)
Nguyễn Mộng Khôi chuyển