Sức khỏe và đời sống
Tại sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông?
Một nghiên cứu mới phát hiện, các biến dị đối với ADN của ti thể (mitochondria) trong tế bào sinh vật có thể là nguyên nhân gây những khác biệt về tuổi thọ của nam và nữ.
Ti thể - bào quan phổ biến ở hầu hết các tế bào động vật – đóng một vai trò thiết yếu đối với sự sống vì chúng là nơi chuyển hóa thức ăn thành năng lượng vận hành cơ thể. Ở hầu hết các loài, ADN của ti thể chỉ được truyền từ mẹ cho con, không “dính líu” đến bố.
Tiến sĩ Damian Dowling và nghiên cứu sinh tiến sĩ Florencia Camus đến từ Trường nghiên cứu Sinh vật học Monash (Mỹ) đã hợp tác với tiến sĩ David Clancy thuộc Đại học Lancaster (Anh) để khám phá ra những khác biệt về tuổi thọ và quá trình lão hóa sinh vật ở ruồi giấm đực và cái mang các biến dị ti thể.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, biến thể gen ở các ti thể là dấu hiệu đáng tin cậy về tuổi thọ ở giống đực, không phải giống cái.
Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Dowling nói, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vô số biến dị bên trong ADN của ti thể ảnh hưởng tới việc giống đực sống lâu tới mức nào cũng như tốc độ lão hóa của chúng.
“Đáng ngạc nhiên là, cũng là những biến dị này lại không có bất kỳ tác động nào đến các kiểu lão hóa ở giống cái … Tất cả các động vật sở hữu ti thể và xu hướng con cái sống thọ hơn con đực phổ biến đối với nhiều loài khác nhau (kể cả con người). Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi do đó hàm chỉ rằng, trong khắp vương quốc động vật, những biến dị ở ti thể nhìn chung sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa ở giống đực xảy ra nhanh hơn”, ông Dowling cho biết thêm.
Tuấn Anh
Tại sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông?
Một nghiên cứu mới phát hiện, các biến dị đối với ADN của ti thể (mitochondria) trong tế bào sinh vật có thể là nguyên nhân gây những khác biệt về tuổi thọ của nam và nữ.
Ti thể - bào quan phổ biến ở hầu hết các tế bào động vật – đóng một vai trò thiết yếu đối với sự sống vì chúng là nơi chuyển hóa thức ăn thành năng lượng vận hành cơ thể. Ở hầu hết các loài, ADN của ti thể chỉ được truyền từ mẹ cho con, không “dính líu” đến bố.
Tiến sĩ Damian Dowling và nghiên cứu sinh tiến sĩ Florencia Camus đến từ Trường nghiên cứu Sinh vật học Monash (Mỹ) đã hợp tác với tiến sĩ David Clancy thuộc Đại học Lancaster (Anh) để khám phá ra những khác biệt về tuổi thọ và quá trình lão hóa sinh vật ở ruồi giấm đực và cái mang các biến dị ti thể.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, biến thể gen ở các ti thể là dấu hiệu đáng tin cậy về tuổi thọ ở giống đực, không phải giống cái.
Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Dowling nói, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vô số biến dị bên trong ADN của ti thể ảnh hưởng tới việc giống đực sống lâu tới mức nào cũng như tốc độ lão hóa của chúng.
“Đáng ngạc nhiên là, cũng là những biến dị này lại không có bất kỳ tác động nào đến các kiểu lão hóa ở giống cái … Tất cả các động vật sở hữu ti thể và xu hướng con cái sống thọ hơn con đực phổ biến đối với nhiều loài khác nhau (kể cả con người). Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi do đó hàm chỉ rằng, trong khắp vương quốc động vật, những biến dị ở ti thể nhìn chung sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa ở giống đực xảy ra nhanh hơn”, ông Dowling cho biết thêm.
Tuấn Anh