Cà Kê Dê Ngỗng
Tấm biển ngu dốt ở Bắc Kinh !
Câu chuyện tấm biển trước cửa một nhà hàng Beijing Snacks (không phục vụ người Nhật, Phi Luật Tân, Việt Nam, và Chó) đã gây nên một làn sóng câm phẫn và phản đối. Xin giới thiệu một bài viết về tấm biển kì thị đó. Tác giả bài viết là Ngọc Long, một nghiên cứu sinh ở China. Xin có lời hoan hô và cám ơn tác giả đã chia sẻ bài viết.
Tại sao ba nước trên được lấy ra làm đối tượng kì thị? Tại vì China đang có tranh chấp về biển đảo với Nhật, Philippines, và Việt Nam. Thật ra, nói “tranh chấp” là thiếu công bằng; phải nói là China tấn công và khiêu khích ba nước đó thì đúng hơn. Theo tôi, ông chủ nhà hàng này mau quên hay không thuộc lịch sử. Ông không nhớ rằng người Tàu từng bị thế lực ngoài đô hộ, và trước 1949, các thế lực đó cũng treo biển cấm người Tàu và chó tại vài công viên (“No Dogs and Chinese Allowed”). Ngày nay, chỉ vì bị tẩy não qua tuyên truyền, nên ông chủ này bắt chước các thế lực thực dân trước đây. Hoá ra, ông chủ này cũng chẳng có sáng kiến gì, mà chỉ đơn giản lặp lại những gì người khác đã khinh bỉ tiền nhân của ông. Một kiểu thể hiện lòng ái quốc rẻ tiền và dốt – đúng như tác giả Ngọc Long viết. N.V.T *** Tấm Biển Ngu Dốt Ở Bắc Kinh Ngọc Long Mấy ngày qua, cư dân mạng cũng như bạn đọc khắp nơi cảm thấy căm phẫn sau khi đọc bài về một nhà hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc treo biển kỳ thị khách hàng quốc tế với dòng chữ: “Bổn Tiệm Không Tiếp Đãi Người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó” bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung.
Tấm biển treo trước cửa nhà hàng Beijing Snacks ở Bắc Kinh do Rose Tang chụp. Tấm biển đã gây nên một làn sóng căm phẫn và khinh bỉ chủ nhà hàng. Sau khi đọc dòng chữ này, không ít người đã liên tưởng đến câu nói trong các bảng hiệu ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc cách đây hơn 150 năm với nội dung: “Cấm Chó Và Người Hoa”. Vào thời kỳ đó, đất nước Trung Quốc vốn bị các nước ngoại bang xâu xé, người dân Trung Quốc vốn bị xem là con bệnh của Đông Á, “Đông Á Bệnh Phu”, (tiếng Trung là “东亚病夫”, tiếng Anh là “Sick Man of East Asia”). Chính cảnh lầm than, tăm tối đó đã hun đúc, phát huy tinh thần yêu nước của người dân Trung Quốc. Tấm biển này đã nổi tiếng thế giới khi xuất hiện trong bộ phim Tinh Võ Môn với cảnh Lý Tiểu Long trong vai Trần Trân, đệ tử sư phụ Hoắc Nguyên Giáp, đấm vỡ tấm biển, thể hiện tinh thần bất khuất của người Trung Quốc.
Tấm biển thường xuất hiện ở các công viên bên China trước 1949. Ngay cả ngày nay, thỉnh thoảng tấm biển này cũng xuất hiện ở vài nơi như Mã Lai. Cũng trong thời kỳ đó, ngoại bang ngoài việc xem người Trung Quốc như kẻ bệnh phu còn xem vai trò người Trung Quốc thấp hơn cả…chó khi trong công viên Hoàng Phố, Thượng Hải có treo tấm biển: “Cấm Chó và Người Hoa”, với cả tiếng Trung (狗和华人不得入内) và tiếng Anh (No Dogs and Chinese Allowed). Cũng trong bộ phim Tinh Võ Môn, Lý Tiểu Long trong vai Trần Trân đã tung cước đã vỡ tấm biển này. Hai tấm biển sỉ nhục người Trung Quốc bị Lý Tiểu Long dùng quyền, cước đánh vỡ thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước, bất khuất của người Trung Quốc bao nhiêu thì giờ đây, tấm biển ở quán ăn Bắc Kinh đang gây bất bình trên mạng lại thể hiện sự vô lại, bán nước, và dốt nát bấy nhiêu. Sự vô lại thể hiện ở chỗ, ông chủ quán là người ít học và không có cả óc suy xét. Rất nhiều người Trung Quốc và người dân trên thế giới đã biết về hai tấm biển kể trên sau khi xem bộ phim Tinh Võ Môn. Nếu ai đó hài hước ghép tấm biển trong phim Tinh Võ Môn với tấm biển trong quán ăn ở Bắc Kinh thì sao nhỉ? Tấm biển ở công viên Hoàng Phố vốn để cả Chó trước vị trí của người Trung Quốc. Giờ hai tấm biển ghép lại thì có phải chứng tỏ, ông chủ quán đang vô hình chung chửi cả dân tộc mình một cách ngu dốt không? Tinh thần yêu nước trong phim Tinh Võ Môn không có người xem nào không cảm nhận được, còn tư tưởng bán nước trong tấm biển ở quán ăn thì ít ai thấy, kể cả các tầng lớp người Trung Quốc. Hãy đọc câu trả lời dưới đây của chủ nhà hàng khi có cuộc điện thoại phỏng vấn về các hình ảnh tấm biển trên các trang mạng: “Các hình ảnh được đăng tải trên là xác thực. Tôi chỉ viết lên những suy nghĩ của mình và không có ý gì khác!”. Và khi được hỏi: “Ông thấy thế nào nếu người Nhật Bản, người Philippines và người Việt Nam xem được những dòng chữ này?”. Ông Vương chỉ trả lời ngắn gọn “tốt nhất họ không nên xem các dòng chữ ấy!” rồi dập máy. Rõ ràng, đây chỉ là một kiểu tiếp thị rẻ tiền của ông chủ nhà hàng nhằm tạo sự nổi tiếng theo kiểu scandal. Tiếc rằng, cách tiếp thị hình ảnh của Lý Tiểu Long là tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của bậc trượng phu, dựa vào võ học để tạo dựng hình ảnh đẹp của đất nước trên trường quốc tế. Ngược lại, cách tiếp thị của ông chủ nhà hàng là gây tiếng vang trục lợi cá nhân, bất kể nó gợi lại sự nhục nhã của dân tộc, bôi xấu hình tượng của đất nước, người dân Trung Quốc trong suy nghĩ của cộng đồng quốc tế. Nếu ông chủ quán ăn ở Bắc Kinh không quá ngu muội thì ông cũng có thể nhận ra tấm biển của mình đã vô tình xúc phạm hàng triệu người Hoa Kiều đang mang quốc tịch Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Trong báo cáo di dân quốc tế Trung Quốc năm 2012, tổng số người Hoa ở nước ngoài vào năm 2010 đã là hơn 45 triệu người. Nếu 45 triệu Hoa Kiều không tới quán của ông thì cũng vô số người Trung Quốc đại lục cũng không ghé quán của ông vì họ đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ kinh tế từ những người di dân. Tấm biển của ông khiến lòng yêu nước của những người Hoa Kiều ở Nhật, Việt Nam, Philippines và trên toàn năm Châu bị chà đạp vì nó hàm chứa tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cực đoan, phi tri thức. Hãy nghe lại câu nói của một trí thức Hoa Kiều để biết rằng, cách hành xử của ông chủ nhà hàng ít tri thức ở Bắc Kinh đang dẫn đến trào lưu đi về hướng tăm tối của đất nước Trung Quốc, “Tôi quá chán ghét những lời to tát giả vờ yêu nước cùng mang tính kỳ thị kiểu vậy ở Trung Quốc và không còn muốn nghe thêm nữa. Tôi bị sốc vì sự kỳ thị trắng trợn đến như vậy” – Lời bà Rose Tang, người đã chụp ảnh tấm biển gây sốc kể trên và đăng trên trang facebook của mình. Ngọc Long http://www.nguyenvantuan.net/news/6-news/1657-tam-bien-ngu-dot-o-bac-kinh
|
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tấm biển ngu dốt ở Bắc Kinh !
Câu chuyện tấm biển trước cửa một nhà hàng Beijing Snacks (không phục vụ người Nhật, Phi Luật Tân, Việt Nam, và Chó) đã gây nên một làn sóng câm phẫn và phản đối. Xin giới thiệu một bài viết về tấm biển kì thị đó. Tác giả bài viết là Ngọc Long, một nghiên cứu sinh ở China. Xin có lời hoan hô và cám ơn tác giả đã chia sẻ bài viết.
Tại sao ba nước trên được lấy ra làm đối tượng kì thị? Tại vì China đang có tranh chấp về biển đảo với Nhật, Philippines, và Việt Nam. Thật ra, nói “tranh chấp” là thiếu công bằng; phải nói là China tấn công và khiêu khích ba nước đó thì đúng hơn. Theo tôi, ông chủ nhà hàng này mau quên hay không thuộc lịch sử. Ông không nhớ rằng người Tàu từng bị thế lực ngoài đô hộ, và trước 1949, các thế lực đó cũng treo biển cấm người Tàu và chó tại vài công viên (“No Dogs and Chinese Allowed”). Ngày nay, chỉ vì bị tẩy não qua tuyên truyền, nên ông chủ này bắt chước các thế lực thực dân trước đây. Hoá ra, ông chủ này cũng chẳng có sáng kiến gì, mà chỉ đơn giản lặp lại những gì người khác đã khinh bỉ tiền nhân của ông. Một kiểu thể hiện lòng ái quốc rẻ tiền và dốt – đúng như tác giả Ngọc Long viết. N.V.T *** Tấm Biển Ngu Dốt Ở Bắc Kinh Ngọc Long Mấy ngày qua, cư dân mạng cũng như bạn đọc khắp nơi cảm thấy căm phẫn sau khi đọc bài về một nhà hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc treo biển kỳ thị khách hàng quốc tế với dòng chữ: “Bổn Tiệm Không Tiếp Đãi Người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó” bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung.
Tấm biển treo trước cửa nhà hàng Beijing Snacks ở Bắc Kinh do Rose Tang chụp. Tấm biển đã gây nên một làn sóng căm phẫn và khinh bỉ chủ nhà hàng. Sau khi đọc dòng chữ này, không ít người đã liên tưởng đến câu nói trong các bảng hiệu ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc cách đây hơn 150 năm với nội dung: “Cấm Chó Và Người Hoa”. Vào thời kỳ đó, đất nước Trung Quốc vốn bị các nước ngoại bang xâu xé, người dân Trung Quốc vốn bị xem là con bệnh của Đông Á, “Đông Á Bệnh Phu”, (tiếng Trung là “东亚病夫”, tiếng Anh là “Sick Man of East Asia”). Chính cảnh lầm than, tăm tối đó đã hun đúc, phát huy tinh thần yêu nước của người dân Trung Quốc. Tấm biển này đã nổi tiếng thế giới khi xuất hiện trong bộ phim Tinh Võ Môn với cảnh Lý Tiểu Long trong vai Trần Trân, đệ tử sư phụ Hoắc Nguyên Giáp, đấm vỡ tấm biển, thể hiện tinh thần bất khuất của người Trung Quốc.
Tấm biển thường xuất hiện ở các công viên bên China trước 1949. Ngay cả ngày nay, thỉnh thoảng tấm biển này cũng xuất hiện ở vài nơi như Mã Lai. Cũng trong thời kỳ đó, ngoại bang ngoài việc xem người Trung Quốc như kẻ bệnh phu còn xem vai trò người Trung Quốc thấp hơn cả…chó khi trong công viên Hoàng Phố, Thượng Hải có treo tấm biển: “Cấm Chó và Người Hoa”, với cả tiếng Trung (狗和华人不得入内) và tiếng Anh (No Dogs and Chinese Allowed). Cũng trong bộ phim Tinh Võ Môn, Lý Tiểu Long trong vai Trần Trân đã tung cước đã vỡ tấm biển này. Hai tấm biển sỉ nhục người Trung Quốc bị Lý Tiểu Long dùng quyền, cước đánh vỡ thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước, bất khuất của người Trung Quốc bao nhiêu thì giờ đây, tấm biển ở quán ăn Bắc Kinh đang gây bất bình trên mạng lại thể hiện sự vô lại, bán nước, và dốt nát bấy nhiêu. Sự vô lại thể hiện ở chỗ, ông chủ quán là người ít học và không có cả óc suy xét. Rất nhiều người Trung Quốc và người dân trên thế giới đã biết về hai tấm biển kể trên sau khi xem bộ phim Tinh Võ Môn. Nếu ai đó hài hước ghép tấm biển trong phim Tinh Võ Môn với tấm biển trong quán ăn ở Bắc Kinh thì sao nhỉ? Tấm biển ở công viên Hoàng Phố vốn để cả Chó trước vị trí của người Trung Quốc. Giờ hai tấm biển ghép lại thì có phải chứng tỏ, ông chủ quán đang vô hình chung chửi cả dân tộc mình một cách ngu dốt không? Tinh thần yêu nước trong phim Tinh Võ Môn không có người xem nào không cảm nhận được, còn tư tưởng bán nước trong tấm biển ở quán ăn thì ít ai thấy, kể cả các tầng lớp người Trung Quốc. Hãy đọc câu trả lời dưới đây của chủ nhà hàng khi có cuộc điện thoại phỏng vấn về các hình ảnh tấm biển trên các trang mạng: “Các hình ảnh được đăng tải trên là xác thực. Tôi chỉ viết lên những suy nghĩ của mình và không có ý gì khác!”. Và khi được hỏi: “Ông thấy thế nào nếu người Nhật Bản, người Philippines và người Việt Nam xem được những dòng chữ này?”. Ông Vương chỉ trả lời ngắn gọn “tốt nhất họ không nên xem các dòng chữ ấy!” rồi dập máy. Rõ ràng, đây chỉ là một kiểu tiếp thị rẻ tiền của ông chủ nhà hàng nhằm tạo sự nổi tiếng theo kiểu scandal. Tiếc rằng, cách tiếp thị hình ảnh của Lý Tiểu Long là tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của bậc trượng phu, dựa vào võ học để tạo dựng hình ảnh đẹp của đất nước trên trường quốc tế. Ngược lại, cách tiếp thị của ông chủ nhà hàng là gây tiếng vang trục lợi cá nhân, bất kể nó gợi lại sự nhục nhã của dân tộc, bôi xấu hình tượng của đất nước, người dân Trung Quốc trong suy nghĩ của cộng đồng quốc tế. Nếu ông chủ quán ăn ở Bắc Kinh không quá ngu muội thì ông cũng có thể nhận ra tấm biển của mình đã vô tình xúc phạm hàng triệu người Hoa Kiều đang mang quốc tịch Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Trong báo cáo di dân quốc tế Trung Quốc năm 2012, tổng số người Hoa ở nước ngoài vào năm 2010 đã là hơn 45 triệu người. Nếu 45 triệu Hoa Kiều không tới quán của ông thì cũng vô số người Trung Quốc đại lục cũng không ghé quán của ông vì họ đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ kinh tế từ những người di dân. Tấm biển của ông khiến lòng yêu nước của những người Hoa Kiều ở Nhật, Việt Nam, Philippines và trên toàn năm Châu bị chà đạp vì nó hàm chứa tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cực đoan, phi tri thức. Hãy nghe lại câu nói của một trí thức Hoa Kiều để biết rằng, cách hành xử của ông chủ nhà hàng ít tri thức ở Bắc Kinh đang dẫn đến trào lưu đi về hướng tăm tối của đất nước Trung Quốc, “Tôi quá chán ghét những lời to tát giả vờ yêu nước cùng mang tính kỳ thị kiểu vậy ở Trung Quốc và không còn muốn nghe thêm nữa. Tôi bị sốc vì sự kỳ thị trắng trợn đến như vậy” – Lời bà Rose Tang, người đã chụp ảnh tấm biển gây sốc kể trên và đăng trên trang facebook của mình. Ngọc Long http://www.nguyenvantuan.net/news/6-news/1657-tam-bien-ngu-dot-o-bac-kinh
|