Thân Hữu Tiếp Tay...
Tạm biệt Weiamr
Khi tôi đến đây, những hàng cây khô đang nhú mầm non xanh. Giờ thì những hàng cây ở thành phố này đang trút là để thành những hàng cây khô trụi. Mùa đông đã đến, sáng sớm nhìn qua cửa sổ, sương đêm đã đóng thành băng.
Hôm qua ở buổi chia tay, người phụ trách của văn phòng tổng thị trưởng hỏi.
- Khi anh đến đây, anh có một mình. Bây giờ tôi thấy có nhiều người hơn.
Đi cùng tôi đến tòa thị chính Weimar là những người Việt lớn tuổi ở quanh thành phố này, những người Việt đã coi tôi như em trai, con trai trong thời gian tôi ở đây. Buổi gặp này tôi muốn ngỏ lời cám ơn đến thành phố Weimar đã cấp cho tôi học bổng. Nhưng những người Việt đi cùng tôi đến tòa thị chính, cũng muốn ngỏ lời cám ơn thành phố Weimar đã cấp học bổng cho tôi trong thời gian qua.
Đó là điều khiến những người cấp học bổng cho tôi ngạc nhiên. Chắc họ chưa bao giờ gặp cảnh những người đồng hương với người được họ cấp học bổng, cũng đến để cám ơn thành phố.
Lần này tiếp chúng tôi là ông tổng thị trưởng thành phố Weimar. Tôi nói với ông rằng, khi tôi đi cơ quan an ninh Việt Nam thuộc phòng chống phản động A67 có hỏi tôi là nguyên nhân nào mà thành phố Weimar biết tôi để mời đi. Mong khi nào ông có dịp ghé Việt Nam gặp họ, xin giải thích vì sao.?
Ông tổng thị trưởng cười hiền lành, ông từng là luật sư, thẩm phán của tòa đại hình Berlin . Chắc ông sẽ trả lời được với cơ quan an ninh Việt Nam nếu ông có dịp gặp. Tên ông là Stefan Wolf. Ông nói ông sẽ có câu trả lời.
Giắc, người nghệ sĩ già có nụ cười đôn hậu, người đã chăm lo cho tôi trong thời gian qua chỉ mỉm cười suốt buổi trò chuyện. Người nghệ sĩ đã từng khốn khó dười thời Stasi ấy, giờ đây chỉ chuyên tâm vào hai việc. Thứ nhất là sáng tác, thứ hai là giúp đỡ được phần nào cho những người nghệ sĩ khác trên thế giới này đang gặp khó khăn như ông ngày xưa. Sắp tới ông Giắc sẽ lại chăm lo cho một nhà thơ người Iran.
Một tác phẩm điêu khắc của ông Giắc được đặt trước nhà thi hào Goethe, nơi mà hầu hết kỳ du khách nào đến Weimar đều ghé thăm.
Chúng tôi tạm biệt tòa thị chính Weimar và ông Giắc, ông tổng thị trưởng trao tôi món quà là cuốn sách về thành phố và một đĩa cd nhạc của một nhạc sĩ nổi tiếng của thành phố. Họ chúng tôi gặp nhiều may mắn trong thời gian tới ở Berlin.
Vào một quán ăn người Việt ở trung tâm Weiamr để chia tay, khi thanh toán mọi người ai cũng muốn mình chi tiền. Bà chủ quán sắc sảo thường ngày bỗng nói giọng rất tình cảm.
- Thôi, thế này nhé, coi như là quà của chị khi chia tay chú. Chú đi chắc không biết nay đây mai đó thế nào, thỉnh thoảng nhớ đến chị nhé.
Thế là xong cuộc chia tay rất ngắn gọn. Để đi đến Weimar này, tôi làm mất khá nhiều thời gian và công sức của bao nhiêu người. Vậy mà khi đi, chỉ đơn giản chừng này thôi.
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/
Tạm biệt Weiamr
Khi tôi đến đây, những hàng cây khô đang nhú mầm non xanh. Giờ thì những hàng cây ở thành phố này đang trút là để thành những hàng cây khô trụi. Mùa đông đã đến, sáng sớm nhìn qua cửa sổ, sương đêm đã đóng thành băng.
Hôm qua ở buổi chia tay, người phụ trách của văn phòng tổng thị trưởng hỏi.
- Khi anh đến đây, anh có một mình. Bây giờ tôi thấy có nhiều người hơn.
Đi cùng tôi đến tòa thị chính Weimar là những người Việt lớn tuổi ở quanh thành phố này, những người Việt đã coi tôi như em trai, con trai trong thời gian tôi ở đây. Buổi gặp này tôi muốn ngỏ lời cám ơn đến thành phố Weimar đã cấp cho tôi học bổng. Nhưng những người Việt đi cùng tôi đến tòa thị chính, cũng muốn ngỏ lời cám ơn thành phố Weimar đã cấp học bổng cho tôi trong thời gian qua.
Đó là điều khiến những người cấp học bổng cho tôi ngạc nhiên. Chắc họ chưa bao giờ gặp cảnh những người đồng hương với người được họ cấp học bổng, cũng đến để cám ơn thành phố.
Lần này tiếp chúng tôi là ông tổng thị trưởng thành phố Weimar. Tôi nói với ông rằng, khi tôi đi cơ quan an ninh Việt Nam thuộc phòng chống phản động A67 có hỏi tôi là nguyên nhân nào mà thành phố Weimar biết tôi để mời đi. Mong khi nào ông có dịp ghé Việt Nam gặp họ, xin giải thích vì sao.?
Ông tổng thị trưởng cười hiền lành, ông từng là luật sư, thẩm phán của tòa đại hình Berlin . Chắc ông sẽ trả lời được với cơ quan an ninh Việt Nam nếu ông có dịp gặp. Tên ông là Stefan Wolf. Ông nói ông sẽ có câu trả lời.
Giắc, người nghệ sĩ già có nụ cười đôn hậu, người đã chăm lo cho tôi trong thời gian qua chỉ mỉm cười suốt buổi trò chuyện. Người nghệ sĩ đã từng khốn khó dười thời Stasi ấy, giờ đây chỉ chuyên tâm vào hai việc. Thứ nhất là sáng tác, thứ hai là giúp đỡ được phần nào cho những người nghệ sĩ khác trên thế giới này đang gặp khó khăn như ông ngày xưa. Sắp tới ông Giắc sẽ lại chăm lo cho một nhà thơ người Iran.
Một tác phẩm điêu khắc của ông Giắc được đặt trước nhà thi hào Goethe, nơi mà hầu hết kỳ du khách nào đến Weimar đều ghé thăm.
Chúng tôi tạm biệt tòa thị chính Weimar và ông Giắc, ông tổng thị trưởng trao tôi món quà là cuốn sách về thành phố và một đĩa cd nhạc của một nhạc sĩ nổi tiếng của thành phố. Họ chúng tôi gặp nhiều may mắn trong thời gian tới ở Berlin.
Vào một quán ăn người Việt ở trung tâm Weiamr để chia tay, khi thanh toán mọi người ai cũng muốn mình chi tiền. Bà chủ quán sắc sảo thường ngày bỗng nói giọng rất tình cảm.
- Thôi, thế này nhé, coi như là quà của chị khi chia tay chú. Chú đi chắc không biết nay đây mai đó thế nào, thỉnh thoảng nhớ đến chị nhé.
Thế là xong cuộc chia tay rất ngắn gọn. Để đi đến Weimar này, tôi làm mất khá nhiều thời gian và công sức của bao nhiêu người. Vậy mà khi đi, chỉ đơn giản chừng này thôi.
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/