Văn Học & Nghệ Thuật
Tâm tình với Nghệ sĩ Ngọc Giàu.
Trong dịp đến Pháp để trình diễn tuồng “Dạ Cổ” tại Bảo tàng viện Guimée, quận 16 Paris, thông tín viên Tường An có dịp trò chuyện cùng nghệ sĩ Ngọc Giàu.
Bản Dạ cổ Hoài Lang của tác giả Cao văn Lầu sau 90 năm vẫn còn mượt mà ai oán qua giọng ca của nghệ sĩ Ngọc Giàu. Gần 60 năm gắn bó với sân khấu cải lương, Ngọc Giàu đã đóng hơn 100 tuồng cải lương, là một nghệ sĩ đa dạng, Ngọc Giàu diễn đủ vai từ đào thương, đào lẳng cho tới giả trai, vai hề và đều rất thành công. Năm 16 tuổi bà đã đoạt “huy chương vàng triển vọng” giải Thanh Tâm. Năm 1963, bà đoạt giải “Huy chương vàng xuất sắc” giải Thanh Tâm. Năm 1979, được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu Tú. Năm 1995, bà được trao Giải thưởng Mai Vàng lần thứ Nhất. Năm 2003 bà đoạt giải thưởng Diễn viên được yêu thích nhất trong Gala cười 2003. Năm 2012, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân.
Tường An: Xin chị Ngọc Giàu có thể cho biết cô bắt đầu vào cải lương lúc nào ?
Ngọc Giàu: Ngọc Giàu xin kính chào tất cả quý bà con cô bác, Ngọc Giàu rất là hân hạnh được đi qua bên đây hát cải lương. Xin cám ơn Đài. Ngọc Giàu đi hát cải lương với ông anh thứ ba từ lúc mới 9 tuổi thôi, đi một thời gian hết sức là lâu, bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu truân chuyên thì mới có được cái tên Ngọc Giàu như ngày hôm nay.
Tường An: Bắt đầu năm 9 tuổi, năm nay chị đã 67 tuổi, hơn 60 năm gắn liền với sân khấu, đó có phải là cái nghiệp của người nghệ sĩ, cái gì đã làm cho chị vẫn còn theo đuổi cải lương cho tới ngày hôm nay ? một bộ hình nghệ thuật mà hầu như giới thưởng thức đã ở tuổi quá trung niên ?
Ngọc Giàu: Cái này cái nghiệp là nghiệp dĩ, hẳn nhiên là cái nghiệp rồi. Nhưng mà nếu mình không có giọng ca hay, không có ơn trên cho mình giọng ca thiên phú, giọng ca hay thì mình cũng không theo cái nghiệp này được. Cho nên theo cái nghiệp này là mình phải có tất cả mọi thứ. Kể như mình bước ra sân khấu, mình phải hát hay, mình phải ca hay và mình phải được bà con cô bác thương mình thì mình mới theo được chứ còn không thì mình cũng không theo được cái nghiệp này. Cải lương này là truyền thông cổ truyền của dân tộc, thành ra được hát cải lương, được theo cải lương, cải lương đã nuôi sống mình với tất cả gia đình cha mẹ mình, mà đây là cái cao quý nhất của cuộc đời người nghệ sĩ ở đất nước Việt Nam .
Tường An: Trong cuộc đời chìm nổi của đời nghệ sĩ lúc nào là đỉnh điểm vinh quang nhất ?
Ngọc Giàu: Vinh quang là lúc năm 14 tuổi, lúc đó mình đã làm đào chánh rồi, qua tới 15 tuổi thì được tất cả các báo chí khen tặng Ngọc Giàu có một làn hơi “lụa trải, nhung căng” rồi sau đó bắt đầu qua năm 16 tuổi cái hạnh phúc nhất là Ngọc Giàu được cái giải Thanh Tâm, là lúc đó trẻ tuổi nhất, hồi đó là năm 1960.
Tường An: Cái gì đã tạo nên sự thành công của chị ? Và những trở ngại trên con đường nghệ thuật của chị, nếu có là gì ?
Ngọc Giàu: Trở ngại lắm, hồi xưa là phải thanh sắc vẹn toàn, có thanh mà phải có sắc nữa. Nếu ra mà ngoài sân khấu mà mình không được cái hào quang, Tổ cho mình cái duyên dáng rồi mình hát được cái vai để cho bà con thương mình, thì cái đó hết sức là khó. Nhưng Ngọc Giàu được cái đó, được cái giọng hát ơn trên trời cho thiên phú rồi được cái hào quang sân khấu tổ nghiệp cho và bà con thương, cái đó làm Ngọc Giàu mới đứng vững. Chứ hồi xưa là phải thanh và sắc mà Ngọc Giàu thì không có đẹp như những chị em khác nhưng mà được những cái hào quang của Mẹ cho.
Tường An: Chị cũng đã đi nước ngoải diễn xuất nhiều lần, nhất là ở Pháp. Sự thưởng thức của người Việt Nam trong nước và hải ngoại có khác nhau không chị?
Ngọc Giàu: Khán giả trong nước thì đối với mình là đã ok từ hồi xưa đến giờ rồi thì bây giờ hải ngoại đó, nhờ bà con thương mình, lâu lâu mới gặp mình được một lần, thành ra là đi ra ngoài sân khấu là bà con thương dữ lắm mà cất tiếng ca lên là bà con vỗ tay, thương dữ lắm.
Tường An: Chị định tiếp tục với sân khấu cải lương đến bao giờ ?
Ngọc Giàu: Đến bao giờ mình không còn diễn trên sân khấu nữa thì đành thôi phải chịu. Ngọc Giàu chỉ mong rằng khi nào Ngọc Giàu được đi qua bên Paris thì Ngọc Giàu được lòng thương yêu của khán giả. Khi nào mà khán giả nghe Ngọc Giàu hát ở đâu thì khán giả tới đó mua vé ủng hộ Ngọc Giàu thì Ngọc Giàu hết sức cám ơn chỉ mong gặp lại quý vị.
Hai đêm diễn ở Bảo tàng viên Guimée vừa qua rất thành công, rạp trên 300 người đều bán hết vé, đa số là người Pháp, ngoài ra, nghệ sĩ Ngọc Giàu còn trình diễn tại rạp Victor Hugo ở Bagneux và Trung tâm văn Hoá Pháp Việt thuộc quận 13 Paris cho khán giả Việt Nam. Xin mời quý thính giả thưởng thức một đoạn trong bài Hạng Võ biệt Ngu Cơ được trình diễn trong các xuất hát vừa qua.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Tâm tình với Nghệ sĩ Ngọc Giàu.
Trong dịp đến Pháp để trình diễn tuồng “Dạ Cổ” tại Bảo tàng viện Guimée, quận 16 Paris, thông tín viên Tường An có dịp trò chuyện cùng nghệ sĩ Ngọc Giàu.
Bản Dạ cổ Hoài Lang của tác giả Cao văn Lầu sau 90 năm vẫn còn mượt mà ai oán qua giọng ca của nghệ sĩ Ngọc Giàu. Gần 60 năm gắn bó với sân khấu cải lương, Ngọc Giàu đã đóng hơn 100 tuồng cải lương, là một nghệ sĩ đa dạng, Ngọc Giàu diễn đủ vai từ đào thương, đào lẳng cho tới giả trai, vai hề và đều rất thành công. Năm 16 tuổi bà đã đoạt “huy chương vàng triển vọng” giải Thanh Tâm. Năm 1963, bà đoạt giải “Huy chương vàng xuất sắc” giải Thanh Tâm. Năm 1979, được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu Tú. Năm 1995, bà được trao Giải thưởng Mai Vàng lần thứ Nhất. Năm 2003 bà đoạt giải thưởng Diễn viên được yêu thích nhất trong Gala cười 2003. Năm 2012, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân.
Tường An: Xin chị Ngọc Giàu có thể cho biết cô bắt đầu vào cải lương lúc nào ?
Ngọc Giàu: Ngọc Giàu xin kính chào tất cả quý bà con cô bác, Ngọc Giàu rất là hân hạnh được đi qua bên đây hát cải lương. Xin cám ơn Đài. Ngọc Giàu đi hát cải lương với ông anh thứ ba từ lúc mới 9 tuổi thôi, đi một thời gian hết sức là lâu, bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu truân chuyên thì mới có được cái tên Ngọc Giàu như ngày hôm nay.
Tường An: Bắt đầu năm 9 tuổi, năm nay chị đã 67 tuổi, hơn 60 năm gắn liền với sân khấu, đó có phải là cái nghiệp của người nghệ sĩ, cái gì đã làm cho chị vẫn còn theo đuổi cải lương cho tới ngày hôm nay ? một bộ hình nghệ thuật mà hầu như giới thưởng thức đã ở tuổi quá trung niên ?
Ngọc Giàu: Cái này cái nghiệp là nghiệp dĩ, hẳn nhiên là cái nghiệp rồi. Nhưng mà nếu mình không có giọng ca hay, không có ơn trên cho mình giọng ca thiên phú, giọng ca hay thì mình cũng không theo cái nghiệp này được. Cho nên theo cái nghiệp này là mình phải có tất cả mọi thứ. Kể như mình bước ra sân khấu, mình phải hát hay, mình phải ca hay và mình phải được bà con cô bác thương mình thì mình mới theo được chứ còn không thì mình cũng không theo được cái nghiệp này. Cải lương này là truyền thông cổ truyền của dân tộc, thành ra được hát cải lương, được theo cải lương, cải lương đã nuôi sống mình với tất cả gia đình cha mẹ mình, mà đây là cái cao quý nhất của cuộc đời người nghệ sĩ ở đất nước Việt Nam .
Tường An: Trong cuộc đời chìm nổi của đời nghệ sĩ lúc nào là đỉnh điểm vinh quang nhất ?
Ngọc Giàu: Vinh quang là lúc năm 14 tuổi, lúc đó mình đã làm đào chánh rồi, qua tới 15 tuổi thì được tất cả các báo chí khen tặng Ngọc Giàu có một làn hơi “lụa trải, nhung căng” rồi sau đó bắt đầu qua năm 16 tuổi cái hạnh phúc nhất là Ngọc Giàu được cái giải Thanh Tâm, là lúc đó trẻ tuổi nhất, hồi đó là năm 1960.
Tường An: Cái gì đã tạo nên sự thành công của chị ? Và những trở ngại trên con đường nghệ thuật của chị, nếu có là gì ?
Ngọc Giàu: Trở ngại lắm, hồi xưa là phải thanh sắc vẹn toàn, có thanh mà phải có sắc nữa. Nếu ra mà ngoài sân khấu mà mình không được cái hào quang, Tổ cho mình cái duyên dáng rồi mình hát được cái vai để cho bà con thương mình, thì cái đó hết sức là khó. Nhưng Ngọc Giàu được cái đó, được cái giọng hát ơn trên trời cho thiên phú rồi được cái hào quang sân khấu tổ nghiệp cho và bà con thương, cái đó làm Ngọc Giàu mới đứng vững. Chứ hồi xưa là phải thanh và sắc mà Ngọc Giàu thì không có đẹp như những chị em khác nhưng mà được những cái hào quang của Mẹ cho.
Tường An: Chị cũng đã đi nước ngoải diễn xuất nhiều lần, nhất là ở Pháp. Sự thưởng thức của người Việt Nam trong nước và hải ngoại có khác nhau không chị?
Ngọc Giàu: Khán giả trong nước thì đối với mình là đã ok từ hồi xưa đến giờ rồi thì bây giờ hải ngoại đó, nhờ bà con thương mình, lâu lâu mới gặp mình được một lần, thành ra là đi ra ngoài sân khấu là bà con thương dữ lắm mà cất tiếng ca lên là bà con vỗ tay, thương dữ lắm.
Tường An: Chị định tiếp tục với sân khấu cải lương đến bao giờ ?
Ngọc Giàu: Đến bao giờ mình không còn diễn trên sân khấu nữa thì đành thôi phải chịu. Ngọc Giàu chỉ mong rằng khi nào Ngọc Giàu được đi qua bên Paris thì Ngọc Giàu được lòng thương yêu của khán giả. Khi nào mà khán giả nghe Ngọc Giàu hát ở đâu thì khán giả tới đó mua vé ủng hộ Ngọc Giàu thì Ngọc Giàu hết sức cám ơn chỉ mong gặp lại quý vị.
Hai đêm diễn ở Bảo tàng viên Guimée vừa qua rất thành công, rạp trên 300 người đều bán hết vé, đa số là người Pháp, ngoài ra, nghệ sĩ Ngọc Giàu còn trình diễn tại rạp Victor Hugo ở Bagneux và Trung tâm văn Hoá Pháp Việt thuộc quận 13 Paris cho khán giả Việt Nam. Xin mời quý thính giả thưởng thức một đoạn trong bài Hạng Võ biệt Ngu Cơ được trình diễn trong các xuất hát vừa qua.
RFA