Văn Học & Nghệ Thuật
Tan nát đời, vì mê nhạc vàng thời cộng sản
Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những
người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội.
Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những
người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội.
Trước năm 1954, đâu đâu cũng nghe người ta hát nhạc vàng (đó là dòng tân
nhạc nay gọi là tiền chiến. Hồi đó vì vẻ đẹp sang trọng và đáng quý nên
người ta so sánh nó quý như vàng, chứ không phải nhạc vàng hiểu theo nghĩa
sến, héo úa sau này) nó ngấm vào ông từ khi nào không biết.
Cũng vì trót yêu, trót thèm được phiêu du cùng cái cảm xúc thật của mình mà bất chấp
lệnh cấm, ông Lộc cùng một nhóm bạn, trong đó có ông Phan Thắng Toán (Toán
“Xồm”) và Nguyễn Văn Đắc thường xuyên tụ họp tại nhà, cùng hát với nhau
những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy
Miên, Từ Công Phụng…
“Chúng tôi gặp gỡ, đóng cửa hát cho nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối
chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ
tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe.”
“Người này đồn người kia. Công an bắt bạn tôi và nói rằng vì chúng tôi
thích những bài nhạc ấy nên chúng tôi phá hoại nền văn hóa CNXH và tuyên
tuyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc. Và họ đã xét xử bọn tôi”.
Ngày 27 tháng 3 năm 1968 nhóm nhạc của ông Lộc Vàng bị bắt. Vụ án “Phan
Thắng Toán và đồng bọn về tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa
đế quốc” đưa ra xét xử, ông Toán “Xồm” bị tuyên 15 năm tù giam, ông Đắc bị
12 năm tù giam và ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, để rồi khi ra trở về cuộc
sống tự do họ vẫn không khỏi thắc mắc vì sao.
“Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng chua chát quá. Mình có làm cái
gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được
khôi phục lại, những bản nhạc này được hát lên ti vi. Khi nghe người ta hát
mà mình ngồi ứa nước mắt ra”.
Ra tù, nhà cửa ông Toán “Xồm” cũng tan nát. Ông lang thang trên đường phố
sống vào tình thương của người qua lại. Vào quán ông Lộc Vàng, người ta bắt
gặp một bức ảnh một người mặc áo sơ mi trắng ngồi châm thuốc cho một người
hành khất. Người mặc áo sơ mi trắng là ông Lộc và người hành khất không ai
khác chính là ông Toán Xồm (ảnh dưới). Một đêm năm 1994, người ta nhìn thấy
ông Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn, trên hè phố.
Nhưng năm 90 ông mở quán cà phê nhạc, chỉ để có chỗ cho ông thỏa niềm đam
mê, vì thế tài sản của ông cứ dần “đội nón ra đi” để bù đắp vào sự thua lỗ
của quán: “Lỗ nhiều tôi bán nhà to mua nhà nhỏ, từ nội thành bay ra ngoại
thành. Khi chưa mở quán tôi có ngôi nhà 50 m2 ở phố Kim Mã, sau bốn năm tôi
chỉ còn 50m2 đất, ở tít Cầu Diễn”. Bây giờ, ông sống luôn ở quán.
Vợ Lộc Vàng đã mất hơn 10 năm nay nhưng mỗi khi thăng hoa trên sân khấu ông
lại khóc. “Tôi chỉ ước vợ tôi sống lại, ở bên cạnh tôi, nghe tôi hát. Ngày
xưa, tôi đi hát vợ tôi bế thằng lớn theo sau. Mấy ông bạn bảo: Trời rét, để
con ở nhà mang con theo làm gì? Vợ tôi trả lời: Em không đi nghe hát đâu mà
để nếu chồng em có bị bắt lần nữa, em còn biết đường đi tiếp tế”.
Bà ra đi để lại cho ông hai người con và một tình yêu chưa bao giờ nguôi
ngoai: “Tôi biết cô ấy từ năm 17 tuổi, chơi thân với nhau, rồi yêu nhau sau
đó. Ngoài 20 tuổi tôi phải vào tù, 31 tuổi ra tù, thiên hạ dị nghị, kinh sợ
tôi hơn một gã tù lưu manh, chỉ có cô ấy không ngại, vẫn yêu, vẫn thương
tôi”.
Vì người mình yêu, bà bỏ nghề diễn viên làm nghề bán đậu phụ ngoài vỉa hè.
Suốt quãng đời bên nhau chưa một lần vợ Lộc Vàng trách cứ ông về tình yêu
với dòng nhạc mang đến nhiều hệ lụy.
Ngày nay, góc quán nhỏ của nghệ sĩ Lộc Vàng số 17A đường ven hồ Tây vẫn
vang lên tiếng hát. Tiếng hát mà ông đã đánh đổi cả cuộc đời mình để giữ
gìn, nâng niu.
Đọc mà muốn khóc !
thoibao.com/tan-nat-doi-vi-me-nhac-vang-thoi-cong-san TVQ chuyển
Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những
người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội.
Trước năm 1954, đâu đâu cũng nghe người ta hát nhạc vàng (đó là dòng tân
nhạc nay gọi là tiền chiến. Hồi đó vì vẻ đẹp sang trọng và đáng quý nên
người ta so sánh nó quý như vàng, chứ không phải nhạc vàng hiểu theo nghĩa
sến, héo úa sau này) nó ngấm vào ông từ khi nào không biết.
Cũng vì trót yêu, trót thèm được phiêu du cùng cái cảm xúc thật của mình mà bất chấp
lệnh cấm, ông Lộc cùng một nhóm bạn, trong đó có ông Phan Thắng Toán (Toán
“Xồm”) và Nguyễn Văn Đắc thường xuyên tụ họp tại nhà, cùng hát với nhau
những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy
Miên, Từ Công Phụng…
“Chúng tôi gặp gỡ, đóng cửa hát cho nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối
chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ
tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe.”
“Người này đồn người kia. Công an bắt bạn tôi và nói rằng vì chúng tôi
thích những bài nhạc ấy nên chúng tôi phá hoại nền văn hóa CNXH và tuyên
tuyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc. Và họ đã xét xử bọn tôi”.
Ngày 27 tháng 3 năm 1968 nhóm nhạc của ông Lộc Vàng bị bắt. Vụ án “Phan
Thắng Toán và đồng bọn về tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa
đế quốc” đưa ra xét xử, ông Toán “Xồm” bị tuyên 15 năm tù giam, ông Đắc bị
12 năm tù giam và ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, để rồi khi ra trở về cuộc
sống tự do họ vẫn không khỏi thắc mắc vì sao.
“Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng chua chát quá. Mình có làm cái
gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được
khôi phục lại, những bản nhạc này được hát lên ti vi. Khi nghe người ta hát
mà mình ngồi ứa nước mắt ra”.
Ra tù, nhà cửa ông Toán “Xồm” cũng tan nát. Ông lang thang trên đường phố
sống vào tình thương của người qua lại. Vào quán ông Lộc Vàng, người ta bắt
gặp một bức ảnh một người mặc áo sơ mi trắng ngồi châm thuốc cho một người
hành khất. Người mặc áo sơ mi trắng là ông Lộc và người hành khất không ai
khác chính là ông Toán Xồm (ảnh dưới). Một đêm năm 1994, người ta nhìn thấy
ông Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn, trên hè phố.
Nhưng năm 90 ông mở quán cà phê nhạc, chỉ để có chỗ cho ông thỏa niềm đam
mê, vì thế tài sản của ông cứ dần “đội nón ra đi” để bù đắp vào sự thua lỗ
của quán: “Lỗ nhiều tôi bán nhà to mua nhà nhỏ, từ nội thành bay ra ngoại
thành. Khi chưa mở quán tôi có ngôi nhà 50 m2 ở phố Kim Mã, sau bốn năm tôi
chỉ còn 50m2 đất, ở tít Cầu Diễn”. Bây giờ, ông sống luôn ở quán.
Vợ Lộc Vàng đã mất hơn 10 năm nay nhưng mỗi khi thăng hoa trên sân khấu ông
lại khóc. “Tôi chỉ ước vợ tôi sống lại, ở bên cạnh tôi, nghe tôi hát. Ngày
xưa, tôi đi hát vợ tôi bế thằng lớn theo sau. Mấy ông bạn bảo: Trời rét, để
con ở nhà mang con theo làm gì? Vợ tôi trả lời: Em không đi nghe hát đâu mà
để nếu chồng em có bị bắt lần nữa, em còn biết đường đi tiếp tế”.
Bà ra đi để lại cho ông hai người con và một tình yêu chưa bao giờ nguôi
ngoai: “Tôi biết cô ấy từ năm 17 tuổi, chơi thân với nhau, rồi yêu nhau sau
đó. Ngoài 20 tuổi tôi phải vào tù, 31 tuổi ra tù, thiên hạ dị nghị, kinh sợ
tôi hơn một gã tù lưu manh, chỉ có cô ấy không ngại, vẫn yêu, vẫn thương
tôi”.
Vì người mình yêu, bà bỏ nghề diễn viên làm nghề bán đậu phụ ngoài vỉa hè.
Suốt quãng đời bên nhau chưa một lần vợ Lộc Vàng trách cứ ông về tình yêu
với dòng nhạc mang đến nhiều hệ lụy.
Ngày nay, góc quán nhỏ của nghệ sĩ Lộc Vàng số 17A đường ven hồ Tây vẫn
vang lên tiếng hát. Tiếng hát mà ông đã đánh đổi cả cuộc đời mình để giữ
gìn, nâng niu.
Đọc mà muốn khóc !
thoibao.com/tan-nat-doi-vi-me-nhac-vang-thoi-cong-san TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Tan nát đời, vì mê nhạc vàng thời cộng sản
Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những
người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội.
Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những
người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội.
Trước năm 1954, đâu đâu cũng nghe người ta hát nhạc vàng (đó là dòng tân
nhạc nay gọi là tiền chiến. Hồi đó vì vẻ đẹp sang trọng và đáng quý nên
người ta so sánh nó quý như vàng, chứ không phải nhạc vàng hiểu theo nghĩa
sến, héo úa sau này) nó ngấm vào ông từ khi nào không biết.
Cũng vì trót yêu, trót thèm được phiêu du cùng cái cảm xúc thật của mình mà bất chấp
lệnh cấm, ông Lộc cùng một nhóm bạn, trong đó có ông Phan Thắng Toán (Toán
“Xồm”) và Nguyễn Văn Đắc thường xuyên tụ họp tại nhà, cùng hát với nhau
những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy
Miên, Từ Công Phụng…
“Chúng tôi gặp gỡ, đóng cửa hát cho nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối
chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ
tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe.”
“Người này đồn người kia. Công an bắt bạn tôi và nói rằng vì chúng tôi
thích những bài nhạc ấy nên chúng tôi phá hoại nền văn hóa CNXH và tuyên
tuyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc. Và họ đã xét xử bọn tôi”.
Ngày 27 tháng 3 năm 1968 nhóm nhạc của ông Lộc Vàng bị bắt. Vụ án “Phan
Thắng Toán và đồng bọn về tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa
đế quốc” đưa ra xét xử, ông Toán “Xồm” bị tuyên 15 năm tù giam, ông Đắc bị
12 năm tù giam và ông Lộc Vàng bị 10 năm tù giam, để rồi khi ra trở về cuộc
sống tự do họ vẫn không khỏi thắc mắc vì sao.
“Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng chua chát quá. Mình có làm cái
gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được
khôi phục lại, những bản nhạc này được hát lên ti vi. Khi nghe người ta hát
mà mình ngồi ứa nước mắt ra”.
Ra tù, nhà cửa ông Toán “Xồm” cũng tan nát. Ông lang thang trên đường phố
sống vào tình thương của người qua lại. Vào quán ông Lộc Vàng, người ta bắt
gặp một bức ảnh một người mặc áo sơ mi trắng ngồi châm thuốc cho một người
hành khất. Người mặc áo sơ mi trắng là ông Lộc và người hành khất không ai
khác chính là ông Toán Xồm (ảnh dưới). Một đêm năm 1994, người ta nhìn thấy
ông Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn, trên hè phố.
Nhưng năm 90 ông mở quán cà phê nhạc, chỉ để có chỗ cho ông thỏa niềm đam
mê, vì thế tài sản của ông cứ dần “đội nón ra đi” để bù đắp vào sự thua lỗ
của quán: “Lỗ nhiều tôi bán nhà to mua nhà nhỏ, từ nội thành bay ra ngoại
thành. Khi chưa mở quán tôi có ngôi nhà 50 m2 ở phố Kim Mã, sau bốn năm tôi
chỉ còn 50m2 đất, ở tít Cầu Diễn”. Bây giờ, ông sống luôn ở quán.
Vợ Lộc Vàng đã mất hơn 10 năm nay nhưng mỗi khi thăng hoa trên sân khấu ông
lại khóc. “Tôi chỉ ước vợ tôi sống lại, ở bên cạnh tôi, nghe tôi hát. Ngày
xưa, tôi đi hát vợ tôi bế thằng lớn theo sau. Mấy ông bạn bảo: Trời rét, để
con ở nhà mang con theo làm gì? Vợ tôi trả lời: Em không đi nghe hát đâu mà
để nếu chồng em có bị bắt lần nữa, em còn biết đường đi tiếp tế”.
Bà ra đi để lại cho ông hai người con và một tình yêu chưa bao giờ nguôi
ngoai: “Tôi biết cô ấy từ năm 17 tuổi, chơi thân với nhau, rồi yêu nhau sau
đó. Ngoài 20 tuổi tôi phải vào tù, 31 tuổi ra tù, thiên hạ dị nghị, kinh sợ
tôi hơn một gã tù lưu manh, chỉ có cô ấy không ngại, vẫn yêu, vẫn thương
tôi”.
Vì người mình yêu, bà bỏ nghề diễn viên làm nghề bán đậu phụ ngoài vỉa hè.
Suốt quãng đời bên nhau chưa một lần vợ Lộc Vàng trách cứ ông về tình yêu
với dòng nhạc mang đến nhiều hệ lụy.
Ngày nay, góc quán nhỏ của nghệ sĩ Lộc Vàng số 17A đường ven hồ Tây vẫn
vang lên tiếng hát. Tiếng hát mà ông đã đánh đổi cả cuộc đời mình để giữ
gìn, nâng niu.
Đọc mà muốn khóc !
thoibao.com/tan-nat-doi-vi-me-nhac-vang-thoi-cong-san TVQ chuyển