Văn Học & Nghệ Thuật

Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản

Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay,

QuynhGiao-TuongNiem

 

NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY – BÀI VIẾT SAU CÙNG CỦA CA SĨ QUỲNH GIAO .
Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn…

QuynhGiao

(1946-2014)

 

Người Việt lãng mạn của chúng ta thường bị giằng xé với hai giấc mơ tương phản.
Sống tại vùng chật hẹp với giang hồ sông nước là sự cách trở, chúng ta mơ chân trời xa lạ “như lũ chim quyết tung trời mây”… Và dù có gặp “biển hồ mênh mông không nơi ngừng cánh tránh gió táp,” chúng ta vẫn “thề quyết ra đi từ đây.” Nhạc sĩ Lâm Tuyền ghi lại cho tiềm thức chung cái giấc mơ đó.
Thế rồi, khi đã toại lòng với “bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà, nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời,” thì cũng chính tâm hồn lãng mạn ấy hát khúc ngày về. Giấc mơ hồi hương là phần tương phản của cái chí tung hoành đi tìm đất lạ.
Nếu đọc lại nhiều bài viết của Vũ Hoàng Chương thì có thể mường tượng ra giấc mơ giang hồ đó. Nó trải rộng trong hồn thơ chứ vẫn thu hẹp vào khoảnh đất nhỏ xíu. Từ Nam Ðịnh đến Hà Nội đã là một phiêu lưu. Lên tới núi rừng Việt Bắc thì đấy là cõi bạt ngàn!…
Quỳnh Giao nhắc lại Lâm Tuyền hay Vũ Hoàng Chương vì nhớ tuổi ấu thơ thao thức của mình khi sắp được đi Vũng Tầu! Lên tới Ðà Lạt thì đã tựa như vào Thiên Thai trong cổ tích….
Thế rồi một biến cố đã giập giấc mơ vào thực tại. Với nhiều người thì đấy là cơn ác mộng.
Hiệp định Genève năm 1954 chia đất nước ra hai vùng giới tuyến làm nhiều người phải giang hồ thật! Phong trào di cư từ Bắc vào Nam là biến cố lớn lao nhất thế kỷ, cho đến ngày có cuộc di tản năm 1975 và sau đó.
Nền tân nhạc cải cách Việt Nam xuất phát đầu tiên từ trong Nam vào quãng 1938-1940. Rồi bùng phát và trưởng thành là ở ngoài Bắc trong thời kỳ 1945-1954. Ðấy là giai đoạn hào hùng mà lãng mạn với rất nhiều ca khúc trữ tình. Rồi cuộc di cư 54 là một giao động lớn trong thế giới tân nhạc ấy…..
Chúng ta có những nhà soạn nhạc đã thành danh ở miền Bắc. Phần lớn trong số này cũng là nhạc công, là nhạc sĩ trình diễn chuyên nghiệp với một hay nhiều nhạc cụ. Những người vào Nam từ trước chỉ là một thiểu số hiếm hoi. Sớm nhất thì có Lê Thương từ năm 1941, trễ hơn chục năm thì có Phạm Duy và Phạm Ðình Chương trong “gia đình Thăng Long.”
Phong trào di cư từ 1954 mới xô đẩy đa số còn lại vào Nam và làm thay đổi không khí tân nhạc.
Các nhạc sĩ tên tuổi từ miền Bắc có Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Ngọc Bích, Hoàng Trọng và Vũ Thành. Những nhạc sĩ kế tiếp nổi danh như cồn ở trong Nam thì có Ðan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Cung Tiến. Phải gõ chữ vân vân vì nhiều lắm. Những người còn ở lại miền Bắc, như Văn Cao, Hoàng Giác, Hoàng Phú, Tô Vũ hay Ðoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý thì hết viết… như cũ.
Nhớ lại chuyện 60 năm trước, chúng ta tự hỏi là lớp nhạc sĩ di cư đã sáng tác những gì sau đó?
Trong mọi cơn chấn động bàng hoàng, con người chúng ta chỉ là lũ trẻ thơ. Hãy nhìn bầy trẻ khi chúng hãi sợ, hoặc gặp điều phật ý mà khó hiểu. Có những đứa thì hờn lẫy giẫy giụa, nhưng cũng có đứa lặng người không thể gào khóc. Còn gào thét là còn tin rằng ai đó sẽ phải lo cho mình, chứ nếu lặng người nín thinh thì đấy là lúc đứa trẻ bần thần tuyệt vọng nhất. Sau cơn chấn động như 1954 hay 1975, chúng ta đều lặng người trong tê tái.
Nhưng các nhạc sĩ của chúng ta lại khác bầy trẻ. Họ không nín lặng mà khóc bằng nhạc. Cảm hứng viết nhạc hoài hương có sẵn trong tâm khảm đã từ biến cố 54 đưa tới nhiều ca khúc về cố hương. Không kể những bài đã có từ trước như “Ôi Quê Xưa” của Dương Thiệu Tước, “Tình Hoài Hương” của Phạm Duy hay “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, chúng ta nhớ lại “Khóc Biệt Kinh Kỳ” và “Bên Bờ Ðại Dương” của Hoàng Trọng, “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ, “Bóng Quê Xưa” của Nhật Bằng và “Tìm Về Bến Xưa” hay “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền, v.v….
Ðan Thọ và Nguyễn Hiền là hai nhạc sĩ có nhiều tác phẩm về nỗi hoài niệm quê hương đã mất kể từ thời 54.
Ngày nay, Ðan Thọ vẫn còn và có lẽ không quên sự thổn thức của 60 năm trước.
Ngồi nhớ và nghe lại thì sau biến cố Genève 54, các nhạc sĩ của chúng ta còn bị giằng xé theo một cách khác. Nhiều người vẫn tin vào một ngày trở về.
“Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành là tác phẩm đẹp nhất của đề tài này. Ngoài lời một được gợi lên từ một bài thơ, lời hai của chính tác giả trong điệp khúc có âm điệu khải hoàn ca: “ngoài chân mây xa bừng lên muôn ánh hào quang” vì đấy là lúc giấc mơ đã thành, là “cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương.”…
Người khác thì khám phá và hát mừng sự bao la choáng ngợp của miền đất mới.
Vào Nam từ trước, Phạm Ðình Chương sớm ngợi ca miền Nam đôn hậu từ hình ảnh Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Rồi qua năm 1955, ông chấm nơi này là “Ðất Lành” và hát về mối tình Nam-Bắc một nhà: “Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa. Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mâu. Ðồi nương thương sức cần lao, se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu”…
Cũng trong dòng nhạc đó, trường ca “Con Ðường Cái Quan” do Phạm Duy thai nghén từ năm 54 tại Paris và hoàn thành về sau ở trong Nam đã có những giai điệu “tốt tươi” nhất – chữ “tốt tươi” là của ông – là từ đoạn 16 trở về sau, khi chàng lữ khách mơ giấc hải hồ vào tới trong Nam!
Trong số nhạc sĩ di cư, Hoàng Trọng nổi danh từ đất Nam Ðịnh với nhiều ca khúc luyến nhớ. Sau khi vào Nam, từ “Mộng Ngày Hồi Hương” năm 1956, ông hòa vào niềm vui mới qua bài “Ðẹp Mùa Yên Vui” sáng tác năm 1958 với lời từ của Hồ Ðình Phương: “Miền Nam mưa nắng giao hòa, Câu hát câu hò say trời quê đẹp như gấm hoa…”
Sự giằng xé dễ hiểu mà đáng thương của người viết nhạc diễn tả tâm tình day dứt của chúng ta giữa cái cũ đã mất và cái mới đã thành đời sống thật.
Ngồi hát lại trong tâm tưởng, “Con Ðường Cái Quan” đã từ đoạn Cửu Long Giang mà hò “Về Miền Nam” và dẫn tới đoạn kết là “Ðường Ði Ðã Tới.” “Về Miền Nam” cũng là tên ca khúc của Trọng Khương. Chúng ta không đi nữa mà về. Thâm tâm hát mừng như vậy thật, chứ không vì sự tuyên truyền của loại nhạc cổ động, mà dẫu gì thì hai miền vẫn chung một đất nước.
Rồi thời gian và sự tự do của miền Nam hàn gắn tất cả và dẫn tân nhạc qua một thế giới khác lạ.
Sau khi đất nước chia đôi, trong số đông đảo các nhạc sĩ và ca sĩ di cư vào Nam có nhiều nhạc công cự phách. Nhạc khúc mới và cách trình diễn tân kỳ thổi gió mới vào nhạc qua đài phát thanh, phần phụ diễn văn nghệ của phim chiếu bóng rồi đại nhạc hội và phòng trà hay khiêu vũ trường…
Khác bộ môn văn chương là nơi mà lối viết của dân miền Nam làm phong thái chân phương của nhà văn miền Bắc trở thành sống động hơn, với những đối thoại rất gần với thực tế ngoài đời, bộ môn tân nhạc ở miền Nam lại tiếp nhận tính chất trang nhã nhiều khi cầu kỳ của ca nhạc sĩ di cư từ miền Bắc. Nghệ sĩ di cư như Dương Thiệu Tước, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Anh Ngọc cùng các ban nhạc và lối hòa âm đã thật sự làm tân nhạc miền Nam đổi khác. Từ đó, các nhạc sĩ trong Nam không còn viết như trước nữa, nhiều ca sĩ cũng trình bày theo giọng Bắc.
Sau đấy còn có sự đóng góp của đông đảo thi sĩ di cư từ miền Bắc, và cả các nhà thơ tòng quân nhập ngũ, khiến nghệ thuật phổ thơ vào nhạc còn đem lại một phong thái khác hẳn cái thời mà chúng ta gọi là “tiền chiến.”
Cũng từ đấy, người nghe khó phân biệt được sáng tác Y Vân, Nguyễn Văn Ðông, Lê Dinh, Minh Kỳ hay Lam Phương với ca khúc của nhạc sĩ di cư đất Bắc. Nếu có khác thì đấy là giữa thể loại ca khúc của thành phố thanh bình, có men rượu, khói thuốc và cả một chút Paris, với nhạc chân quê hay nhạc của người lính thời chiến.
Cho đến khi Nam Bắc thật sự là một nhà, và khi nền tân nhạc hết phân biệt hậu phương hay tiền tuyến thì chúng ta gặp cuộc đổi đời thứ hai, biến cố 1975. Lần này cũng vẫn phong ba giông tố, nhưng không là một nơi chốn mới của quê hương mà là một sự giã biệt bi thảm hơn. Sang năm, chúng ta sẽ viết lại chuyện này….

Từ nhiều tháng nay, người viết ngồi dưỡng bệnh bằng nhạc, cho đến khi tòa soạn Người Việt yêu cầu một bài đặc biệt về tân nhạc trong và sau biến cố 54.
Không vì “yêu sách” của tờ báo mà vì yêu nhạc, Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn…”

Quỳnh Giao

****************************************************************

Tháng 7 năm nay, Hoàng Oanh nhớ đến Quỳnh Giao, một người bạn nghệ sỹ đã mất vào tháng 7 năm 2014.

Nhớ lại năm xưa, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao có với nhau rất nhiều kỷ niệm. Kỷ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc Cô qua đời.
Năm 1958, Quỳnh Giao đang hát cho Ban nhi đồng Tuổi Xanh. Lúc đó, bác Kiều Hạnh và bác Phạm Đình Sỹ (trưởng ban Tuổi Xanh) có ý muốn tăng cường thêm một số các nhi đồng khác để thay thế cho các đàn chị Mai Hương, Mai Hân, Bạch Tuyết sang hát cho các ban “người lớn”. Đó là lúc Hoàng Oanh gia nhập vào Ban Tuổi Xanh cùng lúc với Bích Vân, Ngọc Vân và Phước Vân (Tam Vân do anh Nguyễn Đức đào tạo). Vào đây thì Hoàng Oanh gặp ngay Quỳnh Giao và các bạn ca sĩ nhi đồng như: Tuấn Ngọc, Quốc Thắng, Kim Chi…

Ảnh Quỳnh Giao và thủ bút tặng Hoàng Oanh (thời gian Ban Tuổi Xanh)

Ảnh Quỳnh Giao và thủ bút tặng Hoàng Oanh (thời gian Ban Tuổi Xanh)

Đến năm 1960, vì một số lý do riêng mà Ban Tuổi Xanh ngưng hoạt động để nhường chỗ cho Ban Việt Nhi thay thế. Và Hoàng Oanh cũng chuyển qua Ban Việt Nhi (do anh Nguyễn Đức làm trưởng ban). Lúc đầu thì Hoàng Oanh thấy có Quỳnh Giao cũng chuyển qua Ban Việt Nhi. Nhưng sau đó, vì được lời mời gia nhập Ban Tây Hồ để thay thế cho bác Minh Trang nên Quỳnh Giao đã rút lui khỏi Việt Nhi. Trong khi Hoàng Oanh vẫn tiếp tục ở lại Ban Việt Nhi cho đến vài năm sau đó, thì nghỉ để sang hát cho các ban “người lớn”.
Về học vấn, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao cùng học chung một trường Gia Long trong 3 năm cuối của Trung học (vì lúc đó có giai đoạn trường có nhận thêm các học sinh ưu tú của các trường khác được vào trường Gia Long ở các lớp Đệ tam, Đệ nhị và Đệ nhất). Hoàng Oanh nhớ nhất là vào những buổi văn nghệ cuối niên học. Quỳnh Giao và Hoàng Oanh có đóng góp vào phần văn nghệ và trình bày những bài song ca, đơn ca đã được các thầy cô và các bạn học tán thưởng.

Hoàng Oanh và Quỳnh Giao trong buổi văn nghệ bãi trường

Hoàng Oanh và Quỳnh Giao trong buổi văn nghệ bãi trường

\
Ngoài đời, Hoàng Oanh cũng rất thân với Quỳnh Giao và gia đình bác Minh Trang (danh ca Minh Trang là thân mẫu của Quỳnh Giao). Còn trong sinh hoạt văn nghệ, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao có nhiều dịp gặp nhau vì hai đứa hát rất nhiều trong các ban nhạc của Đài phát thanh Saigon như: Ban Tiếng Tơ Đồng (Hoàng Trọng), Ban Tiếng Hát Đôi Mươi (Trần Thiện Thanh), Ban Y Vân (nhạc sĩ Y Vân), Ban Hải Sơn (Nghiêm Phú Phi)…
Rồi Quỳnh Giao lập gia đình với anh D.N.H trước năm 1970. Trong đám cưới của Quỳnh Giao, Hoàng Oanh làm phù dâu. Còn nhớ một ngày trước hôm đám cưới, Hoàng Oanh có đến nhà Quỳnh Giao ngủ qua đêm để sáng hôm sau làm lễ khỏi lo có sự chậm trễ.

 

 

 

Quỳnh Giao và Hoàng Oanh, ảnh xưa kỷ niệm trước năm 1975

Quỳnh Giao và Hoàng Oanh, ảnh xưa kỷ niệm trước năm 1975

Ra Hải Ngoại, lúc Hoàng Oanh ở New Jersey thì Quỳnh Giao ở Virginia. Đến khi Hoàng Oanh dời sang Cali thì nghe tin Quỳnh Giao cũng dời qua Cali, nên hai đứa thỉnh thoảng lại gặp nhau. Ngoài ra, Hoàng Oanh còn có dịp gặp lại cô Kim Tước, chị Mai Hương và chị Hà Thanh (ở Massachusetts) cũng thỉnh thoảng qua Cali chơi.
Vào năm 2005, Hoàng Oanh có tổ chức một buổi tiệc gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão Katrina và Hoàng Oanh có mời được cô Kim Tước, chị Mai Hương và Quỳnh Giao. Bên cạnh đó còn có thêm các nghệ sỹ Trung Chỉnh, Phương Dung, Trọng Nghĩa… đến giúp cho chương trình ca nhạc. Ước nguyện của Hoàng Oanh là có được một dịp kết hợp những tiếng hát trong Ban Tiếng Tơ Đồng năm xưa để trình diễn một bài hợp ca kỷ niệm: Sẽ do “Tứ ca Tiếng Tơ Đồng” là Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao và Hoàng Oanh trình bày. Và bài hát đó là bài Bức Họa Đồng Quê của nhạc sĩ Văn Phụng. Sau đó, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao còn song ca bài Thu Vàng của Cung Tiến.

THU VÀNG: Hoàng Oanh & Quỳnh Giao song ca

Đây là hình ảnh của Quỳnh Giao cùng với Hoàng Oanh song ca một bài hát trong buổi tiệc gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão Katrina (do Hoàng Oanh tổ chức vào năm 2005). Trong buổi tiệc nầy, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao có ngẫu hứng ca chung trong một bài hát chưa có được tập dượt trước. Quý vị sẽ thấy cả hai chúng tôi vừa hát vừa dặn dò nhau. Đó là bài hát Thu Vàng của Cung Tiến.

Và Hoàng Oanh cũng không ngờ đây là bài hát kỷ niệm sau cùng còn giữ lại được của Quỳnh Giao.

 

Ảnh Quỳnh Giao và Hoàng Oanh đang song ca bài Thu Vàng (Cung Tiến)

Ảnh Quỳnh Giao và Hoàng Oanh đang song ca bài Thu Vàng (Cung Tiến)

Mãi đến sau nầy, Hoàng Oanh thấy Quỳnh Giao viết những bài Tạp Ghi trên báo Người Việt. Hoàng Oanh có đọc được và theo dõi các bài viết của Quỳnh Giao. Sau đó, Quỳnh Giao xuất bản quyển “Tạp Ghi Quỳnh Giao”, Hoàng Oanh có đặt mua và được Quỳnh Giao gửi đến với chữ ký tặng.

Rồi kế đến, Hoàng Oanh lại được theo dõi các mục phỏng vấn của Quỳnh Giao trên Người Việt TV về văn học – nghệ thuật, âm nhạc… Đang lúc tiếp tục theo dõi các chương trình nầy thì đột nhiên một hôm, Trọng Nghĩa báo cho Hoàng Oanh biết tin bất ngờ là Quỳnh Giao tạm nghỉ đài vì lý do sức khỏe, Hoàng Oanh rất lo lắng.

Một tháng sau đó thì được biết tin Quỳnh Giao lâm bệnh nặng. Và Cô đã qua đời sau một thời gian ngắn. Ai cũng bàng hoàng và sửng sốt. Riêng Hoàng Oanh thấy rất buồn và vẫn không tin đó là sự thật.
Nhớ lại, cách đó mấy tháng, Hoàng Oanh có đến dự một buổi họp mặt của các bạn Gia Long cùng lớp. Có Quỳnh Giao đến dự, đi cùng với cô con gái. Lúc đó, Quỳnh Giao trông rất tươi tắn, vui vẻ và đầy sức sống. Sau đó, hai đứa còn có chụp ảnh kỷ niệm với nhau. Vậy mà chỉ vài tháng sau thôi là Quỳnh Giao đã qua đời. Mới thấy đó rồi mất đó. Cô ra đi thật nhanh chóng, bất ngờ. Âu cũng là số mạng của mỗi con người.
Đám tang của Quỳnh Giao, Hoàng Oanh đến dự tang lễ mà lòng vương vấn một nỗi buồn: Mình đã mất đi một người bạn học, một người bạn nghệ sỹ thâm tình. Hoàng Oanh tiếc cho một người ca sỹ có tài hát hay, đàn giỏi (Cô còn là giáo sư dạy dương cầm nữa). Quỳnh Giao học rất giỏi, có kiến thức sâu rộng về nhiều lãnh vực.
Có một điều lý thú là cả hai Quỳnh Giao và Hoàng Oanh đều có chung một sở thích là thích sưu tầm, làm colection nước hoa. Và sau cùng, hai đứa đều chọn mùi nước hoa hiệu Jicky của nhà sản xuất Guerlain (Pháp). Đó cũng là một kỷ niệm vui rất khó quên.
Bây giờ, nhớ đến bạn, Hoàng Oanh đang ngồi đây xem lại bài hát kỷ niệm của hai đứa đã hát chung với nhau: Bài Thu Vàng. Và hồi tưởng về những kỷ niệm xa xưa ở Đài phát thanh, ở trường Gia Long. Ôi Saigon, những ngày thơ mộng!
Tháng 7 – 2016
Hoàng Oanh

MM chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản

Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay,

QuynhGiao-TuongNiem

 

NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY – BÀI VIẾT SAU CÙNG CỦA CA SĨ QUỲNH GIAO .
Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn…

QuynhGiao

(1946-2014)

 

Người Việt lãng mạn của chúng ta thường bị giằng xé với hai giấc mơ tương phản.
Sống tại vùng chật hẹp với giang hồ sông nước là sự cách trở, chúng ta mơ chân trời xa lạ “như lũ chim quyết tung trời mây”… Và dù có gặp “biển hồ mênh mông không nơi ngừng cánh tránh gió táp,” chúng ta vẫn “thề quyết ra đi từ đây.” Nhạc sĩ Lâm Tuyền ghi lại cho tiềm thức chung cái giấc mơ đó.
Thế rồi, khi đã toại lòng với “bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà, nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời,” thì cũng chính tâm hồn lãng mạn ấy hát khúc ngày về. Giấc mơ hồi hương là phần tương phản của cái chí tung hoành đi tìm đất lạ.
Nếu đọc lại nhiều bài viết của Vũ Hoàng Chương thì có thể mường tượng ra giấc mơ giang hồ đó. Nó trải rộng trong hồn thơ chứ vẫn thu hẹp vào khoảnh đất nhỏ xíu. Từ Nam Ðịnh đến Hà Nội đã là một phiêu lưu. Lên tới núi rừng Việt Bắc thì đấy là cõi bạt ngàn!…
Quỳnh Giao nhắc lại Lâm Tuyền hay Vũ Hoàng Chương vì nhớ tuổi ấu thơ thao thức của mình khi sắp được đi Vũng Tầu! Lên tới Ðà Lạt thì đã tựa như vào Thiên Thai trong cổ tích….
Thế rồi một biến cố đã giập giấc mơ vào thực tại. Với nhiều người thì đấy là cơn ác mộng.
Hiệp định Genève năm 1954 chia đất nước ra hai vùng giới tuyến làm nhiều người phải giang hồ thật! Phong trào di cư từ Bắc vào Nam là biến cố lớn lao nhất thế kỷ, cho đến ngày có cuộc di tản năm 1975 và sau đó.
Nền tân nhạc cải cách Việt Nam xuất phát đầu tiên từ trong Nam vào quãng 1938-1940. Rồi bùng phát và trưởng thành là ở ngoài Bắc trong thời kỳ 1945-1954. Ðấy là giai đoạn hào hùng mà lãng mạn với rất nhiều ca khúc trữ tình. Rồi cuộc di cư 54 là một giao động lớn trong thế giới tân nhạc ấy…..
Chúng ta có những nhà soạn nhạc đã thành danh ở miền Bắc. Phần lớn trong số này cũng là nhạc công, là nhạc sĩ trình diễn chuyên nghiệp với một hay nhiều nhạc cụ. Những người vào Nam từ trước chỉ là một thiểu số hiếm hoi. Sớm nhất thì có Lê Thương từ năm 1941, trễ hơn chục năm thì có Phạm Duy và Phạm Ðình Chương trong “gia đình Thăng Long.”
Phong trào di cư từ 1954 mới xô đẩy đa số còn lại vào Nam và làm thay đổi không khí tân nhạc.
Các nhạc sĩ tên tuổi từ miền Bắc có Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Ngọc Bích, Hoàng Trọng và Vũ Thành. Những nhạc sĩ kế tiếp nổi danh như cồn ở trong Nam thì có Ðan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Cung Tiến. Phải gõ chữ vân vân vì nhiều lắm. Những người còn ở lại miền Bắc, như Văn Cao, Hoàng Giác, Hoàng Phú, Tô Vũ hay Ðoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý thì hết viết… như cũ.
Nhớ lại chuyện 60 năm trước, chúng ta tự hỏi là lớp nhạc sĩ di cư đã sáng tác những gì sau đó?
Trong mọi cơn chấn động bàng hoàng, con người chúng ta chỉ là lũ trẻ thơ. Hãy nhìn bầy trẻ khi chúng hãi sợ, hoặc gặp điều phật ý mà khó hiểu. Có những đứa thì hờn lẫy giẫy giụa, nhưng cũng có đứa lặng người không thể gào khóc. Còn gào thét là còn tin rằng ai đó sẽ phải lo cho mình, chứ nếu lặng người nín thinh thì đấy là lúc đứa trẻ bần thần tuyệt vọng nhất. Sau cơn chấn động như 1954 hay 1975, chúng ta đều lặng người trong tê tái.
Nhưng các nhạc sĩ của chúng ta lại khác bầy trẻ. Họ không nín lặng mà khóc bằng nhạc. Cảm hứng viết nhạc hoài hương có sẵn trong tâm khảm đã từ biến cố 54 đưa tới nhiều ca khúc về cố hương. Không kể những bài đã có từ trước như “Ôi Quê Xưa” của Dương Thiệu Tước, “Tình Hoài Hương” của Phạm Duy hay “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, chúng ta nhớ lại “Khóc Biệt Kinh Kỳ” và “Bên Bờ Ðại Dương” của Hoàng Trọng, “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ, “Bóng Quê Xưa” của Nhật Bằng và “Tìm Về Bến Xưa” hay “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền, v.v….
Ðan Thọ và Nguyễn Hiền là hai nhạc sĩ có nhiều tác phẩm về nỗi hoài niệm quê hương đã mất kể từ thời 54.
Ngày nay, Ðan Thọ vẫn còn và có lẽ không quên sự thổn thức của 60 năm trước.
Ngồi nhớ và nghe lại thì sau biến cố Genève 54, các nhạc sĩ của chúng ta còn bị giằng xé theo một cách khác. Nhiều người vẫn tin vào một ngày trở về.
“Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành là tác phẩm đẹp nhất của đề tài này. Ngoài lời một được gợi lên từ một bài thơ, lời hai của chính tác giả trong điệp khúc có âm điệu khải hoàn ca: “ngoài chân mây xa bừng lên muôn ánh hào quang” vì đấy là lúc giấc mơ đã thành, là “cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương.”…
Người khác thì khám phá và hát mừng sự bao la choáng ngợp của miền đất mới.
Vào Nam từ trước, Phạm Ðình Chương sớm ngợi ca miền Nam đôn hậu từ hình ảnh Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Rồi qua năm 1955, ông chấm nơi này là “Ðất Lành” và hát về mối tình Nam-Bắc một nhà: “Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa. Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mâu. Ðồi nương thương sức cần lao, se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu”…
Cũng trong dòng nhạc đó, trường ca “Con Ðường Cái Quan” do Phạm Duy thai nghén từ năm 54 tại Paris và hoàn thành về sau ở trong Nam đã có những giai điệu “tốt tươi” nhất – chữ “tốt tươi” là của ông – là từ đoạn 16 trở về sau, khi chàng lữ khách mơ giấc hải hồ vào tới trong Nam!
Trong số nhạc sĩ di cư, Hoàng Trọng nổi danh từ đất Nam Ðịnh với nhiều ca khúc luyến nhớ. Sau khi vào Nam, từ “Mộng Ngày Hồi Hương” năm 1956, ông hòa vào niềm vui mới qua bài “Ðẹp Mùa Yên Vui” sáng tác năm 1958 với lời từ của Hồ Ðình Phương: “Miền Nam mưa nắng giao hòa, Câu hát câu hò say trời quê đẹp như gấm hoa…”
Sự giằng xé dễ hiểu mà đáng thương của người viết nhạc diễn tả tâm tình day dứt của chúng ta giữa cái cũ đã mất và cái mới đã thành đời sống thật.
Ngồi hát lại trong tâm tưởng, “Con Ðường Cái Quan” đã từ đoạn Cửu Long Giang mà hò “Về Miền Nam” và dẫn tới đoạn kết là “Ðường Ði Ðã Tới.” “Về Miền Nam” cũng là tên ca khúc của Trọng Khương. Chúng ta không đi nữa mà về. Thâm tâm hát mừng như vậy thật, chứ không vì sự tuyên truyền của loại nhạc cổ động, mà dẫu gì thì hai miền vẫn chung một đất nước.
Rồi thời gian và sự tự do của miền Nam hàn gắn tất cả và dẫn tân nhạc qua một thế giới khác lạ.
Sau khi đất nước chia đôi, trong số đông đảo các nhạc sĩ và ca sĩ di cư vào Nam có nhiều nhạc công cự phách. Nhạc khúc mới và cách trình diễn tân kỳ thổi gió mới vào nhạc qua đài phát thanh, phần phụ diễn văn nghệ của phim chiếu bóng rồi đại nhạc hội và phòng trà hay khiêu vũ trường…
Khác bộ môn văn chương là nơi mà lối viết của dân miền Nam làm phong thái chân phương của nhà văn miền Bắc trở thành sống động hơn, với những đối thoại rất gần với thực tế ngoài đời, bộ môn tân nhạc ở miền Nam lại tiếp nhận tính chất trang nhã nhiều khi cầu kỳ của ca nhạc sĩ di cư từ miền Bắc. Nghệ sĩ di cư như Dương Thiệu Tước, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Anh Ngọc cùng các ban nhạc và lối hòa âm đã thật sự làm tân nhạc miền Nam đổi khác. Từ đó, các nhạc sĩ trong Nam không còn viết như trước nữa, nhiều ca sĩ cũng trình bày theo giọng Bắc.
Sau đấy còn có sự đóng góp của đông đảo thi sĩ di cư từ miền Bắc, và cả các nhà thơ tòng quân nhập ngũ, khiến nghệ thuật phổ thơ vào nhạc còn đem lại một phong thái khác hẳn cái thời mà chúng ta gọi là “tiền chiến.”
Cũng từ đấy, người nghe khó phân biệt được sáng tác Y Vân, Nguyễn Văn Ðông, Lê Dinh, Minh Kỳ hay Lam Phương với ca khúc của nhạc sĩ di cư đất Bắc. Nếu có khác thì đấy là giữa thể loại ca khúc của thành phố thanh bình, có men rượu, khói thuốc và cả một chút Paris, với nhạc chân quê hay nhạc của người lính thời chiến.
Cho đến khi Nam Bắc thật sự là một nhà, và khi nền tân nhạc hết phân biệt hậu phương hay tiền tuyến thì chúng ta gặp cuộc đổi đời thứ hai, biến cố 1975. Lần này cũng vẫn phong ba giông tố, nhưng không là một nơi chốn mới của quê hương mà là một sự giã biệt bi thảm hơn. Sang năm, chúng ta sẽ viết lại chuyện này….

Từ nhiều tháng nay, người viết ngồi dưỡng bệnh bằng nhạc, cho đến khi tòa soạn Người Việt yêu cầu một bài đặc biệt về tân nhạc trong và sau biến cố 54.
Không vì “yêu sách” của tờ báo mà vì yêu nhạc, Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn…”

Quỳnh Giao

****************************************************************

Tháng 7 năm nay, Hoàng Oanh nhớ đến Quỳnh Giao, một người bạn nghệ sỹ đã mất vào tháng 7 năm 2014.

Nhớ lại năm xưa, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao có với nhau rất nhiều kỷ niệm. Kỷ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc Cô qua đời.
Năm 1958, Quỳnh Giao đang hát cho Ban nhi đồng Tuổi Xanh. Lúc đó, bác Kiều Hạnh và bác Phạm Đình Sỹ (trưởng ban Tuổi Xanh) có ý muốn tăng cường thêm một số các nhi đồng khác để thay thế cho các đàn chị Mai Hương, Mai Hân, Bạch Tuyết sang hát cho các ban “người lớn”. Đó là lúc Hoàng Oanh gia nhập vào Ban Tuổi Xanh cùng lúc với Bích Vân, Ngọc Vân và Phước Vân (Tam Vân do anh Nguyễn Đức đào tạo). Vào đây thì Hoàng Oanh gặp ngay Quỳnh Giao và các bạn ca sĩ nhi đồng như: Tuấn Ngọc, Quốc Thắng, Kim Chi…

Ảnh Quỳnh Giao và thủ bút tặng Hoàng Oanh (thời gian Ban Tuổi Xanh)

Ảnh Quỳnh Giao và thủ bút tặng Hoàng Oanh (thời gian Ban Tuổi Xanh)

Đến năm 1960, vì một số lý do riêng mà Ban Tuổi Xanh ngưng hoạt động để nhường chỗ cho Ban Việt Nhi thay thế. Và Hoàng Oanh cũng chuyển qua Ban Việt Nhi (do anh Nguyễn Đức làm trưởng ban). Lúc đầu thì Hoàng Oanh thấy có Quỳnh Giao cũng chuyển qua Ban Việt Nhi. Nhưng sau đó, vì được lời mời gia nhập Ban Tây Hồ để thay thế cho bác Minh Trang nên Quỳnh Giao đã rút lui khỏi Việt Nhi. Trong khi Hoàng Oanh vẫn tiếp tục ở lại Ban Việt Nhi cho đến vài năm sau đó, thì nghỉ để sang hát cho các ban “người lớn”.
Về học vấn, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao cùng học chung một trường Gia Long trong 3 năm cuối của Trung học (vì lúc đó có giai đoạn trường có nhận thêm các học sinh ưu tú của các trường khác được vào trường Gia Long ở các lớp Đệ tam, Đệ nhị và Đệ nhất). Hoàng Oanh nhớ nhất là vào những buổi văn nghệ cuối niên học. Quỳnh Giao và Hoàng Oanh có đóng góp vào phần văn nghệ và trình bày những bài song ca, đơn ca đã được các thầy cô và các bạn học tán thưởng.

Hoàng Oanh và Quỳnh Giao trong buổi văn nghệ bãi trường

Hoàng Oanh và Quỳnh Giao trong buổi văn nghệ bãi trường

\
Ngoài đời, Hoàng Oanh cũng rất thân với Quỳnh Giao và gia đình bác Minh Trang (danh ca Minh Trang là thân mẫu của Quỳnh Giao). Còn trong sinh hoạt văn nghệ, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao có nhiều dịp gặp nhau vì hai đứa hát rất nhiều trong các ban nhạc của Đài phát thanh Saigon như: Ban Tiếng Tơ Đồng (Hoàng Trọng), Ban Tiếng Hát Đôi Mươi (Trần Thiện Thanh), Ban Y Vân (nhạc sĩ Y Vân), Ban Hải Sơn (Nghiêm Phú Phi)…
Rồi Quỳnh Giao lập gia đình với anh D.N.H trước năm 1970. Trong đám cưới của Quỳnh Giao, Hoàng Oanh làm phù dâu. Còn nhớ một ngày trước hôm đám cưới, Hoàng Oanh có đến nhà Quỳnh Giao ngủ qua đêm để sáng hôm sau làm lễ khỏi lo có sự chậm trễ.

 

 

 

Quỳnh Giao và Hoàng Oanh, ảnh xưa kỷ niệm trước năm 1975

Quỳnh Giao và Hoàng Oanh, ảnh xưa kỷ niệm trước năm 1975

Ra Hải Ngoại, lúc Hoàng Oanh ở New Jersey thì Quỳnh Giao ở Virginia. Đến khi Hoàng Oanh dời sang Cali thì nghe tin Quỳnh Giao cũng dời qua Cali, nên hai đứa thỉnh thoảng lại gặp nhau. Ngoài ra, Hoàng Oanh còn có dịp gặp lại cô Kim Tước, chị Mai Hương và chị Hà Thanh (ở Massachusetts) cũng thỉnh thoảng qua Cali chơi.
Vào năm 2005, Hoàng Oanh có tổ chức một buổi tiệc gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão Katrina và Hoàng Oanh có mời được cô Kim Tước, chị Mai Hương và Quỳnh Giao. Bên cạnh đó còn có thêm các nghệ sỹ Trung Chỉnh, Phương Dung, Trọng Nghĩa… đến giúp cho chương trình ca nhạc. Ước nguyện của Hoàng Oanh là có được một dịp kết hợp những tiếng hát trong Ban Tiếng Tơ Đồng năm xưa để trình diễn một bài hợp ca kỷ niệm: Sẽ do “Tứ ca Tiếng Tơ Đồng” là Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao và Hoàng Oanh trình bày. Và bài hát đó là bài Bức Họa Đồng Quê của nhạc sĩ Văn Phụng. Sau đó, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao còn song ca bài Thu Vàng của Cung Tiến.

THU VÀNG: Hoàng Oanh & Quỳnh Giao song ca

Đây là hình ảnh của Quỳnh Giao cùng với Hoàng Oanh song ca một bài hát trong buổi tiệc gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão Katrina (do Hoàng Oanh tổ chức vào năm 2005). Trong buổi tiệc nầy, Hoàng Oanh và Quỳnh Giao có ngẫu hứng ca chung trong một bài hát chưa có được tập dượt trước. Quý vị sẽ thấy cả hai chúng tôi vừa hát vừa dặn dò nhau. Đó là bài hát Thu Vàng của Cung Tiến.

Và Hoàng Oanh cũng không ngờ đây là bài hát kỷ niệm sau cùng còn giữ lại được của Quỳnh Giao.

 

Ảnh Quỳnh Giao và Hoàng Oanh đang song ca bài Thu Vàng (Cung Tiến)

Ảnh Quỳnh Giao và Hoàng Oanh đang song ca bài Thu Vàng (Cung Tiến)

Mãi đến sau nầy, Hoàng Oanh thấy Quỳnh Giao viết những bài Tạp Ghi trên báo Người Việt. Hoàng Oanh có đọc được và theo dõi các bài viết của Quỳnh Giao. Sau đó, Quỳnh Giao xuất bản quyển “Tạp Ghi Quỳnh Giao”, Hoàng Oanh có đặt mua và được Quỳnh Giao gửi đến với chữ ký tặng.

Rồi kế đến, Hoàng Oanh lại được theo dõi các mục phỏng vấn của Quỳnh Giao trên Người Việt TV về văn học – nghệ thuật, âm nhạc… Đang lúc tiếp tục theo dõi các chương trình nầy thì đột nhiên một hôm, Trọng Nghĩa báo cho Hoàng Oanh biết tin bất ngờ là Quỳnh Giao tạm nghỉ đài vì lý do sức khỏe, Hoàng Oanh rất lo lắng.

Một tháng sau đó thì được biết tin Quỳnh Giao lâm bệnh nặng. Và Cô đã qua đời sau một thời gian ngắn. Ai cũng bàng hoàng và sửng sốt. Riêng Hoàng Oanh thấy rất buồn và vẫn không tin đó là sự thật.
Nhớ lại, cách đó mấy tháng, Hoàng Oanh có đến dự một buổi họp mặt của các bạn Gia Long cùng lớp. Có Quỳnh Giao đến dự, đi cùng với cô con gái. Lúc đó, Quỳnh Giao trông rất tươi tắn, vui vẻ và đầy sức sống. Sau đó, hai đứa còn có chụp ảnh kỷ niệm với nhau. Vậy mà chỉ vài tháng sau thôi là Quỳnh Giao đã qua đời. Mới thấy đó rồi mất đó. Cô ra đi thật nhanh chóng, bất ngờ. Âu cũng là số mạng của mỗi con người.
Đám tang của Quỳnh Giao, Hoàng Oanh đến dự tang lễ mà lòng vương vấn một nỗi buồn: Mình đã mất đi một người bạn học, một người bạn nghệ sỹ thâm tình. Hoàng Oanh tiếc cho một người ca sỹ có tài hát hay, đàn giỏi (Cô còn là giáo sư dạy dương cầm nữa). Quỳnh Giao học rất giỏi, có kiến thức sâu rộng về nhiều lãnh vực.
Có một điều lý thú là cả hai Quỳnh Giao và Hoàng Oanh đều có chung một sở thích là thích sưu tầm, làm colection nước hoa. Và sau cùng, hai đứa đều chọn mùi nước hoa hiệu Jicky của nhà sản xuất Guerlain (Pháp). Đó cũng là một kỷ niệm vui rất khó quên.
Bây giờ, nhớ đến bạn, Hoàng Oanh đang ngồi đây xem lại bài hát kỷ niệm của hai đứa đã hát chung với nhau: Bài Thu Vàng. Và hồi tưởng về những kỷ niệm xa xưa ở Đài phát thanh, ở trường Gia Long. Ôi Saigon, những ngày thơ mộng!
Tháng 7 – 2016
Hoàng Oanh

MM chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm