Cà Kê Dê Ngỗng
Tàng hình cơ thứ 2 (J-21) của Trung Quốc chỉ để dọa láng giềng
Chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai J-21 của Trung Quốc sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong tháng 9 năm nay.
Mới đây, kênh truyền hình quốc phòng CCTV của Trung Quốc cho biết rằng máy bay chiến đấu tàng hình hai động cơ Thẩm Dương J-21 sẽ tiến hành chuyến bay đầu tiên trong tháng 9 năm 2012.
Theo CCTV, Trung Quốc cũng sẽ cho ra mắt một biến thể sửa đổi của J-21 dành cho xuất khẩu dưới cái tên F-60.
Hình ảnh về chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc lần đầu tiên được công bố trên mạng internet một cách nửa kín nửa hở, hư hưu thực thực cách đây vài tháng.
Theo các bức ảnh này, chiếc J-21 đang trên đường từ nhà máy Thẩm Dương đến phòng thí nghiệm quốc gia ở Nhan Lương, phía Tây Trung Quốc.
Chiếc máy bay J-21 bí ẩn được vận chuyển trên đường phố của Trung Quốc.
Sau khi những hình ảnh này được đăng tải trên mạng, nhiều người cho rằng, hình dáng của chiếc máy bay tàng hình thứ hai của Trung Quốc rất giống với chiếc tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ.
Theo trang web chính thức của công ty vận tải đã vận chuyển chiếc máy bay chiến đấu này, máy bay J-21 có sải cánh dài khoảng 12 mét (trong khi đó F-35 có sải cánh dài 10,65 mét, còn huấn luyện cơ L-15 của Trung Quốc có sải cánh dài 9 mét).
Kênh truyền hình CCTV cho biết rằng, khác với J-20, J-21 một chương trình máy bay chiến đấu của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, và nó được phép xuất khẩu.
Tàng hình cơ J-20 của Trung Quốc.
Nói như vậy có nghĩa rằng những chuyến bay thử nghiệm của J-21 chắc chắn sẽ cởi mở hơn so với những chuyến bay thử nghiệm khá bí mật của J-20 trong năm 2011.
Ngay sau khi thông tin về chiếc tiêm kích tàng hình J-21 được đăng tải trên các trang mạng và kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc, độc giả quốc tế đã có những đánh giá và nhận định khác nhau về chiến đấu cơ bí ẩn này.
Độc giả người Mỹ với nickname IconOfEvi : “F-35 Trung Quốc ư? Có lẽ những dữ liệu của Lầu Năm Góc đã bị đánh cắp.”
Tàng hình cơ F-35 của Hoa Kỳ.
Độc giả với nickname Delta Niner ở Philippines thì đề cập đến khả năng xuất khẩu của chiếc máy bay này: “Ai sẽ là khách hàng của J-21?”. Trả lời cho câu hỏi trên, độc giả Steak-Sauce: “Tôi đoán là Pakistan, sau đó là Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Ai Cập, Bắc Triều Tiên, Venezuela, và một vài nước châu Phi sẽ xếp hàng để mua chiếc máy bay này.”
Độc giả có nick-name sepheronx ở Canada thì đánh giá về khả năng xuất khẩu chiếc J-21 như sau: “Pakistan thì chắc chắn rồi. Không biết những nước khác thì thế nào. Cho đến nay, Myanmar đã có được Mig-29, Venezuela dường như rất hài lòng với những chiếc Sukhoi của họ.
Bắc Triều Tiên chỉ có thể dùng những gì mà họ có bây giờ, Ai Cập vẫn được Mỹ đầu tư còn Sri Lanka thì ngân sách quá eo hẹp. Uganda cũng tỏ ra thích thú với Su-30. Như vậy chỉ có Pakistan và một số nước châu Phi là có thể trở thành những khách hàng tiềm năng của J-21.”
Độc giả figatova ở Tây Ban Nha tự hỏi: “Nếu nó là bí mật, thì tại sao Trung Quốc lại vận chuyển nó trên đường phố vào ban ngày?” và phỏng đoán rằng: “J-21 là chiếc phản lực cơ hai động cơ thế hệ năm thứ hai của Bắc Kinh có kích thước nhỏ hơn chiếc đầu tiên J-20 và có lẽ được chế tạo để sử dụng trên chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc Thi Lang.”
Độc giả SHUTUPANDTHINK của Mỹ nhận định: “Các bạn phải biết rằng Trung Quốc là bậc thầy về sử dụng quyền lực mềm. J-21 chỉ là để dọa các quốc gia láng giềng mà thôi. Tàng hình có thực sự cần thiết không? Vô ích. Sẽ là tốt hơn nếu nó (J-21) hiện nguyên hình trước sóng radar và chiến đấu như một người đàn ông đích thực chứ không phải là lẩn trốn để bất ngờ tấn công. Bởi vì tên lửa SAM không còn tồn tại và không phải là một mối đe dọa.”
Còn bạn, bạn nghĩ gì về chiếc máy bay được cho là tàng hình cơ thứ hai của Trung Quốc này?
Trịnh Tuân (nguồn: mil)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tàng hình cơ thứ 2 (J-21) của Trung Quốc chỉ để dọa láng giềng
Chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai J-21 của Trung Quốc sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong tháng 9 năm nay.
Mới đây, kênh truyền hình quốc phòng CCTV của Trung Quốc cho biết rằng máy bay chiến đấu tàng hình hai động cơ Thẩm Dương J-21 sẽ tiến hành chuyến bay đầu tiên trong tháng 9 năm 2012.
Theo CCTV, Trung Quốc cũng sẽ cho ra mắt một biến thể sửa đổi của J-21 dành cho xuất khẩu dưới cái tên F-60.
Hình ảnh về chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc lần đầu tiên được công bố trên mạng internet một cách nửa kín nửa hở, hư hưu thực thực cách đây vài tháng.
Theo các bức ảnh này, chiếc J-21 đang trên đường từ nhà máy Thẩm Dương đến phòng thí nghiệm quốc gia ở Nhan Lương, phía Tây Trung Quốc.
Chiếc máy bay J-21 bí ẩn được vận chuyển trên đường phố của Trung Quốc.
Sau khi những hình ảnh này được đăng tải trên mạng, nhiều người cho rằng, hình dáng của chiếc máy bay tàng hình thứ hai của Trung Quốc rất giống với chiếc tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ.
Theo trang web chính thức của công ty vận tải đã vận chuyển chiếc máy bay chiến đấu này, máy bay J-21 có sải cánh dài khoảng 12 mét (trong khi đó F-35 có sải cánh dài 10,65 mét, còn huấn luyện cơ L-15 của Trung Quốc có sải cánh dài 9 mét).
Kênh truyền hình CCTV cho biết rằng, khác với J-20, J-21 một chương trình máy bay chiến đấu của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, và nó được phép xuất khẩu.
Tàng hình cơ J-20 của Trung Quốc.
Nói như vậy có nghĩa rằng những chuyến bay thử nghiệm của J-21 chắc chắn sẽ cởi mở hơn so với những chuyến bay thử nghiệm khá bí mật của J-20 trong năm 2011.
Ngay sau khi thông tin về chiếc tiêm kích tàng hình J-21 được đăng tải trên các trang mạng và kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc, độc giả quốc tế đã có những đánh giá và nhận định khác nhau về chiến đấu cơ bí ẩn này.
Độc giả người Mỹ với nickname IconOfEvi : “F-35 Trung Quốc ư? Có lẽ những dữ liệu của Lầu Năm Góc đã bị đánh cắp.”
Tàng hình cơ F-35 của Hoa Kỳ.
Độc giả với nickname Delta Niner ở Philippines thì đề cập đến khả năng xuất khẩu của chiếc máy bay này: “Ai sẽ là khách hàng của J-21?”. Trả lời cho câu hỏi trên, độc giả Steak-Sauce: “Tôi đoán là Pakistan, sau đó là Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Ai Cập, Bắc Triều Tiên, Venezuela, và một vài nước châu Phi sẽ xếp hàng để mua chiếc máy bay này.”
Độc giả có nick-name sepheronx ở Canada thì đánh giá về khả năng xuất khẩu chiếc J-21 như sau: “Pakistan thì chắc chắn rồi. Không biết những nước khác thì thế nào. Cho đến nay, Myanmar đã có được Mig-29, Venezuela dường như rất hài lòng với những chiếc Sukhoi của họ.
Bắc Triều Tiên chỉ có thể dùng những gì mà họ có bây giờ, Ai Cập vẫn được Mỹ đầu tư còn Sri Lanka thì ngân sách quá eo hẹp. Uganda cũng tỏ ra thích thú với Su-30. Như vậy chỉ có Pakistan và một số nước châu Phi là có thể trở thành những khách hàng tiềm năng của J-21.”
Độc giả figatova ở Tây Ban Nha tự hỏi: “Nếu nó là bí mật, thì tại sao Trung Quốc lại vận chuyển nó trên đường phố vào ban ngày?” và phỏng đoán rằng: “J-21 là chiếc phản lực cơ hai động cơ thế hệ năm thứ hai của Bắc Kinh có kích thước nhỏ hơn chiếc đầu tiên J-20 và có lẽ được chế tạo để sử dụng trên chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc Thi Lang.”
Độc giả SHUTUPANDTHINK của Mỹ nhận định: “Các bạn phải biết rằng Trung Quốc là bậc thầy về sử dụng quyền lực mềm. J-21 chỉ là để dọa các quốc gia láng giềng mà thôi. Tàng hình có thực sự cần thiết không? Vô ích. Sẽ là tốt hơn nếu nó (J-21) hiện nguyên hình trước sóng radar và chiến đấu như một người đàn ông đích thực chứ không phải là lẩn trốn để bất ngờ tấn công. Bởi vì tên lửa SAM không còn tồn tại và không phải là một mối đe dọa.”
Còn bạn, bạn nghĩ gì về chiếc máy bay được cho là tàng hình cơ thứ hai của Trung Quốc này?
Trịnh Tuân (nguồn: mil)