Sức khỏe và đời sống

Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức.*

Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai..


                Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao
                người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương,
                hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis.
                Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại
                Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis
                mà ta tạm gọi là loại Hai.

                Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón
                tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do
                tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này),
                thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những
                động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày
                như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ
                cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày
                không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ,
                nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

                Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm
                biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên
                2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống
                miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời
                tiết thay đổi đột ngột.
                Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm
                thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ.
                Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc.
                Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc
                ngồi lâu thì tê hai bả vai...

                Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức :
                Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không
                dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên,
                dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.

                Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách:
                châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise).
                Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác
                dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc,
                nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng
                thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một
                ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN
                lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng
                không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
                .
                Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào
                còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ
                loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido,
                Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một
                lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất,
                lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ
                tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2
                lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị
                gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào
                nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua
                Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa
                cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh
                niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy
                thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà
                không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi
                Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng
                tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai
                đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời
                cùng khỏe.

                Nguyên lý:
                Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân
                thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón
                chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo
                tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần
                kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương
                sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây
                điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì
                đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay.
                “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt
                lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân...
                Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng
                xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở
                thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt
                chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả
                người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi,
                bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận
                50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có
                thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ
                lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ
                gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được
                chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu
                khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc
                xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ
                ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

                A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:

                1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ
                trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ
                từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay
                sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ
                xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi.
                Làm 10 lần.

                2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ
                hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra.
                Làm 10 lần.

                3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống
                đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai
                bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu
                xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu,
                còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống
                sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

                4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu
                chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua
                mặt 10 lần.

                B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:

                1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm
                tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu
                vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước,
                rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít
                thở đều đặn.

                2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai
                bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn
                tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc
                từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10
                lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay
                hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới.
                10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ
                mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những
                người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập
                bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì
                khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

                3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào
                mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất,
                cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái
                que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất .
                Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

                C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:

                1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông,
                ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón
                tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa,
                xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái)
                ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng,
                khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra
                sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm
                chậm theo vòng.

                2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập
                thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi
                gập xuống, cũng gập hết cỡ.

                3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua
                bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái,
                nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay
                “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai
                cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên
                nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc
                lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm
                cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên
                mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

                D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:

                1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt
                trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một
                vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần
                rồi đổi hướng quay theo bên trái.

                2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt
                trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài
                vào trong rồi từ trong ra ngoài.

                Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống
                một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn,
                công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở
                mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải
                tập trước khi lên giường ngủ.

                Lưu ý:
                -Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải
                phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được
                tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải
                hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..

                -Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì
                rất tốt.
                -Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm
                Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích
                chất nhờn đầu xương và xương.
                -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung
                quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
                -------------
                Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục
                năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm
                thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

                Lê Quang Thọ
Thanh Thanh chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức.*

Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai..


                Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao
                người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương,
                hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis.
                Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại
                Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis
                mà ta tạm gọi là loại Hai.

                Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón
                tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do
                tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này),
                thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những
                động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày
                như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ
                cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày
                không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ,
                nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

                Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm
                biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên
                2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống
                miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời
                tiết thay đổi đột ngột.
                Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm
                thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ.
                Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc.
                Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc
                ngồi lâu thì tê hai bả vai...

                Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức :
                Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không
                dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên,
                dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.

                Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách:
                châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise).
                Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác
                dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc,
                nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng
                thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một
                ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN
                lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng
                không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
                .
                Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào
                còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ
                loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido,
                Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một
                lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất,
                lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ
                tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2
                lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị
                gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào
                nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua
                Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa
                cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh
                niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy
                thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà
                không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi
                Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng
                tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai
                đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời
                cùng khỏe.

                Nguyên lý:
                Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân
                thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón
                chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo
                tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần
                kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương
                sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây
                điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì
                đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay.
                “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt
                lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân...
                Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng
                xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở
                thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt
                chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả
                người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi,
                bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận
                50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có
                thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ
                lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ
                gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được
                chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu
                khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc
                xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ
                ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

                A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:

                1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ
                trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ
                từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay
                sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ
                xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi.
                Làm 10 lần.

                2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ
                hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra.
                Làm 10 lần.

                3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống
                đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai
                bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu
                xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu,
                còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống
                sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

                4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu
                chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua
                mặt 10 lần.

                B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:

                1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm
                tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu
                vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước,
                rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít
                thở đều đặn.

                2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai
                bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn
                tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc
                từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10
                lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay
                hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới.
                10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ
                mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những
                người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập
                bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì
                khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

                3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào
                mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất,
                cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái
                que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất .
                Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

                C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:

                1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông,
                ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón
                tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa,
                xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái)
                ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng,
                khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra
                sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm
                chậm theo vòng.

                2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập
                thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi
                gập xuống, cũng gập hết cỡ.

                3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua
                bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái,
                nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay
                “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai
                cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên
                nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc
                lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm
                cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên
                mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

                D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:

                1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt
                trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một
                vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần
                rồi đổi hướng quay theo bên trái.

                2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt
                trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài
                vào trong rồi từ trong ra ngoài.

                Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống
                một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn,
                công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở
                mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải
                tập trước khi lên giường ngủ.

                Lưu ý:
                -Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải
                phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được
                tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải
                hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..

                -Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì
                rất tốt.
                -Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm
                Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích
                chất nhờn đầu xương và xương.
                -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung
                quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
                -------------
                Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục
                năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm
                thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

                Lê Quang Thọ
Thanh Thanh chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm