Kinh Đời

Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn

Sáng ăn xin, tối đi bar
     
Đến Việt Nam và đặc biệt là TP.HCM nhiều Tây ba lô đã làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Trong đó, có cả nghề ăn xin hẳn hoi.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn – Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar 
Một cô gái châu Á hào hứng khi chụp hình cùng Holst và anh chàng này từng bị cảnh sát Indonesia tạm giữ
Đã có vài người ăn xin ngoại quốc đến TP.HCM hành nghề và có thu nhập tốt từ lòng hảo tâm của người dân địa phương.
Người ăn xin ‘khét tiếng’ Benjamin Holst (32 tuổi), vừa xuất hiện tại TP. HCM để lợi dụng lòng tốt của người dân địa phương.
Trong nhiều năm qua, Holst lang bạt qua nhiều nước châu Á và với cái chân phù nề như chân voi và khiến nhiều người mủi lòng và cho tiền cũng như những hình thức giúp đỡ khác. Có tiền rồi, người đàn ông này kết thúc một ngày làm việc của mình bằng sự sung sướng khi du ngoạn và ăn chơi.
 
Người Sài Gòn bị ‘dính chấu’
Trưa ngày 26.3, tài khoản facebook của một cô gái ở TP.HCM có tên T.T kể lại trường hợp cô đã ‘dính chấu’ vì đặt lòng hảo tâm không đúng chỗ sau khi mua tặng cho Holst vé xe lửa đi từ TP.HCM đến Đà Nẵng.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 2
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 3
Một cư dân mạng nhận định: “Xem ra VN là một thị trường tốt cho người ăn xin ngoại quốc

Nguyên văn đoạn status chia sẻ như sau:
“Câu chuyện tối hôm qua:
Chạy về đường NKKN (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), T thấy Ben với cái chân khổng lồ ngồi gốc Lý Tự Trọng. Chạy qua do dòng xe dồn không tấp vào được. T đã vòng lại… Ben nói anh không cần gì chỉ cần vé xe lửa đi ĐN (Đà Nẵng), sau một hồi hỏi đủ kiểu. T định mua vé máy bay cho him (anh ta). May sao Vietjet đặt mãi mà không được. Thế là nhờ ông xã đặt dùm vé tàu. Và túm lại đã tặng Ben cái vé xe lửa đi ĐN…. 1 bạn chạy xe đạp cũng có lòng hảo tâm mua cho gói bánh mì và đặt Grab cho Ben đi ra ga. Xong cả 2…dính chấu!!! May mà mua vé cho chứ ko phải cho tiền”.


Benjamin Holst sống tốt với nghề?
Cách đây vài năm, có một người hành khất tương tự đến VN, sau khi bị dân mạng ‘lật tẩy’ đã trở về nước và không quay lại nữa. Chúng tôi đã liên hệ phỏng vấn Holst nhưng anh từ chối gặp. Theo quan điểm của số đông người phương Tây, Holst không phải kẻ lừa đảo như cách nghĩ của người châu Á, Holst sống tốt với nghề hành khất và người phương Tây xem là chuyện bình thường.

T. cho biết bài học rút ra sau câu chuyện này là:
“Phải biết rõ “lòng hảo tâm” mình đi đâu về đâu. Nên search kiểm chứng thông tin trước…
– Yêu bản thân. Rõ ràng Ben bị bệnh chân voi và dù sao đi nữa thì cũng rất biết hưởng thụ chứ không tự ti, đau khổ và sống khép kín.
– Có tầm ảnh hưởng – xuyên quốc gia, facebook của Ben có hơn 5.000 người quan tâm và hỏi han tá lả và đi đến đâu xài free đến đó.
– Sống có kế hoạch – đi nước nào trong bao lâu, đi và quay lại thời gian nào, kiếm bao nhiêu, chơi gì và du lịch ra sao
– Chăm chỉ mỗi ngày và tập trung vào việc xin xỏ suốt ngày – để đến đêm thì đi xõa.
– Tận dụng khuyết điểm thành lợi thế- quá rõ ràng”.
Trên facebook của mình, Benjamin Holst cũng công khai đăng status cảm ơn T.T vì đã tặng vé xe lửa đi TP.HCM đến Đà Nẵng.
Rõ ràng, T.T đã vô tư giúp đỡ Holst vì không biết những thông tin về người ăn xin quen mặt này dù báo chí đã đăng tải mấy ngày qua.
Theo như thông tin mà Benjamin Holst đăng trên facebook của mình thì anh này bay từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) đến Đà Nẵng vào ngày 15.3. Dòng trạng thái cập nhật lúc đang sân bay quốc tế Kuala Lumpur ghi rõ: “Tôi gửi lời tạm biệt (Kuala Lumpur) và sẽ trở lại trong 2 tuần nữa, đừng lo”.


Những bức ảnh trên facebook của Holst đăng ngày 16.3 cho thấy anh chàng này đang đi tàu từ Đà Nẵng vào TP. HCM. Liên tiếp những ngày sau đó, Holst đăng ảnh đang ngồi ở các quán bar bên cạnh các nữ tiếp viên ăn mặc mát mẻ và ăn tối ở những nhà hàng ở TP.HCM.
Nhiều facebooker Việt Nam vào facebook của chàng Tây này, gửi những lời bình luận chỉ trích Holst lừa gạt, lợi dụng lòng tốt nhưng dường như anh chàng không quan tâm. Holst không hề giấu giếm việc mình dùng số tiền ăn xin được để hưởng thụ cuộc sống về đêm với những món ăn ngon và người đẹp.
Đây không phải là lần đầu tiên Holst đến Việt Nam. Tháng 6.2016, Holst cũng đã đến TP.HCM và bị bắt gặp ăn xin trên đường Lý Tự Trọng.
Cách đây vài năm, có một người hành khất tương tự đến VN, sau khi bị dân mạng ‘lật tẩy’ đã trở về nước và không quay lại nữa.
Chúng tôi đã liên hệ phỏng vấn Holst nhưng anh từ chối gặp. Theo quan điểm của số đông người phương Tây, Holst không phải kẻ lừa đảo như cách nghĩ của người châu Á, Holst sống tốt với nghề hành khất và người phương Tây xem đó là chuyện bình thường.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 6
Hành trình ăn xin xuyên quốc gia của Holst từ năm 2014 đến nay.
Vẫn không rõ Holst đến TP.HCM hành nghề theo kế hoạch từ trước hay do bị đánh động sau khi một tờ báo Malaysia đăng tin về mình.
Ngày 14.3, tức một ngày trước khi Holst bay sang Việt Nam, báo The Star (Malaysia) đưa bản tin nhan đề “Người ăn xin khét tiếng đang ở Malaysia”.
Bài báo cho biết Holst ăn xin chuyên nghiệp khét tiếng trên toàn thế giới, sống dựa vào lòng tốt của người dân địa phương để có chi phí du lịch và tận hưởng cuộc sống tiệc tùng, đã đến Malaysia vào ngày 2.3 từ Singapore bằng tàu lửa. Các hình ảnh trên mạng xã hội của gã cho thấy chàng trai này chẳng hề đau đớn vì bệnh tật mà tận hưởng cuộc sống về đêm, thức ăn và phong cảnh ở trung tâm giải trí và mua sắm Bukit Bintang (Kuala Lumpur) và đảo Penang. Thậm chí, trên trang facebook anh ta còn cập nhật khi đang đi từ Kuala Lumpur đến đảo Penang rằng: “Đã đến lúc tận hưởng các cô gái ‘giá rẻ’ và bãi biển”.
 
Nhiều lần bị bắt và trục xuất
Theo The Star, trong 3 năm qua, anh chàng ăn xin gây tranh cãi này với cái chân bị trái bị phù nề do mắc một chứng bệnh hiếm có tên gọi macrodystrophia lipomatosa, liên tục xuất hiện trên các đường phố ở Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Campuchia và Indonesia.
Trang facebook mang tên anh ta thì tràn ngập những hình ảnh khoe khoang kỳ tích ăn chơi ở những nơi đặt chân đến.
Thông qua trang facebook có tên Backpackers Buddies Malaysia, nữ sinh viên Lauren Sula ở Đại học Nottingham (Anh) đã cảnh báo người dân Malaysia hãy tránh xa Holst.
Cô viết: “Người này lợi dụng lòng tốt của người dân khắp châu Á bằng cách xin tiền và bạn có thể cho rằng gã dùng số tiền xin được để chạy chữa cho cái chân tật nguyền. Tuy nhiên, việc khoe khoang trên trang facebook cá nhân về việc lưu trú ở những khách sạn đắt tiền, ăn tại các nhà hàng sang đẹp và chi vô số tiền cho mại dâm”.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 8
Holst chụp ảnh bữa ăn tối của mình tại một nhà hàng ở khu phố Tây ở TP. HCM.
Công việc ăn xin, lợi dụng lòng hảo tâm của Holst được phơi bày lần đầu tiên vào tháng 9.2014 khi chàng vào vai một du khách tật nguyền bị mất cặp hộ chiếu và tiền ở Bangkok. Một phần là nhờ cái chân phù nề, nên đã được nhiều người xót thương và cho tiền tổng cộng khoảng 50.000 baht (33 triệu đồng VN) để mua vé máy bay về nước.
Một quỹ từ thiện đã cung cấp cho anh ta phòng nghỉ ở khách sạn trong thời gian đợi cấp hộ chiếu mới để về nước. Tuy nhiên, anh chàng đã không về nước mà đi đến Pattaya, nơi anh đưa tiền cho một người xe ôm để nhờ mua bia và kiếm gái để qua đêm. Sau đó, Holst bị tạm giữ và trục xuất khỏi Thái Lan.
Năm 2015, anh ta lại tái xuất hiện ở Philippines và tiếp tục cuộc sống ăn xin và du lịch khắp các nước trong khu vực. Tháng 9.2016, anh chàng này bị bắt ở thành phố Surabaya (Indonesia) khi bị phát hiện dùng số tiền xin được để ăn chơi với các cô gái và sau đó lại bị trục xuất khỏi Indonesia.

Lăn lộn, bán đủ thứ có thể

Người Sài Gòn xem sự hiện diện của những ông, bà “Tây ba lô” nói riêng là chuyện rất bình thường. Cũng giống như ta, Tây cũng mưu sinh bằng nhiều cách kiếm tiền để tiếp tục... vi vu. Chuyện ăn xin là cá biệt khi nhiều ông bà Tây rất sáng tạo lăn mình làm đủ nghề
Những khách du lịch tự thân, hay còn gọi cách khác là đi “phượt”, họ tự đến Sài Gòn, tự thuê phòng trọ, tự khám phá vùng đất này theo ý thích riêng. Khoác lên mình cái áo thun, quần sooc, cùng ba lô sau lưng, mấy ông Tây ba lô đi khắp hang cùng ngỏ hẻm Sài Gòn đã từ lâu lắm.
Tây ba lô “đổi 2 lấy 1” kiếm tiền đi du lịch
Dân du lịch thường mang theo sách, đĩa nhạc, phim… để giải trí, nên ở khu phố Tây chẳng biết tự lúc nào cũng xuất hiện dịch vụ độc đáo mà khách Tây ba lô gọi là “swap books” (sách trao đổi), “swap CD, VCD” (CD, VCD trao đổi), hay “swap photos” (tranh ảnh trao đổi).
Người đi trước khuyên người đi sau bằng câu tiếng Anh cổ điển: “Usually two of yours for one of theirs” (Thông thường bạn phải đổi 2 cái mới lấy một cái của họ). Có thể tìm thấy trên đường Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện (quận 1) rất nhiều nơi nhận đổi sách, băng, đĩa, hình ảnh bằng cách “đổi 2 lấy 1”.

Hiệu sách second hand – sách cũ ngoại văn lớn nhất phố Tây ba lô hiện nay là của anh Võ Văn Trí nằm ở số 179 Phạm Ngũ Lão (quận 1). Anh Trí cho biết, khách du lịch ba lô tìm mua những cuốn sách cũ vì giá rẻ. Nguồn sách này từ các khách sạn do khách xem xong bỏ lại hoặc họ cho nhân viên phục vụ trong các quán ăn.
Hiện nay nhà sách của anh có khoảng 10.000 cuốn với rất nhiều loại như guide book, truyện, tiểu thuyết, sách tôn giáo, kinh doanh… Giá sách cũ bán theo đô, đắt nhất là loại guide book, có cuốn giá tới 10 – 12USD, nhưng so với sách mới thì giá chỉ bằng 1/3.
Khách Tây ba lô đem đồ đạc, tư trang ra trao đổi hoặc bán lại với đủ thứ lý do như: thiếu tiền sinh hoạt, vì dùng cũ rồi nên muốn bán hoặc trao đổi với những người khác để đỡ tiền mua cái mới…hay thậm chí là để kiếm tiền đi du lịch.
Nhớ lại hồi đầu năm nay (mồng 7, Tết Đinh Dậu), trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan hình ảnh về một anh Tây ba lô ôm guitar đàn hát giữa Sài Gòn để người dân qua lại cho tiền ủng hộ. Điều khiến nhiều người thích thú là tấm bảng đặt bên cạnh anh chàng, với dòng chữ ghi: “Ủng hộ các nghệ sĩ trong hành trình châu Á”.
Anh chàng Tây ba lô này là Tot Om, một giáo viên tiểu học đến từ Ukraine. Tot Om đến Việt Nam lần đầu tiên và đã đi qua hầu hết các vùng đất của Việt Nam trong vòng một tháng. Để kiếm thêm tiền cho các chuyến du lịch sắp tới của mình qua những quốc gia châu Á, Tot Om đã nghĩ ra cách thực hiện những buổi biểu diễn nhỏ trên đường phố phục vụ người đi đường.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của một chị đồng nghiệp trong cơ quan vừa kể hôm qua: “Có một cô gái Tây trẻ đẹp lắm, mấy ngày rồi thấy ngồi bán hình ảnh do mình tự chụp ngay góc đường Lê Thánh Tôn và Đồng Khởi (quận 1)”.
Cô gái chọn địa điểm ngay trước cổng Vincom rồi trải một tấm vải caro ra đất, trên đó sắp rất nhiều những bức hình cô chụp lại được sau mỗi chuyến “phượt” và ngỏ ý muốn bán lại cho ai cần, với lý do…kiếm tiền đi du lịch. Bên cạnh cô là một tấm biển nhỏ có ghi dòng chữ “Trả bao nhiêu cũng được”.
Tây bán quần áo ở Sài Gòn… để mưu sinh
Không như những khách Tây ba lô trong các câu chuyện mà tôi kể ở trên, Ruth là một thanh niên 25 tuổi, người Anh, rời quê hương chọn cuộc sống nơi đất khách quê người chỉ với một mục đích là…mưu sinh.
Tôi được gặp và trò chuyện với Ruth trong một lần đi mua đồ “si đa” ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình). Ruth tâm sự, ở Sài Gòn, công việc giúp anh mưu sinh là thu mua quần áo và dày dép, các mặc hàng xuất khẩu bị lỗi của công ty, xí nghiệp may mặc…dưới hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.
Những sản phẩm này có thể dễ dàng tìm thấy tại các khu chợ lớn như: chợ Tân Bình, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Bà Chiểu… thông qua những “tay buôn” mua sỉ bán lẻ ra ngoài.

Ruth thú thực với chúng tôi về hoàn cảnh khá khó khăn, vất vả của cả gia đình mình ở Anh. Ruth là con trai lớn và duy nhất trong nhà, sau Ruth là hai em gái tên Anne (14 tuổi) và Claire (8 tuổi). Cậu trai trẻ lý giải về nguyên nhân lập nghiệp nơi đất khách bởi “quần áo và giày giép mua ở Sài Gòn mang về tới quê hương anh bán lời lắm”.
Tuy nhiên, vì là người nước ngoài với đặc điểm “da trắng, tóc vàng, mắt xanh” nên ban đầu Ruth phải mất một thời gian mới có thể thích ứng được mới cuộc sống tại một đất nước hoàn toàn xa lạ.
Anh tâm sự: “Nhiều người lạ lắm, họ cho rằng người nước ngoài thì sẽ có nhiều tiền. Nếu như một người Việt mua cái áo có giá 100.000 đồng thì người nước ngoài sẽ phải mua với giá 150.000 đồng”.
Trò chuyện với Ruth, chúng tôi bỗng thấy quý chàng trai này đến lạ. Quý nụ cười của anh khi kể về những ngày tháng xa quê, những đêm trằn trọc mãi không ngủ được vì nhớ nhà, chúng tôi cũng quý cả cái cách anh nhìn nhận về con người Việt Nam từ hiền hòa, hiếu khách cho đến những người khó tính, bủn xỉn.
Trở lại với câu chuyện về cô gái trẻ bán hình và chàng trai hát rong ở trên, tôi nghĩ như vầy, thực ra tôi không mấy quan tâm đến việc họ là ai, tên gì hay đến từ đâu… Điều duy nhất là tôi quan tâm chính là cái cách mà rất nhiều người nước ngoài đã nghĩ ra để có thể kiếm tiền ngay trên mảnh đất quê hương tôi, dẫu đối với họ thì mảnh đất này hoàn toàn xa lạ.
Giới trẻ mà chúng ta thường gọi là Tây ba lô còn phải đi làm thêm phục vụ nhà hàng, quán bar, dạy học…để có tiền tiếp tục đi du lịch.
Họ là người trẻ, mỗi ngày họ tự tìm cách thoát khỏi cái giếng ếch của cuộc sống mình bằng những chuyến đi khiến họ trưởng thành bằng mọi cách, trước khi quay trở về làm người có trách nhiệm với xã hội. Đó là cách họ lớn lên, không chỉ với màn hình và bàn phím…

VS chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn

Sáng ăn xin, tối đi bar
     
Đến Việt Nam và đặc biệt là TP.HCM nhiều Tây ba lô đã làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Trong đó, có cả nghề ăn xin hẳn hoi.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn – Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar 
Một cô gái châu Á hào hứng khi chụp hình cùng Holst và anh chàng này từng bị cảnh sát Indonesia tạm giữ
Đã có vài người ăn xin ngoại quốc đến TP.HCM hành nghề và có thu nhập tốt từ lòng hảo tâm của người dân địa phương.
Người ăn xin ‘khét tiếng’ Benjamin Holst (32 tuổi), vừa xuất hiện tại TP. HCM để lợi dụng lòng tốt của người dân địa phương.
Trong nhiều năm qua, Holst lang bạt qua nhiều nước châu Á và với cái chân phù nề như chân voi và khiến nhiều người mủi lòng và cho tiền cũng như những hình thức giúp đỡ khác. Có tiền rồi, người đàn ông này kết thúc một ngày làm việc của mình bằng sự sung sướng khi du ngoạn và ăn chơi.
 
Người Sài Gòn bị ‘dính chấu’
Trưa ngày 26.3, tài khoản facebook của một cô gái ở TP.HCM có tên T.T kể lại trường hợp cô đã ‘dính chấu’ vì đặt lòng hảo tâm không đúng chỗ sau khi mua tặng cho Holst vé xe lửa đi từ TP.HCM đến Đà Nẵng.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 2
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 3
Một cư dân mạng nhận định: “Xem ra VN là một thị trường tốt cho người ăn xin ngoại quốc

Nguyên văn đoạn status chia sẻ như sau:
“Câu chuyện tối hôm qua:
Chạy về đường NKKN (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), T thấy Ben với cái chân khổng lồ ngồi gốc Lý Tự Trọng. Chạy qua do dòng xe dồn không tấp vào được. T đã vòng lại… Ben nói anh không cần gì chỉ cần vé xe lửa đi ĐN (Đà Nẵng), sau một hồi hỏi đủ kiểu. T định mua vé máy bay cho him (anh ta). May sao Vietjet đặt mãi mà không được. Thế là nhờ ông xã đặt dùm vé tàu. Và túm lại đã tặng Ben cái vé xe lửa đi ĐN…. 1 bạn chạy xe đạp cũng có lòng hảo tâm mua cho gói bánh mì và đặt Grab cho Ben đi ra ga. Xong cả 2…dính chấu!!! May mà mua vé cho chứ ko phải cho tiền”.


Benjamin Holst sống tốt với nghề?
Cách đây vài năm, có một người hành khất tương tự đến VN, sau khi bị dân mạng ‘lật tẩy’ đã trở về nước và không quay lại nữa. Chúng tôi đã liên hệ phỏng vấn Holst nhưng anh từ chối gặp. Theo quan điểm của số đông người phương Tây, Holst không phải kẻ lừa đảo như cách nghĩ của người châu Á, Holst sống tốt với nghề hành khất và người phương Tây xem là chuyện bình thường.

T. cho biết bài học rút ra sau câu chuyện này là:
“Phải biết rõ “lòng hảo tâm” mình đi đâu về đâu. Nên search kiểm chứng thông tin trước…
– Yêu bản thân. Rõ ràng Ben bị bệnh chân voi và dù sao đi nữa thì cũng rất biết hưởng thụ chứ không tự ti, đau khổ và sống khép kín.
– Có tầm ảnh hưởng – xuyên quốc gia, facebook của Ben có hơn 5.000 người quan tâm và hỏi han tá lả và đi đến đâu xài free đến đó.
– Sống có kế hoạch – đi nước nào trong bao lâu, đi và quay lại thời gian nào, kiếm bao nhiêu, chơi gì và du lịch ra sao
– Chăm chỉ mỗi ngày và tập trung vào việc xin xỏ suốt ngày – để đến đêm thì đi xõa.
– Tận dụng khuyết điểm thành lợi thế- quá rõ ràng”.
Trên facebook của mình, Benjamin Holst cũng công khai đăng status cảm ơn T.T vì đã tặng vé xe lửa đi TP.HCM đến Đà Nẵng.
Rõ ràng, T.T đã vô tư giúp đỡ Holst vì không biết những thông tin về người ăn xin quen mặt này dù báo chí đã đăng tải mấy ngày qua.
Theo như thông tin mà Benjamin Holst đăng trên facebook của mình thì anh này bay từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) đến Đà Nẵng vào ngày 15.3. Dòng trạng thái cập nhật lúc đang sân bay quốc tế Kuala Lumpur ghi rõ: “Tôi gửi lời tạm biệt (Kuala Lumpur) và sẽ trở lại trong 2 tuần nữa, đừng lo”.


Những bức ảnh trên facebook của Holst đăng ngày 16.3 cho thấy anh chàng này đang đi tàu từ Đà Nẵng vào TP. HCM. Liên tiếp những ngày sau đó, Holst đăng ảnh đang ngồi ở các quán bar bên cạnh các nữ tiếp viên ăn mặc mát mẻ và ăn tối ở những nhà hàng ở TP.HCM.
Nhiều facebooker Việt Nam vào facebook của chàng Tây này, gửi những lời bình luận chỉ trích Holst lừa gạt, lợi dụng lòng tốt nhưng dường như anh chàng không quan tâm. Holst không hề giấu giếm việc mình dùng số tiền ăn xin được để hưởng thụ cuộc sống về đêm với những món ăn ngon và người đẹp.
Đây không phải là lần đầu tiên Holst đến Việt Nam. Tháng 6.2016, Holst cũng đã đến TP.HCM và bị bắt gặp ăn xin trên đường Lý Tự Trọng.
Cách đây vài năm, có một người hành khất tương tự đến VN, sau khi bị dân mạng ‘lật tẩy’ đã trở về nước và không quay lại nữa.
Chúng tôi đã liên hệ phỏng vấn Holst nhưng anh từ chối gặp. Theo quan điểm của số đông người phương Tây, Holst không phải kẻ lừa đảo như cách nghĩ của người châu Á, Holst sống tốt với nghề hành khất và người phương Tây xem đó là chuyện bình thường.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 6
Hành trình ăn xin xuyên quốc gia của Holst từ năm 2014 đến nay.
Vẫn không rõ Holst đến TP.HCM hành nghề theo kế hoạch từ trước hay do bị đánh động sau khi một tờ báo Malaysia đăng tin về mình.
Ngày 14.3, tức một ngày trước khi Holst bay sang Việt Nam, báo The Star (Malaysia) đưa bản tin nhan đề “Người ăn xin khét tiếng đang ở Malaysia”.
Bài báo cho biết Holst ăn xin chuyên nghiệp khét tiếng trên toàn thế giới, sống dựa vào lòng tốt của người dân địa phương để có chi phí du lịch và tận hưởng cuộc sống tiệc tùng, đã đến Malaysia vào ngày 2.3 từ Singapore bằng tàu lửa. Các hình ảnh trên mạng xã hội của gã cho thấy chàng trai này chẳng hề đau đớn vì bệnh tật mà tận hưởng cuộc sống về đêm, thức ăn và phong cảnh ở trung tâm giải trí và mua sắm Bukit Bintang (Kuala Lumpur) và đảo Penang. Thậm chí, trên trang facebook anh ta còn cập nhật khi đang đi từ Kuala Lumpur đến đảo Penang rằng: “Đã đến lúc tận hưởng các cô gái ‘giá rẻ’ và bãi biển”.
 
Nhiều lần bị bắt và trục xuất
Theo The Star, trong 3 năm qua, anh chàng ăn xin gây tranh cãi này với cái chân bị trái bị phù nề do mắc một chứng bệnh hiếm có tên gọi macrodystrophia lipomatosa, liên tục xuất hiện trên các đường phố ở Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Campuchia và Indonesia.
Trang facebook mang tên anh ta thì tràn ngập những hình ảnh khoe khoang kỳ tích ăn chơi ở những nơi đặt chân đến.
Thông qua trang facebook có tên Backpackers Buddies Malaysia, nữ sinh viên Lauren Sula ở Đại học Nottingham (Anh) đã cảnh báo người dân Malaysia hãy tránh xa Holst.
Cô viết: “Người này lợi dụng lòng tốt của người dân khắp châu Á bằng cách xin tiền và bạn có thể cho rằng gã dùng số tiền xin được để chạy chữa cho cái chân tật nguyền. Tuy nhiên, việc khoe khoang trên trang facebook cá nhân về việc lưu trú ở những khách sạn đắt tiền, ăn tại các nhà hàng sang đẹp và chi vô số tiền cho mại dâm”.
Tây kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Kỳ 1: Sáng ăn xin, tối đi bar - ảnh 8
Holst chụp ảnh bữa ăn tối của mình tại một nhà hàng ở khu phố Tây ở TP. HCM.
Công việc ăn xin, lợi dụng lòng hảo tâm của Holst được phơi bày lần đầu tiên vào tháng 9.2014 khi chàng vào vai một du khách tật nguyền bị mất cặp hộ chiếu và tiền ở Bangkok. Một phần là nhờ cái chân phù nề, nên đã được nhiều người xót thương và cho tiền tổng cộng khoảng 50.000 baht (33 triệu đồng VN) để mua vé máy bay về nước.
Một quỹ từ thiện đã cung cấp cho anh ta phòng nghỉ ở khách sạn trong thời gian đợi cấp hộ chiếu mới để về nước. Tuy nhiên, anh chàng đã không về nước mà đi đến Pattaya, nơi anh đưa tiền cho một người xe ôm để nhờ mua bia và kiếm gái để qua đêm. Sau đó, Holst bị tạm giữ và trục xuất khỏi Thái Lan.
Năm 2015, anh ta lại tái xuất hiện ở Philippines và tiếp tục cuộc sống ăn xin và du lịch khắp các nước trong khu vực. Tháng 9.2016, anh chàng này bị bắt ở thành phố Surabaya (Indonesia) khi bị phát hiện dùng số tiền xin được để ăn chơi với các cô gái và sau đó lại bị trục xuất khỏi Indonesia.

Lăn lộn, bán đủ thứ có thể

Người Sài Gòn xem sự hiện diện của những ông, bà “Tây ba lô” nói riêng là chuyện rất bình thường. Cũng giống như ta, Tây cũng mưu sinh bằng nhiều cách kiếm tiền để tiếp tục... vi vu. Chuyện ăn xin là cá biệt khi nhiều ông bà Tây rất sáng tạo lăn mình làm đủ nghề
Những khách du lịch tự thân, hay còn gọi cách khác là đi “phượt”, họ tự đến Sài Gòn, tự thuê phòng trọ, tự khám phá vùng đất này theo ý thích riêng. Khoác lên mình cái áo thun, quần sooc, cùng ba lô sau lưng, mấy ông Tây ba lô đi khắp hang cùng ngỏ hẻm Sài Gòn đã từ lâu lắm.
Tây ba lô “đổi 2 lấy 1” kiếm tiền đi du lịch
Dân du lịch thường mang theo sách, đĩa nhạc, phim… để giải trí, nên ở khu phố Tây chẳng biết tự lúc nào cũng xuất hiện dịch vụ độc đáo mà khách Tây ba lô gọi là “swap books” (sách trao đổi), “swap CD, VCD” (CD, VCD trao đổi), hay “swap photos” (tranh ảnh trao đổi).
Người đi trước khuyên người đi sau bằng câu tiếng Anh cổ điển: “Usually two of yours for one of theirs” (Thông thường bạn phải đổi 2 cái mới lấy một cái của họ). Có thể tìm thấy trên đường Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện (quận 1) rất nhiều nơi nhận đổi sách, băng, đĩa, hình ảnh bằng cách “đổi 2 lấy 1”.

Hiệu sách second hand – sách cũ ngoại văn lớn nhất phố Tây ba lô hiện nay là của anh Võ Văn Trí nằm ở số 179 Phạm Ngũ Lão (quận 1). Anh Trí cho biết, khách du lịch ba lô tìm mua những cuốn sách cũ vì giá rẻ. Nguồn sách này từ các khách sạn do khách xem xong bỏ lại hoặc họ cho nhân viên phục vụ trong các quán ăn.
Hiện nay nhà sách của anh có khoảng 10.000 cuốn với rất nhiều loại như guide book, truyện, tiểu thuyết, sách tôn giáo, kinh doanh… Giá sách cũ bán theo đô, đắt nhất là loại guide book, có cuốn giá tới 10 – 12USD, nhưng so với sách mới thì giá chỉ bằng 1/3.
Khách Tây ba lô đem đồ đạc, tư trang ra trao đổi hoặc bán lại với đủ thứ lý do như: thiếu tiền sinh hoạt, vì dùng cũ rồi nên muốn bán hoặc trao đổi với những người khác để đỡ tiền mua cái mới…hay thậm chí là để kiếm tiền đi du lịch.
Nhớ lại hồi đầu năm nay (mồng 7, Tết Đinh Dậu), trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan hình ảnh về một anh Tây ba lô ôm guitar đàn hát giữa Sài Gòn để người dân qua lại cho tiền ủng hộ. Điều khiến nhiều người thích thú là tấm bảng đặt bên cạnh anh chàng, với dòng chữ ghi: “Ủng hộ các nghệ sĩ trong hành trình châu Á”.
Anh chàng Tây ba lô này là Tot Om, một giáo viên tiểu học đến từ Ukraine. Tot Om đến Việt Nam lần đầu tiên và đã đi qua hầu hết các vùng đất của Việt Nam trong vòng một tháng. Để kiếm thêm tiền cho các chuyến du lịch sắp tới của mình qua những quốc gia châu Á, Tot Om đã nghĩ ra cách thực hiện những buổi biểu diễn nhỏ trên đường phố phục vụ người đi đường.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của một chị đồng nghiệp trong cơ quan vừa kể hôm qua: “Có một cô gái Tây trẻ đẹp lắm, mấy ngày rồi thấy ngồi bán hình ảnh do mình tự chụp ngay góc đường Lê Thánh Tôn và Đồng Khởi (quận 1)”.
Cô gái chọn địa điểm ngay trước cổng Vincom rồi trải một tấm vải caro ra đất, trên đó sắp rất nhiều những bức hình cô chụp lại được sau mỗi chuyến “phượt” và ngỏ ý muốn bán lại cho ai cần, với lý do…kiếm tiền đi du lịch. Bên cạnh cô là một tấm biển nhỏ có ghi dòng chữ “Trả bao nhiêu cũng được”.
Tây bán quần áo ở Sài Gòn… để mưu sinh
Không như những khách Tây ba lô trong các câu chuyện mà tôi kể ở trên, Ruth là một thanh niên 25 tuổi, người Anh, rời quê hương chọn cuộc sống nơi đất khách quê người chỉ với một mục đích là…mưu sinh.
Tôi được gặp và trò chuyện với Ruth trong một lần đi mua đồ “si đa” ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình). Ruth tâm sự, ở Sài Gòn, công việc giúp anh mưu sinh là thu mua quần áo và dày dép, các mặc hàng xuất khẩu bị lỗi của công ty, xí nghiệp may mặc…dưới hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.
Những sản phẩm này có thể dễ dàng tìm thấy tại các khu chợ lớn như: chợ Tân Bình, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Bà Chiểu… thông qua những “tay buôn” mua sỉ bán lẻ ra ngoài.

Ruth thú thực với chúng tôi về hoàn cảnh khá khó khăn, vất vả của cả gia đình mình ở Anh. Ruth là con trai lớn và duy nhất trong nhà, sau Ruth là hai em gái tên Anne (14 tuổi) và Claire (8 tuổi). Cậu trai trẻ lý giải về nguyên nhân lập nghiệp nơi đất khách bởi “quần áo và giày giép mua ở Sài Gòn mang về tới quê hương anh bán lời lắm”.
Tuy nhiên, vì là người nước ngoài với đặc điểm “da trắng, tóc vàng, mắt xanh” nên ban đầu Ruth phải mất một thời gian mới có thể thích ứng được mới cuộc sống tại một đất nước hoàn toàn xa lạ.
Anh tâm sự: “Nhiều người lạ lắm, họ cho rằng người nước ngoài thì sẽ có nhiều tiền. Nếu như một người Việt mua cái áo có giá 100.000 đồng thì người nước ngoài sẽ phải mua với giá 150.000 đồng”.
Trò chuyện với Ruth, chúng tôi bỗng thấy quý chàng trai này đến lạ. Quý nụ cười của anh khi kể về những ngày tháng xa quê, những đêm trằn trọc mãi không ngủ được vì nhớ nhà, chúng tôi cũng quý cả cái cách anh nhìn nhận về con người Việt Nam từ hiền hòa, hiếu khách cho đến những người khó tính, bủn xỉn.
Trở lại với câu chuyện về cô gái trẻ bán hình và chàng trai hát rong ở trên, tôi nghĩ như vầy, thực ra tôi không mấy quan tâm đến việc họ là ai, tên gì hay đến từ đâu… Điều duy nhất là tôi quan tâm chính là cái cách mà rất nhiều người nước ngoài đã nghĩ ra để có thể kiếm tiền ngay trên mảnh đất quê hương tôi, dẫu đối với họ thì mảnh đất này hoàn toàn xa lạ.
Giới trẻ mà chúng ta thường gọi là Tây ba lô còn phải đi làm thêm phục vụ nhà hàng, quán bar, dạy học…để có tiền tiếp tục đi du lịch.
Họ là người trẻ, mỗi ngày họ tự tìm cách thoát khỏi cái giếng ếch của cuộc sống mình bằng những chuyến đi khiến họ trưởng thành bằng mọi cách, trước khi quay trở về làm người có trách nhiệm với xã hội. Đó là cách họ lớn lên, không chỉ với màn hình và bàn phím…

VS chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm