TIN CỘNG ĐỒNG
Tệ nạn chụp mũ trong cộng đồng người Việt hải ngoại dưới cái nhìn của cộng đồng và luật pháp
Hành động chụp mũ là một hành động hèn hạ, tiểu nhân, gây tổn hại cho chính nghĩa, cho tự do trong suốt 41 năm qua. Cộng đồng Việt ở hải ngoại cần phải lên tiếng nói và tìm những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn này.
“Chụp mũ cộng sản" cho người khác là một hành động gây thiệt hại lớn lao
cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Hành động chụp mũ là một hành
động hèn hạ, tiểu nhân, gây tổn hại cho chính nghĩa, cho tự do trong
suốt 41 năm qua. Cộng đồng Việt ở hải ngoại cần phải lên tiếng nói và
tìm những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn này.
Nếu ở Việt Nam ngày nay, người dân, báo chí, những nhà tranh đấu cho
nhân quyền và dân quyền bị công an, bị nhà nước dùng những điều luật vô
lý, phi đạo đức, phản nhân quyền (như Điều luật 88 về Hình sự) để kiểm
soát, kiềm chế, và cấm đoán những sinh hoạt hợp pháp, thì một đám người
Việt ở hải ngoại, vì lý do này hoặc lý do khác, áp dụng phương pháp chụp
mũ cộng sản lên những người lương thiện, vô tội để ngăn trở những sinh
hoạt, công việc có ích lợi cá nhân, cộng đồng của họ.
Mặc dù những thành phần hay chụp mũ cộng sản vào người khác chỉ là một
thiểu số rất nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, hậu quả do việc
chụp mũ của họ đã đem tới những thiệt hại rất nhiều cho cộng đồng người
Việt. Cái thiệt hại lớn nhất là làm mất đi chính nghĩa của cộng đồng
trong công việc tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Khi chụp mũ người khác, ít khi nào họ dám ra mặt công khai, chỉ giấu
mặt, phổ biến những bài viết nặc danh, hoặc giấu giếm tung tích dưới một
tên hiệu khác, hoặc thúc đẩy một số người kém suy nghĩ làm công việc
chụp mũ giùm mình. Riêng cái phong cách này đã chứng tỏ cái tính chất
tiểu nhân, hèn hạ, và nguy hiểm của việc chụp mũ.
Một số cá nhân, khi chụp mũ người khác, có lối suy nghĩ như sau: “Mình
chẳng việc gì phải sợ cả. Mình trên răng dưới …, chửi chúng nó cho
sướng, chúng nó làm gì được mình. Mình cùi đâu sợ lở!”
“Cùi không sợ lở.” Nói thế tội nghiệp cho người bị phong cùi, tội nghiệp
cho những người bị căn bệnh trầm kha để phải chịu đau đớn, khổ sở cả
đời. Các thành phần chuyên chụp mũ người khác không bị ghẻ lở thân xác,
không bị phong hủi, nhưng họ ghẻ lở tinh thần, phong hủi trong cách suy
nghĩ, bẩn thỉu trong hành động. Họ trở thành những kẻ bị ám ảnh bởi
những âm mưu, tính toán. Họ để những âm mưu, tính toán đó gặm nhấm đầu
óc họ, để họ trở nên thiếu sáng suốt, thiếu cân nhắc, để họ dần dà mất
nhân tính. Họ chửi rủa, thoá mạ cộng sản, nhưng không biết rằng chính họ
cũng đang áp dụng những phương pháp người cộng sản dùng để khủng bố
dân. Họ chụp mũ người khác là cộng sản, là tiếp tay với cộng sản, là làm
lợi cho cộng sản, nhưng chính họ đang làm hại cộng đồng và tiếp tay cho
cộng sản làm cộng đồng người Việt tự do bị phân tán, làm giảm sức mạnh
của cộng đồng, làm cản trở những nỗ lực tranh đấu cho chính nghĩa, tự
do. Chính họ, chính những kẻ chụp mũ cộng sản lên đầu người khác là
những kẻ thực sự làm lợi cho chế độ cộng sản. Chính họ là những “tội đồ
của dân tộc”.
Những kẻ chụp mũ thường dùng những luận điệu nào để lên án các nạn nhân
của họ? Họ dùng những tin đồn thất thiệt, thu thập một số dữ kiện, viết
bài tố cáo nạn nhân là cộng sản hoặc tay sai cho cộng sản rồi sử dụng
một danh sách email mà họ có để phổ biến bài viết chụp mũ các nạn nhân.
Đôi khi họ gan lì hơn, cho đăng lên báo bài viết đó. Những “dữ kiện",
“bằng chứng" trong những bài viết chụp mũ kia đại khái có thể được xếp
loại như sau.
1. Nạn nhân có giao thiệp với nhà nước cộng sản. Nhiều khi chỉ
cần giao thiệp với những người giao thiệp với cộng sản cũng đủ có tội
đối với họ. Kết luận này, dưới luật pháp Hoa kỳ, là thiếu căn cứ, thiếu
cơ sở luận lý. Người Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự do giao thiệp, tự do quen
biết, tự do hội họp (freedom of association). Là người ở xứ tự do, ta
có quyền giao tiếp bất cứ ai, dù người đó có quan niệm chính trị khác
với quan niệm của chính quyền tự do, của xã hội, của cá nhân mình. Ta có
thể gặp gỡ, tụ họp với bất cứ ai. Lên án người khác dựa vào sự quen
biết, gặp mặt, hoặc giao thiệp với những nhân vật có liên quan đến nhà
nước cộng sản là tước đi quyền tự do giao thiệp, tự do tụ họp của người
khác. Muốn tranh đấu cho tự do, ta phải hiểu thế nào là tự do và phải
biết tôn trọng tự do của người khác. Không ai có thể quy tội cho người
khác trên căn bản giao tiếp (guilty by association) được. Quy tội như
thế là phỉ báng, là vu khống.
Nếu sự giao tiếp giữa nạn nhân và nhân vật có liên quan đến nhà nước
cộng sản làm hại cho cộng đồng, cho công cuộc đấu tranh cho nhân quyền,
tự do và dân chủ thì chúng ta có thể bảo nhau chứ không thể hành động
chụp mũ. Người Việt tỵ nạn cộng sản chẳng mấy ai muốn sống dưới chế độ
cộng sản, những thành phần thiên tả ngày xưa giờ cũng đã chán ngán nhà
cầm quyền tham nhũng và thối nát của Việt Nam. Chúng ta bảo nhau thì
nên, nhưng tuyệt đối không dùng những thủ đoạn hèn hạ, tiểu nhân để gây
chia rẽ, làm sứt mẻ tình đồng hương, làm nản lòng những người muốn đóng
góp cho cộng đồng.
Suy luận theo lối của những kẻ chụp mũ thì tất cả những ai về Việt Nam
sau 1975 đều là Cộng Sản hoặc tiếp tay cho cộng sản. Vì họ vừa xuống phi
trường đã phải gặp gỡ, “làm việc” với nhân viên hải quan cộng sản. Họ
sẽ phải đem hộ chiếu (passport) trình cho nhà nước cộng sản. Và dĩ nhiên
họ phải tiêu tiền ở đất cộng sản, làm lợi cho nhà nước cộng sản. Tất cả
những ai phải làm việc với nhà nước Việt Nam, những người trong sứ quán
Hoa Ky, trong những cơ sở kinh doanh làm việc ở Việt Nam, sẽ đều là
cộng sản!
Không một toà án nào ở Hoa kỳ chấp nhận lối suy luận này. Vì thế, khi bị
chụp mũ là cộng sản vì lý do quen biết, trao đổi, làm ăn với các đối
tác ở Việt Nam, ngay cả với những đối tác trong chính quyền, nạn nhân có
một cơ sở vững chắc để truy tố những kẻ chụp mũ ra trước pháp luật.
2. Nạn nhân làm từ thiện ở Viêt Nam, làm “văn hoá” ở Mỹ, có lợi cho cộng sản.
Những kẻ chụp mũ hay chỉ trích những phái đoàn y sĩ về chữa bệnh, giải
phẫu cho người nghèo ở Việt Nam, những hội từ thiện, những cơ quan phi
chính phủ (NGO-non governmental organization), những cơ quan bất vụ lợi
(ngày nay gọi là phi lợi nhuận – non profit organization). Họ viện lý do
là những hội này, các thành viên của những hội này, tiếp tay cho cộng
sản vì đây là công việc của nhà nước cộng sản chứ không phải là công
việc của người hải ngoại. Làm việc “thay thế” cho nhà nước cộng sản là
tiếp tay cho cộng sản, và do đó là cộng sản!
Các kẻ chụp mũ thường phê phán người cộng sản là bất nhân. Đi chữa bệnh
cho người nghèo, nuôi trẻ em, giúp người già, cứu trợ người tàn tật là
những việc làm nhân nghĩa. Tố cáo những thành viên của những hội từ
thiện là cộng sản tức là gián tiếp đề cao cộng sản nhân nghĩa, trái
ngược với những chỉ trích, chửi rủa mà đám người chụp mũ hay áp dụng.
Về phương diện pháp lý, chụp mũ kiểu này giúp nạn nhân đủ yếu tố để truy
tố thủ phạm trước toà. Không có toà án Hoa kỳ nào chấp nhận lối suy
luận này của kẻ chụp mũ. Nói như họ, thì các cơ quan Hồng Thập Tự khắp
nơi đều có thể là cộng sản, là tay sai của những nước độc tài, khủng bố.
Những suy luận này, nói theo lối người bản xứ Hoa kỳ, chỉ đáng bị “vứt
ra khỏi cửa”.
3. Nạn nhân hay ca tụng cộng sản, hoặc ca tụng những kẻ “phản động”.
Trường hợp nhạc Trịnh Công Sơn là trường hợp điển hình. Rất nhiều người
vì yêu nhạc Trịnh, đứng ra tổ chức những buổi văn nghệ hát nhạc Trịnh,
đã bị chụp mũ là cộng sản. Lý do: Trịnh công Sơn thân cộng, viết nhạc
“làm lợi cho cộng sản”, những ai tổ chức sinh hoạt có nhạc Trịnh phải là
những kẻ thân cộng, tiếp tay cho cộng sản.
Nói thế thì chắc phần lớn của cộng đồng Việt sẽ thành cộng sản, sẽ “mang
tội” tiếp tay cho cộng sản. Một câu hỏi phải được đặt ra cho kẻ chụp
mũ: có phải người tự do tuyệt đối không được ca tụng những tác phẩm của
người thân cộng, của đảng viên cộng sản? Vậy họ giải thích thế nào về
việc quốc ca Việt Nam do một đảng viên đảng công sản sáng tác? Họ giải
thích thế nào về việc người trong Nam vẫn yêu chuộng thơ Thế Lữ, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên?
Lối suy nghĩ này không những cực đoan mà còn ấu trĩ. Trước pháp luật Mỹ,
chụp mũ kiểu này sẽ bị coi như phỉ báng. Không toà án nào chấp nhận lối
suy luận này được.
4. Nạn nhân kinh doanh, trao đổi với Việt Nam, do đó làm lợi cho cộng sản,
tiếp tay cho cộng sản. “Lý tưởng” của những kẻ chụp mũ là không mua
bán, trao đổi với bất cứ ai có quan hệ đến nhà nước cộng sản. Họ quên
là người dân Mỹ, kể cả họ, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm của Trung Hoa,
ông trùm cộng sản. Nếu tiêu thụ hàng hoá Trung Hoa là làm giàu cho cộng
sản ngoại bang, làm cho Trung Hoa mạnh hơn để có nhiều phương tiện thôn
tính bờ cõi nước Việt hơn, và do đó là tiếp tay cho cộng sản, cho ngoại
bang, thì có lẽ toàn thể cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ đang tiếp tay cho cộng
sản, cho ngoại bang xâm lấn Việt Nam! Một lần nữa, cái lối suy luận
này không những cực đoan mà còn vô lý. Nói đúng hơn, đây là lý luận ngu
xuẩn. Nạn nhân bị chụp mũ dưới dạng này rất dễ thành công khi truy tố kẻ
chụp mũ trước toà án.
5. Nạn nhân tán đồng ý kiến hoặc gặp gỡ những người ngày trước đã là đảng viên cộng sản.
Những người này, giờ đây dù làm gì đi nữa, vẫn tiếp tục là cộng sản.
Nếu họ tỏ thái độ chống cộng, đó chỉ là họ đóng kịch, giả tạo. Những ai
tiếp xúc với họ, tán đồng với họ, đều là cộng sản.
Đây là trường hợp của Dương Thu Hương, Bùi Tín, và những người tương tự.
Những người này đã từng là đảng viên trung kiên của cộng sản, đã là
“tội đồ của dân tộc” thì không thể cho họ đứng chung hàng ngũ với người
quốc gia được! Những ai đã đọc Dương Thu Hương hay Bùi Tín gần đây sẽ
thấy họ là những cây bút đả kích cộng sản hữu hiệu, vì ít ra họ hiểu nhà
nước cộng sản hơn người miền Nam. Đả kích Dương Thu Hương, Bùi Tín chỉ
là đả kích vì tư thù, chứ không thể nói vì lợi cho cuộc tranh đấu của
người tự do. Chụp mũ những ai tán đồng với họ là hành động khủng bố, áp
bức những người đó.
Trước toà án Hoa kỳ, nạn nhân bị phỉ báng, chụp mũ là cộng sản chỉ vì
tán đồng với những người như Dương Thu Hương, Bùi Tín, sẽ có một cơ sở
luận lý vững chắc để thắng kiện, để đòi được bồi thường.
Kẻ thua kiện sẽ phải bồi thường: bồi thường về tổn thất, thiệt hại cho
nạn nhân, bồi thường tượng trưng, bồi thường vì nhu cầu xã hội phải
trừng phạt kẻ cố tình chụp mũ để khủng bố. Dù có dùng những thủ thuật
như khai vỡ nợ, không tiền, tên tuổi và hành động kẻ chụp mũ chắc chắn
sẽ được công bố cho cộng đồng. Họ có thể đủ liêm sỉ để tiếp tục chụp mũ
hay không, ta phải truy tố họ ra toà thì sẽ có câu trả lời.
Thế cho nên, kẻ nào chụp mũ người khác trong cộng đồng cần phải bị truy tố trước pháp luật.
LS Đỗ Quý Dân
Dan Do
Efficio Law Group, PC
586 N. First Street, Suite 227
San Jose, CA 95112
(Blog Nhìn Ra Bốn Phương)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
KHU ĐĨ SẦM NGHI ĐỐNG
*
Hốt Tất Liệt Hoàng Nhan Khang phản động
Mục Niệm Từ Mộ Dung Phục Quách Tâm
Hillary sến hôn lầm Xì Trump khủng bố Tô Lâm Nguyễn Tất Thành
Vina Shin lái tàu nhanh Chína Các Chú Trấn Thành Hari Won
*
Tần Thuỷ Hoàng Tạ Thu Thâu lục cẩu
Trần Quốc Hoàn giao cấu Nông Thị Xuân
Võ Nguyên giáp rách cầm quần vệ binh rút giaỉ phóng quân ôn Ké vào
Trần Dân Tiên Lãng thuốc lào hai năm không tám=2508 mai đào Nông Thi Trưng
*
Chú Thu hoạch Nông Thị Vàng bữa sớm
Bến Ninh Kiều Nông Đức Mạnh vét niêu
Đạm Tiên Đổng Trác Thuý Kiều Hậu Đình Hoa tiển song tiêu tử cấm thành
Hẹn hò hải cảng Cam Ranh Ba Ngòi chuyền nổ Sông Gianh giành độc quyền
*
Lệnh Hồ Xung trận Bành Lệ Viện
Nguyễn Xuân fuck niễn ngộ Kỳ Duyên=Vũ Khiêu đạo dụ Ủn uyên ương hoàng tuyền
Thăng Long Ái Nị Đỗ Quyên Đỗ Thị Thuần Đỗ lạc nguyên nhân Đỗ Mười
Lọ̣ là con mắt đười ươi Đoàn Thị Hương khỉ đột lười Kim Jong Nam
*
Hồ Chí Minh Đặng Tiểu Bình Đặng Xuân Khu đĩ cửa mình Đặng Dĩnh Siêu
Chết liều tới bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác điếm nhiều hơn quân nguyên
Diẽn Châu Song Ngọc tật nguyền côn an phản động tuyên truyền chống Bắc Kinh
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Tệ nạn chụp mũ trong cộng đồng người Việt hải ngoại dưới cái nhìn của cộng đồng và luật pháp
Hành động chụp mũ là một hành động hèn hạ, tiểu nhân, gây tổn hại cho chính nghĩa, cho tự do trong suốt 41 năm qua. Cộng đồng Việt ở hải ngoại cần phải lên tiếng nói và tìm những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn này.
“Chụp mũ cộng sản" cho người khác là một hành động gây thiệt hại lớn lao
cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Hành động chụp mũ là một hành
động hèn hạ, tiểu nhân, gây tổn hại cho chính nghĩa, cho tự do trong
suốt 41 năm qua. Cộng đồng Việt ở hải ngoại cần phải lên tiếng nói và
tìm những biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn này.
Nếu ở Việt Nam ngày nay, người dân, báo chí, những nhà tranh đấu cho
nhân quyền và dân quyền bị công an, bị nhà nước dùng những điều luật vô
lý, phi đạo đức, phản nhân quyền (như Điều luật 88 về Hình sự) để kiểm
soát, kiềm chế, và cấm đoán những sinh hoạt hợp pháp, thì một đám người
Việt ở hải ngoại, vì lý do này hoặc lý do khác, áp dụng phương pháp chụp
mũ cộng sản lên những người lương thiện, vô tội để ngăn trở những sinh
hoạt, công việc có ích lợi cá nhân, cộng đồng của họ.
Mặc dù những thành phần hay chụp mũ cộng sản vào người khác chỉ là một
thiểu số rất nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, hậu quả do việc
chụp mũ của họ đã đem tới những thiệt hại rất nhiều cho cộng đồng người
Việt. Cái thiệt hại lớn nhất là làm mất đi chính nghĩa của cộng đồng
trong công việc tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ.
Khi chụp mũ người khác, ít khi nào họ dám ra mặt công khai, chỉ giấu
mặt, phổ biến những bài viết nặc danh, hoặc giấu giếm tung tích dưới một
tên hiệu khác, hoặc thúc đẩy một số người kém suy nghĩ làm công việc
chụp mũ giùm mình. Riêng cái phong cách này đã chứng tỏ cái tính chất
tiểu nhân, hèn hạ, và nguy hiểm của việc chụp mũ.
Một số cá nhân, khi chụp mũ người khác, có lối suy nghĩ như sau: “Mình
chẳng việc gì phải sợ cả. Mình trên răng dưới …, chửi chúng nó cho
sướng, chúng nó làm gì được mình. Mình cùi đâu sợ lở!”
“Cùi không sợ lở.” Nói thế tội nghiệp cho người bị phong cùi, tội nghiệp
cho những người bị căn bệnh trầm kha để phải chịu đau đớn, khổ sở cả
đời. Các thành phần chuyên chụp mũ người khác không bị ghẻ lở thân xác,
không bị phong hủi, nhưng họ ghẻ lở tinh thần, phong hủi trong cách suy
nghĩ, bẩn thỉu trong hành động. Họ trở thành những kẻ bị ám ảnh bởi
những âm mưu, tính toán. Họ để những âm mưu, tính toán đó gặm nhấm đầu
óc họ, để họ trở nên thiếu sáng suốt, thiếu cân nhắc, để họ dần dà mất
nhân tính. Họ chửi rủa, thoá mạ cộng sản, nhưng không biết rằng chính họ
cũng đang áp dụng những phương pháp người cộng sản dùng để khủng bố
dân. Họ chụp mũ người khác là cộng sản, là tiếp tay với cộng sản, là làm
lợi cho cộng sản, nhưng chính họ đang làm hại cộng đồng và tiếp tay cho
cộng sản làm cộng đồng người Việt tự do bị phân tán, làm giảm sức mạnh
của cộng đồng, làm cản trở những nỗ lực tranh đấu cho chính nghĩa, tự
do. Chính họ, chính những kẻ chụp mũ cộng sản lên đầu người khác là
những kẻ thực sự làm lợi cho chế độ cộng sản. Chính họ là những “tội đồ
của dân tộc”.
Những kẻ chụp mũ thường dùng những luận điệu nào để lên án các nạn nhân
của họ? Họ dùng những tin đồn thất thiệt, thu thập một số dữ kiện, viết
bài tố cáo nạn nhân là cộng sản hoặc tay sai cho cộng sản rồi sử dụng
một danh sách email mà họ có để phổ biến bài viết chụp mũ các nạn nhân.
Đôi khi họ gan lì hơn, cho đăng lên báo bài viết đó. Những “dữ kiện",
“bằng chứng" trong những bài viết chụp mũ kia đại khái có thể được xếp
loại như sau.
1. Nạn nhân có giao thiệp với nhà nước cộng sản. Nhiều khi chỉ
cần giao thiệp với những người giao thiệp với cộng sản cũng đủ có tội
đối với họ. Kết luận này, dưới luật pháp Hoa kỳ, là thiếu căn cứ, thiếu
cơ sở luận lý. Người Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự do giao thiệp, tự do quen
biết, tự do hội họp (freedom of association). Là người ở xứ tự do, ta
có quyền giao tiếp bất cứ ai, dù người đó có quan niệm chính trị khác
với quan niệm của chính quyền tự do, của xã hội, của cá nhân mình. Ta có
thể gặp gỡ, tụ họp với bất cứ ai. Lên án người khác dựa vào sự quen
biết, gặp mặt, hoặc giao thiệp với những nhân vật có liên quan đến nhà
nước cộng sản là tước đi quyền tự do giao thiệp, tự do tụ họp của người
khác. Muốn tranh đấu cho tự do, ta phải hiểu thế nào là tự do và phải
biết tôn trọng tự do của người khác. Không ai có thể quy tội cho người
khác trên căn bản giao tiếp (guilty by association) được. Quy tội như
thế là phỉ báng, là vu khống.
Nếu sự giao tiếp giữa nạn nhân và nhân vật có liên quan đến nhà nước
cộng sản làm hại cho cộng đồng, cho công cuộc đấu tranh cho nhân quyền,
tự do và dân chủ thì chúng ta có thể bảo nhau chứ không thể hành động
chụp mũ. Người Việt tỵ nạn cộng sản chẳng mấy ai muốn sống dưới chế độ
cộng sản, những thành phần thiên tả ngày xưa giờ cũng đã chán ngán nhà
cầm quyền tham nhũng và thối nát của Việt Nam. Chúng ta bảo nhau thì
nên, nhưng tuyệt đối không dùng những thủ đoạn hèn hạ, tiểu nhân để gây
chia rẽ, làm sứt mẻ tình đồng hương, làm nản lòng những người muốn đóng
góp cho cộng đồng.
Suy luận theo lối của những kẻ chụp mũ thì tất cả những ai về Việt Nam
sau 1975 đều là Cộng Sản hoặc tiếp tay cho cộng sản. Vì họ vừa xuống phi
trường đã phải gặp gỡ, “làm việc” với nhân viên hải quan cộng sản. Họ
sẽ phải đem hộ chiếu (passport) trình cho nhà nước cộng sản. Và dĩ nhiên
họ phải tiêu tiền ở đất cộng sản, làm lợi cho nhà nước cộng sản. Tất cả
những ai phải làm việc với nhà nước Việt Nam, những người trong sứ quán
Hoa Ky, trong những cơ sở kinh doanh làm việc ở Việt Nam, sẽ đều là
cộng sản!
Không một toà án nào ở Hoa kỳ chấp nhận lối suy luận này. Vì thế, khi bị
chụp mũ là cộng sản vì lý do quen biết, trao đổi, làm ăn với các đối
tác ở Việt Nam, ngay cả với những đối tác trong chính quyền, nạn nhân có
một cơ sở vững chắc để truy tố những kẻ chụp mũ ra trước pháp luật.
2. Nạn nhân làm từ thiện ở Viêt Nam, làm “văn hoá” ở Mỹ, có lợi cho cộng sản.
Những kẻ chụp mũ hay chỉ trích những phái đoàn y sĩ về chữa bệnh, giải
phẫu cho người nghèo ở Việt Nam, những hội từ thiện, những cơ quan phi
chính phủ (NGO-non governmental organization), những cơ quan bất vụ lợi
(ngày nay gọi là phi lợi nhuận – non profit organization). Họ viện lý do
là những hội này, các thành viên của những hội này, tiếp tay cho cộng
sản vì đây là công việc của nhà nước cộng sản chứ không phải là công
việc của người hải ngoại. Làm việc “thay thế” cho nhà nước cộng sản là
tiếp tay cho cộng sản, và do đó là cộng sản!
Các kẻ chụp mũ thường phê phán người cộng sản là bất nhân. Đi chữa bệnh
cho người nghèo, nuôi trẻ em, giúp người già, cứu trợ người tàn tật là
những việc làm nhân nghĩa. Tố cáo những thành viên của những hội từ
thiện là cộng sản tức là gián tiếp đề cao cộng sản nhân nghĩa, trái
ngược với những chỉ trích, chửi rủa mà đám người chụp mũ hay áp dụng.
Về phương diện pháp lý, chụp mũ kiểu này giúp nạn nhân đủ yếu tố để truy
tố thủ phạm trước toà. Không có toà án Hoa kỳ nào chấp nhận lối suy
luận này của kẻ chụp mũ. Nói như họ, thì các cơ quan Hồng Thập Tự khắp
nơi đều có thể là cộng sản, là tay sai của những nước độc tài, khủng bố.
Những suy luận này, nói theo lối người bản xứ Hoa kỳ, chỉ đáng bị “vứt
ra khỏi cửa”.
3. Nạn nhân hay ca tụng cộng sản, hoặc ca tụng những kẻ “phản động”.
Trường hợp nhạc Trịnh Công Sơn là trường hợp điển hình. Rất nhiều người
vì yêu nhạc Trịnh, đứng ra tổ chức những buổi văn nghệ hát nhạc Trịnh,
đã bị chụp mũ là cộng sản. Lý do: Trịnh công Sơn thân cộng, viết nhạc
“làm lợi cho cộng sản”, những ai tổ chức sinh hoạt có nhạc Trịnh phải là
những kẻ thân cộng, tiếp tay cho cộng sản.
Nói thế thì chắc phần lớn của cộng đồng Việt sẽ thành cộng sản, sẽ “mang
tội” tiếp tay cho cộng sản. Một câu hỏi phải được đặt ra cho kẻ chụp
mũ: có phải người tự do tuyệt đối không được ca tụng những tác phẩm của
người thân cộng, của đảng viên cộng sản? Vậy họ giải thích thế nào về
việc quốc ca Việt Nam do một đảng viên đảng công sản sáng tác? Họ giải
thích thế nào về việc người trong Nam vẫn yêu chuộng thơ Thế Lữ, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên?
Lối suy nghĩ này không những cực đoan mà còn ấu trĩ. Trước pháp luật Mỹ,
chụp mũ kiểu này sẽ bị coi như phỉ báng. Không toà án nào chấp nhận lối
suy luận này được.
4. Nạn nhân kinh doanh, trao đổi với Việt Nam, do đó làm lợi cho cộng sản,
tiếp tay cho cộng sản. “Lý tưởng” của những kẻ chụp mũ là không mua
bán, trao đổi với bất cứ ai có quan hệ đến nhà nước cộng sản. Họ quên
là người dân Mỹ, kể cả họ, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm của Trung Hoa,
ông trùm cộng sản. Nếu tiêu thụ hàng hoá Trung Hoa là làm giàu cho cộng
sản ngoại bang, làm cho Trung Hoa mạnh hơn để có nhiều phương tiện thôn
tính bờ cõi nước Việt hơn, và do đó là tiếp tay cho cộng sản, cho ngoại
bang, thì có lẽ toàn thể cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ đang tiếp tay cho cộng
sản, cho ngoại bang xâm lấn Việt Nam! Một lần nữa, cái lối suy luận
này không những cực đoan mà còn vô lý. Nói đúng hơn, đây là lý luận ngu
xuẩn. Nạn nhân bị chụp mũ dưới dạng này rất dễ thành công khi truy tố kẻ
chụp mũ trước toà án.
5. Nạn nhân tán đồng ý kiến hoặc gặp gỡ những người ngày trước đã là đảng viên cộng sản.
Những người này, giờ đây dù làm gì đi nữa, vẫn tiếp tục là cộng sản.
Nếu họ tỏ thái độ chống cộng, đó chỉ là họ đóng kịch, giả tạo. Những ai
tiếp xúc với họ, tán đồng với họ, đều là cộng sản.
Đây là trường hợp của Dương Thu Hương, Bùi Tín, và những người tương tự.
Những người này đã từng là đảng viên trung kiên của cộng sản, đã là
“tội đồ của dân tộc” thì không thể cho họ đứng chung hàng ngũ với người
quốc gia được! Những ai đã đọc Dương Thu Hương hay Bùi Tín gần đây sẽ
thấy họ là những cây bút đả kích cộng sản hữu hiệu, vì ít ra họ hiểu nhà
nước cộng sản hơn người miền Nam. Đả kích Dương Thu Hương, Bùi Tín chỉ
là đả kích vì tư thù, chứ không thể nói vì lợi cho cuộc tranh đấu của
người tự do. Chụp mũ những ai tán đồng với họ là hành động khủng bố, áp
bức những người đó.
Trước toà án Hoa kỳ, nạn nhân bị phỉ báng, chụp mũ là cộng sản chỉ vì
tán đồng với những người như Dương Thu Hương, Bùi Tín, sẽ có một cơ sở
luận lý vững chắc để thắng kiện, để đòi được bồi thường.
Kẻ thua kiện sẽ phải bồi thường: bồi thường về tổn thất, thiệt hại cho
nạn nhân, bồi thường tượng trưng, bồi thường vì nhu cầu xã hội phải
trừng phạt kẻ cố tình chụp mũ để khủng bố. Dù có dùng những thủ thuật
như khai vỡ nợ, không tiền, tên tuổi và hành động kẻ chụp mũ chắc chắn
sẽ được công bố cho cộng đồng. Họ có thể đủ liêm sỉ để tiếp tục chụp mũ
hay không, ta phải truy tố họ ra toà thì sẽ có câu trả lời.
Thế cho nên, kẻ nào chụp mũ người khác trong cộng đồng cần phải bị truy tố trước pháp luật.
LS Đỗ Quý Dân
Dan Do
Efficio Law Group, PC
586 N. First Street, Suite 227
San Jose, CA 95112
(Blog Nhìn Ra Bốn Phương)