Văn Học & Nghệ Thuật

Thạch Lam, tài hoa mệnh yểu

Thuở cực thịnh của Tự lực văn đoàn có thể kể từ 1933 khi văn đoàn thành lập tới những năm đầu của thập niên 40. Kể từ 1941, văn đoàn có dấu hiệu suy thoái khi Nhất Linh tị nạn chính trị ở Trung Hoa

Thuở cực thịnh của Tự lực văn đoàn có thể kể từ 1933 khi văn đoàn thành lập tới những năm đầu của thập niên 40. Kể từ 1941, văn đoàn có dấu hiệu suy thoái khi Nhất Linh tị nạn chính trị ở Trung Hoa, còn Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và đày lên châu Vụ Bản, Hòa Bình. Trước đó, Thế Lữ gia nhập nhóm Tinh Hoa của Đoàn Phú Tứ, còn Xuân Diệu từ 1940 đi làm “đoan” ở Mỹ Tho mấy năm rồi mới trở lại thi đàn tiếp tục sáng tác. Kế tiếp là Ngày nay bị đóng cửa vào 1941. Nhưng biến cố bi đát nhất là cái chết của Thạch Lam, một trụ cột của văn đoàn vào 1942.

Thạch Lam là con thứ sáu trong gia đình Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Ngày nhỏ có tên là Sáu, rồi Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, có bút hiệu là Việt Sinh và Thiện sĩ, sinh năm 1910, đậu tú tài phần thứ nhất và ra làm báo Phong hóa và Ngày nay với hai anh là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo).

Thạch Lam dáng người cao, mảnh khảnh, đẹp trai, thông minh, ham học, lại đa tài, tính tình nghệ sĩ và có vẻ triết nhân. Trong lãnh vực văn học, ông có văn phong và khuynh hướng riêng, khác hẳn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ông nổi tiếng với nhiều truyện ngắn như Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), một tập nghị luận văn học Theo dòng (1941) và một tập ký sự có tên là Hà nội băm sáu phố phường (1943). Thạch Lam cũng là tác giả truyện dài Ngày mới (1939). Tác phẩm của ông trước đăng trên tờ Phong hóa và Ngày nay sau mới do nhà Đời nay xuất bản.

Thạch Lam như một vì sao xuất hiện trên nền trời văn học 32-42, rực sáng và vụt tắt, nhưng trong thời gian ngắn ngủi, đã để lại nhiều ấn tượng tốt và lòng thương cảm của bạn bè. Đồng thời cũng lưu lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ niềm kính yêu nhờ những tác phẩm có giá trị, giàu cảm xúc và dồi dào tình người của ông.

Đỗ Đức Thu, một nhà văn từng được giải của Tự lực văn đoàn năm 1935, vào thời hậu chiến, đã viết về cuộc sống kiểu ẩn sĩ của Thạch Lam: “Một nếp nhà nhỏ ven đê Yên Phụ trên bờ hồ Tây. Trước nhà một khoảng sân con, một cây liễu ngay ven hồ, cạnh một cái cầu ao thô sơ. Đó là chỗ ở cuối cùng của Thạch Lam, một nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn mà tác phẩm ở các báo Phong hóa và Ngày nay, Tiểu thuyết chủ nhật... đã thu hút được rất nhiều độc giả và nâng cao giá trị cho văn học Việt Nam”.

Còn Huy Cận, sau khi chồn chân “bước danh lợi bùn pha sắc xám”, cuối thập niên 80, nhớ tới những nhân vật trong Tự lực văn đoàn, trong hồi ký đã có ấn tượng sâu sắc, chân tình và phi-chính-trị về hai anh em Nhất Linh-Thạch Lam: “Tiếng đàn clarinét của Nhất Linh cũng để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc cũng như tiếng đàn thập lục của Thạch Lam”.

Nguyễn Tuân sau này (vào 1957) cũng nhìn nhận: “Trong văn học Vie^.t Nam trước 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Lời văn của Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc... đọng nhiều suy nghiệm. Nó là cái kết tinh của một tâm hồn nha.y cảm và từng trải về sự đời”.

Muốn hiểu rõ về cuộc đời và tính cách của một nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc như Thạch Lam chúng ta có thể đọc lại hồi ký của Nguyễn Tường Bách, người con út trong gia đình họ Nguyễn Tường, một nhân vật gắn liền với cuộc hưng suy của văn đoàn Tự Lực:


“Đời sống gia đình anh thực là thanh bạch; anh vẫn giữ được phẩm cách không màng danh lợi chung của gia đình. Vài tấm phản, mấy chiếc ghế đơn sơ, một bàn làm việc là tất cả gia sản của nhà văn.

Bạn rượu thường xuyên nhất là Đinh Hùng, Huyền Kiêu và tôi. Nếu trong túi có được ít tiền, thì mua đồ nhắm lên theo. Song Đinh Hùng lúc nào cũng thấy nghèo xác xơ, Huyền Kiêu may mắn thỉnh thoảng được gia đình tiếp tế. Thịnh soạn nhất là khi nào chị Thạch Lam tìm được con cá trắm tươi vừa đánh lên, hay một khúc thịt cầy, thêm vào có bia, hay chút rượu Văn Điển. Nấu xong, mấy anh em ngồi vừa nốc rượu vừa ngâm thơ để chờ trăng lên, nhìn ánh trăng xen qua lá liễu chiếu xuống mặt nước. Tuy không đến nỗi say túy lúy nhưng cũng ngây ngất, mặt Đinh Hùng thì tái xanh, mà Huyền Kiêu thì mặt đỏ hơn gấc, chưa uống cũng đã phải chịu phạt rồi. Thạch Lam thì không dám uống nhiều, mà tôi cũng vậy.

Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng theo chị tôi kể. Tết năm đó, năm Nhâm Ngọ 1942, trời lạnh, anh về tới Cẩm Giàng là cần ngay một hỏa lò than hồng để sưởi. Có chăn và nệm hẳn hoi mà anh vẫn kêu rét. Sau phải đốt một đống củi lớn ở giữa nhà, trải ổ rơm chung quanh, mọi người ngồi đánh bất để đợi giao thừa. Khi cả nhà ngồi vào mâm để uống rượu mừng năm mới, anh có vẻ buồn lặng lẽ ngồi nhìn khói trầm tỏa lên cao. Đó là cái Tết cuối cùng của anh.

Chị Sáu -tức bà Thạch Lam- lại có mang đứa con thứ ba. Mặc dầu trong gia đình tận lòng săn sóc, bệnh tình của anh cứ nặng dần. Sang giữa năm sau, đã có lúc anh không đủ sức trở dậy, ra ngồi bên thềm nữa. Mẹ tôi từ quê lên cùng chị Thế giúp săn sóc hai đứa trẻ thơ.

Tình trạng sức khỏe ngày càng xuống. Anh đã bắt đầu tức thở, thường thường phải ngồi dậy, dựa vào mấy chồng gối. Một hôm anh hỏi tôi: “Tôi hút thuốc lại có được không, chú?” Tôi chỉ im lặng gật đầu, rồi quay mặt đi.

Đến một ngày tháng 7 năm 1942, hơi thở của anh lả dần, và mắt đã hơi lờ đờ. Mẹ tôi, vợ con anh, anh Cả-Chỉ ông Nguyễn Tường Thụy, chị Năm-Chỉ bà Nguyễn thị Thế, và tôi đều đứng chung quanh giường. Đến gần trưa, anh vẫn tỉnh táo nhưng không nói ra được tiếng nữa. Anh tự biết sắp đi đến tận cùng con đường mình đi. Ai nấy đều muốn khóc, nhưng không ai khóc ra tiếng. Run tay, tôi tiêm một ống thuốc cường tâm cuối cùng, thì anh bỗng mở to mắt ra hiệu cho mọi người đỡ anh ngồi dậy. Mẹ tôi ngồi đằng sau đỡ anh lên. Nhưng không còn ảo tưởng gì nữa. Thấy vợ khóc, theo lời chị tôi thuật, anh còn đủ sức nói anh đã chết đâu mà khóc. Nhưng lúc đó, thú thực, tôi cũng không nghe thấy gì. Không bao giờ tôi quên cảnh tượng lâm chung của người anh ruột thân yêu đồng thời cũng là người anh trong sự nghiệp văn bút.

Anh đưa mắt lờ đờ nhìn mọi người như muốn nói lên một điều gì trước khi tử biệt. Hình như anh gọi tên tôi, tôi nghe không rõ. Bỗng anh nấc lên một tiếng, lên cơn suyễn rồi hai mắt nhắm lại. Hơi thở cuối cùng của nhà văn Thạch Lam đã dứt. Anh ngã về đằng sau, rồi dưới sự nâng đỡ của mẹ và vợ, anh nằm xuống giường, hai chân đã duỗi thẳng.

Người anh thân yêu đã vĩnh viễn bỏ cuộc đời khi mới ba mươi ba tuổi. Trong những tiếng khóc thê thảm chung quanh, muốn tránh nhìn lại anh, tôi vội bước ra ngoài cửa, mặc hai dòng nước mắt tuôn trên hai má. Chưa bao giờ tôi khóc nhiều như hôm ấy.

Vài hôm sau, chúng tôi im lặng đi sau xe tang, đưa anh đến nghĩa địa Hợp Thiện, gần ô Đống Mác, nơi đã chôn chị Cả đầu tiên và những người trong họ. Mọi người đã ra về, tôi còn ngồi lặng bên mộ anh rất lâu, dưới rặng cây râm; nhưng nỗi thương cảm về cái chết đầu tiên trong anh em bảy người, cũng như về bao xa cách, biệt ly – làm sao có thể khuây khỏa được?

Anh là nhà văn giàu tình cảm nhất trong dòng họ Nguyễn Tường, nhưng lúc nào cũng cố gắng để vượt qua mọi khó khăn. Trong một cuốn sách tặng anh, nhà văn Lê Văn Trương có đề “Tặng anh Thạch Lam, một nghị lực phi thường trong một thân thể còm cõi”.

Tôi tin chắc rằng Thạch Lam đã được người đời chấp nhận và đã có một vị thế xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam, sau một cuộc đời quá ngắn ngủi và đầy thương cảm”.

Sau một cuộc bể dâu, hiện nay ở thị trấn Cẩm Giàng có đường Thạch Lam và cũng do sự tình cờ của lịch sử, nhà văn Thạch Lam lại là nhạc phụ của một danh tướng miền Nam trước 1975.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thạch Lam, tài hoa mệnh yểu

Thuở cực thịnh của Tự lực văn đoàn có thể kể từ 1933 khi văn đoàn thành lập tới những năm đầu của thập niên 40. Kể từ 1941, văn đoàn có dấu hiệu suy thoái khi Nhất Linh tị nạn chính trị ở Trung Hoa

Thuở cực thịnh của Tự lực văn đoàn có thể kể từ 1933 khi văn đoàn thành lập tới những năm đầu của thập niên 40. Kể từ 1941, văn đoàn có dấu hiệu suy thoái khi Nhất Linh tị nạn chính trị ở Trung Hoa, còn Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và đày lên châu Vụ Bản, Hòa Bình. Trước đó, Thế Lữ gia nhập nhóm Tinh Hoa của Đoàn Phú Tứ, còn Xuân Diệu từ 1940 đi làm “đoan” ở Mỹ Tho mấy năm rồi mới trở lại thi đàn tiếp tục sáng tác. Kế tiếp là Ngày nay bị đóng cửa vào 1941. Nhưng biến cố bi đát nhất là cái chết của Thạch Lam, một trụ cột của văn đoàn vào 1942.

Thạch Lam là con thứ sáu trong gia đình Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Ngày nhỏ có tên là Sáu, rồi Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, có bút hiệu là Việt Sinh và Thiện sĩ, sinh năm 1910, đậu tú tài phần thứ nhất và ra làm báo Phong hóa và Ngày nay với hai anh là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) và Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo).

Thạch Lam dáng người cao, mảnh khảnh, đẹp trai, thông minh, ham học, lại đa tài, tính tình nghệ sĩ và có vẻ triết nhân. Trong lãnh vực văn học, ông có văn phong và khuynh hướng riêng, khác hẳn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ông nổi tiếng với nhiều truyện ngắn như Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), một tập nghị luận văn học Theo dòng (1941) và một tập ký sự có tên là Hà nội băm sáu phố phường (1943). Thạch Lam cũng là tác giả truyện dài Ngày mới (1939). Tác phẩm của ông trước đăng trên tờ Phong hóa và Ngày nay sau mới do nhà Đời nay xuất bản.

Thạch Lam như một vì sao xuất hiện trên nền trời văn học 32-42, rực sáng và vụt tắt, nhưng trong thời gian ngắn ngủi, đã để lại nhiều ấn tượng tốt và lòng thương cảm của bạn bè. Đồng thời cũng lưu lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ niềm kính yêu nhờ những tác phẩm có giá trị, giàu cảm xúc và dồi dào tình người của ông.

Đỗ Đức Thu, một nhà văn từng được giải của Tự lực văn đoàn năm 1935, vào thời hậu chiến, đã viết về cuộc sống kiểu ẩn sĩ của Thạch Lam: “Một nếp nhà nhỏ ven đê Yên Phụ trên bờ hồ Tây. Trước nhà một khoảng sân con, một cây liễu ngay ven hồ, cạnh một cái cầu ao thô sơ. Đó là chỗ ở cuối cùng của Thạch Lam, một nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn mà tác phẩm ở các báo Phong hóa và Ngày nay, Tiểu thuyết chủ nhật... đã thu hút được rất nhiều độc giả và nâng cao giá trị cho văn học Việt Nam”.

Còn Huy Cận, sau khi chồn chân “bước danh lợi bùn pha sắc xám”, cuối thập niên 80, nhớ tới những nhân vật trong Tự lực văn đoàn, trong hồi ký đã có ấn tượng sâu sắc, chân tình và phi-chính-trị về hai anh em Nhất Linh-Thạch Lam: “Tiếng đàn clarinét của Nhất Linh cũng để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc cũng như tiếng đàn thập lục của Thạch Lam”.

Nguyễn Tuân sau này (vào 1957) cũng nhìn nhận: “Trong văn học Vie^.t Nam trước 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Lời văn của Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc... đọng nhiều suy nghiệm. Nó là cái kết tinh của một tâm hồn nha.y cảm và từng trải về sự đời”.

Muốn hiểu rõ về cuộc đời và tính cách của một nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc như Thạch Lam chúng ta có thể đọc lại hồi ký của Nguyễn Tường Bách, người con út trong gia đình họ Nguyễn Tường, một nhân vật gắn liền với cuộc hưng suy của văn đoàn Tự Lực:


“Đời sống gia đình anh thực là thanh bạch; anh vẫn giữ được phẩm cách không màng danh lợi chung của gia đình. Vài tấm phản, mấy chiếc ghế đơn sơ, một bàn làm việc là tất cả gia sản của nhà văn.

Bạn rượu thường xuyên nhất là Đinh Hùng, Huyền Kiêu và tôi. Nếu trong túi có được ít tiền, thì mua đồ nhắm lên theo. Song Đinh Hùng lúc nào cũng thấy nghèo xác xơ, Huyền Kiêu may mắn thỉnh thoảng được gia đình tiếp tế. Thịnh soạn nhất là khi nào chị Thạch Lam tìm được con cá trắm tươi vừa đánh lên, hay một khúc thịt cầy, thêm vào có bia, hay chút rượu Văn Điển. Nấu xong, mấy anh em ngồi vừa nốc rượu vừa ngâm thơ để chờ trăng lên, nhìn ánh trăng xen qua lá liễu chiếu xuống mặt nước. Tuy không đến nỗi say túy lúy nhưng cũng ngây ngất, mặt Đinh Hùng thì tái xanh, mà Huyền Kiêu thì mặt đỏ hơn gấc, chưa uống cũng đã phải chịu phạt rồi. Thạch Lam thì không dám uống nhiều, mà tôi cũng vậy.

Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng theo chị tôi kể. Tết năm đó, năm Nhâm Ngọ 1942, trời lạnh, anh về tới Cẩm Giàng là cần ngay một hỏa lò than hồng để sưởi. Có chăn và nệm hẳn hoi mà anh vẫn kêu rét. Sau phải đốt một đống củi lớn ở giữa nhà, trải ổ rơm chung quanh, mọi người ngồi đánh bất để đợi giao thừa. Khi cả nhà ngồi vào mâm để uống rượu mừng năm mới, anh có vẻ buồn lặng lẽ ngồi nhìn khói trầm tỏa lên cao. Đó là cái Tết cuối cùng của anh.

Chị Sáu -tức bà Thạch Lam- lại có mang đứa con thứ ba. Mặc dầu trong gia đình tận lòng săn sóc, bệnh tình của anh cứ nặng dần. Sang giữa năm sau, đã có lúc anh không đủ sức trở dậy, ra ngồi bên thềm nữa. Mẹ tôi từ quê lên cùng chị Thế giúp săn sóc hai đứa trẻ thơ.

Tình trạng sức khỏe ngày càng xuống. Anh đã bắt đầu tức thở, thường thường phải ngồi dậy, dựa vào mấy chồng gối. Một hôm anh hỏi tôi: “Tôi hút thuốc lại có được không, chú?” Tôi chỉ im lặng gật đầu, rồi quay mặt đi.

Đến một ngày tháng 7 năm 1942, hơi thở của anh lả dần, và mắt đã hơi lờ đờ. Mẹ tôi, vợ con anh, anh Cả-Chỉ ông Nguyễn Tường Thụy, chị Năm-Chỉ bà Nguyễn thị Thế, và tôi đều đứng chung quanh giường. Đến gần trưa, anh vẫn tỉnh táo nhưng không nói ra được tiếng nữa. Anh tự biết sắp đi đến tận cùng con đường mình đi. Ai nấy đều muốn khóc, nhưng không ai khóc ra tiếng. Run tay, tôi tiêm một ống thuốc cường tâm cuối cùng, thì anh bỗng mở to mắt ra hiệu cho mọi người đỡ anh ngồi dậy. Mẹ tôi ngồi đằng sau đỡ anh lên. Nhưng không còn ảo tưởng gì nữa. Thấy vợ khóc, theo lời chị tôi thuật, anh còn đủ sức nói anh đã chết đâu mà khóc. Nhưng lúc đó, thú thực, tôi cũng không nghe thấy gì. Không bao giờ tôi quên cảnh tượng lâm chung của người anh ruột thân yêu đồng thời cũng là người anh trong sự nghiệp văn bút.

Anh đưa mắt lờ đờ nhìn mọi người như muốn nói lên một điều gì trước khi tử biệt. Hình như anh gọi tên tôi, tôi nghe không rõ. Bỗng anh nấc lên một tiếng, lên cơn suyễn rồi hai mắt nhắm lại. Hơi thở cuối cùng của nhà văn Thạch Lam đã dứt. Anh ngã về đằng sau, rồi dưới sự nâng đỡ của mẹ và vợ, anh nằm xuống giường, hai chân đã duỗi thẳng.

Người anh thân yêu đã vĩnh viễn bỏ cuộc đời khi mới ba mươi ba tuổi. Trong những tiếng khóc thê thảm chung quanh, muốn tránh nhìn lại anh, tôi vội bước ra ngoài cửa, mặc hai dòng nước mắt tuôn trên hai má. Chưa bao giờ tôi khóc nhiều như hôm ấy.

Vài hôm sau, chúng tôi im lặng đi sau xe tang, đưa anh đến nghĩa địa Hợp Thiện, gần ô Đống Mác, nơi đã chôn chị Cả đầu tiên và những người trong họ. Mọi người đã ra về, tôi còn ngồi lặng bên mộ anh rất lâu, dưới rặng cây râm; nhưng nỗi thương cảm về cái chết đầu tiên trong anh em bảy người, cũng như về bao xa cách, biệt ly – làm sao có thể khuây khỏa được?

Anh là nhà văn giàu tình cảm nhất trong dòng họ Nguyễn Tường, nhưng lúc nào cũng cố gắng để vượt qua mọi khó khăn. Trong một cuốn sách tặng anh, nhà văn Lê Văn Trương có đề “Tặng anh Thạch Lam, một nghị lực phi thường trong một thân thể còm cõi”.

Tôi tin chắc rằng Thạch Lam đã được người đời chấp nhận và đã có một vị thế xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam, sau một cuộc đời quá ngắn ngủi và đầy thương cảm”.

Sau một cuộc bể dâu, hiện nay ở thị trấn Cẩm Giàng có đường Thạch Lam và cũng do sự tình cờ của lịch sử, nhà văn Thạch Lam lại là nhạc phụ của một danh tướng miền Nam trước 1975.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm