Cà Kê Dê Ngỗng
Thái độ “tham chiến bừa bãi” làm suy yếu uy tín của Trung Quốc
Biển Đông dưới góc nhìn năng lượng
Để đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề an ninh năng lượng, cần bỏ ít thời gian để nhìn qua lăng kính của những con số mà nhất định phải cân nhắc về chúng khi nhắc đến Biển Đông. Theo đánh giá thống kê năng lượng của BP, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm một lượng ít ỏi là 2,5% trữ lượng dầu, 8% trữ lượng khí thiên nhiên toàn cầu năm 2011 nhưng lại tiêu thụ hơn 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu về dầu và 18% về khí.
Nhìn chung, châu Á – Thái Bình Dương là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% tổng tiêu thụ toàn cầu. Từ năm 2001, dầu và khí được tiêu thụ trong khu vực đã tăng gấp đôi so với toàn cầu và dự đoán của BP đến năm 2030 sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa. Trong đó, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.
Chính vì thế, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định là điều quan trọng với các nước trong khu vực. An ninh năng lượng sẽ làm giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào nguồn tài nguyên khai thác ở những nơi xa và bất lợi trong tranh chấp. Dự trữ dầu ước tính ở Biển Đông là 28 – 213 tỉ thùng, nếu dự báo đúng khoảng 50% thì châu Á – Thái Bình Dương có thể đã chiếm gần 1/4 trong tổng số khoảng 3.800 tỉ m3 khí tự nhiên đang hiện diện dưới các vùng nước trên thế giới. Nơi đây lại là con đường giao thương quan trọng, giá trị thương mại tàu thuyền qua lại ước tính khoảng 5.000 tỉ USD mỗi năm.
Đối thoại là lựa chọn phù hợp
Mỹ đang phải cảnh giác với những hành động gần như mất kiểm soát đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Trong ảnh, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt thăm Mỹ hồi đầu năm nay.
|
Đối với Trung Quốc, Biển Đông có thể cung cấp một lượng dầu khí khổng lồ cho cơn khát năng lượng của nước này. Đây cũng là cơ hội để Trung Quốc thực hiện vai trò lãnh đạo chiến lược và nâng cao ảnh hưởng trong khu vực và cả trên thế giới. Tuy nhiên, một thái độ gần như “tham chiến bừa bãi” trong thời điểm quan trọng này lại có thể làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Trung Quốc, không chỉ với các nước trong khu vực mà còn với các “đối thủ” địa chính trị toàn cầu khác. Để nổi lên như là một thành viên có trách nhiệm trong phạm vi toàn cầu, đối thoại (thay vì dùng vũ lực) có lẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cho Trung Quốc. Triển vọng giải quyết vấn đề thông qua tập thể xuất hiện khi ASEAN có cuộc họp vào tháng 7 qua. Thế nhưng, dường như Trung Quốc đang không chọn con đường này.
Ưu tiên trong đàm phán song phương mà Trung Quốc muốn thực hiện với các nước nhỏ hơn trong tranh chấp là khá rõ ràng, dù hầu hết các nước cũng như thế giới đều thấy đàm phán đa phương là cách hiệu quả hơn. Ý nghĩa về thời gian trong vấn đề tranh chấp đang leo thang với Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra, mang hơi hướm của chủ nghĩa cơ hội. Tuy nhiên, nó sẽ phải cân bằng điều này với sự chuyển đổi lãnh đạo cấp cao trong nước với cách lựa chọn riêng của từng lãnh đạo. Một tư thế gây chiến với các nước thuộc khối ASEAN có khả năng làm trầm trọng thêm tình hình, vì có thể các nước nhỏ này ngả về phía Mỹ. Do đó, sẽ là khôn ngoan hơn nếu Trung Quốc chọn cho mình một lập trường ôn hoà, cân nhắc chi phí khổng lồ cho quân sự và chiến lược nếu giữ thế đối đầu.
Gọi Trung Quốc là “láng giềng phương Bắc”, Philippines nêu rõ ràng quan điểm cần giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông. Sự phụ thuộc thương mại của Việt Nam và Philippines vào Trung Quốc làm các nước này có tiếng nói yếu hơn so với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Với sự khác biệt về sức mạnh, lối đi tối ưu cho các nước láng giềng nhỏ hơn vẫn là theo đuổi một quá trình đàm phán xây dựng đối thoại đa phương.
Người quan sát thận trọng
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thừa nhận công khai mối lo khi Trung Quốc nổi lên không những là một sức mạnh kinh tế mà còn là ảnh hưởng địa chính trị. Điểm mấu chốt đối với châu Á của Mỹ cho thấy tín hiệu Mỹ đang làm là muốn chủ động khi Trung Quốc nổi lên như một đối thủ cường quốc thế giới. Washington đối diện với sức ép của những vấn đề leo thang/xuống thang trong giai đoạn bầu cử.
Cuộc tranh cãi về chủ nghĩa cô lập/can thiệp trước đây có thể sẽ nổi lên lại về những vấn đề phương Đông – Israel – Iran, Syria ở Trung Đông và Biển Đông ở Viễn Đông. Lấy lý do lợi ích thương mại toàn cầu làm bình phong, có vẻ như nghĩa vụ phải can thiệp vào tranh chấp trên Biển Đông của Mỹ còn liên quan đến vị thế địa chính trị trong khu vực.
Sau khi đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế gần một thế kỷ, Mỹ đang phải cảnh giác với những hành động gần như mất kiểm soát đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Sự can thiệp của Mỹ có khả năng làm rạn nứt mối quan hệ hài hoà bề mặt nhưng ẩn nấp căng thẳng bên trong giữa Mỹ và Trung Quốc. Những đáp trả khá thô bạo về cả ngoại giao và quân sự gần đây của Bắc Kinh đã tạo cho Washington cái cớ để nâng đỡ những nước khác trong tranh chấp. Nếu Trung Quốc có lập trường hoà giải với các nước láng giềng, Mỹ sẽ khó chen vào các vấn đề khu vực. Mặc dù các nhà chính trị trong nước đang phải đối mặt với cuộc bầu cử tổng thống đang ngày càng nóng, thì Mỹ vẫn sẽ đảm nhận tốt vai trò của một người quan sát thận trọng trong cuộc xung đột và để các bên liên quan đi đến một giải pháp hoà bình.
Nên dành năng lượng vào an ninh khu vực
Không chỉ đối đầu với các nước trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc cũng đang vướng vào nhiều tranh chấp khác, điển hình là với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Cường độ các cáo buộc từ Trung Quốc đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Các nhà hoạt động Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nước này đã “phủ thông tin” dày đặc tới người dân nhằm kích khởi chủ nghĩa dân tộc. Khi Nhật Bản đáp trả, các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra rầm rộ ở Trung Quốc. Vấn đề lãnh thổ rõ ràng dễ kích động tinh thần dân tộc của người dân, một vấn đề mà các chính phủ luôn rất thận trọng khi xử lý!
Trung Quốc nên cống hiến sức lực cho an ninh khu vực thay vì để căng thẳng leo thang. Sự quyết đoán của nước này sẽ được hoan nghênh nếu đi đến một giải pháp đa phương trong phạm vi luật pháp quốc tế. Phân phối công bằng và hợp tác cùng phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực vẫn luôn là lựa chọn hoà bình mà các bên liên quan mong muốn. Dĩ nhiên không có giải pháp nào là dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, ở mức độ rộng hơn, đây có thể được nhìn nhận như sự thay đổi, ảnh hưởng dần dần từ phương Tây sang phương Đông. Biển Đông có thể là điểm quan trọng của quá trình chuyển đổi trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc.
Khả Anh (Eurasia Review
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thái độ “tham chiến bừa bãi” làm suy yếu uy tín của Trung Quốc
Biển Đông dưới góc nhìn năng lượng
Để đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề an ninh năng lượng, cần bỏ ít thời gian để nhìn qua lăng kính của những con số mà nhất định phải cân nhắc về chúng khi nhắc đến Biển Đông. Theo đánh giá thống kê năng lượng của BP, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm một lượng ít ỏi là 2,5% trữ lượng dầu, 8% trữ lượng khí thiên nhiên toàn cầu năm 2011 nhưng lại tiêu thụ hơn 1/3 lượng tiêu thụ toàn cầu về dầu và 18% về khí.
Nhìn chung, châu Á – Thái Bình Dương là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% tổng tiêu thụ toàn cầu. Từ năm 2001, dầu và khí được tiêu thụ trong khu vực đã tăng gấp đôi so với toàn cầu và dự đoán của BP đến năm 2030 sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa. Trong đó, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.
Chính vì thế, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định là điều quan trọng với các nước trong khu vực. An ninh năng lượng sẽ làm giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào nguồn tài nguyên khai thác ở những nơi xa và bất lợi trong tranh chấp. Dự trữ dầu ước tính ở Biển Đông là 28 – 213 tỉ thùng, nếu dự báo đúng khoảng 50% thì châu Á – Thái Bình Dương có thể đã chiếm gần 1/4 trong tổng số khoảng 3.800 tỉ m3 khí tự nhiên đang hiện diện dưới các vùng nước trên thế giới. Nơi đây lại là con đường giao thương quan trọng, giá trị thương mại tàu thuyền qua lại ước tính khoảng 5.000 tỉ USD mỗi năm.
Đối thoại là lựa chọn phù hợp
Mỹ đang phải cảnh giác với những hành động gần như mất kiểm soát đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Trong ảnh, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt thăm Mỹ hồi đầu năm nay.
|
Đối với Trung Quốc, Biển Đông có thể cung cấp một lượng dầu khí khổng lồ cho cơn khát năng lượng của nước này. Đây cũng là cơ hội để Trung Quốc thực hiện vai trò lãnh đạo chiến lược và nâng cao ảnh hưởng trong khu vực và cả trên thế giới. Tuy nhiên, một thái độ gần như “tham chiến bừa bãi” trong thời điểm quan trọng này lại có thể làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Trung Quốc, không chỉ với các nước trong khu vực mà còn với các “đối thủ” địa chính trị toàn cầu khác. Để nổi lên như là một thành viên có trách nhiệm trong phạm vi toàn cầu, đối thoại (thay vì dùng vũ lực) có lẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cho Trung Quốc. Triển vọng giải quyết vấn đề thông qua tập thể xuất hiện khi ASEAN có cuộc họp vào tháng 7 qua. Thế nhưng, dường như Trung Quốc đang không chọn con đường này.
Ưu tiên trong đàm phán song phương mà Trung Quốc muốn thực hiện với các nước nhỏ hơn trong tranh chấp là khá rõ ràng, dù hầu hết các nước cũng như thế giới đều thấy đàm phán đa phương là cách hiệu quả hơn. Ý nghĩa về thời gian trong vấn đề tranh chấp đang leo thang với Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra, mang hơi hướm của chủ nghĩa cơ hội. Tuy nhiên, nó sẽ phải cân bằng điều này với sự chuyển đổi lãnh đạo cấp cao trong nước với cách lựa chọn riêng của từng lãnh đạo. Một tư thế gây chiến với các nước thuộc khối ASEAN có khả năng làm trầm trọng thêm tình hình, vì có thể các nước nhỏ này ngả về phía Mỹ. Do đó, sẽ là khôn ngoan hơn nếu Trung Quốc chọn cho mình một lập trường ôn hoà, cân nhắc chi phí khổng lồ cho quân sự và chiến lược nếu giữ thế đối đầu.
Gọi Trung Quốc là “láng giềng phương Bắc”, Philippines nêu rõ ràng quan điểm cần giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông. Sự phụ thuộc thương mại của Việt Nam và Philippines vào Trung Quốc làm các nước này có tiếng nói yếu hơn so với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Với sự khác biệt về sức mạnh, lối đi tối ưu cho các nước láng giềng nhỏ hơn vẫn là theo đuổi một quá trình đàm phán xây dựng đối thoại đa phương.
Người quan sát thận trọng
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thừa nhận công khai mối lo khi Trung Quốc nổi lên không những là một sức mạnh kinh tế mà còn là ảnh hưởng địa chính trị. Điểm mấu chốt đối với châu Á của Mỹ cho thấy tín hiệu Mỹ đang làm là muốn chủ động khi Trung Quốc nổi lên như một đối thủ cường quốc thế giới. Washington đối diện với sức ép của những vấn đề leo thang/xuống thang trong giai đoạn bầu cử.
Cuộc tranh cãi về chủ nghĩa cô lập/can thiệp trước đây có thể sẽ nổi lên lại về những vấn đề phương Đông – Israel – Iran, Syria ở Trung Đông và Biển Đông ở Viễn Đông. Lấy lý do lợi ích thương mại toàn cầu làm bình phong, có vẻ như nghĩa vụ phải can thiệp vào tranh chấp trên Biển Đông của Mỹ còn liên quan đến vị thế địa chính trị trong khu vực.
Sau khi đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế gần một thế kỷ, Mỹ đang phải cảnh giác với những hành động gần như mất kiểm soát đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Sự can thiệp của Mỹ có khả năng làm rạn nứt mối quan hệ hài hoà bề mặt nhưng ẩn nấp căng thẳng bên trong giữa Mỹ và Trung Quốc. Những đáp trả khá thô bạo về cả ngoại giao và quân sự gần đây của Bắc Kinh đã tạo cho Washington cái cớ để nâng đỡ những nước khác trong tranh chấp. Nếu Trung Quốc có lập trường hoà giải với các nước láng giềng, Mỹ sẽ khó chen vào các vấn đề khu vực. Mặc dù các nhà chính trị trong nước đang phải đối mặt với cuộc bầu cử tổng thống đang ngày càng nóng, thì Mỹ vẫn sẽ đảm nhận tốt vai trò của một người quan sát thận trọng trong cuộc xung đột và để các bên liên quan đi đến một giải pháp hoà bình.
Nên dành năng lượng vào an ninh khu vực
Không chỉ đối đầu với các nước trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc cũng đang vướng vào nhiều tranh chấp khác, điển hình là với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Cường độ các cáo buộc từ Trung Quốc đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Các nhà hoạt động Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nước này đã “phủ thông tin” dày đặc tới người dân nhằm kích khởi chủ nghĩa dân tộc. Khi Nhật Bản đáp trả, các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra rầm rộ ở Trung Quốc. Vấn đề lãnh thổ rõ ràng dễ kích động tinh thần dân tộc của người dân, một vấn đề mà các chính phủ luôn rất thận trọng khi xử lý!
Trung Quốc nên cống hiến sức lực cho an ninh khu vực thay vì để căng thẳng leo thang. Sự quyết đoán của nước này sẽ được hoan nghênh nếu đi đến một giải pháp đa phương trong phạm vi luật pháp quốc tế. Phân phối công bằng và hợp tác cùng phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực vẫn luôn là lựa chọn hoà bình mà các bên liên quan mong muốn. Dĩ nhiên không có giải pháp nào là dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, ở mức độ rộng hơn, đây có thể được nhìn nhận như sự thay đổi, ảnh hưởng dần dần từ phương Tây sang phương Đông. Biển Đông có thể là điểm quan trọng của quá trình chuyển đổi trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc.
Khả Anh (Eurasia Review