Nhân Vật
Thái tử kế vị Thái Lan: Một chân dung khác lạ
Mẫu thân của thái tử từng nói về ngài: "Con trai ta hơi có chút giống Don Juan. Nó là học trò ngoan, chàng trai tốt, nhưng phụ nữ thấy nó thú vị mà nó thấy phụ nữ còn thú vị hơn."
Vị vua tiếp theo của Thái Lan, thái tử Maha Vajiralongkorn mang trên vai gánh nặng kế tục người cha vĩ đại của mình.
Vua
Bhumibol Adulyadej băng hà hôm thứ Năm (13/10) ở tuổi 88, sau 70 năm
trị vì liêm chính và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Thái tử Vajiralongkorn 64 tuổi là con thứ hai và là người con trai duy nhất của vua Bhumibol và hoàng hậu Sirikit.
Vua Bhumibol chỉ định Vajiralongkorn làm người kế nghiệp hơn 40 năm trước. Trong số các ứng viên khác cho ngôi vương còn có một người em gái của thái tử là công chúa Maha Chakri Sirindhornn, người được đồn đoán là sẽ thay ông lên ngôi. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha dập tắt tin đồn vào thứ Năm (13/10) khi công bố thái tử sẽ lên ngôi đúng như hiến pháp.
Prayuth cho hay, ông đã bàn bạc với thái tử, và thái tử yêu cầu có thời gian để tang vua cha cùng đất nước trước khi chính thức lên ngai vàng.
"Đến thời điểm thích hợp khi thái tử đã bày tỏ nỗi buồn và tiếc thương vua cha, ngài khẳng định rằng ngài sẵn sàng tiếp nhận trách nhiệm của người thừa kế ngai vàng. Thái tử vẫn sẽ hoàn thành các nhiệm vụ hoàng gia. Ngài mong dân chúng hiểu và không gây hỗn loạn."
Thái tử bên em gái là công chúa Maha Sirindhornn. Ảnh: Getty
Người dân Thái Lan thỉnh thoảng truyền tai nhau những lời đồn đại về tình hình tài chính của thái tử, tính cách nóng nảy và nhiều chuyện khác. Ba cuộc hôn nhân "bão táp" cũng là chủ đề truyền miệng trong dân chúng.
"Khi được sinh ra trong vị trí này thì cần học cách chấp nhận," vị thái tử trả lời một bài phỏng vấn hiếm hoi với tạp chí phụ nữ Dichan vào năm 1987. "Nhiều người thích ta, nhiều người ghét ta. Đó là quyền của họ... Đi đâu cũng gặp thị phi. Nếu cứ mãi vướng bận với thị phi thì chẳng làm gì được."
Mặc dù ngài tham dự đầy đủ nghi lễ hoàng gia, thậm chí còn thay thế vua cha thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoại giao trong những năm gần đây, thái tử là người kín tiếng và tỏ ra không thoải mái trước công chúng.
So với ba người chị em gái chăm chỉ tham gia hoạt động xã hội và xuất hiện trước công chúng, thái tử ít lộ diện hơn. Những hoạt động của ngài thường mang tính chất riêng tư và báo chí cũng không đưa tin, ngoài những chuyến viếng thăm nước ngoài.
Nhưng vào 2015, thái tử có hai lần xuất hiện gây chú ý trước công chúng Thái Lan. Ngài dẫn dắt người dân trong các sự kiện đạp xe đánh dấu ngày sinh nhật của Vua và hoàng hậu. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là nỗ lực cải thiện hình ảnh thái tử nhằm chuẩn bị cho lễ đăng cơ.
Một số nhà phân tích so sánh thái tử Vajiralongkorn với thái tử Charles của Anh, khi thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Elizabeth bước sang thập kỷ thứ bảy. Thế nhưng trong khi báo chí Anh được quyền chỉ trích thái tử Charles và hoàng tộc, bất cứ ai ở Thái Lan dám xúc phạm hoàng gia sẽ bị tống giam từ 3 đến 15 năm tù.
Một cuộc đời đã định đoạt sẵn
Chào đời vào 28/7/1952, thái tử sống trong sự bảo bọc nghiêm ngặt - điều dễ hiểu khi lớn lên trong cung điện. Khi đã trưởng thành, ngài nói trong một cuộc phỏng vấn rằng đến tuổi 12 vẫn chưa biết tự buộc dây giày, vì đã có người hầu luôn luôn làm hộ.
Thái tử nói với tạp chí Dichan: "Cha mẹ ta cố gắng nuôi dạy một cách bình thường, nhưng xung quanh luôn có quá nhiều kẻ muốn lấy lòng họ."
Ngay từ tuổi vị thành niên, thái tử đã chịu sự uốn nắn để tiếp quản ngai vàng. Ngài được chỉ định làm sĩ quan trong quân đội Thái, và đi học trường nội trú ở Anh khi 14 tuổi. Thái tử hoàn thành việc học tập tại ĐH Quân sự Hoàng gia tại Duntroon ở Úc vào năm 1975.
Vào năm 1977, thái tử cưới người em họ là Soamsawali Kitiyakara theo ý muốn của hoàng hậu. Mặc dù cuộc hôn nhân sớm lục đục, người con cả là công chúa Bajrakitiyabha chào đời năm 1978. Chỉ 9 tháng sau đó, thái tử có con ngoài giá thú với Yuvadhida Polpraserth, một dân thường sau này trở thành người vợ thứ hai của ông.
Hoàng hậu Sikirit nhận thấy tính đào hoa của con trai mình, khi bà trả lời phóng viên năm 1982 trong chuyến thăm Mỹ: "Con trai ta hơi có chút giống Don Juan. Nó là học trò ngoan, chàng trai tốt, nhưng phụ nữ thấy nó thú vị mà nó thấy phụ nữ còn thú vị hơn."
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Dallas, hoàng hậu Sikirit ám chỉ con trai mình một cách gay gắt: "Nếu nhân dân Thái Lan không chấp nhận hành vi của con trai ta, thì nó sẽ phải thay đổi hoặc tự rời bỏ hoàng gia."
Thái tử (thứ hai từ phải sang) bên vua cha trong một buổi lễ. Ảnh: CNN
Nhiều vị lão thành trong cung điện cố gắng khuyến khích thái tử Vajiralongkorn tham gia quân ngũ bằng nhiều đợt tập luyện nước ngoài. Trong một khóa rèn luyện nâng cao tại Mỹ vào 1980, thái tử khám phá và duy trì sở thích bay lượn đến tận bây giờ. Đôi khi ngài còn lái các máy bay thân rộng của hãng hàng không Thai Airways.
Các nhà phê bình cho rằng thú vui của thái tử rất tốn kém, ví dụ như chiếc tiêm kích F-16 trị giá 20 triệu USD được chuyển tới thái tử vào năm 1992 để phục vụ mục đích cá nhân.
Trả lời nhóm phóng viên được đặc cách mời đến tư dinh, thái tử phản bác nhiều tin đồn, trong đó có cả những tin đồn bất lợi về tình trạng tài chính. Ngài khẳng định: "Tiền ta tiêu xài là tiền kiếm được một cách chân chính. Ta không muốn đụng vào tiền bạc phi pháp và sống trên nỗi khổ của nhân dân."
Đời tư của thái tử cũng có ít nhiều thăng trầm.
Cả 5 người con với vợ thứ hai đều ra đời nhiều năm trước khi ngài ly dị người vợ cả. Sau khi hoàng gia miễn cưỡng ban cho người vợ thứ danh hiệu hoàng gia, cặp đôi đã có màn chia tay ngoạn mục năm 1996 - bà mang 4 con trai và 1 con gái chạy sang Anh. Thái tử đã phải bay sang để giành lại con gái mình.
Năm 2001, thái tử kết hôn cùng dân nữ Srirasmi Koet-amphaeng, và thái tử phi thứ ba hạ sinh hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti năm 2005. Ngay sau đó thái tử đã tước danh hiệu hoàng gia của bốn người con trai với vợ thứ hai.
Thái tử bên thái tử phi Srirasmi và hoàng tử. Ảnh: alchetron
Nhưng rồi Srirasmi cũng thất sủng. Một số người họ hàng thân thiết của bà bị bắt giữ vào tháng 11/2014 do lợi dụng quan hệ với hoàng thất để cấu kết với cảnh sát tham nhũng, tham gia âm mưu tống tiền khổng lồ. Người vợ thứ ba bị phế truất và cặp đôi nhanh chóng ly dị.
Dân chúng cũng ngầm đồn đại về mối quan hệ của Vajiralongkorn với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - người bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Trả lời một câu hỏi về thái tử trong bài phỏng vấn với tạp chí Times năm 2009, Thaksin nói: "Ngài chưa phải vua. Có thể thái tử chưa tỏa sáng (bây giờ)... nhưng sau khi lên ngôi tôi tin chắc rằng ngài sẽ tỏa sáng... giờ chưa phải lúc. Nhưng khi thời điểm chín muồi, tôi nghĩ thái tử sẽ có khả năng gánh vác đất nước."
theo Thế giới trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Thái tử kế vị Thái Lan: Một chân dung khác lạ
Mẫu thân của thái tử từng nói về ngài: "Con trai ta hơi có chút giống Don Juan. Nó là học trò ngoan, chàng trai tốt, nhưng phụ nữ thấy nó thú vị mà nó thấy phụ nữ còn thú vị hơn."
Vị vua tiếp theo của Thái Lan, thái tử Maha Vajiralongkorn mang trên vai gánh nặng kế tục người cha vĩ đại của mình.
Vua
Bhumibol Adulyadej băng hà hôm thứ Năm (13/10) ở tuổi 88, sau 70 năm
trị vì liêm chính và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Thái tử Vajiralongkorn 64 tuổi là con thứ hai và là người con trai duy nhất của vua Bhumibol và hoàng hậu Sirikit.
Vua Bhumibol chỉ định Vajiralongkorn làm người kế nghiệp hơn 40 năm trước. Trong số các ứng viên khác cho ngôi vương còn có một người em gái của thái tử là công chúa Maha Chakri Sirindhornn, người được đồn đoán là sẽ thay ông lên ngôi. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha dập tắt tin đồn vào thứ Năm (13/10) khi công bố thái tử sẽ lên ngôi đúng như hiến pháp.
Prayuth cho hay, ông đã bàn bạc với thái tử, và thái tử yêu cầu có thời gian để tang vua cha cùng đất nước trước khi chính thức lên ngai vàng.
"Đến thời điểm thích hợp khi thái tử đã bày tỏ nỗi buồn và tiếc thương vua cha, ngài khẳng định rằng ngài sẵn sàng tiếp nhận trách nhiệm của người thừa kế ngai vàng. Thái tử vẫn sẽ hoàn thành các nhiệm vụ hoàng gia. Ngài mong dân chúng hiểu và không gây hỗn loạn."
Thái tử bên em gái là công chúa Maha Sirindhornn. Ảnh: Getty
Người dân Thái Lan thỉnh thoảng truyền tai nhau những lời đồn đại về tình hình tài chính của thái tử, tính cách nóng nảy và nhiều chuyện khác. Ba cuộc hôn nhân "bão táp" cũng là chủ đề truyền miệng trong dân chúng.
"Khi được sinh ra trong vị trí này thì cần học cách chấp nhận," vị thái tử trả lời một bài phỏng vấn hiếm hoi với tạp chí phụ nữ Dichan vào năm 1987. "Nhiều người thích ta, nhiều người ghét ta. Đó là quyền của họ... Đi đâu cũng gặp thị phi. Nếu cứ mãi vướng bận với thị phi thì chẳng làm gì được."
Mặc dù ngài tham dự đầy đủ nghi lễ hoàng gia, thậm chí còn thay thế vua cha thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoại giao trong những năm gần đây, thái tử là người kín tiếng và tỏ ra không thoải mái trước công chúng.
So với ba người chị em gái chăm chỉ tham gia hoạt động xã hội và xuất hiện trước công chúng, thái tử ít lộ diện hơn. Những hoạt động của ngài thường mang tính chất riêng tư và báo chí cũng không đưa tin, ngoài những chuyến viếng thăm nước ngoài.
Nhưng vào 2015, thái tử có hai lần xuất hiện gây chú ý trước công chúng Thái Lan. Ngài dẫn dắt người dân trong các sự kiện đạp xe đánh dấu ngày sinh nhật của Vua và hoàng hậu. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là nỗ lực cải thiện hình ảnh thái tử nhằm chuẩn bị cho lễ đăng cơ.
Một số nhà phân tích so sánh thái tử Vajiralongkorn với thái tử Charles của Anh, khi thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Elizabeth bước sang thập kỷ thứ bảy. Thế nhưng trong khi báo chí Anh được quyền chỉ trích thái tử Charles và hoàng tộc, bất cứ ai ở Thái Lan dám xúc phạm hoàng gia sẽ bị tống giam từ 3 đến 15 năm tù.
Một cuộc đời đã định đoạt sẵn
Chào đời vào 28/7/1952, thái tử sống trong sự bảo bọc nghiêm ngặt - điều dễ hiểu khi lớn lên trong cung điện. Khi đã trưởng thành, ngài nói trong một cuộc phỏng vấn rằng đến tuổi 12 vẫn chưa biết tự buộc dây giày, vì đã có người hầu luôn luôn làm hộ.
Thái tử nói với tạp chí Dichan: "Cha mẹ ta cố gắng nuôi dạy một cách bình thường, nhưng xung quanh luôn có quá nhiều kẻ muốn lấy lòng họ."
Ngay từ tuổi vị thành niên, thái tử đã chịu sự uốn nắn để tiếp quản ngai vàng. Ngài được chỉ định làm sĩ quan trong quân đội Thái, và đi học trường nội trú ở Anh khi 14 tuổi. Thái tử hoàn thành việc học tập tại ĐH Quân sự Hoàng gia tại Duntroon ở Úc vào năm 1975.
Vào năm 1977, thái tử cưới người em họ là Soamsawali Kitiyakara theo ý muốn của hoàng hậu. Mặc dù cuộc hôn nhân sớm lục đục, người con cả là công chúa Bajrakitiyabha chào đời năm 1978. Chỉ 9 tháng sau đó, thái tử có con ngoài giá thú với Yuvadhida Polpraserth, một dân thường sau này trở thành người vợ thứ hai của ông.
Hoàng hậu Sikirit nhận thấy tính đào hoa của con trai mình, khi bà trả lời phóng viên năm 1982 trong chuyến thăm Mỹ: "Con trai ta hơi có chút giống Don Juan. Nó là học trò ngoan, chàng trai tốt, nhưng phụ nữ thấy nó thú vị mà nó thấy phụ nữ còn thú vị hơn."
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Dallas, hoàng hậu Sikirit ám chỉ con trai mình một cách gay gắt: "Nếu nhân dân Thái Lan không chấp nhận hành vi của con trai ta, thì nó sẽ phải thay đổi hoặc tự rời bỏ hoàng gia."
Thái tử (thứ hai từ phải sang) bên vua cha trong một buổi lễ. Ảnh: CNN
Nhiều vị lão thành trong cung điện cố gắng khuyến khích thái tử Vajiralongkorn tham gia quân ngũ bằng nhiều đợt tập luyện nước ngoài. Trong một khóa rèn luyện nâng cao tại Mỹ vào 1980, thái tử khám phá và duy trì sở thích bay lượn đến tận bây giờ. Đôi khi ngài còn lái các máy bay thân rộng của hãng hàng không Thai Airways.
Các nhà phê bình cho rằng thú vui của thái tử rất tốn kém, ví dụ như chiếc tiêm kích F-16 trị giá 20 triệu USD được chuyển tới thái tử vào năm 1992 để phục vụ mục đích cá nhân.
Trả lời nhóm phóng viên được đặc cách mời đến tư dinh, thái tử phản bác nhiều tin đồn, trong đó có cả những tin đồn bất lợi về tình trạng tài chính. Ngài khẳng định: "Tiền ta tiêu xài là tiền kiếm được một cách chân chính. Ta không muốn đụng vào tiền bạc phi pháp và sống trên nỗi khổ của nhân dân."
Đời tư của thái tử cũng có ít nhiều thăng trầm.
Cả 5 người con với vợ thứ hai đều ra đời nhiều năm trước khi ngài ly dị người vợ cả. Sau khi hoàng gia miễn cưỡng ban cho người vợ thứ danh hiệu hoàng gia, cặp đôi đã có màn chia tay ngoạn mục năm 1996 - bà mang 4 con trai và 1 con gái chạy sang Anh. Thái tử đã phải bay sang để giành lại con gái mình.
Năm 2001, thái tử kết hôn cùng dân nữ Srirasmi Koet-amphaeng, và thái tử phi thứ ba hạ sinh hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti năm 2005. Ngay sau đó thái tử đã tước danh hiệu hoàng gia của bốn người con trai với vợ thứ hai.
Thái tử bên thái tử phi Srirasmi và hoàng tử. Ảnh: alchetron
Nhưng rồi Srirasmi cũng thất sủng. Một số người họ hàng thân thiết của bà bị bắt giữ vào tháng 11/2014 do lợi dụng quan hệ với hoàng thất để cấu kết với cảnh sát tham nhũng, tham gia âm mưu tống tiền khổng lồ. Người vợ thứ ba bị phế truất và cặp đôi nhanh chóng ly dị.
Dân chúng cũng ngầm đồn đại về mối quan hệ của Vajiralongkorn với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - người bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Trả lời một câu hỏi về thái tử trong bài phỏng vấn với tạp chí Times năm 2009, Thaksin nói: "Ngài chưa phải vua. Có thể thái tử chưa tỏa sáng (bây giờ)... nhưng sau khi lên ngôi tôi tin chắc rằng ngài sẽ tỏa sáng... giờ chưa phải lúc. Nhưng khi thời điểm chín muồi, tôi nghĩ thái tử sẽ có khả năng gánh vác đất nước."
theo Thế giới trẻ