Văn Học & Nghệ Thuật

Thảm cảnh Phùng Gia Lộc: Chuyện bây giờ mới kể

Sự xuất hiện bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì trên báo Văn Nghệ dạo năm 1988 giống như một quả bom thông tin về một sự thật kinh hoàng ở nông thôn nước ta vốn dĩ vẫn bị bưng bít,

Sự xuất hiện bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì trên báo Văn Nghệ dạo năm 1988 giống như một quả bom thông tin về một sự thật kinh hoàng ở nông thôn nước ta vốn dĩ vẫn bị bưng bít, che giấu bởi lối tuyên truyền dối trá: sự khốn khổ của con người trong chế độ XHCN sau hơn 40 năm giành độc lập. Trong tâm trạng xúc động mạnh, tôi viết bài bình luận Phải chặn tay bọn cướp!. Dạo ấy, một số người gọi bọn tham quan ô lại ở nông thôn Việt Nam là bọn cường hào mới, riêng tôi chưa ưng, gọi chúng là bọn cướp Chúng cướp của những người dân lao khổ một cách có tổ chức: bắt đầu từ chủ trương, nghị quyết ở hàng Tỉnh rồi triển khai theo kế hoạch, lớp lang định sẵn xuống đến hàng Huyện; chúng tuyên truyền công khai trên loa đài, báo chí…Và tôi gửi cho báo Văn Nghệ.

http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/ngocthanh/2016_01_19/phung-gia-loc_SASP.jpg?w=665&encoder=wic&subsampling=444
Gia đình nhà văn Phùng Gia Lộc - Ảnh: Tư liệu gia đình
Duyên hạnh ngộ

Công bằng mà nói dạo ấy không chỉ có quả bom – bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc mà còn có quả bom – bút ký Thủ tục để làm người còn sống của nhà văn Minh Chuyên phản ánh sự đau đớn, bi hài của một quân nhân đã được báo tử, được cúng giỗ hơn chục năm rồi, bống nhiên xuất hiện, về quê nhà với gia đình nhưng không sao có thể hoàn tất được thủ tục để chứng minh rằng mình còn sống, bằng xương bằng thịt hẳn hoi, giữa cõi đời! Dạo đó còn nhiều quả bom như thế nữa. Nhưng với tôi, Cái đêm hôm ấy đêm gì gây ấn tượng rất mạnh…

Hơn một tuần sau khi gửi bài cho Văn Nghệ, một hôm tôi gọi điện đến Tòa soạn hỏi xem bài của mình có được sử dụng hay không. Từ đầu dây bên kia, một giọng đàn ông sang sảng: 

- Tôi là Bế Kiến Quốc đây! Xin lỗi, anh ở cơ quan nào vậy?. 

- Dạ! Tôi ở Tổng Cục cảnh sát ạ!. 

Tiếng anh Quốc cười vang trong máy, sảng khoái: 

- Mời anh sang báo nhá. Phùng Gia Lộc đang ở đây!. 

Chẳng cần biết nếp tẻ thế nào, tôi ào đến phòng khách báo Văn nghệ thấy anh Quốc và một người đàn ông chờ sẵn trước cửa Phòng khách. Anh Quốc bắt tay tôi thật chặt rồi quay sang một người đàn ông nhỏ thó, trông có vẻ ốm yếu đang đứng bên cạnh: 

Phùng Gia Lộc đây!

Đoạn, anh nói với anh Lộc: 

- Còn đây, Thành Khương! Hai ông trò chuyện nhé, tôi đang có việc bận. 

Tôi siết chặt tay anh Lộc rồi cùng anh vào phòng khách…. 

Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài dễ có đến 2 tiếng đồng hồ. Tôi thật ngạc nhiên mỗi khi anh cất lời đều trịnh trọng “ Thưa anh Thành Khương”, bèn bảo “ Anh dừng gọi như thế, em ít tuổi hơn anh mà!”. Cuối cùng thì anh cũng đổi cách xưng hô như tôi muốn. Anh Lộc bảo: “Trong số các bài viết về bút ký của tôi thì tôi thích nhất bài của anh. Thành Khương hiểu tôi hơn cả”. Hôm ấy, chúng tôi trò chuyện suốt hai tiếng đồng hồ như hai người thân...

Cái ngày Báo Văn nghệ kỉ niệm 40 năm và đón nhân Huân chương Độc lập hạng nhất ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, giữa nhiều bạn văn thân thiết và quen biết, anh Lộc chẳng trò chuyện và ngồi lâu với ai mà luôn ngồi bên tôi, đi lại cùng tôi, kể cà lúc giải lao khi uống café.

Sau “Cái đêm hôm ấy…”

Trong lúc cả tôi và Phùng Gia Lộc đang ngóng đợi bài báo được in thì một hôm, nhà thơ Đỗ Bạch Mai đưa cho tôi xem bài viết đã được đánh máy, có bút tích đã được phê duyệt, rồi bảo: “ Bài của ông đã được duyệt in, xếp số rồi nhưng giờ đành gác lại vì tình hình hiện giờ hơi căng, nếu đăng lên thì căng quá nên đành phải gác lại”.

Tôi tiếc đứt ruột vì bài viết tâm huyết của mình không được đăng, phiền muộn mấy ngày liền. Nhưng rồi nghĩ lại, dẫu sao thì mình vẫn còn may mắn là được trò chuyện cùng Phùng Gia Lộc hàng tiếng đồng hồ tại Phòng khách báo Văn Nghệ và nhờ thế mà biết được thêm thảm cảnh của gia đình anh .

Số là, sau Cái đêm hôm ấy thì mẹ anh ốm nặng. Phần vì tuổi cao, sống trong nghèo đói, cơ hàn, lại bị tổn thương nghiêm trọng từ cái đêm bọn cướp vào nhà cướp thóc từ “ cỗ hậu sự của minh” nên chẳng bao lâu sau bà cụ mất. Thương mẹ, giận mình, Phùng Gia Lộc viết đôi câu đối khóc mẹ, treo trên bàn thờ mẹ: 

Sống giữa cơ hàn nghĩa sinh ký tử quy mẹ an bài cùng đất!
Chết trong tức tưởi đành thất kỳ bảo dưỡng con chịu tội với trời! 

Nhưng bọn sai nha ở quê anh không chịu nổi. Chúng kéo đến nhà Phùng Gia Lộc, trắng trợn yêu cầu anh gỡ hai câu đối xuống. Anh phân tích giảng giải thế nào chúng cũng không nghe. Những cái đầu bã đậu cắm trên những thân xác nô lệ của chúng sao hiểu nổi văn chương, nghệ thuật. Dọa giẫm một hồi rồi chúng rút đi, nhưng hôm khác, chúng lại đến, bảo chế độ ta làm gì có ai phải “sống giữa cơ hàn và phải chết trong tức tưởi”, rằng câu đối đó là một cách tố cáo, lên án chế độ… Anh Lộc phản kích, dọa sẽ kiện về hành vi vi phạm quyền tự do công dân, chúng mới chịu. ..

Rồi anh đọc cho tôi nghe một đôi câu đối và bài thơ thật buồn thảm. 

Đây, đôi câu đối dặn con, chua xót dường nào:

Làm việc viết văn, lương ốm đã dồn năm, tết đến vẫn có rượu có thơ, bố không quên ơn Nước.
Theo nghề dạy học, của chợ cấp hàng tháng, xuân về vẫn còn lộc còn hoa, các con phải nhớ đời.
( “ lộc ” và “hoa” trong vế đối cũng là tên vợ chồng anh)

Đây, bài Vô đề, rút trong tập thơ Một mùa Xuân nhớ đời – thảm cảnh gia đình nhà văn:

Các con ngồi đón giao thừa
Đứa chưa có áo, đứa chưa có quần
Đêm nay ngồi viết thơ Xuân
Rồi ra năm mới biết ăn cái gì!
Vợ đi khất nợ mới về
Pháo giao thừa đã bốn bề nổ vang !

Viết lại một câu văn.

Trong bài viết dạo năm 1988 kể trên, tôi có viết một câu bình luận cảm thán như thế này: “ Ông Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có thể ngờ được rằng hơn bốn mươi năm sau, trên đất nước này vẫn còn có những người khổ hơn ông và chị!” – Một trong những câu bình luận mà Phùng Gia Lộc rất tâm đắc.

Giờ đây, trước thảm cảnh của người dân Thanh Hóa, Nghệ An ( và không biết còn bao nhiêu nơi nữa) vẫn đang oằn vai gánh hàng chục thứ sưu thuế kinh hoàng, thường xuyên bị bọn tà quyền bóc lột, hà hiếp, đến mức người phụ nữ tàn tật, thuộc diện hộ nghèo chỉ vì nợ 1,7 triệu đồng tiền sưu thuế mà khi chết không được làm giấy chứng tử, không được mượn đồ tang lễ, tức là không được chết; một gia đình một nông dân nghèo, tài sản chỉ còn một chiếc giường nằm là đáng giá nhưng do nợ tiền sưu thuế, cũng bị bọn tà quyền tịch thu…, tôi muốn viết lại câu văn cảm thán xưa:

“ Ông Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có ngờ được rằng trên đất nước này, bảy mươi mốt năm sau vẫn còn nhiều người khổ hơn ông và chị!”./.

Tháng 8/2016

Thành Khương

* Bài của tác giả gửi tới TTHN
TTHN

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thảm cảnh Phùng Gia Lộc: Chuyện bây giờ mới kể

Sự xuất hiện bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì trên báo Văn Nghệ dạo năm 1988 giống như một quả bom thông tin về một sự thật kinh hoàng ở nông thôn nước ta vốn dĩ vẫn bị bưng bít,

Sự xuất hiện bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì trên báo Văn Nghệ dạo năm 1988 giống như một quả bom thông tin về một sự thật kinh hoàng ở nông thôn nước ta vốn dĩ vẫn bị bưng bít, che giấu bởi lối tuyên truyền dối trá: sự khốn khổ của con người trong chế độ XHCN sau hơn 40 năm giành độc lập. Trong tâm trạng xúc động mạnh, tôi viết bài bình luận Phải chặn tay bọn cướp!. Dạo ấy, một số người gọi bọn tham quan ô lại ở nông thôn Việt Nam là bọn cường hào mới, riêng tôi chưa ưng, gọi chúng là bọn cướp Chúng cướp của những người dân lao khổ một cách có tổ chức: bắt đầu từ chủ trương, nghị quyết ở hàng Tỉnh rồi triển khai theo kế hoạch, lớp lang định sẵn xuống đến hàng Huyện; chúng tuyên truyền công khai trên loa đài, báo chí…Và tôi gửi cho báo Văn Nghệ.

http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/ngocthanh/2016_01_19/phung-gia-loc_SASP.jpg?w=665&encoder=wic&subsampling=444
Gia đình nhà văn Phùng Gia Lộc - Ảnh: Tư liệu gia đình
Duyên hạnh ngộ

Công bằng mà nói dạo ấy không chỉ có quả bom – bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc mà còn có quả bom – bút ký Thủ tục để làm người còn sống của nhà văn Minh Chuyên phản ánh sự đau đớn, bi hài của một quân nhân đã được báo tử, được cúng giỗ hơn chục năm rồi, bống nhiên xuất hiện, về quê nhà với gia đình nhưng không sao có thể hoàn tất được thủ tục để chứng minh rằng mình còn sống, bằng xương bằng thịt hẳn hoi, giữa cõi đời! Dạo đó còn nhiều quả bom như thế nữa. Nhưng với tôi, Cái đêm hôm ấy đêm gì gây ấn tượng rất mạnh…

Hơn một tuần sau khi gửi bài cho Văn Nghệ, một hôm tôi gọi điện đến Tòa soạn hỏi xem bài của mình có được sử dụng hay không. Từ đầu dây bên kia, một giọng đàn ông sang sảng: 

- Tôi là Bế Kiến Quốc đây! Xin lỗi, anh ở cơ quan nào vậy?. 

- Dạ! Tôi ở Tổng Cục cảnh sát ạ!. 

Tiếng anh Quốc cười vang trong máy, sảng khoái: 

- Mời anh sang báo nhá. Phùng Gia Lộc đang ở đây!. 

Chẳng cần biết nếp tẻ thế nào, tôi ào đến phòng khách báo Văn nghệ thấy anh Quốc và một người đàn ông chờ sẵn trước cửa Phòng khách. Anh Quốc bắt tay tôi thật chặt rồi quay sang một người đàn ông nhỏ thó, trông có vẻ ốm yếu đang đứng bên cạnh: 

Phùng Gia Lộc đây!

Đoạn, anh nói với anh Lộc: 

- Còn đây, Thành Khương! Hai ông trò chuyện nhé, tôi đang có việc bận. 

Tôi siết chặt tay anh Lộc rồi cùng anh vào phòng khách…. 

Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài dễ có đến 2 tiếng đồng hồ. Tôi thật ngạc nhiên mỗi khi anh cất lời đều trịnh trọng “ Thưa anh Thành Khương”, bèn bảo “ Anh dừng gọi như thế, em ít tuổi hơn anh mà!”. Cuối cùng thì anh cũng đổi cách xưng hô như tôi muốn. Anh Lộc bảo: “Trong số các bài viết về bút ký của tôi thì tôi thích nhất bài của anh. Thành Khương hiểu tôi hơn cả”. Hôm ấy, chúng tôi trò chuyện suốt hai tiếng đồng hồ như hai người thân...

Cái ngày Báo Văn nghệ kỉ niệm 40 năm và đón nhân Huân chương Độc lập hạng nhất ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, giữa nhiều bạn văn thân thiết và quen biết, anh Lộc chẳng trò chuyện và ngồi lâu với ai mà luôn ngồi bên tôi, đi lại cùng tôi, kể cà lúc giải lao khi uống café.

Sau “Cái đêm hôm ấy…”

Trong lúc cả tôi và Phùng Gia Lộc đang ngóng đợi bài báo được in thì một hôm, nhà thơ Đỗ Bạch Mai đưa cho tôi xem bài viết đã được đánh máy, có bút tích đã được phê duyệt, rồi bảo: “ Bài của ông đã được duyệt in, xếp số rồi nhưng giờ đành gác lại vì tình hình hiện giờ hơi căng, nếu đăng lên thì căng quá nên đành phải gác lại”.

Tôi tiếc đứt ruột vì bài viết tâm huyết của mình không được đăng, phiền muộn mấy ngày liền. Nhưng rồi nghĩ lại, dẫu sao thì mình vẫn còn may mắn là được trò chuyện cùng Phùng Gia Lộc hàng tiếng đồng hồ tại Phòng khách báo Văn Nghệ và nhờ thế mà biết được thêm thảm cảnh của gia đình anh .

Số là, sau Cái đêm hôm ấy thì mẹ anh ốm nặng. Phần vì tuổi cao, sống trong nghèo đói, cơ hàn, lại bị tổn thương nghiêm trọng từ cái đêm bọn cướp vào nhà cướp thóc từ “ cỗ hậu sự của minh” nên chẳng bao lâu sau bà cụ mất. Thương mẹ, giận mình, Phùng Gia Lộc viết đôi câu đối khóc mẹ, treo trên bàn thờ mẹ: 

Sống giữa cơ hàn nghĩa sinh ký tử quy mẹ an bài cùng đất!
Chết trong tức tưởi đành thất kỳ bảo dưỡng con chịu tội với trời! 

Nhưng bọn sai nha ở quê anh không chịu nổi. Chúng kéo đến nhà Phùng Gia Lộc, trắng trợn yêu cầu anh gỡ hai câu đối xuống. Anh phân tích giảng giải thế nào chúng cũng không nghe. Những cái đầu bã đậu cắm trên những thân xác nô lệ của chúng sao hiểu nổi văn chương, nghệ thuật. Dọa giẫm một hồi rồi chúng rút đi, nhưng hôm khác, chúng lại đến, bảo chế độ ta làm gì có ai phải “sống giữa cơ hàn và phải chết trong tức tưởi”, rằng câu đối đó là một cách tố cáo, lên án chế độ… Anh Lộc phản kích, dọa sẽ kiện về hành vi vi phạm quyền tự do công dân, chúng mới chịu. ..

Rồi anh đọc cho tôi nghe một đôi câu đối và bài thơ thật buồn thảm. 

Đây, đôi câu đối dặn con, chua xót dường nào:

Làm việc viết văn, lương ốm đã dồn năm, tết đến vẫn có rượu có thơ, bố không quên ơn Nước.
Theo nghề dạy học, của chợ cấp hàng tháng, xuân về vẫn còn lộc còn hoa, các con phải nhớ đời.
( “ lộc ” và “hoa” trong vế đối cũng là tên vợ chồng anh)

Đây, bài Vô đề, rút trong tập thơ Một mùa Xuân nhớ đời – thảm cảnh gia đình nhà văn:

Các con ngồi đón giao thừa
Đứa chưa có áo, đứa chưa có quần
Đêm nay ngồi viết thơ Xuân
Rồi ra năm mới biết ăn cái gì!
Vợ đi khất nợ mới về
Pháo giao thừa đã bốn bề nổ vang !

Viết lại một câu văn.

Trong bài viết dạo năm 1988 kể trên, tôi có viết một câu bình luận cảm thán như thế này: “ Ông Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có thể ngờ được rằng hơn bốn mươi năm sau, trên đất nước này vẫn còn có những người khổ hơn ông và chị!” – Một trong những câu bình luận mà Phùng Gia Lộc rất tâm đắc.

Giờ đây, trước thảm cảnh của người dân Thanh Hóa, Nghệ An ( và không biết còn bao nhiêu nơi nữa) vẫn đang oằn vai gánh hàng chục thứ sưu thuế kinh hoàng, thường xuyên bị bọn tà quyền bóc lột, hà hiếp, đến mức người phụ nữ tàn tật, thuộc diện hộ nghèo chỉ vì nợ 1,7 triệu đồng tiền sưu thuế mà khi chết không được làm giấy chứng tử, không được mượn đồ tang lễ, tức là không được chết; một gia đình một nông dân nghèo, tài sản chỉ còn một chiếc giường nằm là đáng giá nhưng do nợ tiền sưu thuế, cũng bị bọn tà quyền tịch thu…, tôi muốn viết lại câu văn cảm thán xưa:

“ Ông Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có ngờ được rằng trên đất nước này, bảy mươi mốt năm sau vẫn còn nhiều người khổ hơn ông và chị!”./.

Tháng 8/2016

Thành Khương

* Bài của tác giả gửi tới TTHN
TTHN

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm