Cà Kê Dê Ngỗng
Thảm cảnh dân Tàu về quê ăn Tết
Giữa thanh thiên bạch nhật cùng các đấng mày râu xung quanh. Nhưng mót qúa, nên đành… liều?
Nếu được nom những cảnh trần ai như thế này, không biết ông tướng Lê Văn Cương sẽ nghĩ gì?
* * *
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh từ ngay sau khi Đặng Tiểu Bình áp dụng triết lý “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Trong suốt 30 năm (đặc biệt sau khi gia nhập WTO từ 2001-2008), Hoa Lục luôn giữ được mức tăng trưởng GDP trung bình 10%. Trong lịch sử thế giới, chưa có nước nào làm được như vậy. Nhưng đằng sau những con số “thần kỳ” này tiềm ẩn nhiều tai họa.
Nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây nhận định rằng mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khó có thể bền vững bởi nhiều yếu tố. Đó là một nền kinh tế ngốn quá nhiều năng lượng và tàn phá môi trường. Trung Quốc tiêu thụ năng lượng cao hơn gấp 5 lần các nước châu Âu để tạo ra một sản phẩm tương tự. Trung Quốc chỉ có 8% diện tích trồng trọt trên trái đất nhưng tiêu thụ đến 38% phân bón, cao hơn Mỹ 5 lần. Do đó, đất đai bị bạc màu nhanh chóng, sản xuất lương thực chịu ảnh hưởng nặng nề. (***)
Để trở thành công xưởng thế giới, sản xuất 1/4 hàng hóa toàn cầu. Trung Quốc đã phải trả giá khá đắt về vấn đề môi sinh. Được biết nước ngầm chiếm 1/3 tài nguyên nước của Trung Quốc, nhưng 90% nước ngầm cả Trung Quốc đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó 60% ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu chính thức do Bộ Bảo vệ Môi trường công bố tháng 2 vừa qua, hiện nay, Trung Quốc có 247 “làng ung thư” trên 27 tỉnh, thành cả nước. Con số thực tế cao hơn rất nhiều. Thực phẩm ôi thiu, dầu ăn bẩn, gạo nhiễm độc, sữa nhiễm độc, phụ gia độc hại được sử dụng tràn lan trong công nghệ chế biến… đang trở thành nguy cơ lớn đe doạ sức khoẻ người dân Trung Quốc.
Theo “Báo cáo đăng ký bệnh ung thư năm 2012” do Trung tâm đăng ký ung thư Trung Quốc công bố mới đây, mỗi năm nước này đã phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới. Như vậy bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh và 5 người chết vì ung thư. Nguy cơ ung thư của người Trung Quốc đang ở mức rất cao là 22%. Trong đó, ung thư phổi, dạ dày và gan có tỷ lệ tử vong cao nhất. (****)
Hãy xem lại bộ ảnh (gồm 39 tấm) đoạt giải quốc tế ảnh phóng sự về thảm hoạ ô nhiễm môi sinh ở khắp Hoa Lục. Do một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc chụp. Với ghi chú rất chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật… sau đây:
Là một trí thức khoa bảng từng đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, chắc tướng Cương thừa sức đọc được các chú thích bằng Hoa ngữ ở trong những tấm hình này? Nếu có thể, phiền qúi ông hiệu đính giúp cho bà con xứ ta hiểu rõ thêm thì còn gì qúi bằng.
Thử hỏi, phát triển thành cường quốc kinh tế để làm gì, khi người dân phải chịu biết bao cơ cực và hiểm hoạ khôn lường trên chính quê hương bản quán của mình?
Vậy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập… như Ấn Độ (Đài Loan và Hàn Quốc nữa) ”không hẳn là ưu việt”. Thì nhất nguyên độc đảng như Hoa Lục và Bắc Triều tiên cũng “chưa hẳn là sai lầm” như thượng dẫn hay sao, thưa thiếu tướng-Phó GS,TS Lê Văn Cương?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thảm cảnh dân Tàu về quê ăn Tết
Giữa thanh thiên bạch nhật cùng các đấng mày râu xung quanh. Nhưng mót qúa, nên đành… liều?
Nếu được nom những cảnh trần ai như thế này, không biết ông tướng Lê Văn Cương sẽ nghĩ gì?
* * *
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh từ ngay sau khi Đặng Tiểu Bình áp dụng triết lý “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Trong suốt 30 năm (đặc biệt sau khi gia nhập WTO từ 2001-2008), Hoa Lục luôn giữ được mức tăng trưởng GDP trung bình 10%. Trong lịch sử thế giới, chưa có nước nào làm được như vậy. Nhưng đằng sau những con số “thần kỳ” này tiềm ẩn nhiều tai họa.
Nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây nhận định rằng mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khó có thể bền vững bởi nhiều yếu tố. Đó là một nền kinh tế ngốn quá nhiều năng lượng và tàn phá môi trường. Trung Quốc tiêu thụ năng lượng cao hơn gấp 5 lần các nước châu Âu để tạo ra một sản phẩm tương tự. Trung Quốc chỉ có 8% diện tích trồng trọt trên trái đất nhưng tiêu thụ đến 38% phân bón, cao hơn Mỹ 5 lần. Do đó, đất đai bị bạc màu nhanh chóng, sản xuất lương thực chịu ảnh hưởng nặng nề. (***)
Để trở thành công xưởng thế giới, sản xuất 1/4 hàng hóa toàn cầu. Trung Quốc đã phải trả giá khá đắt về vấn đề môi sinh. Được biết nước ngầm chiếm 1/3 tài nguyên nước của Trung Quốc, nhưng 90% nước ngầm cả Trung Quốc đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó 60% ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu chính thức do Bộ Bảo vệ Môi trường công bố tháng 2 vừa qua, hiện nay, Trung Quốc có 247 “làng ung thư” trên 27 tỉnh, thành cả nước. Con số thực tế cao hơn rất nhiều. Thực phẩm ôi thiu, dầu ăn bẩn, gạo nhiễm độc, sữa nhiễm độc, phụ gia độc hại được sử dụng tràn lan trong công nghệ chế biến… đang trở thành nguy cơ lớn đe doạ sức khoẻ người dân Trung Quốc.
Theo “Báo cáo đăng ký bệnh ung thư năm 2012” do Trung tâm đăng ký ung thư Trung Quốc công bố mới đây, mỗi năm nước này đã phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới. Như vậy bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh và 5 người chết vì ung thư. Nguy cơ ung thư của người Trung Quốc đang ở mức rất cao là 22%. Trong đó, ung thư phổi, dạ dày và gan có tỷ lệ tử vong cao nhất. (****)
Hãy xem lại bộ ảnh (gồm 39 tấm) đoạt giải quốc tế ảnh phóng sự về thảm hoạ ô nhiễm môi sinh ở khắp Hoa Lục. Do một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc chụp. Với ghi chú rất chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật… sau đây:
Là một trí thức khoa bảng từng đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, chắc tướng Cương thừa sức đọc được các chú thích bằng Hoa ngữ ở trong những tấm hình này? Nếu có thể, phiền qúi ông hiệu đính giúp cho bà con xứ ta hiểu rõ thêm thì còn gì qúi bằng.
Thử hỏi, phát triển thành cường quốc kinh tế để làm gì, khi người dân phải chịu biết bao cơ cực và hiểm hoạ khôn lường trên chính quê hương bản quán của mình?
Vậy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập… như Ấn Độ (Đài Loan và Hàn Quốc nữa) ”không hẳn là ưu việt”. Thì nhất nguyên độc đảng như Hoa Lục và Bắc Triều tiên cũng “chưa hẳn là sai lầm” như thượng dẫn hay sao, thưa thiếu tướng-Phó GS,TS Lê Văn Cương?