Hình Ảnh & Sự Kiện
Thảm hoạ kép xảy ra: Dịch cúm gà H5N1 xuất hiện ở Hồ Nam Trung Quốc
Theo nguồn tin của Reuters vừa loan báo Trung Quốc lại gánh chịu thêm một thảm hoạ kép dịch cúm gà H5N1 vừa xuất hiện ở tỉnh Hồ Nam với ghi nhận đã có 4.500 con gà chết. Chính quyền đã phải tiêu hủy 17.828 gia cầm sau khi H5N1 bùng phát.
“China reports H5N1 bird flu outbreak in Hunan province” (Trung Quốc báo cáo) - Reuters xuất bản 01/02/2020
Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc báo cáo ngày 01/02/2020: Dịch cúm gia cầm chủng H5N1 vừa chính thức xuất hiện trở lại tại biên giới phía Nam của tỉnh Hồ Bắc là Hồ Nam. Vụ dịch xảy ra tại một trang trại ở quận Shuang Khánh của thành phố Shaoyang. Trang trại có 7.850 con gà và 4.500 con gà đã chết vì bệnh truyền nhiễm.
Chính quyền địa phương đã tiêu hủy 17.828 con gia cầm sau khi dịch bệnh bùng phát. Hiện tại dịch này chỉ mới xảy ra ở gà, chưa có trường hợp nào ở người mắc bệnh virus H5N1.
H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hồng Kông năm 1997.
Còn nhớ về quốc gia chịu tổn thất về người nặng nề nhất trong dịch cúm H5N1 là Indonesia và Việt Nam (tỷ lệ tử vong/nhiễm tại VN: 62/124).
Lúc đó đã có 10 quốc gia châu Á và châu Âu phát hiện mắc virus H5N1. Ngoài ra, hơn 120 triệu con chim (gia cầm) đã bị chết hoặc bị tiêu huỷ.
Thông thường, những virus cúm này lan truyền trên thế giới bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là những chủng H5N1 không gây chết. Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao nhất từ trước đến giờ. Điều này cũng tương tự như cơ chế của chủng virus H1N1 đã gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 (theo Wikipedia).
Song song đó, hiện tại Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Ferver - ASF) vẫn còn đang hoành hành ở khắp Trung Quốc, đã gây thiệt hại khoảng 40% tổng sản lượng lợn (heo) của quốc gia này. Dự kiến Trung Quốc mất 10 năm nữa mới có thể hồi phục sản lượng này…
Theo Reuters
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Thảm hoạ kép xảy ra: Dịch cúm gà H5N1 xuất hiện ở Hồ Nam Trung Quốc
Theo nguồn tin của Reuters vừa loan báo Trung Quốc lại gánh chịu thêm một thảm hoạ kép dịch cúm gà H5N1 vừa xuất hiện ở tỉnh Hồ Nam với ghi nhận đã có 4.500 con gà chết. Chính quyền đã phải tiêu hủy 17.828 gia cầm sau khi H5N1 bùng phát.
“China reports H5N1 bird flu outbreak in Hunan province” (Trung Quốc báo cáo) - Reuters xuất bản 01/02/2020
Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc báo cáo ngày 01/02/2020: Dịch cúm gia cầm chủng H5N1 vừa chính thức xuất hiện trở lại tại biên giới phía Nam của tỉnh Hồ Bắc là Hồ Nam. Vụ dịch xảy ra tại một trang trại ở quận Shuang Khánh của thành phố Shaoyang. Trang trại có 7.850 con gà và 4.500 con gà đã chết vì bệnh truyền nhiễm.
Chính quyền địa phương đã tiêu hủy 17.828 con gia cầm sau khi dịch bệnh bùng phát. Hiện tại dịch này chỉ mới xảy ra ở gà, chưa có trường hợp nào ở người mắc bệnh virus H5N1.
H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hồng Kông năm 1997.
Còn nhớ về quốc gia chịu tổn thất về người nặng nề nhất trong dịch cúm H5N1 là Indonesia và Việt Nam (tỷ lệ tử vong/nhiễm tại VN: 62/124).
Lúc đó đã có 10 quốc gia châu Á và châu Âu phát hiện mắc virus H5N1. Ngoài ra, hơn 120 triệu con chim (gia cầm) đã bị chết hoặc bị tiêu huỷ.
Thông thường, những virus cúm này lan truyền trên thế giới bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là những chủng H5N1 không gây chết. Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao nhất từ trước đến giờ. Điều này cũng tương tự như cơ chế của chủng virus H1N1 đã gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 (theo Wikipedia).
Song song đó, hiện tại Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Ferver - ASF) vẫn còn đang hoành hành ở khắp Trung Quốc, đã gây thiệt hại khoảng 40% tổng sản lượng lợn (heo) của quốc gia này. Dự kiến Trung Quốc mất 10 năm nữa mới có thể hồi phục sản lượng này…
Theo Reuters