Cà Kê Dê Ngỗng
Tham nhũng và bạo động : Chuyện thường ngày ở Trung Quốc
Trung Quốc cường thịnh, trong túi rủng rỉnh tiền, giờ đây đã trở thành điểm đến ưa thích của nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, đang mong muốn tìm kiếm một đối tác kinh tế hòng thúc đẩy nền tăng trưởng èo uột của mình. Thế nhưng, đàng sau vẻ thịnh vượng đó, là cả một xã hội thối nát và nhiều bất ổn do nạn tham nhũng tràn lan và xung đột giữa các sắc tộc và cảnh sát ở các khu tự trị. Đây cũng chính là những nhận xét của thông tín viên nhật báo thiên tả Libération, trong bài viết đề tựa « Chuyện đời thường tại Trung Quốc ».
Theo tác giả bài viết, nạn tham nhũng tại Trung Quốc đang tác oai tác quái, diễn ra như cơm bữa tại Trung Quốc. Đến mức mà ngay cả tiền quyên góp từ thiện của dân cũng bị đục khoét để phục vụ cho lợi ích riêng tư. Philippe Grangereau, thông tín viên Libération, đơn cử trường hợp Hội chữ thập đỏ Trung Quốc. Trong khi người dân ùn ùn đóng góp cho các tổ chức từ thiện khác để hỗ trợ nạn nhân trận động đất huyện Lô Sơn, Hội chữ thập đỏ Trung Quốc (CRC) đã không làm mủi lòng được bao nhiêu nhà hảo tâm, vì bị nghi ngờ tham nhũng.
Cách đây hai năm, cô Quách Mỹ Mỹ, tự xưng là giám đốc điều hành chi nhánh của tổ chức này tại Trung Quốc đã phô bày trên mạng cuộc sống xa hoa của mình. Ngay lập tức tiền ủng hộ cho tổ chức sụt giảm thê thảm. Một loạt các điều tra đã được thực hiện và khẳng định rằng cô
Vấn đề nổi cộm thứ hai tại Trung Quốc, cũng đang được báo giới trong nước
Gạt ra ngoài thống kê khác biệt giữa các báo phương Tây với Tân Hoa Xã về số thương
Tương tự cho khu tự trị Tây Tạng. Hôm qua, lại có thêm ba người Tây Tạng, gồm hai nhà sư và một thường dân, đã châm lửa tự thiêu. Như vậy, tính từ năm 2009 đến nay, đã có gần 120 người Tây Tạng tự thiêu để chống lại chính sách đàn áp của Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, những người này « đã bị giật dây » bởi lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma, sống lưu vong từ năm 1949. Thời gian gần đây, hàng chục người đã bị mang những án tù nặng đến 15 năm vì đã « giúp đỡ » hay « thuyết phục » những người này tự thiêu.
Không chỉ ngăn cấm giới ký giả nước ngoài đến Tây Tạng, Bắc Kinh còn cho bắt giam tất cả những ai dám cung cấp hình ảnh, thông tin về các vụ tự thiêu.
Trên lãnh vực ngoại giao, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc gây áp lực lên những quốc gia nào có đông người Tây Tạng sinh sống, nhất là chính quyền Nepal.
Lưu Hiểu Ba : Giải Nobel Hòa bình, nhưng gia đình không có hòa bình
Cũng liên quan vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, báo Le Monde cho biết là « Bắc Kinh tiếp tục gây áp lực với người thân của giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba ».
Le Monde cho biết, ngày thứ ba 23/04/2013 vừa qua, Lưu Hội, em rể của giải nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, bị đem ra xét xử về tội gian lận. Với tội danh này, Lưu Hội có nguy cơ lãnh án từ 12 đến 14 năm tù.
Thế nhưng, bài viết cho rằng, chuyện đau lòng nhưng lại là một điều tốt cho bà Lưu Hà, vợ ông. Bởi vì, nhờ vào dịp này, bà mới có thể hưởng được chút không khí tự do vài giờ với gia đình và các luật sư của mình.
Kể từ khi ông Lưu Hiểu Ba bị tuyên án 11 năm tù giam về tội kêu gọi lật đổ chế độ vào năm 2009, Lưu Hà cũng bị giam hãm ngay trong chính căn hộ của hai vợ chồng. Không điện thoại, không Internet, không được ai thăm viếng, bà bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. được đi thăm Cha mẹ một lần trong tuần, thăm chồng mỗi tháng một lần, nhưng dưới sự hộ tống của cảnh sát. Là nhà thơ, họa sĩ và thích đọc sách, bà lại rất đơn độc, do chính quyền ngăn cấm mọi cuộc thăm viếng.
Le Monde cho rằng, vũ khí hữu hiệu nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc chính là các biện pháp « cầm tù nhà ly khai và giám sát chặt chẽ người thân ». Trong khi đó, chính quyền vẫn luôn lặp đi lặp lại điệp khúc ủng hộ Nhà nước pháp quyền.
Theo nhận định bài viết, việc cách ly bà Lưu Hà làm nhằm mục đích ngăn cản bà tiếp tục chiến dịch vận động trả tự do cho chồng.
Paris trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư Trung Quốc
Cũng tại Trung Quốc nhưng trên lãnh vực ngoại giao, các báo Pháp hôm nay đều có bài nhận định về chuyến đi Trung Quốc ngắn ngủi của tổng thống Pháp François Hollande.
Như các báo đã nhận định từ hôm qua, mục tiêu của chuyến đi Trung Quốc lần này của tổng thống Pháp là nhằm thúc đẩy mối bang giao giữa hai quốc gia, trong đó trao đổi « mậu dịch là ưu tiên hàng đầu » theo như tựa đề bài viết trên Libération. Ông Francois Hollande muốn cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, qua việc thúc đẩy hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Pháp. Bởi vì, quan hệ mậu dịch giữa hai quốc gia đã bị thâm thủng đến con số khổng lồ 26 tỷ euro, mà phần thiệt hại nghiêng về phía Pháp.
Nhìn chung, các báo có vẻ hơi thất vọng về kết quả của chuyến đi. « Chuyến đi Bắc Kinh của Hollande không hào quang » là tít trên trang nhất của Les Echos. Hay như « Hợp đồng : hứa hẹn thì nhiều nhưng ký kết không bao nhiêu » là tựa đề bài viết trên Le Figaro. Mặc dù có nhiều tuyên bố hứa hẹn hợp tác, nhưng các hợp đồng ký kết được cũng không nhiều, phải nói là rất khiêm tốn, theo như nhận xét của Les Echos. Qua chuyến đi này, Airbus chỉ ký được hợp đồng bán 42 chiếc máy bay A320 và 18 chiếc A330 với tổng trị giá 8 tỉ euro. Và Areva là một hợp đồng bán một trung tâm tái xử lý chất thải hạt nhân.
Đối với ông Hollande không chỉ có tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc mới là giải pháp tái cân bằng mậu dịch. Ngược lại, Pháp cũng cần phải « trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư Trung Quốc », như hàng tít trên trang nhất của Le Figaro. Trong bối cảnh tăng trưởng èo uột, thất nghiệp vượt quá con số kỷ lục, đầu tư của Trung Quốc vào Pháp cũng là một giải pháp để giảm bớt tình hình kinh tế ảm đạm trong nước.
Tuy nhiên, do quá coi trọng vấn đề kinh tế, hồ sơ « nhân quyền » sẽ không được mạnh dạn đề cập đến nhiều. Đây là điểm mà đa số các báo Pháp đã chỉ trích ông Hollande. Ông chỉ nhắc lướt qua tình hình Tây Tạng, nhưng không hề đá động gì đến trường hợp giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba. Chủ trương của ông là không muốn làm phật lòng người bạn hàng lớn nhất nhì thế giới này. Bởi vì, theo như ông nói « Nếu tôi đến Trung Quốc là chỉ để chống « thất nghiệp », Libération trích dẫn lại.
Boston : Hồi giáo cực đoan đến từ ngay trong lòng nước Mỹ
Trở lại vụ tấn công khủng bố tại Boston, những lời khai ban đầu của thủ phạm sống sót trong vụ truy bắt đang gióng lên hồi chuông báo động hiện tượng « cực đoan hóa » của giới trẻ Mỹ ngày nay.
Theo lời khai của Djorkhar Tsarnaev với các nhà điều tra FBI, được Libération trích dẫn lại : « Anh trai và tôi đều có liên can trong vụ tấn công khủng bố tại Boston. Chúng tôi bị thôi thúc bởi các nguyên lý của Hồi giáo cực đoan. Chúng tôi đơn phương hành động, không có sự trợ giúp nào kể cả về mặt tài chính từ một nhóm khủng bố nước ngoài nào hết ».
Cho đến giờ không ai rõ được động cơ thật sự và phương thức hành động của hai anh em Tsarnaev. Libération trích dẫn thông tin trên tờ Washington Post, được lấy từ nguồn tin cảnh sát, cho biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Irak và Afghanistan đã nuôi dưỡng mối hận thù của hai anh em Tsarnaev, gốc Tchechenia. Từ đầu năm 2010, hai anh em đã thấm nhuần nguyên lý của phe Hồi giáo cực đoan Djihad trên Internet. Và cũng từ đó họ đã họ được cách thức chế tạo bom thủ công.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy là hai anh em nhà Tsarnaev đã tự biến mình thành những kẻ cực đoan, thông qua các trang mạng Hồi giáo cực đoan. Một nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa nhận định rằng, đây rõ ràng làm một mối đe dọa khủng bố mới mà Mỹ phải đối mặt.
Pháp bật đèn xanh cho xét nghiệm ADN để phát hiện bệnh Down ở thai nhi
Trên lãnh vực sức khỏe, các báo Pháp đều nhất loạt loan tin chính phủ cho phép thực hiện các xét nghiệm ADN để phát hiện bệnh Down (tiếng Pháp : Trisomie 21) ở thai nhi.
Hôm qua, Ủy ban tư vấn quốc gia về đạo đức (CCNE) đã hợp thức hóa việc sử dụng biện pháp dò tìm bệnh Down bằng xét nghiệm máu. Nghĩa là, các nhà sinh học sẽ xét nghiệm một chiết đoạn ADN của thai nhi ở lưu lượng cao. Xét nghiệm theo phương pháp sẽ cho kết quả có độ chính xác cao đến 99%, và có thể thực hiện ở tuần lễ thứ 10 trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nêu rõ là phương pháp này chỉ dành cho những phụ nữ nào được xác định là có nguy cơ cao, sau khi đã qua bước thực hiện phân tích đánh dấu huyết thanh và siêu âm.
Theo ông chủ tịch của CCNE, « phương pháp dò tìm bằng xét nghiệm máu sẽ tránh cho việc dùng đến giải pháp rút nước ối, vốn nhiều rủi ro cho thai nhi và bà mẹ ».
Các tờ báo cho biết, việc hợp thức hóa phương pháp dò tìm bệnh Down ở thai nhi sẽ còn mở rộng đường cho nhiều căn bệnh khác. Trong tương lai không xa, có thể sẽ cho phép thực hiện chiết đoạn các bộ gien đơn bội và xác định hàng nghìn loại bệnh di truyền bất thường khác nhau.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tham nhũng và bạo động : Chuyện thường ngày ở Trung Quốc
Trung Quốc cường thịnh, trong túi rủng rỉnh tiền, giờ đây đã trở thành điểm đến ưa thích của nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, đang mong muốn tìm kiếm một đối tác kinh tế hòng thúc đẩy nền tăng trưởng èo uột của mình. Thế nhưng, đàng sau vẻ thịnh vượng đó, là cả một xã hội thối nát và nhiều bất ổn do nạn tham nhũng tràn lan và xung đột giữa các sắc tộc và cảnh sát ở các khu tự trị. Đây cũng chính là những nhận xét của thông tín viên nhật báo thiên tả Libération, trong bài viết đề tựa « Chuyện đời thường tại Trung Quốc ».
Theo tác giả bài viết, nạn tham nhũng tại Trung Quốc đang tác oai tác quái, diễn ra như cơm bữa tại Trung Quốc. Đến mức mà ngay cả tiền quyên góp từ thiện của dân cũng bị đục khoét để phục vụ cho lợi ích riêng tư. Philippe Grangereau, thông tín viên Libération, đơn cử trường hợp Hội chữ thập đỏ Trung Quốc. Trong khi người dân ùn ùn đóng góp cho các tổ chức từ thiện khác để hỗ trợ nạn nhân trận động đất huyện Lô Sơn, Hội chữ thập đỏ Trung Quốc (CRC) đã không làm mủi lòng được bao nhiêu nhà hảo tâm, vì bị nghi ngờ tham nhũng.
Cách đây hai năm, cô Quách Mỹ Mỹ, tự xưng là giám đốc điều hành chi nhánh của tổ chức này tại Trung Quốc đã phô bày trên mạng cuộc sống xa hoa của mình. Ngay lập tức tiền ủng hộ cho tổ chức sụt giảm thê thảm. Một loạt các điều tra đã được thực hiện và khẳng định rằng cô
Vấn đề nổi cộm thứ hai tại Trung Quốc, cũng đang được báo giới trong nước
Gạt ra ngoài thống kê khác biệt giữa các báo phương Tây với Tân Hoa Xã về số thương
Tương tự cho khu tự trị Tây Tạng. Hôm qua, lại có thêm ba người Tây Tạng, gồm hai nhà sư và một thường dân, đã châm lửa tự thiêu. Như vậy, tính từ năm 2009 đến nay, đã có gần 120 người Tây Tạng tự thiêu để chống lại chính sách đàn áp của Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, những người này « đã bị giật dây » bởi lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma, sống lưu vong từ năm 1949. Thời gian gần đây, hàng chục người đã bị mang những án tù nặng đến 15 năm vì đã « giúp đỡ » hay « thuyết phục » những người này tự thiêu.
Không chỉ ngăn cấm giới ký giả nước ngoài đến Tây Tạng, Bắc Kinh còn cho bắt giam tất cả những ai dám cung cấp hình ảnh, thông tin về các vụ tự thiêu.
Trên lãnh vực ngoại giao, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc gây áp lực lên những quốc gia nào có đông người Tây Tạng sinh sống, nhất là chính quyền Nepal.
Lưu Hiểu Ba : Giải Nobel Hòa bình, nhưng gia đình không có hòa bình
Cũng liên quan vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, báo Le Monde cho biết là « Bắc Kinh tiếp tục gây áp lực với người thân của giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba ».
Le Monde cho biết, ngày thứ ba 23/04/2013 vừa qua, Lưu Hội, em rể của giải nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, bị đem ra xét xử về tội gian lận. Với tội danh này, Lưu Hội có nguy cơ lãnh án từ 12 đến 14 năm tù.
Thế nhưng, bài viết cho rằng, chuyện đau lòng nhưng lại là một điều tốt cho bà Lưu Hà, vợ ông. Bởi vì, nhờ vào dịp này, bà mới có thể hưởng được chút không khí tự do vài giờ với gia đình và các luật sư của mình.
Kể từ khi ông Lưu Hiểu Ba bị tuyên án 11 năm tù giam về tội kêu gọi lật đổ chế độ vào năm 2009, Lưu Hà cũng bị giam hãm ngay trong chính căn hộ của hai vợ chồng. Không điện thoại, không Internet, không được ai thăm viếng, bà bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. được đi thăm Cha mẹ một lần trong tuần, thăm chồng mỗi tháng một lần, nhưng dưới sự hộ tống của cảnh sát. Là nhà thơ, họa sĩ và thích đọc sách, bà lại rất đơn độc, do chính quyền ngăn cấm mọi cuộc thăm viếng.
Le Monde cho rằng, vũ khí hữu hiệu nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc chính là các biện pháp « cầm tù nhà ly khai và giám sát chặt chẽ người thân ». Trong khi đó, chính quyền vẫn luôn lặp đi lặp lại điệp khúc ủng hộ Nhà nước pháp quyền.
Theo nhận định bài viết, việc cách ly bà Lưu Hà làm nhằm mục đích ngăn cản bà tiếp tục chiến dịch vận động trả tự do cho chồng.
Paris trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư Trung Quốc
Cũng tại Trung Quốc nhưng trên lãnh vực ngoại giao, các báo Pháp hôm nay đều có bài nhận định về chuyến đi Trung Quốc ngắn ngủi của tổng thống Pháp François Hollande.
Như các báo đã nhận định từ hôm qua, mục tiêu của chuyến đi Trung Quốc lần này của tổng thống Pháp là nhằm thúc đẩy mối bang giao giữa hai quốc gia, trong đó trao đổi « mậu dịch là ưu tiên hàng đầu » theo như tựa đề bài viết trên Libération. Ông Francois Hollande muốn cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, qua việc thúc đẩy hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Pháp. Bởi vì, quan hệ mậu dịch giữa hai quốc gia đã bị thâm thủng đến con số khổng lồ 26 tỷ euro, mà phần thiệt hại nghiêng về phía Pháp.
Nhìn chung, các báo có vẻ hơi thất vọng về kết quả của chuyến đi. « Chuyến đi Bắc Kinh của Hollande không hào quang » là tít trên trang nhất của Les Echos. Hay như « Hợp đồng : hứa hẹn thì nhiều nhưng ký kết không bao nhiêu » là tựa đề bài viết trên Le Figaro. Mặc dù có nhiều tuyên bố hứa hẹn hợp tác, nhưng các hợp đồng ký kết được cũng không nhiều, phải nói là rất khiêm tốn, theo như nhận xét của Les Echos. Qua chuyến đi này, Airbus chỉ ký được hợp đồng bán 42 chiếc máy bay A320 và 18 chiếc A330 với tổng trị giá 8 tỉ euro. Và Areva là một hợp đồng bán một trung tâm tái xử lý chất thải hạt nhân.
Đối với ông Hollande không chỉ có tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc mới là giải pháp tái cân bằng mậu dịch. Ngược lại, Pháp cũng cần phải « trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư Trung Quốc », như hàng tít trên trang nhất của Le Figaro. Trong bối cảnh tăng trưởng èo uột, thất nghiệp vượt quá con số kỷ lục, đầu tư của Trung Quốc vào Pháp cũng là một giải pháp để giảm bớt tình hình kinh tế ảm đạm trong nước.
Tuy nhiên, do quá coi trọng vấn đề kinh tế, hồ sơ « nhân quyền » sẽ không được mạnh dạn đề cập đến nhiều. Đây là điểm mà đa số các báo Pháp đã chỉ trích ông Hollande. Ông chỉ nhắc lướt qua tình hình Tây Tạng, nhưng không hề đá động gì đến trường hợp giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba. Chủ trương của ông là không muốn làm phật lòng người bạn hàng lớn nhất nhì thế giới này. Bởi vì, theo như ông nói « Nếu tôi đến Trung Quốc là chỉ để chống « thất nghiệp », Libération trích dẫn lại.
Boston : Hồi giáo cực đoan đến từ ngay trong lòng nước Mỹ
Trở lại vụ tấn công khủng bố tại Boston, những lời khai ban đầu của thủ phạm sống sót trong vụ truy bắt đang gióng lên hồi chuông báo động hiện tượng « cực đoan hóa » của giới trẻ Mỹ ngày nay.
Theo lời khai của Djorkhar Tsarnaev với các nhà điều tra FBI, được Libération trích dẫn lại : « Anh trai và tôi đều có liên can trong vụ tấn công khủng bố tại Boston. Chúng tôi bị thôi thúc bởi các nguyên lý của Hồi giáo cực đoan. Chúng tôi đơn phương hành động, không có sự trợ giúp nào kể cả về mặt tài chính từ một nhóm khủng bố nước ngoài nào hết ».
Cho đến giờ không ai rõ được động cơ thật sự và phương thức hành động của hai anh em Tsarnaev. Libération trích dẫn thông tin trên tờ Washington Post, được lấy từ nguồn tin cảnh sát, cho biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Irak và Afghanistan đã nuôi dưỡng mối hận thù của hai anh em Tsarnaev, gốc Tchechenia. Từ đầu năm 2010, hai anh em đã thấm nhuần nguyên lý của phe Hồi giáo cực đoan Djihad trên Internet. Và cũng từ đó họ đã họ được cách thức chế tạo bom thủ công.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy là hai anh em nhà Tsarnaev đã tự biến mình thành những kẻ cực đoan, thông qua các trang mạng Hồi giáo cực đoan. Một nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa nhận định rằng, đây rõ ràng làm một mối đe dọa khủng bố mới mà Mỹ phải đối mặt.
Pháp bật đèn xanh cho xét nghiệm ADN để phát hiện bệnh Down ở thai nhi
Trên lãnh vực sức khỏe, các báo Pháp đều nhất loạt loan tin chính phủ cho phép thực hiện các xét nghiệm ADN để phát hiện bệnh Down (tiếng Pháp : Trisomie 21) ở thai nhi.
Hôm qua, Ủy ban tư vấn quốc gia về đạo đức (CCNE) đã hợp thức hóa việc sử dụng biện pháp dò tìm bệnh Down bằng xét nghiệm máu. Nghĩa là, các nhà sinh học sẽ xét nghiệm một chiết đoạn ADN của thai nhi ở lưu lượng cao. Xét nghiệm theo phương pháp sẽ cho kết quả có độ chính xác cao đến 99%, và có thể thực hiện ở tuần lễ thứ 10 trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nêu rõ là phương pháp này chỉ dành cho những phụ nữ nào được xác định là có nguy cơ cao, sau khi đã qua bước thực hiện phân tích đánh dấu huyết thanh và siêu âm.
Theo ông chủ tịch của CCNE, « phương pháp dò tìm bằng xét nghiệm máu sẽ tránh cho việc dùng đến giải pháp rút nước ối, vốn nhiều rủi ro cho thai nhi và bà mẹ ».
Các tờ báo cho biết, việc hợp thức hóa phương pháp dò tìm bệnh Down ở thai nhi sẽ còn mở rộng đường cho nhiều căn bệnh khác. Trong tương lai không xa, có thể sẽ cho phép thực hiện chiết đoạn các bộ gien đơn bội và xác định hàng nghìn loại bệnh di truyền bất thường khác nhau.
RFI