Văn Học & Nghệ Thuật
Tháng Giêng tưởng niệm 'thi sĩ Mai Thảo'
Thuở sinh thời, nhà văn Mai Thảo viết Tháng Giêng Cỏ Non. Từ ngày 10 tháng Giêng năm 1998, là ngày ông từ trần, tới nay là mười lăm năm. Cỏ non bây giờ đã phủ đầy mộ chí.
Tháng Giêng tưởng niệm 'thi sĩ Mai Thảo'
Nguyễn Mạnh Trinh
Thuở sinh thời, nhà văn Mai Thảo viết Tháng Giêng Cỏ Non. Từ ngày 10 tháng Giêng năm 1998, là ngày ông từ trần, tới nay là mười lăm năm. Cỏ non bây giờ đã phủ đầy mộ chí.
Có một người làm thơ, đã khắc trên bia mộ của mình bài thơ tứ tuyệt:
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
Bài thơ nhan đề “Không hiểu” mở ra với cái hữu hạn của con người và đóng lại với cái vô hạn của cuộc sống. Có mấy ai thông kim bác cổ hiểu được tất cả sự việc? Dù, cả khi cuối đời, khi đã trải đủ ngọt bùi đắng cay của kiếp nhân sinh? Chỉ, khi đã nằm trong ba tấc đất, nhìn ngôi sao sáng để đọc được cái lẽ huyền vi của đất trời. Chữ “chẳng sao” trong câu thơ, ý lạnh lùng, nghĩa thản nhiên, có một chút mặc kệ, biểu lộ cái tâm cảm an nhiên của một người sẽ phải đáp chuyến đi vào vô tận. Cuộc hành trình vô tận ấy, có khi xa xăm như ngôi tinh đẩu kia nhưng lại đôi lúc gũi gần như cái chết dần trước mặt. Thơ như trải ra nỗi niềm của một người thấy được cái hư vô của đời người. Thơ không đóng lại mà mở ra cõi tâm linh của một người có đôi mắt luôn vọng về một cõi xa, của tâm thức muôn đời vời vợi…
Có một người viết văn, coi việc cầm bút là làm đẹp cho đời, mang chữ nghĩa để biểu tỏ tấm lòng thiết tha yêu đời yêu người. Những trang tùy bút đẹp, những tiểu thuyết tình yêu có nét lãng mạn riêng mang nét đặc thù một mình một chiếu. Người ấy, đã là chủ nhiệm Sáng Tạo, mang một không gian mới cho khí hậu văn học Việt Nam, cũng như đã từng là chủ nhiệm tạp chí Văn một giai đoạn ở hải ngoại, hình thành một thời kỳ văn chương sôi động và phong phú của những người lưu vong của thập niên 80.
Có một người trong suốt cuộc đời mình tuy quảng giao, nhiều bạn nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, như một người luôn đi tìm kiếm cái vô cùng nhưng cuộc đời thì còn nhiều hữu hạn. Người ấy, tự nhận là mình không thành công trong tình ái nhưng lại có nhiều giai thoại tình yêu đặc biệt. Trong cuộc đời, có những nét khác người, cả về văn chương lẫn nếp sống
Người ấy, là nhà văn Mai Thảo.
Bức thư của nhà văn Nguyễn Đình Toàn khi còn kẹt lại trong nước gửi tay cho ca sĩ Duy Trác mang sang Hoa Kỳ cho tác giả “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” mà Nguyễn- Xuân Hoàng trong Sổ Tay của tạp chí Văn đã trích dẫn cho thấy một nét đặc thù của một chân dung văn học hàng đầu:
“..Tao có đọc mấy bài thơ ‘quỷ quái’ của mày. Tất nhiên làm gì có đủ mà đọc hết. Vứt mẹ nó hết những cái gọi là ý nghĩa sự đời đi. Cái đặt được tay vào chỗ không thể đặt là đủ sướng rồi. Nhất là hôm gặp lại ‘nghe bả khen thơ mày’, càng thích. Nhưng bày đặt làm thơ làm gì cho khổ cái thân già…
.. Ông Lý* vừa tới chơi. Nghe tao định viết thư cho mày, ổng gửi lời thăm. Vẫn chưa chừa bệnh văn chương. Ông bảo viết về Mai Thảo thật khó. Tao có bảo với ổng, coi như mỗi thằng viết văn có một mảnh đất, chữ nghĩa của nó là cỏ. Hễ nó lấp đầy được mảnh đất thành một bãi cỏ xanh là đủ, mặc mẹ những chỗ lồi lõm. Cái hay của Mai Thảo là nó viết một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo. Thế là quá đủ rồi…” [Ông Lý là nhà văn Lý Hoàng Phong]
Quả thực, cõi văn chương của Mai Thảo có một phong thái riêng, một mình một chiếu. Chữ nghĩa văn xuôi của tác giả những “Đêm giã từ Hà Nội”, “Căn nhà vùng nước mặn”, “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”… là ngôn từ đẫm chất thơ nhưng lại cố tâm sử dụng để không còn là một thể loại trang hoàng mà tạo thành một bản chất văn chương tạo thành ấn tượng. Đọc lại những đoạn văn tả tình tả cảnh, thấy man mác những không gian thời gian, bàng bạc những cảnh thổ, những nỗi niềm.
Nguyễn Tuân đã nâng nghệ thuật viết tùy bút lên một bực khi viết những trang chữ phản ánh một thời đã qua cũa những con chữ lấp lánh ánh nắng hoàng hôn của hồi tưởng. Có sự cầu kỳ, có chút làm dáng nhưng tất cả là kết tinh của trân trọng chữ nghĩa nâng niu văn chương. Còn với Mai Thảo, tất cả đều là thơ, từ những câu văn thật dài hay những câu thật ngắn, có lúc như những lời cộc lốc, có lúc trầm bổng như ngầm chứa biển cả tiết tấu bên trong. Cái mục đích duy nhất là làm đẹp, đẹp cho đời sống và đẹp cho văn chương.
Cái chủ đích duy mỹ ấy, đã tạo thành những mẫu nhân vật đẹp, những tâm tình đẹp, nhiều khi hiếm hoi trong đời. Từ nội dung suy tưởng đến hình thức diễn tả, là những dấu ấn mà Nguyễn Đình Toàn đã gọi là “một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo”.
Trong những tập truyện ngắn của mình, Mai Thảo đặc biệt thích tập “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”. Trong khi trả lời câu phỏng vấn của Jane Katz “Artists in Exile”, ông đã nói đại ý là nhân vật của ông đã khám phá ra một điều là những kẻ đã đạt tới đích đều tầm thường, những cái đạt được cũng tầm thường như vậy. Cho nên để Ngọn Đỉnh Trời mãi mãi vẫn là một bí mật, là thần tượng không bao giờ có thực, là cái đích luôn luôn treo trước mặt nhưng không bao giờ vươn tới, nhân vật ấy không muốn bước tới và chọn sự ra đi: “leo lên cho được một đỉnh núi cao nhất phương Đông nhân vật của ông muốn biết đình núi ấy cao bao nhiêu, ông đang đi tìm một thứ chân lý tuyệt đối và cũng là hạnh phúc. Nhưng khi đã đặt chân lên đến đỉnh cao, lại là một cảm giác tuyệt vọng bởi ví đã khám phá ra rằng chân lý tuyệt đối chẳng bao giờ có thực và đạt tới được “tâm lý hoài nghi có lẽ là của một người luôn đi kiếm tìm hạnh phúc như tác giả Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” chăng?
Những tập truyện ngắn khác như “Tháng Giêng Cỏ Non”, “Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật”, “Căn Nhà Vùng Nước Mặn”,… lại là những thành công về nghệ thuật dù trên phương diện thương mại có số bán không bằng hoặc ít tái bản như các tập truyện dài “Khi Mùa Mưa Tới”, “Cũng Đủ Lãng Quên Đời”, “Mười Đêm Ngà Ngọc”, “Mái Tóc Dĩ vãng”, “Tới Một Tuổi Nào”.
Những truyện ngắn, biểu lộ tính duy mỹ và duy cảm rõ rệt. Trong hình ảnh, đầy ấn tượng. Trong ngôn ngữ, đầy cảm xúc. Ở thể loại truyện ngắn gần như tùy bút, văn phong được chuốt lọc tạo được nhiều đoạn tả tình hay tả cảnh đặc sắc. Đọc “Người thầy học cũ”, “Chuyến tàu trên sông Hồng”, “Người đàn bà trong vòng đai trắng”, thấy được cái không gian lồng lộng của vô biên cũng như những tâm tình rất Việt Nam ẩn sâu trong văn mạch.
Đọc “Đêm giã từ Hà Nội”, để thấy một sự lựa chọn. Bỏ lại thành phố đầy kỷ niệm dưới chân, để bắt đầu cho cuộc sống mới. Hết rồi, cái thuở đeo bạc đà đi kháng chiến lang thang ở khu Tư. Bây giờ, khởi hành cho một đoạn đường mới. Tâm tình của người sắp sửa rời xa như luyến nhớ tha thiết những gì bỏ lại sẽ mất mát vĩnh viễn. Những câu văn, những dòng chữ, là tiếng xé lòng, là nỗi niềm mênh mang ứa lệ:
…Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia… Nhìn xuống Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm Hà Nội ở dưới ấy…
Vực thẳm ở dưới ấy, là cuộc giã từ không hẹn ngày về, của chuyến bay chót sau một trăm ngày đình chiến và Hà Nội sẽ đổi chủ, sẽ mất đi những bóng dáng, những kỷ niệm cũ…
Nhà xuất bản Văn Khoa ở hải ngoại của giáo sư Đỗ Đình Tuân đã in cho ông hai tác phẩm tiêu biểu. Một là tập Chân Dung Tác Giả, hai là tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”. Tập thơ độc nhất trong danh sách hơn bốn chục truyện dài và hai chục tập truyện ngắn. Thơ của một người làm thơ nhưng yêu thơ như với một tôn giáo cuồng tín nhất. Dù:
Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết là khởi đầu thơ. Một xóa bỏ tận cùng . Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ… (Bờ cõi khởi đầu).
Ta thấy hình ta những miếu đền. Có phải là những câu cuồng ngạo của một người tự đắc nhìn vào gương ngắm mình và tự vái mình? Nhiều người đã nghĩ thế. Nhưng, nếu đọc kỹ, thì ngược lại. Trong thấp thoáng tư tưởng của Trang Tử từ Nam Hoa Kinh, những câu thơ như là một chứng nghiệm của cuộc sống. Mai Thảo đã nói rất nhiều về Nam Hoa Kinh, về những câu thơ của mình trong những lúc bốc đồng của cơn say. Giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa có và không, con người phải vượt qua những mâu thuẫn để đạt được cái nhìn “huyền đồng”, chan hòa cái lẽ “Một”, để không còn băn khoăn suy nghĩ về còn mất, có không, về cái thật lớn hay điều cực nhõ, về cái chính mình hay là kẻ khác .
Ta thấy hình ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương
Có thể nói rằng cái ta được đạt tên đường, cái ta sử chép hay cái ta hạt bụi cái ta tầm thường cũng chỉ là một. Vì hạt cát nhỏ bé thế kia mà chứa đựng cả đại dương bên trong thì phân biệt làm gì giữa cá Côn, chim Bằng với con ve sầu, chim Cưu như Trang Tử đã luận.
Và:
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên.
Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!..
Những chính đề và phản đề cứ nối tiếp nhau. Chữ “sao không”, dùng như một ý phủ định, lột tả được một tâm trạng. Miếu đền, tượng thờ đường bệ hay huyệt đất bình thường cũng chỉ là một, với hàm ý lãng quên. Cũng như ngôi Bắc Đẩu của trời tinh tú, hay vệt lân tinh nhỏ nhoi cũng là một. Hay ý Chúa, tâm Phật với tâm thức con người cũng chỉ là một mà thôi.
Sao không.. Sao không. ..Những vấn nạn nối tiếp nhau, để càng thấy mênh mông hơn cái biên giới giữa cực tiểu và cực đại, giữa có và không, giữa còn và mất. Có phải, rốt cuộc tất cả chỉ là hư vô, hay trong tận cùng, con người phải tự giết mình đi để phục sinh. Sao lại không nhỉ?
Có người cho rằng văn chương Mai Thảo đầy chất viễn mơ và quay lưng với thực tại của Việt Nam với những thời kỳ đầy máu lửa. Những truyện dài kiểu tiểu thuyết “feuilleton” đăng hàng ngày có thể làm bố cục tác phẩm lỏng lẻo hoặc có thể trùng lặp từ ý tới lời. Đề tài tình yêu vẫn là một đề tài ăn khách và những nhân vật của ông sống trong một môi trường khó có thực trong đời thường. Nhưng cái nét đẹp trong thơ của Mai Thảo cùng với cái bềnh bồng lãng mạn của những người thích rong chơi đã thành một nét quyến rũ người đọc.
Nhưng trước sau, Mai Thảo vẫn là một người làm thơ, dù chỉ in có một tập thơ độc nhất. Viết văn là làm thơ. Viết tùy bút cũng là làm thơ. Viết “Tùy Bút” cho báo “Khởi Hành” trong nước hay “Sổ Tay” cho tạp chí Văn ở hải ngoại cũng là làm thơ. Với ông, đang sống và đang thở cũng là đang làm thơ. Thơ, như mạch sống còn. Thơ như thực phẩm để dinh dưỡng trí tuệ…Có thể nói Mai Thảo là một thi sĩ hơn là một văn sĩ. Tôi nghĩ thế. [NMT]
Có một người làm thơ, đã khắc trên bia mộ của mình bài thơ tứ tuyệt:
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
Bài thơ nhan đề “Không hiểu” mở ra với cái hữu hạn của con người và đóng lại với cái vô hạn của cuộc sống. Có mấy ai thông kim bác cổ hiểu được tất cả sự việc? Dù, cả khi cuối đời, khi đã trải đủ ngọt bùi đắng cay của kiếp nhân sinh? Chỉ, khi đã nằm trong ba tấc đất, nhìn ngôi sao sáng để đọc được cái lẽ huyền vi của đất trời. Chữ “chẳng sao” trong câu thơ, ý lạnh lùng, nghĩa thản nhiên, có một chút mặc kệ, biểu lộ cái tâm cảm an nhiên của một người sẽ phải đáp chuyến đi vào vô tận. Cuộc hành trình vô tận ấy, có khi xa xăm như ngôi tinh đẩu kia nhưng lại đôi lúc gũi gần như cái chết dần trước mặt. Thơ như trải ra nỗi niềm của một người thấy được cái hư vô của đời người. Thơ không đóng lại mà mở ra cõi tâm linh của một người có đôi mắt luôn vọng về một cõi xa, của tâm thức muôn đời vời vợi…
Có một người viết văn, coi việc cầm bút là làm đẹp cho đời, mang chữ nghĩa để biểu tỏ tấm lòng thiết tha yêu đời yêu người. Những trang tùy bút đẹp, những tiểu thuyết tình yêu có nét lãng mạn riêng mang nét đặc thù một mình một chiếu. Người ấy, đã là chủ nhiệm Sáng Tạo, mang một không gian mới cho khí hậu văn học Việt Nam, cũng như đã từng là chủ nhiệm tạp chí Văn một giai đoạn ở hải ngoại, hình thành một thời kỳ văn chương sôi động và phong phú của những người lưu vong của thập niên 80.
Có một người trong suốt cuộc đời mình tuy quảng giao, nhiều bạn nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, như một người luôn đi tìm kiếm cái vô cùng nhưng cuộc đời thì còn nhiều hữu hạn. Người ấy, tự nhận là mình không thành công trong tình ái nhưng lại có nhiều giai thoại tình yêu đặc biệt. Trong cuộc đời, có những nét khác người, cả về văn chương lẫn nếp sống
Người ấy, là nhà văn Mai Thảo.
Bức thư của nhà văn Nguyễn Đình Toàn khi còn kẹt lại trong nước gửi tay cho ca sĩ Duy Trác mang sang Hoa Kỳ cho tác giả “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” mà Nguyễn- Xuân Hoàng trong Sổ Tay của tạp chí Văn đã trích dẫn cho thấy một nét đặc thù của một chân dung văn học hàng đầu:
“..Tao có đọc mấy bài thơ ‘quỷ quái’ của mày. Tất nhiên làm gì có đủ mà đọc hết. Vứt mẹ nó hết những cái gọi là ý nghĩa sự đời đi. Cái đặt được tay vào chỗ không thể đặt là đủ sướng rồi. Nhất là hôm gặp lại ‘nghe bả khen thơ mày’, càng thích. Nhưng bày đặt làm thơ làm gì cho khổ cái thân già…
.. Ông Lý* vừa tới chơi. Nghe tao định viết thư cho mày, ổng gửi lời thăm. Vẫn chưa chừa bệnh văn chương. Ông bảo viết về Mai Thảo thật khó. Tao có bảo với ổng, coi như mỗi thằng viết văn có một mảnh đất, chữ nghĩa của nó là cỏ. Hễ nó lấp đầy được mảnh đất thành một bãi cỏ xanh là đủ, mặc mẹ những chỗ lồi lõm. Cái hay của Mai Thảo là nó viết một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo. Thế là quá đủ rồi…” [Ông Lý là nhà văn Lý Hoàng Phong]
Quả thực, cõi văn chương của Mai Thảo có một phong thái riêng, một mình một chiếu. Chữ nghĩa văn xuôi của tác giả những “Đêm giã từ Hà Nội”, “Căn nhà vùng nước mặn”, “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”… là ngôn từ đẫm chất thơ nhưng lại cố tâm sử dụng để không còn là một thể loại trang hoàng mà tạo thành một bản chất văn chương tạo thành ấn tượng. Đọc lại những đoạn văn tả tình tả cảnh, thấy man mác những không gian thời gian, bàng bạc những cảnh thổ, những nỗi niềm.
Nguyễn Tuân đã nâng nghệ thuật viết tùy bút lên một bực khi viết những trang chữ phản ánh một thời đã qua cũa những con chữ lấp lánh ánh nắng hoàng hôn của hồi tưởng. Có sự cầu kỳ, có chút làm dáng nhưng tất cả là kết tinh của trân trọng chữ nghĩa nâng niu văn chương. Còn với Mai Thảo, tất cả đều là thơ, từ những câu văn thật dài hay những câu thật ngắn, có lúc như những lời cộc lốc, có lúc trầm bổng như ngầm chứa biển cả tiết tấu bên trong. Cái mục đích duy nhất là làm đẹp, đẹp cho đời sống và đẹp cho văn chương.
Cái chủ đích duy mỹ ấy, đã tạo thành những mẫu nhân vật đẹp, những tâm tình đẹp, nhiều khi hiếm hoi trong đời. Từ nội dung suy tưởng đến hình thức diễn tả, là những dấu ấn mà Nguyễn Đình Toàn đã gọi là “một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo”.
Trong những tập truyện ngắn của mình, Mai Thảo đặc biệt thích tập “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”. Trong khi trả lời câu phỏng vấn của Jane Katz “Artists in Exile”, ông đã nói đại ý là nhân vật của ông đã khám phá ra một điều là những kẻ đã đạt tới đích đều tầm thường, những cái đạt được cũng tầm thường như vậy. Cho nên để Ngọn Đỉnh Trời mãi mãi vẫn là một bí mật, là thần tượng không bao giờ có thực, là cái đích luôn luôn treo trước mặt nhưng không bao giờ vươn tới, nhân vật ấy không muốn bước tới và chọn sự ra đi: “leo lên cho được một đỉnh núi cao nhất phương Đông nhân vật của ông muốn biết đình núi ấy cao bao nhiêu, ông đang đi tìm một thứ chân lý tuyệt đối và cũng là hạnh phúc. Nhưng khi đã đặt chân lên đến đỉnh cao, lại là một cảm giác tuyệt vọng bởi ví đã khám phá ra rằng chân lý tuyệt đối chẳng bao giờ có thực và đạt tới được “tâm lý hoài nghi có lẽ là của một người luôn đi kiếm tìm hạnh phúc như tác giả Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” chăng?
Những tập truyện ngắn khác như “Tháng Giêng Cỏ Non”, “Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật”, “Căn Nhà Vùng Nước Mặn”,… lại là những thành công về nghệ thuật dù trên phương diện thương mại có số bán không bằng hoặc ít tái bản như các tập truyện dài “Khi Mùa Mưa Tới”, “Cũng Đủ Lãng Quên Đời”, “Mười Đêm Ngà Ngọc”, “Mái Tóc Dĩ vãng”, “Tới Một Tuổi Nào”.
Những truyện ngắn, biểu lộ tính duy mỹ và duy cảm rõ rệt. Trong hình ảnh, đầy ấn tượng. Trong ngôn ngữ, đầy cảm xúc. Ở thể loại truyện ngắn gần như tùy bút, văn phong được chuốt lọc tạo được nhiều đoạn tả tình hay tả cảnh đặc sắc. Đọc “Người thầy học cũ”, “Chuyến tàu trên sông Hồng”, “Người đàn bà trong vòng đai trắng”, thấy được cái không gian lồng lộng của vô biên cũng như những tâm tình rất Việt Nam ẩn sâu trong văn mạch.
Đọc “Đêm giã từ Hà Nội”, để thấy một sự lựa chọn. Bỏ lại thành phố đầy kỷ niệm dưới chân, để bắt đầu cho cuộc sống mới. Hết rồi, cái thuở đeo bạc đà đi kháng chiến lang thang ở khu Tư. Bây giờ, khởi hành cho một đoạn đường mới. Tâm tình của người sắp sửa rời xa như luyến nhớ tha thiết những gì bỏ lại sẽ mất mát vĩnh viễn. Những câu văn, những dòng chữ, là tiếng xé lòng, là nỗi niềm mênh mang ứa lệ:
…Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia… Nhìn xuống Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm Hà Nội ở dưới ấy…
Vực thẳm ở dưới ấy, là cuộc giã từ không hẹn ngày về, của chuyến bay chót sau một trăm ngày đình chiến và Hà Nội sẽ đổi chủ, sẽ mất đi những bóng dáng, những kỷ niệm cũ…
Nhà xuất bản Văn Khoa ở hải ngoại của giáo sư Đỗ Đình Tuân đã in cho ông hai tác phẩm tiêu biểu. Một là tập Chân Dung Tác Giả, hai là tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”. Tập thơ độc nhất trong danh sách hơn bốn chục truyện dài và hai chục tập truyện ngắn. Thơ của một người làm thơ nhưng yêu thơ như với một tôn giáo cuồng tín nhất. Dù:
Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết là khởi đầu thơ. Một xóa bỏ tận cùng . Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ… (Bờ cõi khởi đầu).
Ta thấy hình ta những miếu đền. Có phải là những câu cuồng ngạo của một người tự đắc nhìn vào gương ngắm mình và tự vái mình? Nhiều người đã nghĩ thế. Nhưng, nếu đọc kỹ, thì ngược lại. Trong thấp thoáng tư tưởng của Trang Tử từ Nam Hoa Kinh, những câu thơ như là một chứng nghiệm của cuộc sống. Mai Thảo đã nói rất nhiều về Nam Hoa Kinh, về những câu thơ của mình trong những lúc bốc đồng của cơn say. Giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa có và không, con người phải vượt qua những mâu thuẫn để đạt được cái nhìn “huyền đồng”, chan hòa cái lẽ “Một”, để không còn băn khoăn suy nghĩ về còn mất, có không, về cái thật lớn hay điều cực nhõ, về cái chính mình hay là kẻ khác .
Ta thấy hình ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương
Có thể nói rằng cái ta được đạt tên đường, cái ta sử chép hay cái ta hạt bụi cái ta tầm thường cũng chỉ là một. Vì hạt cát nhỏ bé thế kia mà chứa đựng cả đại dương bên trong thì phân biệt làm gì giữa cá Côn, chim Bằng với con ve sầu, chim Cưu như Trang Tử đã luận.
Và:
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên.
Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!..
Những chính đề và phản đề cứ nối tiếp nhau. Chữ “sao không”, dùng như một ý phủ định, lột tả được một tâm trạng. Miếu đền, tượng thờ đường bệ hay huyệt đất bình thường cũng chỉ là một, với hàm ý lãng quên. Cũng như ngôi Bắc Đẩu của trời tinh tú, hay vệt lân tinh nhỏ nhoi cũng là một. Hay ý Chúa, tâm Phật với tâm thức con người cũng chỉ là một mà thôi.
Sao không.. Sao không. ..Những vấn nạn nối tiếp nhau, để càng thấy mênh mông hơn cái biên giới giữa cực tiểu và cực đại, giữa có và không, giữa còn và mất. Có phải, rốt cuộc tất cả chỉ là hư vô, hay trong tận cùng, con người phải tự giết mình đi để phục sinh. Sao lại không nhỉ?
Có người cho rằng văn chương Mai Thảo đầy chất viễn mơ và quay lưng với thực tại của Việt Nam với những thời kỳ đầy máu lửa. Những truyện dài kiểu tiểu thuyết “feuilleton” đăng hàng ngày có thể làm bố cục tác phẩm lỏng lẻo hoặc có thể trùng lặp từ ý tới lời. Đề tài tình yêu vẫn là một đề tài ăn khách và những nhân vật của ông sống trong một môi trường khó có thực trong đời thường. Nhưng cái nét đẹp trong thơ của Mai Thảo cùng với cái bềnh bồng lãng mạn của những người thích rong chơi đã thành một nét quyến rũ người đọc.
Nhưng trước sau, Mai Thảo vẫn là một người làm thơ, dù chỉ in có một tập thơ độc nhất. Viết văn là làm thơ. Viết tùy bút cũng là làm thơ. Viết “Tùy Bút” cho báo “Khởi Hành” trong nước hay “Sổ Tay” cho tạp chí Văn ở hải ngoại cũng là làm thơ. Với ông, đang sống và đang thở cũng là đang làm thơ. Thơ, như mạch sống còn. Thơ như thực phẩm để dinh dưỡng trí tuệ…Có thể nói Mai Thảo là một thi sĩ hơn là một văn sĩ. Tôi nghĩ thế. [NMT]
Bàn ra tán vào (0)
Tháng Giêng tưởng niệm 'thi sĩ Mai Thảo'
Thuở sinh thời, nhà văn Mai Thảo viết Tháng Giêng Cỏ Non. Từ ngày 10 tháng Giêng năm 1998, là ngày ông từ trần, tới nay là mười lăm năm. Cỏ non bây giờ đã phủ đầy mộ chí.
Tháng Giêng tưởng niệm 'thi sĩ Mai Thảo'
Nguyễn Mạnh Trinh
Thuở sinh thời, nhà văn Mai Thảo viết Tháng Giêng Cỏ Non. Từ ngày 10 tháng Giêng năm 1998, là ngày ông từ trần, tới nay là mười lăm năm. Cỏ non bây giờ đã phủ đầy mộ chí.
Có một người làm thơ, đã khắc trên bia mộ của mình bài thơ tứ tuyệt:
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
Bài thơ nhan đề “Không hiểu” mở ra với cái hữu hạn của con người và đóng lại với cái vô hạn của cuộc sống. Có mấy ai thông kim bác cổ hiểu được tất cả sự việc? Dù, cả khi cuối đời, khi đã trải đủ ngọt bùi đắng cay của kiếp nhân sinh? Chỉ, khi đã nằm trong ba tấc đất, nhìn ngôi sao sáng để đọc được cái lẽ huyền vi của đất trời. Chữ “chẳng sao” trong câu thơ, ý lạnh lùng, nghĩa thản nhiên, có một chút mặc kệ, biểu lộ cái tâm cảm an nhiên của một người sẽ phải đáp chuyến đi vào vô tận. Cuộc hành trình vô tận ấy, có khi xa xăm như ngôi tinh đẩu kia nhưng lại đôi lúc gũi gần như cái chết dần trước mặt. Thơ như trải ra nỗi niềm của một người thấy được cái hư vô của đời người. Thơ không đóng lại mà mở ra cõi tâm linh của một người có đôi mắt luôn vọng về một cõi xa, của tâm thức muôn đời vời vợi…
Có một người viết văn, coi việc cầm bút là làm đẹp cho đời, mang chữ nghĩa để biểu tỏ tấm lòng thiết tha yêu đời yêu người. Những trang tùy bút đẹp, những tiểu thuyết tình yêu có nét lãng mạn riêng mang nét đặc thù một mình một chiếu. Người ấy, đã là chủ nhiệm Sáng Tạo, mang một không gian mới cho khí hậu văn học Việt Nam, cũng như đã từng là chủ nhiệm tạp chí Văn một giai đoạn ở hải ngoại, hình thành một thời kỳ văn chương sôi động và phong phú của những người lưu vong của thập niên 80.
Có một người trong suốt cuộc đời mình tuy quảng giao, nhiều bạn nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, như một người luôn đi tìm kiếm cái vô cùng nhưng cuộc đời thì còn nhiều hữu hạn. Người ấy, tự nhận là mình không thành công trong tình ái nhưng lại có nhiều giai thoại tình yêu đặc biệt. Trong cuộc đời, có những nét khác người, cả về văn chương lẫn nếp sống
Người ấy, là nhà văn Mai Thảo.
Bức thư của nhà văn Nguyễn Đình Toàn khi còn kẹt lại trong nước gửi tay cho ca sĩ Duy Trác mang sang Hoa Kỳ cho tác giả “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” mà Nguyễn- Xuân Hoàng trong Sổ Tay của tạp chí Văn đã trích dẫn cho thấy một nét đặc thù của một chân dung văn học hàng đầu:
“..Tao có đọc mấy bài thơ ‘quỷ quái’ của mày. Tất nhiên làm gì có đủ mà đọc hết. Vứt mẹ nó hết những cái gọi là ý nghĩa sự đời đi. Cái đặt được tay vào chỗ không thể đặt là đủ sướng rồi. Nhất là hôm gặp lại ‘nghe bả khen thơ mày’, càng thích. Nhưng bày đặt làm thơ làm gì cho khổ cái thân già…
.. Ông Lý* vừa tới chơi. Nghe tao định viết thư cho mày, ổng gửi lời thăm. Vẫn chưa chừa bệnh văn chương. Ông bảo viết về Mai Thảo thật khó. Tao có bảo với ổng, coi như mỗi thằng viết văn có một mảnh đất, chữ nghĩa của nó là cỏ. Hễ nó lấp đầy được mảnh đất thành một bãi cỏ xanh là đủ, mặc mẹ những chỗ lồi lõm. Cái hay của Mai Thảo là nó viết một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo. Thế là quá đủ rồi…” [Ông Lý là nhà văn Lý Hoàng Phong]
Quả thực, cõi văn chương của Mai Thảo có một phong thái riêng, một mình một chiếu. Chữ nghĩa văn xuôi của tác giả những “Đêm giã từ Hà Nội”, “Căn nhà vùng nước mặn”, “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”… là ngôn từ đẫm chất thơ nhưng lại cố tâm sử dụng để không còn là một thể loại trang hoàng mà tạo thành một bản chất văn chương tạo thành ấn tượng. Đọc lại những đoạn văn tả tình tả cảnh, thấy man mác những không gian thời gian, bàng bạc những cảnh thổ, những nỗi niềm.
Nguyễn Tuân đã nâng nghệ thuật viết tùy bút lên một bực khi viết những trang chữ phản ánh một thời đã qua cũa những con chữ lấp lánh ánh nắng hoàng hôn của hồi tưởng. Có sự cầu kỳ, có chút làm dáng nhưng tất cả là kết tinh của trân trọng chữ nghĩa nâng niu văn chương. Còn với Mai Thảo, tất cả đều là thơ, từ những câu văn thật dài hay những câu thật ngắn, có lúc như những lời cộc lốc, có lúc trầm bổng như ngầm chứa biển cả tiết tấu bên trong. Cái mục đích duy nhất là làm đẹp, đẹp cho đời sống và đẹp cho văn chương.
Cái chủ đích duy mỹ ấy, đã tạo thành những mẫu nhân vật đẹp, những tâm tình đẹp, nhiều khi hiếm hoi trong đời. Từ nội dung suy tưởng đến hình thức diễn tả, là những dấu ấn mà Nguyễn Đình Toàn đã gọi là “một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo”.
Trong những tập truyện ngắn của mình, Mai Thảo đặc biệt thích tập “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”. Trong khi trả lời câu phỏng vấn của Jane Katz “Artists in Exile”, ông đã nói đại ý là nhân vật của ông đã khám phá ra một điều là những kẻ đã đạt tới đích đều tầm thường, những cái đạt được cũng tầm thường như vậy. Cho nên để Ngọn Đỉnh Trời mãi mãi vẫn là một bí mật, là thần tượng không bao giờ có thực, là cái đích luôn luôn treo trước mặt nhưng không bao giờ vươn tới, nhân vật ấy không muốn bước tới và chọn sự ra đi: “leo lên cho được một đỉnh núi cao nhất phương Đông nhân vật của ông muốn biết đình núi ấy cao bao nhiêu, ông đang đi tìm một thứ chân lý tuyệt đối và cũng là hạnh phúc. Nhưng khi đã đặt chân lên đến đỉnh cao, lại là một cảm giác tuyệt vọng bởi ví đã khám phá ra rằng chân lý tuyệt đối chẳng bao giờ có thực và đạt tới được “tâm lý hoài nghi có lẽ là của một người luôn đi kiếm tìm hạnh phúc như tác giả Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” chăng?
Những tập truyện ngắn khác như “Tháng Giêng Cỏ Non”, “Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật”, “Căn Nhà Vùng Nước Mặn”,… lại là những thành công về nghệ thuật dù trên phương diện thương mại có số bán không bằng hoặc ít tái bản như các tập truyện dài “Khi Mùa Mưa Tới”, “Cũng Đủ Lãng Quên Đời”, “Mười Đêm Ngà Ngọc”, “Mái Tóc Dĩ vãng”, “Tới Một Tuổi Nào”.
Những truyện ngắn, biểu lộ tính duy mỹ và duy cảm rõ rệt. Trong hình ảnh, đầy ấn tượng. Trong ngôn ngữ, đầy cảm xúc. Ở thể loại truyện ngắn gần như tùy bút, văn phong được chuốt lọc tạo được nhiều đoạn tả tình hay tả cảnh đặc sắc. Đọc “Người thầy học cũ”, “Chuyến tàu trên sông Hồng”, “Người đàn bà trong vòng đai trắng”, thấy được cái không gian lồng lộng của vô biên cũng như những tâm tình rất Việt Nam ẩn sâu trong văn mạch.
Đọc “Đêm giã từ Hà Nội”, để thấy một sự lựa chọn. Bỏ lại thành phố đầy kỷ niệm dưới chân, để bắt đầu cho cuộc sống mới. Hết rồi, cái thuở đeo bạc đà đi kháng chiến lang thang ở khu Tư. Bây giờ, khởi hành cho một đoạn đường mới. Tâm tình của người sắp sửa rời xa như luyến nhớ tha thiết những gì bỏ lại sẽ mất mát vĩnh viễn. Những câu văn, những dòng chữ, là tiếng xé lòng, là nỗi niềm mênh mang ứa lệ:
…Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia… Nhìn xuống Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm Hà Nội ở dưới ấy…
Vực thẳm ở dưới ấy, là cuộc giã từ không hẹn ngày về, của chuyến bay chót sau một trăm ngày đình chiến và Hà Nội sẽ đổi chủ, sẽ mất đi những bóng dáng, những kỷ niệm cũ…
Nhà xuất bản Văn Khoa ở hải ngoại của giáo sư Đỗ Đình Tuân đã in cho ông hai tác phẩm tiêu biểu. Một là tập Chân Dung Tác Giả, hai là tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”. Tập thơ độc nhất trong danh sách hơn bốn chục truyện dài và hai chục tập truyện ngắn. Thơ của một người làm thơ nhưng yêu thơ như với một tôn giáo cuồng tín nhất. Dù:
Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết là khởi đầu thơ. Một xóa bỏ tận cùng . Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ… (Bờ cõi khởi đầu).
Ta thấy hình ta những miếu đền. Có phải là những câu cuồng ngạo của một người tự đắc nhìn vào gương ngắm mình và tự vái mình? Nhiều người đã nghĩ thế. Nhưng, nếu đọc kỹ, thì ngược lại. Trong thấp thoáng tư tưởng của Trang Tử từ Nam Hoa Kinh, những câu thơ như là một chứng nghiệm của cuộc sống. Mai Thảo đã nói rất nhiều về Nam Hoa Kinh, về những câu thơ của mình trong những lúc bốc đồng của cơn say. Giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa có và không, con người phải vượt qua những mâu thuẫn để đạt được cái nhìn “huyền đồng”, chan hòa cái lẽ “Một”, để không còn băn khoăn suy nghĩ về còn mất, có không, về cái thật lớn hay điều cực nhõ, về cái chính mình hay là kẻ khác .
Ta thấy hình ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương
Có thể nói rằng cái ta được đạt tên đường, cái ta sử chép hay cái ta hạt bụi cái ta tầm thường cũng chỉ là một. Vì hạt cát nhỏ bé thế kia mà chứa đựng cả đại dương bên trong thì phân biệt làm gì giữa cá Côn, chim Bằng với con ve sầu, chim Cưu như Trang Tử đã luận.
Và:
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên.
Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!..
Những chính đề và phản đề cứ nối tiếp nhau. Chữ “sao không”, dùng như một ý phủ định, lột tả được một tâm trạng. Miếu đền, tượng thờ đường bệ hay huyệt đất bình thường cũng chỉ là một, với hàm ý lãng quên. Cũng như ngôi Bắc Đẩu của trời tinh tú, hay vệt lân tinh nhỏ nhoi cũng là một. Hay ý Chúa, tâm Phật với tâm thức con người cũng chỉ là một mà thôi.
Sao không.. Sao không. ..Những vấn nạn nối tiếp nhau, để càng thấy mênh mông hơn cái biên giới giữa cực tiểu và cực đại, giữa có và không, giữa còn và mất. Có phải, rốt cuộc tất cả chỉ là hư vô, hay trong tận cùng, con người phải tự giết mình đi để phục sinh. Sao lại không nhỉ?
Có người cho rằng văn chương Mai Thảo đầy chất viễn mơ và quay lưng với thực tại của Việt Nam với những thời kỳ đầy máu lửa. Những truyện dài kiểu tiểu thuyết “feuilleton” đăng hàng ngày có thể làm bố cục tác phẩm lỏng lẻo hoặc có thể trùng lặp từ ý tới lời. Đề tài tình yêu vẫn là một đề tài ăn khách và những nhân vật của ông sống trong một môi trường khó có thực trong đời thường. Nhưng cái nét đẹp trong thơ của Mai Thảo cùng với cái bềnh bồng lãng mạn của những người thích rong chơi đã thành một nét quyến rũ người đọc.
Nhưng trước sau, Mai Thảo vẫn là một người làm thơ, dù chỉ in có một tập thơ độc nhất. Viết văn là làm thơ. Viết tùy bút cũng là làm thơ. Viết “Tùy Bút” cho báo “Khởi Hành” trong nước hay “Sổ Tay” cho tạp chí Văn ở hải ngoại cũng là làm thơ. Với ông, đang sống và đang thở cũng là đang làm thơ. Thơ, như mạch sống còn. Thơ như thực phẩm để dinh dưỡng trí tuệ…Có thể nói Mai Thảo là một thi sĩ hơn là một văn sĩ. Tôi nghĩ thế. [NMT]
Có một người làm thơ, đã khắc trên bia mộ của mình bài thơ tứ tuyệt:
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.
Bài thơ nhan đề “Không hiểu” mở ra với cái hữu hạn của con người và đóng lại với cái vô hạn của cuộc sống. Có mấy ai thông kim bác cổ hiểu được tất cả sự việc? Dù, cả khi cuối đời, khi đã trải đủ ngọt bùi đắng cay của kiếp nhân sinh? Chỉ, khi đã nằm trong ba tấc đất, nhìn ngôi sao sáng để đọc được cái lẽ huyền vi của đất trời. Chữ “chẳng sao” trong câu thơ, ý lạnh lùng, nghĩa thản nhiên, có một chút mặc kệ, biểu lộ cái tâm cảm an nhiên của một người sẽ phải đáp chuyến đi vào vô tận. Cuộc hành trình vô tận ấy, có khi xa xăm như ngôi tinh đẩu kia nhưng lại đôi lúc gũi gần như cái chết dần trước mặt. Thơ như trải ra nỗi niềm của một người thấy được cái hư vô của đời người. Thơ không đóng lại mà mở ra cõi tâm linh của một người có đôi mắt luôn vọng về một cõi xa, của tâm thức muôn đời vời vợi…
Có một người viết văn, coi việc cầm bút là làm đẹp cho đời, mang chữ nghĩa để biểu tỏ tấm lòng thiết tha yêu đời yêu người. Những trang tùy bút đẹp, những tiểu thuyết tình yêu có nét lãng mạn riêng mang nét đặc thù một mình một chiếu. Người ấy, đã là chủ nhiệm Sáng Tạo, mang một không gian mới cho khí hậu văn học Việt Nam, cũng như đã từng là chủ nhiệm tạp chí Văn một giai đoạn ở hải ngoại, hình thành một thời kỳ văn chương sôi động và phong phú của những người lưu vong của thập niên 80.
Có một người trong suốt cuộc đời mình tuy quảng giao, nhiều bạn nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, như một người luôn đi tìm kiếm cái vô cùng nhưng cuộc đời thì còn nhiều hữu hạn. Người ấy, tự nhận là mình không thành công trong tình ái nhưng lại có nhiều giai thoại tình yêu đặc biệt. Trong cuộc đời, có những nét khác người, cả về văn chương lẫn nếp sống
Người ấy, là nhà văn Mai Thảo.
Bức thư của nhà văn Nguyễn Đình Toàn khi còn kẹt lại trong nước gửi tay cho ca sĩ Duy Trác mang sang Hoa Kỳ cho tác giả “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” mà Nguyễn- Xuân Hoàng trong Sổ Tay của tạp chí Văn đã trích dẫn cho thấy một nét đặc thù của một chân dung văn học hàng đầu:
“..Tao có đọc mấy bài thơ ‘quỷ quái’ của mày. Tất nhiên làm gì có đủ mà đọc hết. Vứt mẹ nó hết những cái gọi là ý nghĩa sự đời đi. Cái đặt được tay vào chỗ không thể đặt là đủ sướng rồi. Nhất là hôm gặp lại ‘nghe bả khen thơ mày’, càng thích. Nhưng bày đặt làm thơ làm gì cho khổ cái thân già…
.. Ông Lý* vừa tới chơi. Nghe tao định viết thư cho mày, ổng gửi lời thăm. Vẫn chưa chừa bệnh văn chương. Ông bảo viết về Mai Thảo thật khó. Tao có bảo với ổng, coi như mỗi thằng viết văn có một mảnh đất, chữ nghĩa của nó là cỏ. Hễ nó lấp đầy được mảnh đất thành một bãi cỏ xanh là đủ, mặc mẹ những chỗ lồi lõm. Cái hay của Mai Thảo là nó viết một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo. Thế là quá đủ rồi…” [Ông Lý là nhà văn Lý Hoàng Phong]
Quả thực, cõi văn chương của Mai Thảo có một phong thái riêng, một mình một chiếu. Chữ nghĩa văn xuôi của tác giả những “Đêm giã từ Hà Nội”, “Căn nhà vùng nước mặn”, “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”… là ngôn từ đẫm chất thơ nhưng lại cố tâm sử dụng để không còn là một thể loại trang hoàng mà tạo thành một bản chất văn chương tạo thành ấn tượng. Đọc lại những đoạn văn tả tình tả cảnh, thấy man mác những không gian thời gian, bàng bạc những cảnh thổ, những nỗi niềm.
Nguyễn Tuân đã nâng nghệ thuật viết tùy bút lên một bực khi viết những trang chữ phản ánh một thời đã qua cũa những con chữ lấp lánh ánh nắng hoàng hôn của hồi tưởng. Có sự cầu kỳ, có chút làm dáng nhưng tất cả là kết tinh của trân trọng chữ nghĩa nâng niu văn chương. Còn với Mai Thảo, tất cả đều là thơ, từ những câu văn thật dài hay những câu thật ngắn, có lúc như những lời cộc lốc, có lúc trầm bổng như ngầm chứa biển cả tiết tấu bên trong. Cái mục đích duy nhất là làm đẹp, đẹp cho đời sống và đẹp cho văn chương.
Cái chủ đích duy mỹ ấy, đã tạo thành những mẫu nhân vật đẹp, những tâm tình đẹp, nhiều khi hiếm hoi trong đời. Từ nội dung suy tưởng đến hình thức diễn tả, là những dấu ấn mà Nguyễn Đình Toàn đã gọi là “một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo”.
Trong những tập truyện ngắn của mình, Mai Thảo đặc biệt thích tập “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”. Trong khi trả lời câu phỏng vấn của Jane Katz “Artists in Exile”, ông đã nói đại ý là nhân vật của ông đã khám phá ra một điều là những kẻ đã đạt tới đích đều tầm thường, những cái đạt được cũng tầm thường như vậy. Cho nên để Ngọn Đỉnh Trời mãi mãi vẫn là một bí mật, là thần tượng không bao giờ có thực, là cái đích luôn luôn treo trước mặt nhưng không bao giờ vươn tới, nhân vật ấy không muốn bước tới và chọn sự ra đi: “leo lên cho được một đỉnh núi cao nhất phương Đông nhân vật của ông muốn biết đình núi ấy cao bao nhiêu, ông đang đi tìm một thứ chân lý tuyệt đối và cũng là hạnh phúc. Nhưng khi đã đặt chân lên đến đỉnh cao, lại là một cảm giác tuyệt vọng bởi ví đã khám phá ra rằng chân lý tuyệt đối chẳng bao giờ có thực và đạt tới được “tâm lý hoài nghi có lẽ là của một người luôn đi kiếm tìm hạnh phúc như tác giả Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” chăng?
Những tập truyện ngắn khác như “Tháng Giêng Cỏ Non”, “Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật”, “Căn Nhà Vùng Nước Mặn”,… lại là những thành công về nghệ thuật dù trên phương diện thương mại có số bán không bằng hoặc ít tái bản như các tập truyện dài “Khi Mùa Mưa Tới”, “Cũng Đủ Lãng Quên Đời”, “Mười Đêm Ngà Ngọc”, “Mái Tóc Dĩ vãng”, “Tới Một Tuổi Nào”.
Những truyện ngắn, biểu lộ tính duy mỹ và duy cảm rõ rệt. Trong hình ảnh, đầy ấn tượng. Trong ngôn ngữ, đầy cảm xúc. Ở thể loại truyện ngắn gần như tùy bút, văn phong được chuốt lọc tạo được nhiều đoạn tả tình hay tả cảnh đặc sắc. Đọc “Người thầy học cũ”, “Chuyến tàu trên sông Hồng”, “Người đàn bà trong vòng đai trắng”, thấy được cái không gian lồng lộng của vô biên cũng như những tâm tình rất Việt Nam ẩn sâu trong văn mạch.
Đọc “Đêm giã từ Hà Nội”, để thấy một sự lựa chọn. Bỏ lại thành phố đầy kỷ niệm dưới chân, để bắt đầu cho cuộc sống mới. Hết rồi, cái thuở đeo bạc đà đi kháng chiến lang thang ở khu Tư. Bây giờ, khởi hành cho một đoạn đường mới. Tâm tình của người sắp sửa rời xa như luyến nhớ tha thiết những gì bỏ lại sẽ mất mát vĩnh viễn. Những câu văn, những dòng chữ, là tiếng xé lòng, là nỗi niềm mênh mang ứa lệ:
…Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia… Nhìn xuống Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm Hà Nội ở dưới ấy…
Vực thẳm ở dưới ấy, là cuộc giã từ không hẹn ngày về, của chuyến bay chót sau một trăm ngày đình chiến và Hà Nội sẽ đổi chủ, sẽ mất đi những bóng dáng, những kỷ niệm cũ…
Nhà xuất bản Văn Khoa ở hải ngoại của giáo sư Đỗ Đình Tuân đã in cho ông hai tác phẩm tiêu biểu. Một là tập Chân Dung Tác Giả, hai là tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”. Tập thơ độc nhất trong danh sách hơn bốn chục truyện dài và hai chục tập truyện ngắn. Thơ của một người làm thơ nhưng yêu thơ như với một tôn giáo cuồng tín nhất. Dù:
Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết là khởi đầu thơ. Một xóa bỏ tận cùng . Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ… (Bờ cõi khởi đầu).
Ta thấy hình ta những miếu đền. Có phải là những câu cuồng ngạo của một người tự đắc nhìn vào gương ngắm mình và tự vái mình? Nhiều người đã nghĩ thế. Nhưng, nếu đọc kỹ, thì ngược lại. Trong thấp thoáng tư tưởng của Trang Tử từ Nam Hoa Kinh, những câu thơ như là một chứng nghiệm của cuộc sống. Mai Thảo đã nói rất nhiều về Nam Hoa Kinh, về những câu thơ của mình trong những lúc bốc đồng của cơn say. Giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa có và không, con người phải vượt qua những mâu thuẫn để đạt được cái nhìn “huyền đồng”, chan hòa cái lẽ “Một”, để không còn băn khoăn suy nghĩ về còn mất, có không, về cái thật lớn hay điều cực nhõ, về cái chính mình hay là kẻ khác .
Ta thấy hình ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương
Có thể nói rằng cái ta được đạt tên đường, cái ta sử chép hay cái ta hạt bụi cái ta tầm thường cũng chỉ là một. Vì hạt cát nhỏ bé thế kia mà chứa đựng cả đại dương bên trong thì phân biệt làm gì giữa cá Côn, chim Bằng với con ve sầu, chim Cưu như Trang Tử đã luận.
Và:
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên.
Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!..
Những chính đề và phản đề cứ nối tiếp nhau. Chữ “sao không”, dùng như một ý phủ định, lột tả được một tâm trạng. Miếu đền, tượng thờ đường bệ hay huyệt đất bình thường cũng chỉ là một, với hàm ý lãng quên. Cũng như ngôi Bắc Đẩu của trời tinh tú, hay vệt lân tinh nhỏ nhoi cũng là một. Hay ý Chúa, tâm Phật với tâm thức con người cũng chỉ là một mà thôi.
Sao không.. Sao không. ..Những vấn nạn nối tiếp nhau, để càng thấy mênh mông hơn cái biên giới giữa cực tiểu và cực đại, giữa có và không, giữa còn và mất. Có phải, rốt cuộc tất cả chỉ là hư vô, hay trong tận cùng, con người phải tự giết mình đi để phục sinh. Sao lại không nhỉ?
Có người cho rằng văn chương Mai Thảo đầy chất viễn mơ và quay lưng với thực tại của Việt Nam với những thời kỳ đầy máu lửa. Những truyện dài kiểu tiểu thuyết “feuilleton” đăng hàng ngày có thể làm bố cục tác phẩm lỏng lẻo hoặc có thể trùng lặp từ ý tới lời. Đề tài tình yêu vẫn là một đề tài ăn khách và những nhân vật của ông sống trong một môi trường khó có thực trong đời thường. Nhưng cái nét đẹp trong thơ của Mai Thảo cùng với cái bềnh bồng lãng mạn của những người thích rong chơi đã thành một nét quyến rũ người đọc.
Nhưng trước sau, Mai Thảo vẫn là một người làm thơ, dù chỉ in có một tập thơ độc nhất. Viết văn là làm thơ. Viết tùy bút cũng là làm thơ. Viết “Tùy Bút” cho báo “Khởi Hành” trong nước hay “Sổ Tay” cho tạp chí Văn ở hải ngoại cũng là làm thơ. Với ông, đang sống và đang thở cũng là đang làm thơ. Thơ, như mạch sống còn. Thơ như thực phẩm để dinh dưỡng trí tuệ…Có thể nói Mai Thảo là một thi sĩ hơn là một văn sĩ. Tôi nghĩ thế. [NMT]