Văn Học & Nghệ Thuật
Thành Được đi hát từ lúc nhỏ
Nghệ sĩ Thành Được từ năm 14 tuổi đã đi theo gánh hát Thanh Cần của người chú, và do còn nhỏ được giao đóng vai Quách Hải Thọ trong tuồng Bao Công Xử Án Quách Hòe.
Không được lãnh lương
Tuy rằng có vai trò, nhưng vì là cháu của bầu gánh nên Thành Được không được lãnh lương như bao nhiêu đào kép khác, mà chỉ có tiền cà phê cà pháo và tiền của khán giả cho. Nhờ vai trò “đi ăn xin” được khán giả thương tình cho tiền (có lẽ nhập vai giống ăn xin quá).
Thời đó gánh hát di chuyển bằng ghe, có đò máy vòng và ông Hai Sang chủ đò máy cũng đồng thời là người bán vé hát, ông đã giúp Thành Được bằng cách chen lẫn trong hàng khán giả, tới màn Quách Hải Thọ đi xin ăn, đờn rao buồn, Thành Được ca bản Hoài Tình thì ông làm “cò mồi” quăng một cắc bạc lên sân khấu. Thấy vậy mấy bà già cũng bắt chước quăng lên và mỗi đêm ít nhứt cũng được 15 đồng.
Thời còn xài tiền xu tiền cắc mà được 15 đồng thì thật là quý, hèn gì không được lãnh lương cũng đúng thôi! Lúc đó Thành Được ca vọng cổ chẳng ai khen, mà được hoan nghinh nhờ bản Hoài Tình, bản này mà dùng cho đi ăn xin thì tuyệt, với câu mở đầu thường là: “Ba con cô bác làm ơn, bố thí cho tôi một chén cơm thừa...”
Nghệ sĩ Thành Được có một kỷ niệm cũng rất vui, ai nghe qua cũng tức cười, và anh rất khó quên mỗi khi đoàn về hát ở xứ dừa Bến Tre.
Số là thời Đại tá Tây lai Le Roy còn làm chúa tể ở Bến Tre thì Thành Được đang đi hát cho đoàn Thanh Cần, một gánh hát nghèo nàn mỗi khi di chuyển phải dùng xuồng dùng ghe.
Năm ấy gánh hát Thanh Cần đến một vùng thuộc quận Bình Đại, Bến Tre và hát ở một nhà chợ nhỏ. Thành Được thủ vai vua Tống Nhân Tôn, áo mão chỉnh tề.
Trống, chiêng, đờn ca đang đến lúc xôm tụ và con cô bác cũng đang say sưa theo dõi, thi bỗng nghe tiếng nổ: Ầm! Ầm! Đèn tắt tối thui, nhưng lại sáng rực ánh lửa vì nhà chợ bị bốc cháy. Mấy ổng (tiếng “ổng” ở đây là Việt Minh) về bắn phá, khán giả chạy bán mạng, nghệ sĩ thì cũng mạnh ai nấy chạy. Thành Được quýnh quá, bận nguyên áo mão nhà vua, nhảy tõm xuống sông và loi ngoi lội qua bên kia sông. Bỗng nghe có tiếng quát:
- Tóm cổ mấy thằng kép hát cho tao hỏi thăm chút coi!
Thành Được ớn xương sống, vội cởi áo mão nhà vua chôn xuống sình, rồi bốc mớ sình đen thui trét khắp mặt.
Vậy mà chàng ta mới leo lên bờ đã nghe có tiếng la:
- Nó đó! Nó đó!
Không biết kẻ kia thấy chàng thật, hay la hoảng, nhưng Thành Được cũng chạy như điên. Cuối cùng, quýnh quá, chàng chui tọt vô một bụi xương rồng. Gai nhọn cào rách da, xể mặt mà chàng cũng không thấy đau vì sợ quá. Khi ấy toàn thân chỉ còn một cái quần xà lỏn mà gai xương rồng cũng đã cào tét.
Đến khi mấy “ổng” đã đi tồi, anh em đổ ra kiếm nhau, họ kêu:
- Được ơi! Được ơi!
Thành Được nghe rõ, nhưng chun ra không được! Lúc quá sợ, chui vào bụi gai thì được, nhưng khi cơn sợ đã qua mới cảm thấy ớn cái bụi gai. Thành Được kêu vang:
- Tui bị kẹt! Cứu tui với!
Anh em đổ xô đến, cười ngất, và khi lôi Thành Được ra khỏi bụi xương rồng thì chàng tét da chảy máu cùng mình.
Trên đường lưu diễn suốt quãng đời nghệ sĩ đã qua, tuy Thành Được có nhiều kỷ niệm, nhưng chàng nhớ nhứt là cái kỷ niệm một năm bị kẹt trong bụi xương rồng.
Nhiều kỷ niệm
Và sau đây là thêm một câu chuyện kỷ niệm khác của nghệ sĩ Thành Được:
Vào tháng 2, 1975 tức chỉ còn 2 tháng nữa là 30 – 4 – 75. Lúc ấy tình hình chiến sự chưa thấy gì nặng nề, nên đoàn cải lương Việt Nam của kép Minh Vương đi lưu diễn miền Trung (có Thanh Nga tăng cường) và tỉnh nào cũng khả quan về tài chánh. Cũng thời điểm đó, đoán Tiếng Hát Dân Tộc được nhóm người chuyên khai thác văn nghệ ở miền Trung, mua giàn 12 đêm để diễn qua các nơi: Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế... Đào kép ai nấy có vẻ lên tinh thần, vì mỗi người đều được giám đốc đoàn cho mượn trước chút ít. Riêng Thành Được, Mộng Tuyền vì chủ giàn mời tăng cường nên cũng được ứng trước vài chục xấp.
Thành Được là dân chơi xe hơi có tiếng, nhưng mấy năm qua hát xướng ế ẩm, nên xe cộ gì cũng bay hết, và dịp này thì có một người đẹp cho mượn xe nên anh tự lái đi hát miền Trung.
Tất cả đều ra đến Qui Nhơn đúng với chương trình dự định của chủ giàn. Hát tại Qui Nhơn xong, đoàn dọn ra Đà Nẵng, kế đến là Huế. Lượt về đoàn sẽ ghé Quảng Ngãi, nhưng xe chở đào kép vừa qua khỏi đèo Hải Vân đã phải dừng lại vì lửa đạn đã nổ rền, hỏa tiễn nổ chát chúa bên tai, mạnh ai nấy chạy tìm chỗ nấp.
Chiến sự miền Trung bắt đầu sôi động, đường sá mất an ninh, Quốc Lộ 1 bị cắt đứt nhiều nơi đâu có xe nào dám chạy. Bên đoàn Việt Nam thì Thanh Nga và ông Đổng Lân đi máy bay về Sài Gòn ăn toàn. Lẽ ra thì Thành Được đã về Sài Gòn cùng một lượt với Hoàng Long, nhưng anh này còn kẹt cái xe hơi của người đẹp nên phải ở lại tử thủ. Chiếc xe hơi lúc này là một gánh nặng, giờ đây chỉ lo cho tánh mạng mà thôi, và Thành Được đã gởi xe lại cho người nào đó ở Qui Nhơn. Nhưng rồi Qui Nhơn cũng di tản, mọi người đều lo chạy hết nên có ai đâu giữ xe cho anh, coi như bỏ xe hơi chạy lấy người vậy.
Người ta không rõ Thành Được về Sài Gòn bằng cách nào, cũng không biết tình trạng chiếc xe hơi mượn của người đẹp ra sao khi chiến sự tới Qui Nhơn. Nhưng đây có lẽ là lần đi xe hơi riêng cuối cùng của Thành Được ở trong nước, bởi hai tháng sau là 30 tháng 4, 1975 đâu có đào kép nào lái xe riêng đi hát như thời kỳ vàng son của cải lương trước đó.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Thành Được đi hát từ lúc nhỏ
Nghệ sĩ Thành Được từ năm 14 tuổi đã đi theo gánh hát Thanh Cần của người chú, và do còn nhỏ được giao đóng vai Quách Hải Thọ trong tuồng Bao Công Xử Án Quách Hòe.
Không được lãnh lương
Tuy rằng có vai trò, nhưng vì là cháu của bầu gánh nên Thành Được không được lãnh lương như bao nhiêu đào kép khác, mà chỉ có tiền cà phê cà pháo và tiền của khán giả cho. Nhờ vai trò “đi ăn xin” được khán giả thương tình cho tiền (có lẽ nhập vai giống ăn xin quá).
Thời đó gánh hát di chuyển bằng ghe, có đò máy vòng và ông Hai Sang chủ đò máy cũng đồng thời là người bán vé hát, ông đã giúp Thành Được bằng cách chen lẫn trong hàng khán giả, tới màn Quách Hải Thọ đi xin ăn, đờn rao buồn, Thành Được ca bản Hoài Tình thì ông làm “cò mồi” quăng một cắc bạc lên sân khấu. Thấy vậy mấy bà già cũng bắt chước quăng lên và mỗi đêm ít nhứt cũng được 15 đồng.
Thời còn xài tiền xu tiền cắc mà được 15 đồng thì thật là quý, hèn gì không được lãnh lương cũng đúng thôi! Lúc đó Thành Được ca vọng cổ chẳng ai khen, mà được hoan nghinh nhờ bản Hoài Tình, bản này mà dùng cho đi ăn xin thì tuyệt, với câu mở đầu thường là: “Ba con cô bác làm ơn, bố thí cho tôi một chén cơm thừa...”
Nghệ sĩ Thành Được có một kỷ niệm cũng rất vui, ai nghe qua cũng tức cười, và anh rất khó quên mỗi khi đoàn về hát ở xứ dừa Bến Tre.
Số là thời Đại tá Tây lai Le Roy còn làm chúa tể ở Bến Tre thì Thành Được đang đi hát cho đoàn Thanh Cần, một gánh hát nghèo nàn mỗi khi di chuyển phải dùng xuồng dùng ghe.
Năm ấy gánh hát Thanh Cần đến một vùng thuộc quận Bình Đại, Bến Tre và hát ở một nhà chợ nhỏ. Thành Được thủ vai vua Tống Nhân Tôn, áo mão chỉnh tề.
Trống, chiêng, đờn ca đang đến lúc xôm tụ và con cô bác cũng đang say sưa theo dõi, thi bỗng nghe tiếng nổ: Ầm! Ầm! Đèn tắt tối thui, nhưng lại sáng rực ánh lửa vì nhà chợ bị bốc cháy. Mấy ổng (tiếng “ổng” ở đây là Việt Minh) về bắn phá, khán giả chạy bán mạng, nghệ sĩ thì cũng mạnh ai nấy chạy. Thành Được quýnh quá, bận nguyên áo mão nhà vua, nhảy tõm xuống sông và loi ngoi lội qua bên kia sông. Bỗng nghe có tiếng quát:
- Tóm cổ mấy thằng kép hát cho tao hỏi thăm chút coi!
Thành Được ớn xương sống, vội cởi áo mão nhà vua chôn xuống sình, rồi bốc mớ sình đen thui trét khắp mặt.
Vậy mà chàng ta mới leo lên bờ đã nghe có tiếng la:
- Nó đó! Nó đó!
Không biết kẻ kia thấy chàng thật, hay la hoảng, nhưng Thành Được cũng chạy như điên. Cuối cùng, quýnh quá, chàng chui tọt vô một bụi xương rồng. Gai nhọn cào rách da, xể mặt mà chàng cũng không thấy đau vì sợ quá. Khi ấy toàn thân chỉ còn một cái quần xà lỏn mà gai xương rồng cũng đã cào tét.
Đến khi mấy “ổng” đã đi tồi, anh em đổ ra kiếm nhau, họ kêu:
- Được ơi! Được ơi!
Thành Được nghe rõ, nhưng chun ra không được! Lúc quá sợ, chui vào bụi gai thì được, nhưng khi cơn sợ đã qua mới cảm thấy ớn cái bụi gai. Thành Được kêu vang:
- Tui bị kẹt! Cứu tui với!
Anh em đổ xô đến, cười ngất, và khi lôi Thành Được ra khỏi bụi xương rồng thì chàng tét da chảy máu cùng mình.
Trên đường lưu diễn suốt quãng đời nghệ sĩ đã qua, tuy Thành Được có nhiều kỷ niệm, nhưng chàng nhớ nhứt là cái kỷ niệm một năm bị kẹt trong bụi xương rồng.
Nhiều kỷ niệm
Và sau đây là thêm một câu chuyện kỷ niệm khác của nghệ sĩ Thành Được:
Vào tháng 2, 1975 tức chỉ còn 2 tháng nữa là 30 – 4 – 75. Lúc ấy tình hình chiến sự chưa thấy gì nặng nề, nên đoàn cải lương Việt Nam của kép Minh Vương đi lưu diễn miền Trung (có Thanh Nga tăng cường) và tỉnh nào cũng khả quan về tài chánh. Cũng thời điểm đó, đoán Tiếng Hát Dân Tộc được nhóm người chuyên khai thác văn nghệ ở miền Trung, mua giàn 12 đêm để diễn qua các nơi: Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế... Đào kép ai nấy có vẻ lên tinh thần, vì mỗi người đều được giám đốc đoàn cho mượn trước chút ít. Riêng Thành Được, Mộng Tuyền vì chủ giàn mời tăng cường nên cũng được ứng trước vài chục xấp.
Thành Được là dân chơi xe hơi có tiếng, nhưng mấy năm qua hát xướng ế ẩm, nên xe cộ gì cũng bay hết, và dịp này thì có một người đẹp cho mượn xe nên anh tự lái đi hát miền Trung.
Tất cả đều ra đến Qui Nhơn đúng với chương trình dự định của chủ giàn. Hát tại Qui Nhơn xong, đoàn dọn ra Đà Nẵng, kế đến là Huế. Lượt về đoàn sẽ ghé Quảng Ngãi, nhưng xe chở đào kép vừa qua khỏi đèo Hải Vân đã phải dừng lại vì lửa đạn đã nổ rền, hỏa tiễn nổ chát chúa bên tai, mạnh ai nấy chạy tìm chỗ nấp.
Chiến sự miền Trung bắt đầu sôi động, đường sá mất an ninh, Quốc Lộ 1 bị cắt đứt nhiều nơi đâu có xe nào dám chạy. Bên đoàn Việt Nam thì Thanh Nga và ông Đổng Lân đi máy bay về Sài Gòn ăn toàn. Lẽ ra thì Thành Được đã về Sài Gòn cùng một lượt với Hoàng Long, nhưng anh này còn kẹt cái xe hơi của người đẹp nên phải ở lại tử thủ. Chiếc xe hơi lúc này là một gánh nặng, giờ đây chỉ lo cho tánh mạng mà thôi, và Thành Được đã gởi xe lại cho người nào đó ở Qui Nhơn. Nhưng rồi Qui Nhơn cũng di tản, mọi người đều lo chạy hết nên có ai đâu giữ xe cho anh, coi như bỏ xe hơi chạy lấy người vậy.
Người ta không rõ Thành Được về Sài Gòn bằng cách nào, cũng không biết tình trạng chiếc xe hơi mượn của người đẹp ra sao khi chiến sự tới Qui Nhơn. Nhưng đây có lẽ là lần đi xe hơi riêng cuối cùng của Thành Được ở trong nước, bởi hai tháng sau là 30 tháng 4, 1975 đâu có đào kép nào lái xe riêng đi hát như thời kỳ vàng son của cải lương trước đó.
RFA