Kinh Đời

Thanksgiving kiểu Việt và tôi - Tạ Phong Tần

Người Việt Nam không có phong tục dành riêng một ngày cho lễ Tạ ơn (Thanksgiving), mà người Việt tỏ lòng biết ơn trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, ngày lễ Vu Lan.

Người Việt Nam không có phong tục dành riêng một ngày cho lễ Tạ ơn (Thanksgiving), mà người Việt tỏ lòng biết ơn trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, ngày lễ Vu Lan. Có thể nói, số ngày người Việt công khai nói câu “biết ơn” nhiều hơn một ngày so với người phương Tây. Người Việt cũng chỉ mừng thọ chớ không mừng sinh nhật, đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn với bậc trưởng bối trong gia đình, trong dòng họ.

thanksgiving-kieu-viet-va-toi

Hình như từ xưa, người Việt có quan niệm rằng con người được sinh ra đời là “thuận theo lẽ trời” một cách tất nhiên, nên ai mới sinh cũng bình thường, bình đẳng như nhau, chỉ mừng sinh nhật một lần duy nhất trong đời là ngày thôi nôi” (đầy tròn năm) rồi thôi. Ðến khi “Ngũ thập tri thiên mệnh” (Năm mươi tuổi biết rõ mệnh trời) là giai đoạn tạo dựng được sự nghiệp, trí tuệ đang ở thời kỳ tinh anh, khôn ngoan nhất mới đáng để chúc mừng. Vì vậy, chỉ thấy người ta tổ chức mừng ngũ tuần, lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… chớ không có ai mừng tứ tuần hết. Việc tổ chức mừng sinh nhật là du nhập phong tục tốt đẹp của người phương Tây vào Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Chuẩn bị Tết Nguyên đán, con cháu sắm sửa quần áo mới cho ông bà, cha mẹ (nếu là con cháu đã trưởng thành), đến ngày Tết chính thì con cháu biếu tiền, biếu quà cho ông bà cha mẹ và chúc ông bà, cha mẹ “sức khỏe an khang”, “sống lâu trăm tuổi”, gọi là “hiếu hỉ” (tỏ lòng biết ơn).

Lễ Vu Lan nhà Phật cầu siêu cho các vong hồn đang “phiêu diêu miền cực lạc” hay vẫn còn “lạc bước chốn A tỳ” được thoát khỏi kiếp nạn. Người có ông bà cha mẹ đã qua đời cũng tham dự, mà ông bà cha mẹ còn sống “phẻ mạnh” cũng tham dự sốt sắng để “Ðêm đêm con thắp đèn trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Tháng 11 hàng năm, người Công giáo hướng về những người đã qua đời và cầu nguyện cho họ, nhưng cầu nguyện không có nghĩa là phải biết ơn tất cả những người quá cố mà mình đang cầu nguyện xin cho linh hồn họ sớm về bên Chúa.

Tuy nhiên, cái sự “biết ơn” “danh chính ngôn thuận” này chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, dòng họ, không rộng ra bên ngoài, càng không thấy bóng dáng bạn bè, dù rằng trong thực tế rất nhiều trường hợp thành công trong cuộc sống là nhờ bạn bè (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”) hay ông (bà) hàng xóm. Việc “biết ơn” này chỉ có “người trong cuộc” tự tỏ với nhau thôi, chưa thành một ngày “danh chính ngôn thuận”. “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, không thấy ai nói “Công thằng bạn tôi đối với tôi như… đồi Thái Sơn”.

Cái hay của ngày Thanksgiving của người Mỹ ở chỗ là nhân dịp này, người ta tổ chức lễ tạ ơn Ðức Chúa Trời đã cho mọi người có một mùa màng bội thu, có thể chính thức tỏ lòng biết ơn với tất cả người thân chớ không phải chỉ với bậc trưởng bối, với bạn bè, với đồng sự, với cấp trên, với cấp dưới, với ông bà hàng xóm, với cả những đứa trẻ con đã từng giúp đỡ mình. Ðây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức của người Mỹ và Canada.

Năm ngoái, cũng là năm đầu tiên tôi cùng với vài người anh em tỵ nạn chính trị mới từ Việt Nam sang Mỹ cùng nhau ăn cái lễ Thanksgiving đầu tiên trên đất Mỹ trong trang mở đầu cuộc đời “phiêu bạt giang hồ” tha phương thật xa quê hương xứ sở, nhưng đó là một ngày Thanksgiving ấm áp tình người với sự chu đáo của những người anh em đồng sự đã định cư lâu năm ở Nam Cali.

Một bữa tiệc nhỏ do nhiều người cùng mua ngoài tiệm đến nhà một người bạn rồi bày ra. Vợ chồng anh bạn chủ nhà cũng vừa từ Việt Nam qua tỵ nạn chính trị trước tôi một năm nên nhiệt tình có thừa nhưng tiền thì thiếu. Không có gà Tây đúng phong tục, chúng tôi đã nói đùa với nhau rằng: “Thưa quý dị quan khách, gà của chúng tôi mời quý dị đây không có huyết thống Mỹ nhưng là gà có quốc tịch Mỹ, trứng vịt lộn này được đẻ ra tại Mỹ nên đương nhiên có quốc tịch Mỹ không cần mở hồ sơ xin định cư. Cho nên, gà vịt này được coi là đúng chất Mỹ theo quy định của pháp luật Mỹ. Bánh cuốn, chả lụa, cháo lòng được người Việt sản xuất tại Mỹ, mì do chính người Mỹ sản xuất nhưng người Việt xào, rượu Mỹ, tất cả đều rất hợp tình, hợp lý để quý dị ăn một cái lễ Thanksgiving đầy chất Mỹ.” (Vỗ tay ầm ầm).

Lễ Thanksgiving của chúng tôi không có bàn ghế, tất cả ngồi bệt xuống sàn nhà, ai ngồi lâu quá mỏi lưng cứ tự nhiên lăn kềnh ra nằm trên thảm. Chúng tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang người Việt tỵ nạn, cám ơn lẫn nhau, ôn lại những việc đã xảy ra khi ở trong nước trực tiếp đối đầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ðây cũng là dịp ngồi với nhau nói đủ thứ chuyện “trên trời dưới đất” cho đến gần sáng mới “tan hàng”, ai muốn về nhà của mình cứ về nhà, ai xỉn quá cứ trùm mền nằm ngủ tại chỗ đến sáng hôm sau tự động đi về.

Thanksgiving năm nay tôi có nhiều điều để cám ơn. Nếu không nhờ Chính phủ Mỹ có lẽ cả đời tôi không bao giờ có cơ hội cầm cái vô lăng xe hơi. Nếu không sống ở nước Mỹ có lẽ tôi cũng không biết tại sao người dân cái nước Việt Nam khốn khổ của tôi bị tai nạn giao thông nhiều như vậy, bị kẹt xe quá nhiều như vậy. Trong khi Việt Nam chỉ tương đương một tiểu bang của Mỹ, nhưng số thương vong vì tai nạn giao thông bằng nước Mỹ, có nghĩa là nếu so sánh ở cấp quốc gia thì người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông nhiều gấp năm chục lần nước Mỹ. Lâu nay cứ nghe báo, đài đổ thừa cho “ý thức người tham gia giao thông yếu”, do quá nhiều xe máy, quá nhiều xe hơi, do thiếu tiền làm đường, v.v… và v.v…. Bây giờ tôi mới hiểu nguyên nhân chính là do luật giao thông đường bộ ở Việt Nam có những quy định không giống ai, thiết kế đường sá ở Việt Nam cũng không giống ai, không phải do thiếu tiền, mà là do cách xây dựng hệ thống đường sá đầy chất ngu xuẩn có hệ thống từ trên xuống dưới của nhà cầm quyền Hà Nội, làm cho hàng năm mất đi trung bình mười một ngàn người oan uổng, chưa tính số người bị thương tật suốt đời. Tôi không phải giáo sư, tiến sĩ, không cần ai đài thọ “học tập kinh nghiệm” nhưng tôi vừa sang Mỹ thì nhìn thấy ngay. Tôi hiểu tại sao hàng năm có rất nhiều “đàn” này nọ ra nước ngoài “học tập kinh nghiệm” bằng tiền ngân sách, mà khi về vẫn như cũ, nói theo kiểu cư dân mạng là vẫn “ngu nhưng tỏ ra vô cùng nguy hiểm”.

Tôi là người có tinh thần rất là “cảnh giác cao độ” kể cả đối với những ai có ý định giúp đỡ mình. Giúp để “quảng bá tên tuổi”, giúp để “lấy oai với cộng đồng”, giúp để “kèm theo điều kiện”, giúp để “nắm quyền điều khiển”, thậm chí giúp với “ý đồ thăm dò, nắm bắt tin tức”, v.v… tất cả những trường hợp đó tôi đều từ chối. Tôi biết ơn Chúa và cảm thấy mình thật là may mắn  khi quen biết được những người bạn tốt trong đời: Luôn luôn đưa bàn tay cho tôi lúc tôi cần và không bao giờ kèm theo điều kiện. Có lẽ chính vì vậy mà chúng tôi luôn giữ được những tình cảm tốt đẹp với nhau suốt mười năm trời, tạ ơn Chúa khi chúng tôi lại có cơ hội sum họp cùng nhau, cùng ngồi chung mâm với nhau để cùng ăn một cái lễ Tạ ơn trên đất Mỹ.

Bài thơ ngắn này tôi viết để tặng bạn của tôi:

Mười năm không phải là dài

Mười năm đủ để tóc phai mái đầu

Mười năm ân nặng nghĩa sâu

Mười năm gian khổ dãi dầu tuyết sương

Mười năm chung một con đường

Mười năm đồng vách sắt tường như không

Mười năm biển rộng mênh mông

Mười năm sông chảy xuôi dòng ra khơi

Mười năm nước vẫn không vơi

Mười năm một góc cuối trời, chân mây

Mười năm tùng, bách là đây

Mười năm cũng vẫn những ngày mười năm.

Tạ Phong Tần http://baotreonline.com/thanksgiving-kieu-viet-va-toi/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thanksgiving kiểu Việt và tôi - Tạ Phong Tần

Người Việt Nam không có phong tục dành riêng một ngày cho lễ Tạ ơn (Thanksgiving), mà người Việt tỏ lòng biết ơn trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, ngày lễ Vu Lan.

Người Việt Nam không có phong tục dành riêng một ngày cho lễ Tạ ơn (Thanksgiving), mà người Việt tỏ lòng biết ơn trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, ngày lễ Vu Lan. Có thể nói, số ngày người Việt công khai nói câu “biết ơn” nhiều hơn một ngày so với người phương Tây. Người Việt cũng chỉ mừng thọ chớ không mừng sinh nhật, đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn với bậc trưởng bối trong gia đình, trong dòng họ.

thanksgiving-kieu-viet-va-toi

Hình như từ xưa, người Việt có quan niệm rằng con người được sinh ra đời là “thuận theo lẽ trời” một cách tất nhiên, nên ai mới sinh cũng bình thường, bình đẳng như nhau, chỉ mừng sinh nhật một lần duy nhất trong đời là ngày thôi nôi” (đầy tròn năm) rồi thôi. Ðến khi “Ngũ thập tri thiên mệnh” (Năm mươi tuổi biết rõ mệnh trời) là giai đoạn tạo dựng được sự nghiệp, trí tuệ đang ở thời kỳ tinh anh, khôn ngoan nhất mới đáng để chúc mừng. Vì vậy, chỉ thấy người ta tổ chức mừng ngũ tuần, lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… chớ không có ai mừng tứ tuần hết. Việc tổ chức mừng sinh nhật là du nhập phong tục tốt đẹp của người phương Tây vào Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Chuẩn bị Tết Nguyên đán, con cháu sắm sửa quần áo mới cho ông bà, cha mẹ (nếu là con cháu đã trưởng thành), đến ngày Tết chính thì con cháu biếu tiền, biếu quà cho ông bà cha mẹ và chúc ông bà, cha mẹ “sức khỏe an khang”, “sống lâu trăm tuổi”, gọi là “hiếu hỉ” (tỏ lòng biết ơn).

Lễ Vu Lan nhà Phật cầu siêu cho các vong hồn đang “phiêu diêu miền cực lạc” hay vẫn còn “lạc bước chốn A tỳ” được thoát khỏi kiếp nạn. Người có ông bà cha mẹ đã qua đời cũng tham dự, mà ông bà cha mẹ còn sống “phẻ mạnh” cũng tham dự sốt sắng để “Ðêm đêm con thắp đèn trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Tháng 11 hàng năm, người Công giáo hướng về những người đã qua đời và cầu nguyện cho họ, nhưng cầu nguyện không có nghĩa là phải biết ơn tất cả những người quá cố mà mình đang cầu nguyện xin cho linh hồn họ sớm về bên Chúa.

Tuy nhiên, cái sự “biết ơn” “danh chính ngôn thuận” này chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, dòng họ, không rộng ra bên ngoài, càng không thấy bóng dáng bạn bè, dù rằng trong thực tế rất nhiều trường hợp thành công trong cuộc sống là nhờ bạn bè (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”) hay ông (bà) hàng xóm. Việc “biết ơn” này chỉ có “người trong cuộc” tự tỏ với nhau thôi, chưa thành một ngày “danh chính ngôn thuận”. “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, không thấy ai nói “Công thằng bạn tôi đối với tôi như… đồi Thái Sơn”.

Cái hay của ngày Thanksgiving của người Mỹ ở chỗ là nhân dịp này, người ta tổ chức lễ tạ ơn Ðức Chúa Trời đã cho mọi người có một mùa màng bội thu, có thể chính thức tỏ lòng biết ơn với tất cả người thân chớ không phải chỉ với bậc trưởng bối, với bạn bè, với đồng sự, với cấp trên, với cấp dưới, với ông bà hàng xóm, với cả những đứa trẻ con đã từng giúp đỡ mình. Ðây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức của người Mỹ và Canada.

Năm ngoái, cũng là năm đầu tiên tôi cùng với vài người anh em tỵ nạn chính trị mới từ Việt Nam sang Mỹ cùng nhau ăn cái lễ Thanksgiving đầu tiên trên đất Mỹ trong trang mở đầu cuộc đời “phiêu bạt giang hồ” tha phương thật xa quê hương xứ sở, nhưng đó là một ngày Thanksgiving ấm áp tình người với sự chu đáo của những người anh em đồng sự đã định cư lâu năm ở Nam Cali.

Một bữa tiệc nhỏ do nhiều người cùng mua ngoài tiệm đến nhà một người bạn rồi bày ra. Vợ chồng anh bạn chủ nhà cũng vừa từ Việt Nam qua tỵ nạn chính trị trước tôi một năm nên nhiệt tình có thừa nhưng tiền thì thiếu. Không có gà Tây đúng phong tục, chúng tôi đã nói đùa với nhau rằng: “Thưa quý dị quan khách, gà của chúng tôi mời quý dị đây không có huyết thống Mỹ nhưng là gà có quốc tịch Mỹ, trứng vịt lộn này được đẻ ra tại Mỹ nên đương nhiên có quốc tịch Mỹ không cần mở hồ sơ xin định cư. Cho nên, gà vịt này được coi là đúng chất Mỹ theo quy định của pháp luật Mỹ. Bánh cuốn, chả lụa, cháo lòng được người Việt sản xuất tại Mỹ, mì do chính người Mỹ sản xuất nhưng người Việt xào, rượu Mỹ, tất cả đều rất hợp tình, hợp lý để quý dị ăn một cái lễ Thanksgiving đầy chất Mỹ.” (Vỗ tay ầm ầm).

Lễ Thanksgiving của chúng tôi không có bàn ghế, tất cả ngồi bệt xuống sàn nhà, ai ngồi lâu quá mỏi lưng cứ tự nhiên lăn kềnh ra nằm trên thảm. Chúng tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang người Việt tỵ nạn, cám ơn lẫn nhau, ôn lại những việc đã xảy ra khi ở trong nước trực tiếp đối đầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ðây cũng là dịp ngồi với nhau nói đủ thứ chuyện “trên trời dưới đất” cho đến gần sáng mới “tan hàng”, ai muốn về nhà của mình cứ về nhà, ai xỉn quá cứ trùm mền nằm ngủ tại chỗ đến sáng hôm sau tự động đi về.

Thanksgiving năm nay tôi có nhiều điều để cám ơn. Nếu không nhờ Chính phủ Mỹ có lẽ cả đời tôi không bao giờ có cơ hội cầm cái vô lăng xe hơi. Nếu không sống ở nước Mỹ có lẽ tôi cũng không biết tại sao người dân cái nước Việt Nam khốn khổ của tôi bị tai nạn giao thông nhiều như vậy, bị kẹt xe quá nhiều như vậy. Trong khi Việt Nam chỉ tương đương một tiểu bang của Mỹ, nhưng số thương vong vì tai nạn giao thông bằng nước Mỹ, có nghĩa là nếu so sánh ở cấp quốc gia thì người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông nhiều gấp năm chục lần nước Mỹ. Lâu nay cứ nghe báo, đài đổ thừa cho “ý thức người tham gia giao thông yếu”, do quá nhiều xe máy, quá nhiều xe hơi, do thiếu tiền làm đường, v.v… và v.v…. Bây giờ tôi mới hiểu nguyên nhân chính là do luật giao thông đường bộ ở Việt Nam có những quy định không giống ai, thiết kế đường sá ở Việt Nam cũng không giống ai, không phải do thiếu tiền, mà là do cách xây dựng hệ thống đường sá đầy chất ngu xuẩn có hệ thống từ trên xuống dưới của nhà cầm quyền Hà Nội, làm cho hàng năm mất đi trung bình mười một ngàn người oan uổng, chưa tính số người bị thương tật suốt đời. Tôi không phải giáo sư, tiến sĩ, không cần ai đài thọ “học tập kinh nghiệm” nhưng tôi vừa sang Mỹ thì nhìn thấy ngay. Tôi hiểu tại sao hàng năm có rất nhiều “đàn” này nọ ra nước ngoài “học tập kinh nghiệm” bằng tiền ngân sách, mà khi về vẫn như cũ, nói theo kiểu cư dân mạng là vẫn “ngu nhưng tỏ ra vô cùng nguy hiểm”.

Tôi là người có tinh thần rất là “cảnh giác cao độ” kể cả đối với những ai có ý định giúp đỡ mình. Giúp để “quảng bá tên tuổi”, giúp để “lấy oai với cộng đồng”, giúp để “kèm theo điều kiện”, giúp để “nắm quyền điều khiển”, thậm chí giúp với “ý đồ thăm dò, nắm bắt tin tức”, v.v… tất cả những trường hợp đó tôi đều từ chối. Tôi biết ơn Chúa và cảm thấy mình thật là may mắn  khi quen biết được những người bạn tốt trong đời: Luôn luôn đưa bàn tay cho tôi lúc tôi cần và không bao giờ kèm theo điều kiện. Có lẽ chính vì vậy mà chúng tôi luôn giữ được những tình cảm tốt đẹp với nhau suốt mười năm trời, tạ ơn Chúa khi chúng tôi lại có cơ hội sum họp cùng nhau, cùng ngồi chung mâm với nhau để cùng ăn một cái lễ Tạ ơn trên đất Mỹ.

Bài thơ ngắn này tôi viết để tặng bạn của tôi:

Mười năm không phải là dài

Mười năm đủ để tóc phai mái đầu

Mười năm ân nặng nghĩa sâu

Mười năm gian khổ dãi dầu tuyết sương

Mười năm chung một con đường

Mười năm đồng vách sắt tường như không

Mười năm biển rộng mênh mông

Mười năm sông chảy xuôi dòng ra khơi

Mười năm nước vẫn không vơi

Mười năm một góc cuối trời, chân mây

Mười năm tùng, bách là đây

Mười năm cũng vẫn những ngày mười năm.

Tạ Phong Tần http://baotreonline.com/thanksgiving-kieu-viet-va-toi/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm