Di Sản Hồ Chí Minh
Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?
Nếu nói về những điểm chính yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người dân với người dâ
Thanh Trúc/ RFA
TS. Đinh Hoàng Thắng |
Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa
qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có
bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo
khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế
nhị và nhạy cảm.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt
Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện
là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu
nhận định trong:
"Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng
như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ
chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ
hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ
cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.
Cái chủ đề chung này, cái “theme chủ đạo” tay đôi này nó phát triển
một cách trầm trầm mà cương quyết. Nói cách khác, nó chưa có những đột
phá trong tương lai gần, nhưng nó báo hiệu là sẽ có các sự kiện có ý
nghĩa. Trước hết sẽ có tuyên bố bãi bỏ cấm vận từng phần bán vũ khí cho
Việt Nam, sẽ có tuyên bố kết thúc cuộc đàm phán maratông về Hiệp Định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.
Buổi nói chuyện giữa tuần rồi cũng là khúc dạo đầu rất tốt cho chuyến
thăm và làm việc của ngoại trưởng Pham Bình Minh tại Washington trong
hai ngày đầu tháng Mười sắp tới đây. Tôi nghĩ trong chuyến thăm
Washington sắp tới đây thì ông Phạm Bình Minh và ông John Kerry không
chỉ bàn việc triển khai mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ mà còn có
thể bàn bạc mở ra những sự kiện mới để đón chào dịp hai nước kỷ niệm 20
năm thành lập quan hệ ngoại giao bước sang 2015. Trên căn bản đó, mối
quan hệ Việt-Mỹ đang đứng trước nhiều vận hội rất tích cực."
Thanh Trúc: Thưa những điểm nào, theo ông, là chủ yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Nếu nói về những điểm chính yếu trong
quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ
từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người
dân với người dân, giữa những tổ chức xã hội. Ngoài giòng chính đó thì
ngay vào thời điểm hiện nay chúng ta được thấy những trụ cột mà cả Việt
Nam và Mỹ đều nhấn mạnh trong mối quan hệ Việt Mỹ.
Có lẽ trước hết ai cũng thấy đó là việc Việt Nam khẳng định ủng hộ
chính sách tái cân bằng, chính sách xoay trục hiện nay của Hoa Kỳ. Trong
buổi nói chuyện nếu để ý thì chúng ta thấy ông Minh nói là để giúp giải
quyết tình trạng căng thẳng ở trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì
Việt Nam hoan nghênh, tôi xin trích dẫn là :"bất cứ sự tham gia của nước
nào, bao gồm cả chính sách xoay trục sang Châu Á của nước Mỹ." Nên nhớ
rằng Tung Quốc không bao giờ hoan nghênh cái chính sách xoay trục này
của Mỹ cả. Như vậy ở đây có một điểm gặp nhau rất lớn trong quan hệ Việt
Mỹ.
Vấn đề thứ hai nữa là ở đây Mỹ cũng rất chủ động đưa ra những sáng
kiến để đóng băng các hoạt động phi pháp trên biển Đông. Mỹ cũng đòi trả
lại nguyên trạng biển Đông như trước tháng Năm. Cái này cũng rất trùng
hợp với quan điểm của Việt Nam. Nhân đây tôi cũng muốn nhắc lại việc ông
Minh, trong buổi nói chuyện tại New York, đã mạnh mẽ xác quyết lập
trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần phải
hiểu tuyên bố của Minh trong tương quan Việt Trung hiện nay là một
tuyên bố đầy thách thức, có thể cắt nghĩa âm mưu cũng như hành động của
Trung Quốc đang tiến hành xây cất trên các vùng biển gần Gạc Ma cũng như
trên các đảo khác của Việt Nam.
Và điểm cuối cùng trong quan hệ Việt Mỹ là cả Việt Nam và Mỹ đều ủng
hộ vai trò tích cực hơn, chủ động hơn, của các quốc gia vừa và nhỏ trong
vấn đề xây dựng an ninh khu vực. Ông Minh, trong bài nói chuyện của
mình, đã lưu ý cử tọa về vai trò của một cộng đồng khu vực do ASEAN dẫn
dắt trong cấu trúc an ninh mới. Đấy là những điểm nhấn gần đây nhất
trong quan hệ Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, ông nghĩ sao về
phát biểu của ông Pham Bình Minh là Trung Quốc không việc gì phải nổi
nóng trước việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Phát biểu đó của ông Phạm Bình Minh, theo
tôi, nói lên một không gian vận động chiến lược của Việt Nam trong hoàn
cảnh mới. Cái không gian này mang tính độc lập tương đối nhưng nó cũng
có ngôn thuật. Không gian này tuy không thật rộng như một số thành viên
ASEAN khác nhưng cũng không quá hẹp như thời Việt Nam bị kẹt trong chiến
tranh lạnh.
Nếu phải mua vũ khí trang bị cho quân đội để đối phó với đe dọa từ
bên ngoài thì Việt Nam cũng chỉ sắm vũ khí để tự vệ thôi. Tiếp đó, nếu
không mua từ Mỹ thì Việt Nam có thể mua từ các nước khác như thực tế đã
cho thấy. Cho nên tôi nghĩ ông Minh nói Trung Quốc không nên lo lắng là
vì vậy. Tức là ông nói một vấn đề cụ thể nhưng qua đó ta có thể hiểu
không gian vận động chiến lược mới của Việt Nam.
Thanh Trúc: Ông nhận định thế nào khi phó thủ tướng kiêm
ngoại trưởng so sánh Việt Nam với Philippines, nói rằng Việt Nam hiểu rõ
Trung Quốc hơn Philippines là nhờ có khuôn khổ đối tác chiến lược?
TS Đinh Hoàng Thắng: Riêng vấn đề này thì tôi có một số bảo
lưu. Bởi vì cách hỏi của cử tọa khi đưa câu hỏi cho ông Minh là vấn đề
của cử tọa, nhưng trên thực tế thì tôi không nghĩ rằng Philippines lại
không hiểu rõ Trung Quốc như Việt Nam, thậm chí tôi nghĩ người ta còn
hiểu hơn là khác.
Tôi cũng không cho rằng cái khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện
Việt Nam Trung Quốc từ nay có thể giúp Việt Nam xử lý được hết thảy mọi
rắc rối trong bang giao Việt Trung một cách dễ dàng hơn. Tôi chỉ nhắc
lại việc mà chính ông Minh đã nói trong buổi nói chuyện đó, là trong
thời gian khủng hoảng giàn khoan trên biển Đông thì Việt Nam đã 40 lần
giao thiệp để đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa và vùng
kinh tế đặc quyền của mình. Trong thời gian đấy tôi nghĩ các nhà hoạch
định chính sách Việt Nam chắc chắn đã ngấm, rất ngấm cái nhận xét của
một phân tích gia rằng là trong quan hệ quốc tế thà gặp một đối thủ chơi
rắn nhưng tôn trọng luật pháp còn hơn là có một người bạn khó lường bất
tuân và bất chấp luật pháp quốc tế.
Thanh Trúc: Ông Phạm Bình Minh cũng cổ vũ cho một mối quan
hệ hợp tác lâu dài giữa Mỹ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều gọi là
quan hệ hợp tác Mỹ Trung trong dài hạn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Quan hệ hợp tác ổn định Mỹ Trung dài hạn
rõ ràng nó rất quan trọng, nó luôn luôn giữ vai trò lĩnh xướng không chỉ
trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà cả trên toàn cầu. Tôi nhớ
gần đây chính chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố là việc Mỹ Trung
đối đầu sẽ dẫn đến một thảm họa cho cả hai nước và cả thế giới. Còn
chính phủ Mỹ cũng nhiều lần thanh minh là Mỹ không có ý đồ ngăn chận hay
kềm chế Trung Quốc. Mỹ tuyên bố hoan nghênh một Trung Quốc trỗi dậy
trong hòa bình và có sự đóng góp vào việc ổn định và phát triển trong
khu vực cũng như có đóng góp vai trò và trách nhiệm trong các vấn đề
quốc tế.
Tuy nhiên giữa các tuyên bố và việc triển khai chiến lược toàn cầu
của các nước lớn thường nó có khoảng cách. Khoảng cách đó lớn hay nhỏ
tùy thuộc vào quân bình lực lượng, tùy thuộc vào tương quan lợi ích.
Các thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam chỉ có thể có hữu hiệu mới
có cái hệ lụy chưa lường được nếu như không bao giờ đặt tất cả trứng vào
một giỏ .
Sau ba mươi năm thì lần đầu tiên mới đây Hà Nội có một hội nghị về
ngoại giao đa phương, mời các tên tuổi quốc tế đến để bàn thảo về một
nền ngoại giao đa phương, và bây giờ thì đến lượt một người đứng đầu
ngành ngoại giao đến tận Liên Hiệp Quốc để thuyết trình về vị trí của
đất nước trong một trật tự thế giới đang hình thành. Sắp tới đây là
chuyến thăm Washington hai ngày của ông ngoại trưởng. Tất cả những cái
đó cho thấy nền ngoại giao của Việt Nam đang ngày một trưởng thành. Hy
vọng công cuộc đổi mới toàn diện sẽ dẫn dắt Việt Nam đi qua cơn khốn khó
hiện nay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?
Nếu nói về những điểm chính yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người dân với người dâ
Thanh Trúc/ RFA
TS. Đinh Hoàng Thắng |
Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa
qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có
bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo
khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế
nhị và nhạy cảm.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt
Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện
là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu
nhận định trong:
"Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng
như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ
chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ
hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ
cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.
Cái chủ đề chung này, cái “theme chủ đạo” tay đôi này nó phát triển
một cách trầm trầm mà cương quyết. Nói cách khác, nó chưa có những đột
phá trong tương lai gần, nhưng nó báo hiệu là sẽ có các sự kiện có ý
nghĩa. Trước hết sẽ có tuyên bố bãi bỏ cấm vận từng phần bán vũ khí cho
Việt Nam, sẽ có tuyên bố kết thúc cuộc đàm phán maratông về Hiệp Định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.
Buổi nói chuyện giữa tuần rồi cũng là khúc dạo đầu rất tốt cho chuyến
thăm và làm việc của ngoại trưởng Pham Bình Minh tại Washington trong
hai ngày đầu tháng Mười sắp tới đây. Tôi nghĩ trong chuyến thăm
Washington sắp tới đây thì ông Phạm Bình Minh và ông John Kerry không
chỉ bàn việc triển khai mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ mà còn có
thể bàn bạc mở ra những sự kiện mới để đón chào dịp hai nước kỷ niệm 20
năm thành lập quan hệ ngoại giao bước sang 2015. Trên căn bản đó, mối
quan hệ Việt-Mỹ đang đứng trước nhiều vận hội rất tích cực."
Thanh Trúc: Thưa những điểm nào, theo ông, là chủ yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Nếu nói về những điểm chính yếu trong
quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ
từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người
dân với người dân, giữa những tổ chức xã hội. Ngoài giòng chính đó thì
ngay vào thời điểm hiện nay chúng ta được thấy những trụ cột mà cả Việt
Nam và Mỹ đều nhấn mạnh trong mối quan hệ Việt Mỹ.
Có lẽ trước hết ai cũng thấy đó là việc Việt Nam khẳng định ủng hộ
chính sách tái cân bằng, chính sách xoay trục hiện nay của Hoa Kỳ. Trong
buổi nói chuyện nếu để ý thì chúng ta thấy ông Minh nói là để giúp giải
quyết tình trạng căng thẳng ở trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì
Việt Nam hoan nghênh, tôi xin trích dẫn là :"bất cứ sự tham gia của nước
nào, bao gồm cả chính sách xoay trục sang Châu Á của nước Mỹ." Nên nhớ
rằng Tung Quốc không bao giờ hoan nghênh cái chính sách xoay trục này
của Mỹ cả. Như vậy ở đây có một điểm gặp nhau rất lớn trong quan hệ Việt
Mỹ.
Vấn đề thứ hai nữa là ở đây Mỹ cũng rất chủ động đưa ra những sáng
kiến để đóng băng các hoạt động phi pháp trên biển Đông. Mỹ cũng đòi trả
lại nguyên trạng biển Đông như trước tháng Năm. Cái này cũng rất trùng
hợp với quan điểm của Việt Nam. Nhân đây tôi cũng muốn nhắc lại việc ông
Minh, trong buổi nói chuyện tại New York, đã mạnh mẽ xác quyết lập
trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần phải
hiểu tuyên bố của Minh trong tương quan Việt Trung hiện nay là một
tuyên bố đầy thách thức, có thể cắt nghĩa âm mưu cũng như hành động của
Trung Quốc đang tiến hành xây cất trên các vùng biển gần Gạc Ma cũng như
trên các đảo khác của Việt Nam.
Và điểm cuối cùng trong quan hệ Việt Mỹ là cả Việt Nam và Mỹ đều ủng
hộ vai trò tích cực hơn, chủ động hơn, của các quốc gia vừa và nhỏ trong
vấn đề xây dựng an ninh khu vực. Ông Minh, trong bài nói chuyện của
mình, đã lưu ý cử tọa về vai trò của một cộng đồng khu vực do ASEAN dẫn
dắt trong cấu trúc an ninh mới. Đấy là những điểm nhấn gần đây nhất
trong quan hệ Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, ông nghĩ sao về
phát biểu của ông Pham Bình Minh là Trung Quốc không việc gì phải nổi
nóng trước việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Phát biểu đó của ông Phạm Bình Minh, theo
tôi, nói lên một không gian vận động chiến lược của Việt Nam trong hoàn
cảnh mới. Cái không gian này mang tính độc lập tương đối nhưng nó cũng
có ngôn thuật. Không gian này tuy không thật rộng như một số thành viên
ASEAN khác nhưng cũng không quá hẹp như thời Việt Nam bị kẹt trong chiến
tranh lạnh.
Nếu phải mua vũ khí trang bị cho quân đội để đối phó với đe dọa từ
bên ngoài thì Việt Nam cũng chỉ sắm vũ khí để tự vệ thôi. Tiếp đó, nếu
không mua từ Mỹ thì Việt Nam có thể mua từ các nước khác như thực tế đã
cho thấy. Cho nên tôi nghĩ ông Minh nói Trung Quốc không nên lo lắng là
vì vậy. Tức là ông nói một vấn đề cụ thể nhưng qua đó ta có thể hiểu
không gian vận động chiến lược mới của Việt Nam.
Thanh Trúc: Ông nhận định thế nào khi phó thủ tướng kiêm
ngoại trưởng so sánh Việt Nam với Philippines, nói rằng Việt Nam hiểu rõ
Trung Quốc hơn Philippines là nhờ có khuôn khổ đối tác chiến lược?
TS Đinh Hoàng Thắng: Riêng vấn đề này thì tôi có một số bảo
lưu. Bởi vì cách hỏi của cử tọa khi đưa câu hỏi cho ông Minh là vấn đề
của cử tọa, nhưng trên thực tế thì tôi không nghĩ rằng Philippines lại
không hiểu rõ Trung Quốc như Việt Nam, thậm chí tôi nghĩ người ta còn
hiểu hơn là khác.
Tôi cũng không cho rằng cái khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện
Việt Nam Trung Quốc từ nay có thể giúp Việt Nam xử lý được hết thảy mọi
rắc rối trong bang giao Việt Trung một cách dễ dàng hơn. Tôi chỉ nhắc
lại việc mà chính ông Minh đã nói trong buổi nói chuyện đó, là trong
thời gian khủng hoảng giàn khoan trên biển Đông thì Việt Nam đã 40 lần
giao thiệp để đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa và vùng
kinh tế đặc quyền của mình. Trong thời gian đấy tôi nghĩ các nhà hoạch
định chính sách Việt Nam chắc chắn đã ngấm, rất ngấm cái nhận xét của
một phân tích gia rằng là trong quan hệ quốc tế thà gặp một đối thủ chơi
rắn nhưng tôn trọng luật pháp còn hơn là có một người bạn khó lường bất
tuân và bất chấp luật pháp quốc tế.
Thanh Trúc: Ông Phạm Bình Minh cũng cổ vũ cho một mối quan
hệ hợp tác lâu dài giữa Mỹ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều gọi là
quan hệ hợp tác Mỹ Trung trong dài hạn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Quan hệ hợp tác ổn định Mỹ Trung dài hạn
rõ ràng nó rất quan trọng, nó luôn luôn giữ vai trò lĩnh xướng không chỉ
trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà cả trên toàn cầu. Tôi nhớ
gần đây chính chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố là việc Mỹ Trung
đối đầu sẽ dẫn đến một thảm họa cho cả hai nước và cả thế giới. Còn
chính phủ Mỹ cũng nhiều lần thanh minh là Mỹ không có ý đồ ngăn chận hay
kềm chế Trung Quốc. Mỹ tuyên bố hoan nghênh một Trung Quốc trỗi dậy
trong hòa bình và có sự đóng góp vào việc ổn định và phát triển trong
khu vực cũng như có đóng góp vai trò và trách nhiệm trong các vấn đề
quốc tế.
Tuy nhiên giữa các tuyên bố và việc triển khai chiến lược toàn cầu
của các nước lớn thường nó có khoảng cách. Khoảng cách đó lớn hay nhỏ
tùy thuộc vào quân bình lực lượng, tùy thuộc vào tương quan lợi ích.
Các thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam chỉ có thể có hữu hiệu mới
có cái hệ lụy chưa lường được nếu như không bao giờ đặt tất cả trứng vào
một giỏ .
Sau ba mươi năm thì lần đầu tiên mới đây Hà Nội có một hội nghị về
ngoại giao đa phương, mời các tên tuổi quốc tế đến để bàn thảo về một
nền ngoại giao đa phương, và bây giờ thì đến lượt một người đứng đầu
ngành ngoại giao đến tận Liên Hiệp Quốc để thuyết trình về vị trí của
đất nước trong một trật tự thế giới đang hình thành. Sắp tới đây là
chuyến thăm Washington hai ngày của ông ngoại trưởng. Tất cả những cái
đó cho thấy nền ngoại giao của Việt Nam đang ngày một trưởng thành. Hy
vọng công cuộc đổi mới toàn diện sẽ dẫn dắt Việt Nam đi qua cơn khốn khó
hiện nay.