Đoạn Đường Chiến Binh

Thầy và Tôi

1- Thưở còn bé, làng tôi có vị sư trụ trì chùa Từ Tôn được mọi người, không kể lương hay đạo, kính mến gọi là thầy. “Thầy” ở đây có nhiều nghĩa, vừa là vị hòa

 

Tiên Sha - Lê Luyến


1- Thưở còn bé, làng tôi có vị sư trụ trì chùa Từ Tôn được mọi người, không kể lương hay đạo, kính mến gọi là thầy. “Thầy” ở đây có nhiều nghĩa, vừa là vị hòa thượng đức cao đạo trọng, vừa là người làu thông sách vở thánh hiền, vừa là vị cha già lớn tuổi am hiểu sâu sắc chuyện đời, sống trọn vẹn nghĩa tình thủy chung với bà con làng nước.

Người ta cũng không bận tâm tìm biết pháp danh của thầy làm gì, chỉ thường dùng tên chùa mà gọi, lâu dần trở thành quen thuộc, từ đó thầy có tên là Từ Tôn.

Ngoài tri thức đạo pháp uyên thâm là điều tất nhiên của bậc dày công tu hành, thầy còn am tường thấu đáo được đạo trời tạo hóa nhiều lẽ biến thiên, huyền diệu, nhiệm mầu vô biên. Riêng với con người, bất cứ trong hoàn cảnh nào, lúc nào thầy cũng tỏ ra khoan hòa, độ lượng và chân thành. Chẳng gắt gỏng, nặng nhẹ, chì chiết với ai và chưa hề tỏ một chút bực tức, giận hờn nào. Với thầy, dường như mọi sự ở trên đời đều được gạn lọc, hóa giải qua cái tâm tĩnh lặng, bác ái, vị tha của bậc tu hành. Nét từ bi lồ lộ trong phong thái sinh hoạt hàng ngày. Thầy sống, kinh kệ cần mẫn, làm việc siêng năng, hoạt động tích cực. Chuyện Đạo, chuyện Đời thầy xem quan trọng như nhau, hoàn tất chu đáo mọi việc nhẹ nhàng chẳng chút lơ là, chểnh mảng.

Hễ cứ nhà nào, người nào trong làng gặp phải cảnh tai ương hung hiểm hay lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo bất trắc, thậm chí chuyện vợ chồng con cái lục đục, bất hòa... thì hầu như đều có mặt thầy xuất hiện vào lúc sớm nhất để giúp đỡ, xoa dịu, an ủi hay hòa giải, hàn gắn mọi vết thương đau. Khó khăn cách mấy thầy cũng cố gắng tìm cách làm cho bằng được, thậm chí còn làm thật tốt nữa là đằng khác. Hầu như mọi người đều lĩnh hội lời khuyên của thầy để áp dụng cho cuộc sống hiện tại của họ.

Không chỉ chừng đó. Tâm của thầy còn sáng ngời tình thương sâu sắc, có ý nghĩa góp phần vun bón thêm mảnh đất quê hương chút mầm xanh tương lai thế hệ con cháu mai sau qua việc làm thực tế đầy tình người của bậc thức giả. Thầy đứng ra vận động với chính quyền tỉnh, thành và sở tại địa phương, cũng như các tổ chức từ thiện quốc tế để xin kinh phí xây dựng một trường học nhỏ nằm trong khuôn viên chùa, bắt đầu thực hiện kế hoạch khai hóa cho các em học sinh con nhà nghèo hoặc côi cút. Nhờ vậy, tôi bắt đầu bài học khai tâm lớp vỡ lòng trong ngôi trường chùa nghèo, không học phí của thầy tạo dựng.

Có ai hỏi nhờ đâu mà được vậy? Thầy trả lời nhờ vào cái Tâm có chữ Nhẫn, tức Hạnh nhẫn nhục Balamật. Lâu dần, người dân cảm hóa, xem thầy Từ Tôn là hình ảnh của Bồ Tát thị hiện, xem lời nói hiếm hoi của thầy là vàng ngọc, là mệnh lệnh xuất phát từ trái tim nhà Phật, xem việc làm của thầy là cứu độ chúng sanh.

Thầy chỉ nói lúc cần thiết. Tôi còn nhớ có lần thầy nói với mọi người một câu mà mãi đến nhiều năm sau nầy khi trưởng thành, lăn lộn vào giông bão cuộc đời, tôi mới thấu hiểu được phần nào lý lẽ thâm sâu của bậc chân tu “hành thâm Bát Nhã“: “Giá trị lời nói không phải phát ra từ người mình kính trọng, mà chính vì sự kiểm chứng chính xác của người nghe, hợp với năng lực trí tuệ và con đường tâm linh của mình. Đời sống tâm linh cao đẹp là con đường chứng nghiệm thực tế.’’ Qua lời thầy dạy, qua cung cách sống của thầy, tôi nhận thức ra được phần nào chân lý vi diệu nhờ thầy khai mở, điểm hóa ban đầu, tôi hiểu về Đạo thấm nhuần và dễ dàng hơn. Về sau, tôi tập nhìn vào quãng đời dài, rất dài nỗi long đong, lận đận của mình mà phán xét, suy ngẫm. Có lẽ nhờ vậy mà trên bước đường truân chuyên, chìm nổi, tù đày, lưu lạc mai hậu đã giúp tôi phần nào bình tâm, vững vàng, không ngã quị vì tai trời vạ nước nghiệt ngã, bất hạnh, thất vọng và đau khổ chập chùng.

Tuổi ấu thơ của tôi lớn lên, gần gũi trong khung cảnh lớp học và sự trầm lặng của khuôn viên ngôi chùa làng cùng với hình ảnh các chú tiểu và những vị sư tăng sớm tối kinh kệ. Lớn hơn một chút nữa, cha mẹ cho tôi gia nhập vào đoàn thiếu niên oanh vũ gia đình Phật tử Từ Tôn cũng do thầy chủ xướng thành lập trong cao trào thịnh phát của Phật giáo miền Trung vào thời điểm thập niên 50. Tôi lại có thêm cơ hội rèn luyện bản thân theo con đường giáo huấn khuôn phép, lễ nghi Phật đạo. Hàng tuần cùng các anh chị huynh trưởng và các bạn trang lứa, tôi học giáo lý, lên Niệm Phật đường đảnh lễ chư Phật, tập tụng niệm kinh cầu an, cầu siêu, sám hối. Việc học hành tu tập tưởng nhẹ như mây trôi, giản dị như trong đời sống bình thường, nào ngờ chẳng đơn giản chút nào và không làm sao hấp dẫn được đứa bé hiếu động như tôi, nghịch ngợm, vốn ưa leo trèo chạy nhảy hơn là ngồi yên một chỗ nắn nót từng chữ viết, ê a từng lời kinh khó hiểu. Học giáo lý, nghe thuyết giảng nhưng quả thật tôi chẳng hiểu biết là bao. Khi phát biểu lại, nếu không lệch lạc thì cũng chưa chắc đã đúng.

Tôi chỉ làm một thứ “répétiteur“ đơn giản mà cũng không xong, bởi lẽ, tôi chưa nhận diện được thực hư, chân giả. Càng học càng thấy khó, càng tu rèn càng thấy khổ. Con đường học, đạo sao mà nhiêu khê quá. Tuy vậy, lớn dần vào độ tuổi suy nghĩ, tôi vẫn là đứa trẻ hấp thụ được những tinh hoa của cửa thiền thật trong sáng, thuận lòng. Đó là may mắn nhờ vào ngộ tánh. Cái bản thể chân thật, tự tại, bao quát minh mông vô tận vô biên chính là cái bản thể chung, tốt lành khởi đầu của chúng sanh như câu: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Phật học đã âm thầm gieo vào lòng tôi một hạt nhân quý hiếm từ lúc nào mà thời đó tôi chưa cảm nhận được.

Tôi giã từ mái trường tiểu học chùa làng, bước lên bậc trung học ở trường tư thục thành phố. Vào lứa tuổi dậy thì, khởi đầu những biến động tâm sinh lý với nhiều mơ mộng xao xuyến, rạo rực lửa đam mê dục vọng, khiến tôi không ít suy nghĩ viển vông, lẩn thẩn trong tâm hồn. Đêm ngồi một mình nhìn ánh sao trời, ngắm cảnh nam thanh nữ tú dập dìu qua lại trên phố phường ngập tràn ánh sáng đèn màu hay nằm thao thức nghe tiếng gió luồn qua khe cửa, nghe tiếng mưa rơi lộp độp trên mái hiên... lòng bỗng dưng tư lự, bâng khuâng vô cớ.

Hình ảnh những khuôn mặt khả ái với mái tóc thề phủ bờ vai, chiếc nón lá che nghiêng, những tà áo dài nữ sinh tha thướt tung bay trong gió, quấn quít ôm sát bắp đùi tròn lẳn, những đường gân nổi hình chữ V hấp dẫn trên cặp mông nở nang ẩn hiện chập chờn sau vạt áo, những bước chân chim tung tăng đi đến trường với chiếc cặp sách trên tay, e ấp che hờ khuôn ngực tròn trịa, chắc nịch con gái... làm tôi xốn xang phải ngoảnh mặt. Nhìn thì phạm tội, ngó lơ cũng chẳng hết tội. Bởi lẻ, không nhìn mà lại nhìn – do tại cái tâm. Ý niệm giữa Đạo và Đời nẩy sinh trong tư tưởng tôi những tranh chấp quyết liệt. Và lần nào cũng vậy, phần đời lúc nào cũng thắng thế. Làm sao để định tâm lại vẫn là suy nghĩ trăn trở trong lòng. Tôi kiểm điểm rồi nhớ lời thầy dạy, tự nhắc nhở mình: tu tại Tâm, tu tại Tâm, tu tại Tâm... Tôi quyết định dành thời gian rỗi rảnh trở về thăm lại chùa hàng tuần. Hy vọng với tiếng mõ câu kinh, với giáo lý giải kết, với không khí trầm lặng trang nghiêm và lời giáo hóa chân tình của thầy... sẽ giúp làm dịu đi những xao xác trong lòng.

Tôi nặng đời trần tục, mải miết mê luyến dục vọng, đã vụng về lại thêm chây lười tu tập mà tiến trình học đạo thì quá cao diệu, thâm sâu và mênh mông làm sao có thể đạt được tới đích? Tội nghiệp, tôi làm thân tằm ăn dâu để nhả tơ mong hướng thượng, tô điểm làm đẹp cuộc đời, nào ngờ, tơ đâu chẳng thấy mà chỉ thấy nhả ra lại toàn là thứ mình đã ăn, chẳng thể tiêu hóa được. Đời tôi còn vương vấn quá nhiều vọng tưởng, lục dục thất tình, nên chi là một Phật tử mà lại không dám quy y vì sợ phạm tội, phạm giới cấm. Nam mô a di đà Phật, lời thầy dạy con biết là không thể nào thực hiện nổi, xin thầy rộng lượng từ bi tha thứ cho con.

Từ đó, tôi lặng lẽ bỏ cuộc.

2- Lần thứ hai tôi nghe tiếng súng vang rền trong thành phố quê hương vào tết Mậu Thân 68, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân đoàn I – Quân khu I.

Lần đầu tiên, biến cố Phật Đản 1963 đã đẩy những người tu hành ra khỏi mái chùa tĩnh lặng. Phật giáo đứng lên đấu tranh. Tình hình chính trường miền Nam năm 63 xáo trộn dữ dội đã là nguyên nhân đưa đến kết quả hàng loạt những biến động mà hệ lụy khởi đầu là vụ Phật Đản miền Trung. Lợi dụng thời cơ ngàn vàng, bọn tả khuynh mỵ dân khoác áo yêu nước, bọn tình báo chiến lược Cộng Sản đội lốt nhà tu hay bọn hoạt đầu chính trị ẩn phục trong trường đại học, trung học, cơ quan chính quyền... đã xách động sinh viên học sinh và đồng bào Phật giáo đồ thuần thành xuống đường chống chính phủ vì đạo pháp bị bức tử, trong lúc những người lãnh đạo miền Nam còn đang bận tâm ra sức xâu xé lẫn nhau để tranh giành quyền lực và ngôi vị.

Nước Việt tự hào bốn ngàn năm văn hiến nhưng đã gần một thế kỷ trôi qua vẫn không sản sinh ra nổi một vị anh hùng tuấn kiệt để thống nhất sơn hà, lèo lái vận mệnh tổ quốc đang hồi phong ba nghiêng ngửa. Miền Nam không có một lãnh tụ tài đức vẹn toàn để vỗ về an dân, vạch rõ thủ đoạn “mượn dao giết người”, xúi dục Phật giáo loạn động đất nước hòng mưu toan cưỡng chiếm trọn vẹn lãnh thổ nước Việt của bọn tình báo nước ngoài và Cộng sản. Việc nước, việc dân hầu hết đều do bàn tay điều hướng của ngoại bang, đứng đầu là Mỹ.

Miền Bắc thì càng tệ hại hơn nữa. Bọn cầm quyền Bắc bộ phủ điêu trá và đầy tham vọng, mượn lốt áo yêu nước thương nòi rồi toa rập với bọn Sản quan thầy Nga - Tàu, bất kể thị phi trắng đen, nhẫn tâm gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn khốc liệt. Quê Mẹ Việt Nam một ngày bỗng hóa thành là võ đài cho cuộc thư hùng sinh tử giữa hai anh chàng cao bồi khổng lồ, mà mỗi bên đều kéo theo một đám chư hầu đông đúc của hai phe Quốc - Cộng. Từ đó, hận thù chết chóc gieo rắc triền miên xuống đầu lương dân 3 miền nước Việt.

Trong chiến tranh, lớp trẻ là nguồn lực dồi dào nhất có thể huy động bất cứ lúc nào để bảo vệ tổ quốc. Họ nhận lãnh trách nhiệm đối với quê hương như một niềm vinh dự to lớn nhưng cũng là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất. Chưa kịp hiểu rõ đời đã bị đẩy vào đời. Chiến tranh bùng phát ào ạt như ngọn lửa táp ngang mày.

Tôi có lệnh gọi động viên khi đất nước còn mang cái tang chung của mùa Xuân Mậu Thân 68.

Diễn Hành tại Vũ Đính Trường Trường Sĩ Quan Thủ ĐứcSố tôi học hành không đạt, Đạo hạnh cũng chẳng thông, bây giờ tôi nhập Đời học cách giết người, uống rượu, tà dâm, dối trá mà trong trí vẫn thuộc nằm lòng năm điều răn cấm của Ngũ giới nhà Phật là: không sát sanh, không uống rượu, không nói láo, không tà dâm, không trộm cướp; Còn Nho giáo thì có Ngũ thường là: bất nhơn, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Tôi ngẫm, mình chỉ còn thiếu một cái nữa là phạm đủ ngũ giới, ngũ thường. Mặc cảm tội lỗi dằn vặt, hành hạ không ít. Tôi sống lặng lẽ cô đơn, xa lánh mọi người.

Mang tâm trạng bất ổn đó, tôi bước vào quân trường. Thời gian trui rèn, thao luyện đổ mồ hôi. Ngày, bận bịu tất bật với những bài học tác xạ, chiến thuật, lãnh đạo chỉ huy, tác chiến trong rừng, trong thành phố... Đêm, không nằm trực tuyến thì tập dạ hành hay quân phong quân kỷ, trình diện dã chiến... Từ mờ sáng đến tối mịt, lúc nào quân trường cũng rầm rập tiếng đếm nhịp bước đều, đâu đâu cũng nghe vang vang hành khúc: “Đường trường xa... Đoàn hùng binh...” Thân xác mệt mỏi rã rời, đầu óc trơ lỳ chai cứng.

“Cư An Tư Nguy“ mang trên vai áo trong quân trường Thủ Đức tưởng nhẹ tênh mà thật ra lại quá nhọc nhằn, nặng nề. Khi an không quên lúc nguy, khi vững đừng xao lãng có thể mất, khi trị phải nhớ lúc loạn... Cho hay, khi tổ quốc đã tin tưởng giao phó, ủy thác lớp người trẻ trọng trách bảo vệ núi sông thì không thể chểnh mảng coi thường được. Thế rồi lâu dần cũng quen. Đời Sinh viên Sĩ quan càng lên cấp trưởng càng nhẹ nhàng, nỗi lao nhọc khó khăn ban đầu vơi dần đi, giúp tôi loại bỏ được chán chường, quân bình lại tâm lý. Tôi thấy mình trưởng thành lên, tự tin hơn và yêu đời ra. Có lẽ, nghiệp dĩ nhà binh với đôi giày saut và bộ quần áo trận thích hợp với cuộc đời tôi hơn. Hãnh diện từ đấy mà gian nan cũng bắt đầu từ đấy.

Thời gian lặng lẽ trôi, hết giai đoạn một qua giai đoạn hai rồi đến ngày mãn khóa.

Chọn đơn vị. Ai cũng sợ đi vùng I, tôi chọn. Ở đâu mà chẳng là quê hương mình. Chọn binh chủng. Thứ lính ít người muốn, tôi tình nguyện. Lính gì cũng là lính, cũng phải đánh giặc giữ nước chứ có ở nhà tà tà bát phố đâu. Tôi vốn dĩ ghét chiến tranh. Chiến tranh chết chóc, điêu tàn ai mà không ghét. Tuy nhiên, vì yêu tự do, chống đối mọi hình thức độc tài, nên đã vào lính thì phải chiến đấu, phải là lính “thứ thiệt“ mới là lính, mặc dầu đời lính tác chiến gian nan, khổ cực, sống chết chẳng ai lường trước từ quan, cai cho đến đơ dzem cùi bắp. Vất vả không ít, bị xài xể cũng nhiều. Tháng nào không băng rừng vượt núi. Tuần nào không chết chóc bị thương. Đánh giặc ví như ăn uống hàng ngày. Chiến trường luôn thúc giục, réo gọi người lính ra đi. Lại lên đường, lại nhập trận, không từ chối tránh né được. Kỷ luật mà. Lính nào mà không kỷ luật. Không kỷ luật, không có quân đội. Ở đâu người lính cũng sẵn sàng. Chết sống do phần, thương vong có số, đời người dài ngắn bởi trời cả. Bom rơi đạn lạc là chuyện thường tình, số chết thì chổ nào cũng chết, có trốn ở nhà cũng ăn đạn pháo kích tiêu tùng.

Người lính chiến VNCH kiêu hùng bất khuất, hào khí ngất trời là ở chỗ đó. Họ hy sinh cho nhau lúc hiểm nghèo dễ dàng, tự nhiên vô cùng như đời vẫn thường nói: xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Anh hùng, tử sĩ mấy ai nghĩ tới lúc thập tử nhất sinh đó. Họ giết nhau cũng bình thường, nhưng không hề chủ tâm nghĩ rằng mình phải giết người để trở thành anh hùng, mặc dầu hiếm kẻ anh hùng nào mà lại không giết người. Điều khác nhau của người quốc gia với kẻ thù cộng sản là ở chổ đó.

Cứ nghĩ thế rồi lòng thanh thản, tôi trải qua hết trận nầy đến trận khác chẳng mấy khó khăn. Hao hụt thì bổ sung. Bạn bè chết, buồn phát khóc cũng không tồn tại lâu, mà vui với bạn mới cũng chỉ trong giây lát bất chợt. Vui buồn lẫn lộn. Thương tật, chết chóc như người bạn chung đường, chung lối. Nỗi đau chiến tranh người lính chứng kiến hàng ngày tưởng như sờ nắm, cầm bắt được. Chiến tranh thảm lắm, tự nó vốn đã tàn bạo. Dân Việt chúng ta quá khổ, cái khổ lại quá lâu, quá nhiều. Mỏi mòn con mắt trông đợi thái bình, an cư nhưng chẳng thấy đâu, chỉ toàn là hy vọng hão huyền, ảo tưởng.

Thực sự thì người lính nào cũng muốn sống và sợ chết cả, họ chỉ không còn nghĩ đến cái chết khi súng đã nổ. Người bộ đội Cộng Sản đi vào cuộc chiến với lòng sắt máu căm hờn, với hành động vô nhân của những con người máu lạnh. Còn người lính Cộng Hòa đi vào cuộc chiến với tâm trạng bất đắc dĩ phải tự vệ, chấp nhận chiến tranh như tai trời vạ nước. Họ hành động chống trả như một phương thức kháng cự. Anh đánh tôi, tôi đánh trả. Anh muốn tàn sát tôi, tôi phải tiêu diệt anh. Quân dân miền Nam chiến đấu quyết liệt để tự bảo vệ, để sinh tồn. Cứ thế, chiến tranh tiêu hao cạn kiệt hết tài nguyên và tiền bạc, phung phí dần mòn hết quãng tuổi xuân của thanh niên cả hai phe đối nghịch.

Đời quân ngũ, người lính bận bịu quân hành nên hiếm hoi có dịp trở về thăm chùa, thăm thầy. Thỉnh thoảng hỏi mẹ, biết tin thầy khỏe. Tôi mừng.

3- Miền Nam bại trận. Một ngày, tất cả bỗng điêu linh, đảo lộn theo quốc biến tháng Tư. Vận nước và thân phận con người bị cuốn hút theo cùng giai đoạn lịch sử nghiệt ngã. Người lính Cộng Hòa lũ lượt kéo nhau vào tù, cô đơn chống chọi với số phận. Ở trong tù, người lính càng hiểu rõ hơn người Cộng Sản. Trí trá, giảo hoạt, tàn bạo, sắt máu trong cái gọi là cải tạo hầu hủy diệt đời sống tinh thần và sinh mạng đối phương mà không cần phải tra tấn, giết chết. “Trại cải tạo” tức là nơi nhốt tù, dành cho những người tù lưu đày khổ sai không có bản án. Người Cộng sản Việt Nam tiếp thu tất cả những tư tưởng hận thù, hành động ác độc, man rợ của Chủ nghĩa Xã hội từ quan thầy Nga, Tầu và họ đem ra áp dụng tại quê hương mình, xem ra còn xuất sắc hơn cả bậc thầy của mình. Nhục hình trong trại cải tạo không cần phải thường xuyên là đánh đập, hành hạ, tra tấn mà còn tàn độc nham hiểm hơn là tạo sự đói khát, lo sợ triền miên, đau đớn dai dẳng của thể xác và tinh thần. Lao dịch nặng nề cực nhọc, bất kể mưa nắng nóng lạnh. Đau ốm không thuốc men. Cấm mua bán đổi chác, không sách vở báo chí, không nói năng hát hò linh tinh, không tiếp xúc xã hội bên ngoài, không liên hệ người khác đội, không thư từ nói thật đời sống trong trại tù... Hàng trăm thứ không biến dần người tù thành đần độn.

Đói phải nói là no, ốm yếu phải nói là mạnh khỏe, cực khổ phải nói là sung sướng, bất hạnh phải nói là hạnh phúc... Sự giả dối khiến người tù đau khổ, tủi nhục, hầu triệt tiêu ý chí, nghị lực họ, biến họ thành những cái xác vô hồn. Những sự thật phũ phàng tàn nhẫn diễn ra thường xuyên, quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày khiến con người chai cứng, lạnh lùng, dửng dưng không còn cảm xúc. Sự lừa lọc dối trá, nói xuôi nói ngược cách nào cũng được, thay trắng đổi đen như trở bàn tay... khiến người tù không còn tin vào bất cứ ai, bất cứ điều gì.

Nói đời sống trong tù quá tồi tệ, không ai dám. Bảo nhà tù Xã Hội Chủ Nghĩa tốt, nhân đạo thì bị phê bình là mỉa mai chế độ. Không phát biểu thì cho là “nín thở qua sông“. Quần áo cả năm mới được phát một bộ nên phải mặc rách, vá chùm vá đụp thì bị phê bình là bôi bác lòng nhân đạo của “cách mạng”... Tù lao động khổ sai ai mà không mặc rách, mặc vá. Đi làm ngoài đồng trên nương, may mắn nhặt được củ khoai sót cắn ăn ngấu nghiến cho đỡ đói, tối về quản giáo phê bình, bắt cả đội phải ngồi thâu đêm để phân tích mổ xẻ, đào bới thành to chuyện. Nào là ăn uống mất vệ sinh, vi phạm nội quy trại, nào là phá hoại tài sản XHCN, cuối cùng quy cho cái tội khủng khiếp: phản động. Biết bao nhiêu câu chuyện cười ra nước mắt trong tù. Cứ thế, năm tháng lê thê lạnh lùng trôi qua, khái niệm về thời gian mất dần hết, người tù tự hủy diệt ngay chính đời mình mà họ không hề hay biết hoặc chẳng cần biết đến làm gì.

Tôi đã thấy nhiều người còn sống, còn thở, còn ăn uống đi đứng như những chiếc bóng âm thầm, những thây ma biết cử động. Đó là những con người câm lặng, mạng sống mỗi ngày một còm cõi tiêu hao, từ thể xác đến tinh thần. Cứ thế, họ mờ dần mờ dần rồi một ngày bỗng biến mất vĩnh viễn trên cõi đời. Họ ra đi âm thầm, lặng lẽ như họ đã sống cuộc đời tù đày lặng lẽ, âm thầm.

Tôi còn trẻ, còn nghị lực và ước vọng tương lai nên nhủ lòng phải gắng mà sống, cố bức thoát ra khỏi vòng kiềm kẹp nghiệt ngã, nham hiểm của nhà tù Cộng Sản thật im lìm đừng để họ biết đến. Nhớ lời thầy dạy ngày xưa, tôi tập suy nghĩ, nói năng, đi đứng, im lặng theo chánh pháp để tự bảo vệ mình, không cho kẻ thù có cơ hội xúc phạm đến nhân cách và đày ải thể xác. Tôi suy nghĩ đến phương pháp rèn luyện thân thể theo phép thở Yoga và thiền định.

Trong tù không đi, không ngồi thiền được thì nằm thiền (hành thiền, tọa thiền, ngọa thiền). Tôi quán tưởng đến Phật, thành kính nghĩ về Phật với tấm lòng từ bi bác ái sẽ cứu giúp tôi thoát khỏi tai kiếp hiểm nghèo. Thời gian “nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại“ nó ảo hay thật, tôi chẳng muốn biết hay không dám biết, chỉ nhớ rằng một ngày, lời cầu xin đã cảm ứng, phép lạ nhiệm mầu hiển hiện giúp tôi vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ, tủi nhục nhất của đời người để sống còn. Tôi trở về làm con người trên quê hương mình.

Ra tù, về với gia đình, với sinh hoạt XHCN, tôi mới nhìn thấy hết cảnh xót xa cay đắng của người dân, mới thấu rõ được nỗi khó khăn lam lũ của vợ hiền. Một xã hội bẩn thỉu và kỳ cục. Mọi cái hay nhất, đẹp nhất, tuyệt vời nhất đều do công ơn của đảng. Kẻ có đảng tịch được hưởng mọi ân sủng, người ngoài đảng mặc xác. Thương đàn con nheo nhóc, miếng ăn cái mặc lúc nào cũng sừng sững trước mắt, ám ảnh hàng ngày hàng giờ, cả trong giấc ngủ chập chờn. Tôi lao vào cuộc mưu tìm sinh kế, bất kể ngày đêm khuya sớm, nắng mưa đất trời, bất kể răn đe hù dọa, chỉ mong sao kiếm ra nhiều tiền lo cho các con đến tuổi ham ăn chóng lớn. Mọi thứ ăn mặc, học hành, phải không như thúc hối bên lưng khiến tôi nhức nhối tâm can.

Đêm thao thức, tôi lại nghĩ đến Đức Bồ Tát cứu nạn cứu khổ. Sáng dậy, tìm lên chùa thắp hương đảnh lễ cầu nguyện chư Phật, xin Ngài dang tay cứu giúp lần nữa. Tôi tìm đến thăm thầy. Thầy lúc nầy đã già lắm, lưng còng tai lãng, tay lần tràng hạt run rẩy, hàng mi bạc che khuất ánh mắt tinh anh ngời sáng từ bi nhưng tâm thầy thì vẫn linh tuệ, trí thầy vẫn minh mẫn. Thầy bảo họa phúc thường vẫn đi kèm như hình với bóng và cẩn trọng dặn dò tôi kiên nhẫn chờ đợi, chớ vọng động- Sống là động nhưng lòng luôn bất động, nhất là giữ cái Tâm đừng để chao đảo, nghiêng ngả- Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Hiện tại chỉ là thử thách, là rèn luyện, hậu vận rồi sẽ khá hơn, không đắng cay nghiệt ngã mãi như vậy. Thầy như có huệ nhãn nhìn xa thấy trước. Lời thầy bóng gió như tiết lộ huyền cơ.

4- Đầu năm 92, gia đình tôi được qua Mỹ. Lời thầy quả ứng nghiệm. Từ nay trên bước đường lưu vong, tôi trở lại làm con người trên xứ người.

Ở xứ người, trong cuộc mưu tìm sinh kế buộc tôi phải bôn ba ngược xuôi qua nhiều tiểu bang, thành phố, thay đổi nhiều công việc và chỗ ở, nhưng dần dần rồi cũng ổn định tất cả. Trong gia đình, tôi thường đem sự thật của đời, của mình đã trải qua để làm gương dạy dỗ con cháu. Tôi ví đó như là những dòng suối, soi rọi chính hình ảnh của tâm hồn, của một quãng đời tuổi trẻ lãng đãng ngông cuồng, lao đao chìm nổi. Bảo là dạy con cháu nhưng thật ra là tôi đang học, đang tự kiểm điểm lại chính mình, đang thể nghiệm chân lý vô thường của con người. Khơi gợi trong dòng suối cuộc đời, tự tâm, tôi như nhìn thấy lại từng khoảnh khắc thời gian, gạn lọc được cái đúng sai, tốt xấu, phải trái, nên hư... để cuối cùng, trước sau, mình biết mình cần phải dạy con cháu những điều gì. Trong dòng suối trong lành và trung thực ấy, tôi thấy mình như trăm tuổi, là hình bóng một con người ngược xuôi tất tả theo dòng thời gian bất tuyệt.

Vốn biết mình tài hèn đức bạc, không thể làm chuyện an bang tế thế, lấp biển vá trời, nên chọn từ những mảnh vỡ của đời, tôi góp nhặt lại, đem ghép thành chiếc gương không tì vết và thật trong suốt như Minh Tâm Kính, ước mong con cháu soi rọi thấu rõ được bản thân mà chọn hướng đi đúng đắn cho cuộc đời, đừng bao giờ để mắc phải sai phạm hầu thoát khỏi bóng tối hãi hùng của tội lỗi và đau khổ. Riêng tôi, phần đời còn lại tôi lấy hạnh phúc của gia đình và tha nhân làm hạnh phúc cho chính mình. Cuối đời, tôi tìm niềm vui trong những trang sách. Tôi chọn văn chương làm nơi gởi gắm tâm hồn và giải tỏa những uẩn khúc muộn phiền còn rơi rớt lại sau cuộc chiến, sau tháng năm đăng đẳng trôi giạt lạc loài trên xứ người.

Thời gian như bóng câu, bận bịu hoài chuyện làm ăn rồi cũng đến lúc được thư nhàn. Đứa con gái út, ngày ra đi chưa đầy tám tuổi nay đã trưởng thành, tốt nghiệp cao học, có công việc làm ăn cố định. Mấy đứa lớn thì đã yên bề gia thất, có cuộc sống riêng tư no đủ. Còn lại hai vợ chồng già, tôi kiếm cái job nhẹ nhàng thoải mái làm cho thư giãn thần kinh, sức khỏe. Rảnh rang, đi chơi đây đó thăm đồng hương chiến hữu, biết thêm cảnh trí đời sống quê người. Cuối tuần, dành thời gian chở cháu nội, cháu ngoại đến chùa Huệ Quang học tiếng Việt, để nhắc nhở bầy trẻ đừng bao giờ đánh mất cội nguồn, lãng quên tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng vay mượn hình ảnh cảnh chùa nơi quê người đất khách mà tưởng nhớ Thầy xưa chốn cũ. Thầy tôi nay đã quá vãng, thọ 100 tuổi.

Mười bảy năm lưu lạc xứ người. Nhìn lại chặng đường đã qua, cũng có cái được, cái mất. Cái được thì quá ít ỏi nhưng cái mất thì nhiều vô số. Tuy nhiên, được hay mất ở đời rồi cũng đến lúc chẳng còn là điều quan trọng nữa. Ý nghĩa phù du của cuộc sống cho đến một ngày nào đó rồi ra ai cũng hiểu. Đời sống sẽ có lúc lắng đọng, không còn là nỗi chập chùng lo toan, muộn phiền. Cứ thế, thời gian lặng lẽ cuồn cuộn trôi nhanh chóng vánh. Rồi thây kệ những nỗi đau riêng, tôi đã cố làm sao mỗi ngày còn sống là một ngày hoan hỷ và ý nghĩa - thời gian ngắn ngủi của nhiều nụ cười thân mến và của những lời nói chân thành. Tôi đã cố gắng quên tất cả, không nhắc nhở đến quá khứ làm gì nhưng đó là điều không dễ dàng. Tôi đã học cả đời để cố quên, xem thường mọi thứ, nhưng càng gắng quên thì nỗi nhớ lại càng nhói buốt, ray rứt. Tôi đang tìm cách để thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn cay nghiệt của dĩ vãng đau thương và đoạn tuyệt với những hệ lụy ràng buộc vướng bận của cuộc đời trần.

Riêng với Thầy kính yêu, tôi lại muốn nhớ, vạn lần không muốn đánh mất hơi hướm, bóng dáng, kỷ niệm ngày xưa. Cho hay ở đời có cái cần học để quên cũng có cái cần học để nhớ. Và hôm nay trên bước đường tha phương, tôi đang khắc khoải nhớ về một quê hương yêu thương, cách trở nghìn trùng. Nỗi nhớ đó luôn quặn thắt làm trĩu nặng lòng mình./-

Chesterfield VA, Aug 14.2008

 

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (1)

Bến Tre
Việc tranh giành biển Đông ; Trung Quốc bị hố nặng. Đáng lẽ ra Trung Quốc nên đóng vai trò chủ đạo là anh cả kinh tế trong vùng ; và là đàn anh về thu nhập trên thế giới , để cho các nước nhỏ , đàn em trong khu vực quây quần bên mình. Đàng nầy , chưa là gì cả mà vội khoe cơ bắp ; bây giờ , thay vì là đàn em , các nước xung quanh lo phát triển sức mạnh chống lại Trung Quốc. Than ôi ! Thay vì khoe sức mạnh trí tuệ , Trung Quốc lại khoe xức mạnh cơ bắp. Bây giờ Trung Quốc mà có mở tiệc Đại yến mời đàn em , thì không có đứa nào dám xơi. Trung Quốc bị hố nặng lắm.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Thầy và Tôi

1- Thưở còn bé, làng tôi có vị sư trụ trì chùa Từ Tôn được mọi người, không kể lương hay đạo, kính mến gọi là thầy. “Thầy” ở đây có nhiều nghĩa, vừa là vị hòa

 

Tiên Sha - Lê Luyến


1- Thưở còn bé, làng tôi có vị sư trụ trì chùa Từ Tôn được mọi người, không kể lương hay đạo, kính mến gọi là thầy. “Thầy” ở đây có nhiều nghĩa, vừa là vị hòa thượng đức cao đạo trọng, vừa là người làu thông sách vở thánh hiền, vừa là vị cha già lớn tuổi am hiểu sâu sắc chuyện đời, sống trọn vẹn nghĩa tình thủy chung với bà con làng nước.

Người ta cũng không bận tâm tìm biết pháp danh của thầy làm gì, chỉ thường dùng tên chùa mà gọi, lâu dần trở thành quen thuộc, từ đó thầy có tên là Từ Tôn.

Ngoài tri thức đạo pháp uyên thâm là điều tất nhiên của bậc dày công tu hành, thầy còn am tường thấu đáo được đạo trời tạo hóa nhiều lẽ biến thiên, huyền diệu, nhiệm mầu vô biên. Riêng với con người, bất cứ trong hoàn cảnh nào, lúc nào thầy cũng tỏ ra khoan hòa, độ lượng và chân thành. Chẳng gắt gỏng, nặng nhẹ, chì chiết với ai và chưa hề tỏ một chút bực tức, giận hờn nào. Với thầy, dường như mọi sự ở trên đời đều được gạn lọc, hóa giải qua cái tâm tĩnh lặng, bác ái, vị tha của bậc tu hành. Nét từ bi lồ lộ trong phong thái sinh hoạt hàng ngày. Thầy sống, kinh kệ cần mẫn, làm việc siêng năng, hoạt động tích cực. Chuyện Đạo, chuyện Đời thầy xem quan trọng như nhau, hoàn tất chu đáo mọi việc nhẹ nhàng chẳng chút lơ là, chểnh mảng.

Hễ cứ nhà nào, người nào trong làng gặp phải cảnh tai ương hung hiểm hay lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo bất trắc, thậm chí chuyện vợ chồng con cái lục đục, bất hòa... thì hầu như đều có mặt thầy xuất hiện vào lúc sớm nhất để giúp đỡ, xoa dịu, an ủi hay hòa giải, hàn gắn mọi vết thương đau. Khó khăn cách mấy thầy cũng cố gắng tìm cách làm cho bằng được, thậm chí còn làm thật tốt nữa là đằng khác. Hầu như mọi người đều lĩnh hội lời khuyên của thầy để áp dụng cho cuộc sống hiện tại của họ.

Không chỉ chừng đó. Tâm của thầy còn sáng ngời tình thương sâu sắc, có ý nghĩa góp phần vun bón thêm mảnh đất quê hương chút mầm xanh tương lai thế hệ con cháu mai sau qua việc làm thực tế đầy tình người của bậc thức giả. Thầy đứng ra vận động với chính quyền tỉnh, thành và sở tại địa phương, cũng như các tổ chức từ thiện quốc tế để xin kinh phí xây dựng một trường học nhỏ nằm trong khuôn viên chùa, bắt đầu thực hiện kế hoạch khai hóa cho các em học sinh con nhà nghèo hoặc côi cút. Nhờ vậy, tôi bắt đầu bài học khai tâm lớp vỡ lòng trong ngôi trường chùa nghèo, không học phí của thầy tạo dựng.

Có ai hỏi nhờ đâu mà được vậy? Thầy trả lời nhờ vào cái Tâm có chữ Nhẫn, tức Hạnh nhẫn nhục Balamật. Lâu dần, người dân cảm hóa, xem thầy Từ Tôn là hình ảnh của Bồ Tát thị hiện, xem lời nói hiếm hoi của thầy là vàng ngọc, là mệnh lệnh xuất phát từ trái tim nhà Phật, xem việc làm của thầy là cứu độ chúng sanh.

Thầy chỉ nói lúc cần thiết. Tôi còn nhớ có lần thầy nói với mọi người một câu mà mãi đến nhiều năm sau nầy khi trưởng thành, lăn lộn vào giông bão cuộc đời, tôi mới thấu hiểu được phần nào lý lẽ thâm sâu của bậc chân tu “hành thâm Bát Nhã“: “Giá trị lời nói không phải phát ra từ người mình kính trọng, mà chính vì sự kiểm chứng chính xác của người nghe, hợp với năng lực trí tuệ và con đường tâm linh của mình. Đời sống tâm linh cao đẹp là con đường chứng nghiệm thực tế.’’ Qua lời thầy dạy, qua cung cách sống của thầy, tôi nhận thức ra được phần nào chân lý vi diệu nhờ thầy khai mở, điểm hóa ban đầu, tôi hiểu về Đạo thấm nhuần và dễ dàng hơn. Về sau, tôi tập nhìn vào quãng đời dài, rất dài nỗi long đong, lận đận của mình mà phán xét, suy ngẫm. Có lẽ nhờ vậy mà trên bước đường truân chuyên, chìm nổi, tù đày, lưu lạc mai hậu đã giúp tôi phần nào bình tâm, vững vàng, không ngã quị vì tai trời vạ nước nghiệt ngã, bất hạnh, thất vọng và đau khổ chập chùng.

Tuổi ấu thơ của tôi lớn lên, gần gũi trong khung cảnh lớp học và sự trầm lặng của khuôn viên ngôi chùa làng cùng với hình ảnh các chú tiểu và những vị sư tăng sớm tối kinh kệ. Lớn hơn một chút nữa, cha mẹ cho tôi gia nhập vào đoàn thiếu niên oanh vũ gia đình Phật tử Từ Tôn cũng do thầy chủ xướng thành lập trong cao trào thịnh phát của Phật giáo miền Trung vào thời điểm thập niên 50. Tôi lại có thêm cơ hội rèn luyện bản thân theo con đường giáo huấn khuôn phép, lễ nghi Phật đạo. Hàng tuần cùng các anh chị huynh trưởng và các bạn trang lứa, tôi học giáo lý, lên Niệm Phật đường đảnh lễ chư Phật, tập tụng niệm kinh cầu an, cầu siêu, sám hối. Việc học hành tu tập tưởng nhẹ như mây trôi, giản dị như trong đời sống bình thường, nào ngờ chẳng đơn giản chút nào và không làm sao hấp dẫn được đứa bé hiếu động như tôi, nghịch ngợm, vốn ưa leo trèo chạy nhảy hơn là ngồi yên một chỗ nắn nót từng chữ viết, ê a từng lời kinh khó hiểu. Học giáo lý, nghe thuyết giảng nhưng quả thật tôi chẳng hiểu biết là bao. Khi phát biểu lại, nếu không lệch lạc thì cũng chưa chắc đã đúng.

Tôi chỉ làm một thứ “répétiteur“ đơn giản mà cũng không xong, bởi lẽ, tôi chưa nhận diện được thực hư, chân giả. Càng học càng thấy khó, càng tu rèn càng thấy khổ. Con đường học, đạo sao mà nhiêu khê quá. Tuy vậy, lớn dần vào độ tuổi suy nghĩ, tôi vẫn là đứa trẻ hấp thụ được những tinh hoa của cửa thiền thật trong sáng, thuận lòng. Đó là may mắn nhờ vào ngộ tánh. Cái bản thể chân thật, tự tại, bao quát minh mông vô tận vô biên chính là cái bản thể chung, tốt lành khởi đầu của chúng sanh như câu: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Phật học đã âm thầm gieo vào lòng tôi một hạt nhân quý hiếm từ lúc nào mà thời đó tôi chưa cảm nhận được.

Tôi giã từ mái trường tiểu học chùa làng, bước lên bậc trung học ở trường tư thục thành phố. Vào lứa tuổi dậy thì, khởi đầu những biến động tâm sinh lý với nhiều mơ mộng xao xuyến, rạo rực lửa đam mê dục vọng, khiến tôi không ít suy nghĩ viển vông, lẩn thẩn trong tâm hồn. Đêm ngồi một mình nhìn ánh sao trời, ngắm cảnh nam thanh nữ tú dập dìu qua lại trên phố phường ngập tràn ánh sáng đèn màu hay nằm thao thức nghe tiếng gió luồn qua khe cửa, nghe tiếng mưa rơi lộp độp trên mái hiên... lòng bỗng dưng tư lự, bâng khuâng vô cớ.

Hình ảnh những khuôn mặt khả ái với mái tóc thề phủ bờ vai, chiếc nón lá che nghiêng, những tà áo dài nữ sinh tha thướt tung bay trong gió, quấn quít ôm sát bắp đùi tròn lẳn, những đường gân nổi hình chữ V hấp dẫn trên cặp mông nở nang ẩn hiện chập chờn sau vạt áo, những bước chân chim tung tăng đi đến trường với chiếc cặp sách trên tay, e ấp che hờ khuôn ngực tròn trịa, chắc nịch con gái... làm tôi xốn xang phải ngoảnh mặt. Nhìn thì phạm tội, ngó lơ cũng chẳng hết tội. Bởi lẻ, không nhìn mà lại nhìn – do tại cái tâm. Ý niệm giữa Đạo và Đời nẩy sinh trong tư tưởng tôi những tranh chấp quyết liệt. Và lần nào cũng vậy, phần đời lúc nào cũng thắng thế. Làm sao để định tâm lại vẫn là suy nghĩ trăn trở trong lòng. Tôi kiểm điểm rồi nhớ lời thầy dạy, tự nhắc nhở mình: tu tại Tâm, tu tại Tâm, tu tại Tâm... Tôi quyết định dành thời gian rỗi rảnh trở về thăm lại chùa hàng tuần. Hy vọng với tiếng mõ câu kinh, với giáo lý giải kết, với không khí trầm lặng trang nghiêm và lời giáo hóa chân tình của thầy... sẽ giúp làm dịu đi những xao xác trong lòng.

Tôi nặng đời trần tục, mải miết mê luyến dục vọng, đã vụng về lại thêm chây lười tu tập mà tiến trình học đạo thì quá cao diệu, thâm sâu và mênh mông làm sao có thể đạt được tới đích? Tội nghiệp, tôi làm thân tằm ăn dâu để nhả tơ mong hướng thượng, tô điểm làm đẹp cuộc đời, nào ngờ, tơ đâu chẳng thấy mà chỉ thấy nhả ra lại toàn là thứ mình đã ăn, chẳng thể tiêu hóa được. Đời tôi còn vương vấn quá nhiều vọng tưởng, lục dục thất tình, nên chi là một Phật tử mà lại không dám quy y vì sợ phạm tội, phạm giới cấm. Nam mô a di đà Phật, lời thầy dạy con biết là không thể nào thực hiện nổi, xin thầy rộng lượng từ bi tha thứ cho con.

Từ đó, tôi lặng lẽ bỏ cuộc.

2- Lần thứ hai tôi nghe tiếng súng vang rền trong thành phố quê hương vào tết Mậu Thân 68, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân đoàn I – Quân khu I.

Lần đầu tiên, biến cố Phật Đản 1963 đã đẩy những người tu hành ra khỏi mái chùa tĩnh lặng. Phật giáo đứng lên đấu tranh. Tình hình chính trường miền Nam năm 63 xáo trộn dữ dội đã là nguyên nhân đưa đến kết quả hàng loạt những biến động mà hệ lụy khởi đầu là vụ Phật Đản miền Trung. Lợi dụng thời cơ ngàn vàng, bọn tả khuynh mỵ dân khoác áo yêu nước, bọn tình báo chiến lược Cộng Sản đội lốt nhà tu hay bọn hoạt đầu chính trị ẩn phục trong trường đại học, trung học, cơ quan chính quyền... đã xách động sinh viên học sinh và đồng bào Phật giáo đồ thuần thành xuống đường chống chính phủ vì đạo pháp bị bức tử, trong lúc những người lãnh đạo miền Nam còn đang bận tâm ra sức xâu xé lẫn nhau để tranh giành quyền lực và ngôi vị.

Nước Việt tự hào bốn ngàn năm văn hiến nhưng đã gần một thế kỷ trôi qua vẫn không sản sinh ra nổi một vị anh hùng tuấn kiệt để thống nhất sơn hà, lèo lái vận mệnh tổ quốc đang hồi phong ba nghiêng ngửa. Miền Nam không có một lãnh tụ tài đức vẹn toàn để vỗ về an dân, vạch rõ thủ đoạn “mượn dao giết người”, xúi dục Phật giáo loạn động đất nước hòng mưu toan cưỡng chiếm trọn vẹn lãnh thổ nước Việt của bọn tình báo nước ngoài và Cộng sản. Việc nước, việc dân hầu hết đều do bàn tay điều hướng của ngoại bang, đứng đầu là Mỹ.

Miền Bắc thì càng tệ hại hơn nữa. Bọn cầm quyền Bắc bộ phủ điêu trá và đầy tham vọng, mượn lốt áo yêu nước thương nòi rồi toa rập với bọn Sản quan thầy Nga - Tàu, bất kể thị phi trắng đen, nhẫn tâm gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn khốc liệt. Quê Mẹ Việt Nam một ngày bỗng hóa thành là võ đài cho cuộc thư hùng sinh tử giữa hai anh chàng cao bồi khổng lồ, mà mỗi bên đều kéo theo một đám chư hầu đông đúc của hai phe Quốc - Cộng. Từ đó, hận thù chết chóc gieo rắc triền miên xuống đầu lương dân 3 miền nước Việt.

Trong chiến tranh, lớp trẻ là nguồn lực dồi dào nhất có thể huy động bất cứ lúc nào để bảo vệ tổ quốc. Họ nhận lãnh trách nhiệm đối với quê hương như một niềm vinh dự to lớn nhưng cũng là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất. Chưa kịp hiểu rõ đời đã bị đẩy vào đời. Chiến tranh bùng phát ào ạt như ngọn lửa táp ngang mày.

Tôi có lệnh gọi động viên khi đất nước còn mang cái tang chung của mùa Xuân Mậu Thân 68.

Diễn Hành tại Vũ Đính Trường Trường Sĩ Quan Thủ ĐứcSố tôi học hành không đạt, Đạo hạnh cũng chẳng thông, bây giờ tôi nhập Đời học cách giết người, uống rượu, tà dâm, dối trá mà trong trí vẫn thuộc nằm lòng năm điều răn cấm của Ngũ giới nhà Phật là: không sát sanh, không uống rượu, không nói láo, không tà dâm, không trộm cướp; Còn Nho giáo thì có Ngũ thường là: bất nhơn, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Tôi ngẫm, mình chỉ còn thiếu một cái nữa là phạm đủ ngũ giới, ngũ thường. Mặc cảm tội lỗi dằn vặt, hành hạ không ít. Tôi sống lặng lẽ cô đơn, xa lánh mọi người.

Mang tâm trạng bất ổn đó, tôi bước vào quân trường. Thời gian trui rèn, thao luyện đổ mồ hôi. Ngày, bận bịu tất bật với những bài học tác xạ, chiến thuật, lãnh đạo chỉ huy, tác chiến trong rừng, trong thành phố... Đêm, không nằm trực tuyến thì tập dạ hành hay quân phong quân kỷ, trình diện dã chiến... Từ mờ sáng đến tối mịt, lúc nào quân trường cũng rầm rập tiếng đếm nhịp bước đều, đâu đâu cũng nghe vang vang hành khúc: “Đường trường xa... Đoàn hùng binh...” Thân xác mệt mỏi rã rời, đầu óc trơ lỳ chai cứng.

“Cư An Tư Nguy“ mang trên vai áo trong quân trường Thủ Đức tưởng nhẹ tênh mà thật ra lại quá nhọc nhằn, nặng nề. Khi an không quên lúc nguy, khi vững đừng xao lãng có thể mất, khi trị phải nhớ lúc loạn... Cho hay, khi tổ quốc đã tin tưởng giao phó, ủy thác lớp người trẻ trọng trách bảo vệ núi sông thì không thể chểnh mảng coi thường được. Thế rồi lâu dần cũng quen. Đời Sinh viên Sĩ quan càng lên cấp trưởng càng nhẹ nhàng, nỗi lao nhọc khó khăn ban đầu vơi dần đi, giúp tôi loại bỏ được chán chường, quân bình lại tâm lý. Tôi thấy mình trưởng thành lên, tự tin hơn và yêu đời ra. Có lẽ, nghiệp dĩ nhà binh với đôi giày saut và bộ quần áo trận thích hợp với cuộc đời tôi hơn. Hãnh diện từ đấy mà gian nan cũng bắt đầu từ đấy.

Thời gian lặng lẽ trôi, hết giai đoạn một qua giai đoạn hai rồi đến ngày mãn khóa.

Chọn đơn vị. Ai cũng sợ đi vùng I, tôi chọn. Ở đâu mà chẳng là quê hương mình. Chọn binh chủng. Thứ lính ít người muốn, tôi tình nguyện. Lính gì cũng là lính, cũng phải đánh giặc giữ nước chứ có ở nhà tà tà bát phố đâu. Tôi vốn dĩ ghét chiến tranh. Chiến tranh chết chóc, điêu tàn ai mà không ghét. Tuy nhiên, vì yêu tự do, chống đối mọi hình thức độc tài, nên đã vào lính thì phải chiến đấu, phải là lính “thứ thiệt“ mới là lính, mặc dầu đời lính tác chiến gian nan, khổ cực, sống chết chẳng ai lường trước từ quan, cai cho đến đơ dzem cùi bắp. Vất vả không ít, bị xài xể cũng nhiều. Tháng nào không băng rừng vượt núi. Tuần nào không chết chóc bị thương. Đánh giặc ví như ăn uống hàng ngày. Chiến trường luôn thúc giục, réo gọi người lính ra đi. Lại lên đường, lại nhập trận, không từ chối tránh né được. Kỷ luật mà. Lính nào mà không kỷ luật. Không kỷ luật, không có quân đội. Ở đâu người lính cũng sẵn sàng. Chết sống do phần, thương vong có số, đời người dài ngắn bởi trời cả. Bom rơi đạn lạc là chuyện thường tình, số chết thì chổ nào cũng chết, có trốn ở nhà cũng ăn đạn pháo kích tiêu tùng.

Người lính chiến VNCH kiêu hùng bất khuất, hào khí ngất trời là ở chỗ đó. Họ hy sinh cho nhau lúc hiểm nghèo dễ dàng, tự nhiên vô cùng như đời vẫn thường nói: xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Anh hùng, tử sĩ mấy ai nghĩ tới lúc thập tử nhất sinh đó. Họ giết nhau cũng bình thường, nhưng không hề chủ tâm nghĩ rằng mình phải giết người để trở thành anh hùng, mặc dầu hiếm kẻ anh hùng nào mà lại không giết người. Điều khác nhau của người quốc gia với kẻ thù cộng sản là ở chổ đó.

Cứ nghĩ thế rồi lòng thanh thản, tôi trải qua hết trận nầy đến trận khác chẳng mấy khó khăn. Hao hụt thì bổ sung. Bạn bè chết, buồn phát khóc cũng không tồn tại lâu, mà vui với bạn mới cũng chỉ trong giây lát bất chợt. Vui buồn lẫn lộn. Thương tật, chết chóc như người bạn chung đường, chung lối. Nỗi đau chiến tranh người lính chứng kiến hàng ngày tưởng như sờ nắm, cầm bắt được. Chiến tranh thảm lắm, tự nó vốn đã tàn bạo. Dân Việt chúng ta quá khổ, cái khổ lại quá lâu, quá nhiều. Mỏi mòn con mắt trông đợi thái bình, an cư nhưng chẳng thấy đâu, chỉ toàn là hy vọng hão huyền, ảo tưởng.

Thực sự thì người lính nào cũng muốn sống và sợ chết cả, họ chỉ không còn nghĩ đến cái chết khi súng đã nổ. Người bộ đội Cộng Sản đi vào cuộc chiến với lòng sắt máu căm hờn, với hành động vô nhân của những con người máu lạnh. Còn người lính Cộng Hòa đi vào cuộc chiến với tâm trạng bất đắc dĩ phải tự vệ, chấp nhận chiến tranh như tai trời vạ nước. Họ hành động chống trả như một phương thức kháng cự. Anh đánh tôi, tôi đánh trả. Anh muốn tàn sát tôi, tôi phải tiêu diệt anh. Quân dân miền Nam chiến đấu quyết liệt để tự bảo vệ, để sinh tồn. Cứ thế, chiến tranh tiêu hao cạn kiệt hết tài nguyên và tiền bạc, phung phí dần mòn hết quãng tuổi xuân của thanh niên cả hai phe đối nghịch.

Đời quân ngũ, người lính bận bịu quân hành nên hiếm hoi có dịp trở về thăm chùa, thăm thầy. Thỉnh thoảng hỏi mẹ, biết tin thầy khỏe. Tôi mừng.

3- Miền Nam bại trận. Một ngày, tất cả bỗng điêu linh, đảo lộn theo quốc biến tháng Tư. Vận nước và thân phận con người bị cuốn hút theo cùng giai đoạn lịch sử nghiệt ngã. Người lính Cộng Hòa lũ lượt kéo nhau vào tù, cô đơn chống chọi với số phận. Ở trong tù, người lính càng hiểu rõ hơn người Cộng Sản. Trí trá, giảo hoạt, tàn bạo, sắt máu trong cái gọi là cải tạo hầu hủy diệt đời sống tinh thần và sinh mạng đối phương mà không cần phải tra tấn, giết chết. “Trại cải tạo” tức là nơi nhốt tù, dành cho những người tù lưu đày khổ sai không có bản án. Người Cộng sản Việt Nam tiếp thu tất cả những tư tưởng hận thù, hành động ác độc, man rợ của Chủ nghĩa Xã hội từ quan thầy Nga, Tầu và họ đem ra áp dụng tại quê hương mình, xem ra còn xuất sắc hơn cả bậc thầy của mình. Nhục hình trong trại cải tạo không cần phải thường xuyên là đánh đập, hành hạ, tra tấn mà còn tàn độc nham hiểm hơn là tạo sự đói khát, lo sợ triền miên, đau đớn dai dẳng của thể xác và tinh thần. Lao dịch nặng nề cực nhọc, bất kể mưa nắng nóng lạnh. Đau ốm không thuốc men. Cấm mua bán đổi chác, không sách vở báo chí, không nói năng hát hò linh tinh, không tiếp xúc xã hội bên ngoài, không liên hệ người khác đội, không thư từ nói thật đời sống trong trại tù... Hàng trăm thứ không biến dần người tù thành đần độn.

Đói phải nói là no, ốm yếu phải nói là mạnh khỏe, cực khổ phải nói là sung sướng, bất hạnh phải nói là hạnh phúc... Sự giả dối khiến người tù đau khổ, tủi nhục, hầu triệt tiêu ý chí, nghị lực họ, biến họ thành những cái xác vô hồn. Những sự thật phũ phàng tàn nhẫn diễn ra thường xuyên, quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày khiến con người chai cứng, lạnh lùng, dửng dưng không còn cảm xúc. Sự lừa lọc dối trá, nói xuôi nói ngược cách nào cũng được, thay trắng đổi đen như trở bàn tay... khiến người tù không còn tin vào bất cứ ai, bất cứ điều gì.

Nói đời sống trong tù quá tồi tệ, không ai dám. Bảo nhà tù Xã Hội Chủ Nghĩa tốt, nhân đạo thì bị phê bình là mỉa mai chế độ. Không phát biểu thì cho là “nín thở qua sông“. Quần áo cả năm mới được phát một bộ nên phải mặc rách, vá chùm vá đụp thì bị phê bình là bôi bác lòng nhân đạo của “cách mạng”... Tù lao động khổ sai ai mà không mặc rách, mặc vá. Đi làm ngoài đồng trên nương, may mắn nhặt được củ khoai sót cắn ăn ngấu nghiến cho đỡ đói, tối về quản giáo phê bình, bắt cả đội phải ngồi thâu đêm để phân tích mổ xẻ, đào bới thành to chuyện. Nào là ăn uống mất vệ sinh, vi phạm nội quy trại, nào là phá hoại tài sản XHCN, cuối cùng quy cho cái tội khủng khiếp: phản động. Biết bao nhiêu câu chuyện cười ra nước mắt trong tù. Cứ thế, năm tháng lê thê lạnh lùng trôi qua, khái niệm về thời gian mất dần hết, người tù tự hủy diệt ngay chính đời mình mà họ không hề hay biết hoặc chẳng cần biết đến làm gì.

Tôi đã thấy nhiều người còn sống, còn thở, còn ăn uống đi đứng như những chiếc bóng âm thầm, những thây ma biết cử động. Đó là những con người câm lặng, mạng sống mỗi ngày một còm cõi tiêu hao, từ thể xác đến tinh thần. Cứ thế, họ mờ dần mờ dần rồi một ngày bỗng biến mất vĩnh viễn trên cõi đời. Họ ra đi âm thầm, lặng lẽ như họ đã sống cuộc đời tù đày lặng lẽ, âm thầm.

Tôi còn trẻ, còn nghị lực và ước vọng tương lai nên nhủ lòng phải gắng mà sống, cố bức thoát ra khỏi vòng kiềm kẹp nghiệt ngã, nham hiểm của nhà tù Cộng Sản thật im lìm đừng để họ biết đến. Nhớ lời thầy dạy ngày xưa, tôi tập suy nghĩ, nói năng, đi đứng, im lặng theo chánh pháp để tự bảo vệ mình, không cho kẻ thù có cơ hội xúc phạm đến nhân cách và đày ải thể xác. Tôi suy nghĩ đến phương pháp rèn luyện thân thể theo phép thở Yoga và thiền định.

Trong tù không đi, không ngồi thiền được thì nằm thiền (hành thiền, tọa thiền, ngọa thiền). Tôi quán tưởng đến Phật, thành kính nghĩ về Phật với tấm lòng từ bi bác ái sẽ cứu giúp tôi thoát khỏi tai kiếp hiểm nghèo. Thời gian “nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại“ nó ảo hay thật, tôi chẳng muốn biết hay không dám biết, chỉ nhớ rằng một ngày, lời cầu xin đã cảm ứng, phép lạ nhiệm mầu hiển hiện giúp tôi vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ, tủi nhục nhất của đời người để sống còn. Tôi trở về làm con người trên quê hương mình.

Ra tù, về với gia đình, với sinh hoạt XHCN, tôi mới nhìn thấy hết cảnh xót xa cay đắng của người dân, mới thấu rõ được nỗi khó khăn lam lũ của vợ hiền. Một xã hội bẩn thỉu và kỳ cục. Mọi cái hay nhất, đẹp nhất, tuyệt vời nhất đều do công ơn của đảng. Kẻ có đảng tịch được hưởng mọi ân sủng, người ngoài đảng mặc xác. Thương đàn con nheo nhóc, miếng ăn cái mặc lúc nào cũng sừng sững trước mắt, ám ảnh hàng ngày hàng giờ, cả trong giấc ngủ chập chờn. Tôi lao vào cuộc mưu tìm sinh kế, bất kể ngày đêm khuya sớm, nắng mưa đất trời, bất kể răn đe hù dọa, chỉ mong sao kiếm ra nhiều tiền lo cho các con đến tuổi ham ăn chóng lớn. Mọi thứ ăn mặc, học hành, phải không như thúc hối bên lưng khiến tôi nhức nhối tâm can.

Đêm thao thức, tôi lại nghĩ đến Đức Bồ Tát cứu nạn cứu khổ. Sáng dậy, tìm lên chùa thắp hương đảnh lễ cầu nguyện chư Phật, xin Ngài dang tay cứu giúp lần nữa. Tôi tìm đến thăm thầy. Thầy lúc nầy đã già lắm, lưng còng tai lãng, tay lần tràng hạt run rẩy, hàng mi bạc che khuất ánh mắt tinh anh ngời sáng từ bi nhưng tâm thầy thì vẫn linh tuệ, trí thầy vẫn minh mẫn. Thầy bảo họa phúc thường vẫn đi kèm như hình với bóng và cẩn trọng dặn dò tôi kiên nhẫn chờ đợi, chớ vọng động- Sống là động nhưng lòng luôn bất động, nhất là giữ cái Tâm đừng để chao đảo, nghiêng ngả- Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Hiện tại chỉ là thử thách, là rèn luyện, hậu vận rồi sẽ khá hơn, không đắng cay nghiệt ngã mãi như vậy. Thầy như có huệ nhãn nhìn xa thấy trước. Lời thầy bóng gió như tiết lộ huyền cơ.

4- Đầu năm 92, gia đình tôi được qua Mỹ. Lời thầy quả ứng nghiệm. Từ nay trên bước đường lưu vong, tôi trở lại làm con người trên xứ người.

Ở xứ người, trong cuộc mưu tìm sinh kế buộc tôi phải bôn ba ngược xuôi qua nhiều tiểu bang, thành phố, thay đổi nhiều công việc và chỗ ở, nhưng dần dần rồi cũng ổn định tất cả. Trong gia đình, tôi thường đem sự thật của đời, của mình đã trải qua để làm gương dạy dỗ con cháu. Tôi ví đó như là những dòng suối, soi rọi chính hình ảnh của tâm hồn, của một quãng đời tuổi trẻ lãng đãng ngông cuồng, lao đao chìm nổi. Bảo là dạy con cháu nhưng thật ra là tôi đang học, đang tự kiểm điểm lại chính mình, đang thể nghiệm chân lý vô thường của con người. Khơi gợi trong dòng suối cuộc đời, tự tâm, tôi như nhìn thấy lại từng khoảnh khắc thời gian, gạn lọc được cái đúng sai, tốt xấu, phải trái, nên hư... để cuối cùng, trước sau, mình biết mình cần phải dạy con cháu những điều gì. Trong dòng suối trong lành và trung thực ấy, tôi thấy mình như trăm tuổi, là hình bóng một con người ngược xuôi tất tả theo dòng thời gian bất tuyệt.

Vốn biết mình tài hèn đức bạc, không thể làm chuyện an bang tế thế, lấp biển vá trời, nên chọn từ những mảnh vỡ của đời, tôi góp nhặt lại, đem ghép thành chiếc gương không tì vết và thật trong suốt như Minh Tâm Kính, ước mong con cháu soi rọi thấu rõ được bản thân mà chọn hướng đi đúng đắn cho cuộc đời, đừng bao giờ để mắc phải sai phạm hầu thoát khỏi bóng tối hãi hùng của tội lỗi và đau khổ. Riêng tôi, phần đời còn lại tôi lấy hạnh phúc của gia đình và tha nhân làm hạnh phúc cho chính mình. Cuối đời, tôi tìm niềm vui trong những trang sách. Tôi chọn văn chương làm nơi gởi gắm tâm hồn và giải tỏa những uẩn khúc muộn phiền còn rơi rớt lại sau cuộc chiến, sau tháng năm đăng đẳng trôi giạt lạc loài trên xứ người.

Thời gian như bóng câu, bận bịu hoài chuyện làm ăn rồi cũng đến lúc được thư nhàn. Đứa con gái út, ngày ra đi chưa đầy tám tuổi nay đã trưởng thành, tốt nghiệp cao học, có công việc làm ăn cố định. Mấy đứa lớn thì đã yên bề gia thất, có cuộc sống riêng tư no đủ. Còn lại hai vợ chồng già, tôi kiếm cái job nhẹ nhàng thoải mái làm cho thư giãn thần kinh, sức khỏe. Rảnh rang, đi chơi đây đó thăm đồng hương chiến hữu, biết thêm cảnh trí đời sống quê người. Cuối tuần, dành thời gian chở cháu nội, cháu ngoại đến chùa Huệ Quang học tiếng Việt, để nhắc nhở bầy trẻ đừng bao giờ đánh mất cội nguồn, lãng quên tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng vay mượn hình ảnh cảnh chùa nơi quê người đất khách mà tưởng nhớ Thầy xưa chốn cũ. Thầy tôi nay đã quá vãng, thọ 100 tuổi.

Mười bảy năm lưu lạc xứ người. Nhìn lại chặng đường đã qua, cũng có cái được, cái mất. Cái được thì quá ít ỏi nhưng cái mất thì nhiều vô số. Tuy nhiên, được hay mất ở đời rồi cũng đến lúc chẳng còn là điều quan trọng nữa. Ý nghĩa phù du của cuộc sống cho đến một ngày nào đó rồi ra ai cũng hiểu. Đời sống sẽ có lúc lắng đọng, không còn là nỗi chập chùng lo toan, muộn phiền. Cứ thế, thời gian lặng lẽ cuồn cuộn trôi nhanh chóng vánh. Rồi thây kệ những nỗi đau riêng, tôi đã cố làm sao mỗi ngày còn sống là một ngày hoan hỷ và ý nghĩa - thời gian ngắn ngủi của nhiều nụ cười thân mến và của những lời nói chân thành. Tôi đã cố gắng quên tất cả, không nhắc nhở đến quá khứ làm gì nhưng đó là điều không dễ dàng. Tôi đã học cả đời để cố quên, xem thường mọi thứ, nhưng càng gắng quên thì nỗi nhớ lại càng nhói buốt, ray rứt. Tôi đang tìm cách để thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn cay nghiệt của dĩ vãng đau thương và đoạn tuyệt với những hệ lụy ràng buộc vướng bận của cuộc đời trần.

Riêng với Thầy kính yêu, tôi lại muốn nhớ, vạn lần không muốn đánh mất hơi hướm, bóng dáng, kỷ niệm ngày xưa. Cho hay ở đời có cái cần học để quên cũng có cái cần học để nhớ. Và hôm nay trên bước đường tha phương, tôi đang khắc khoải nhớ về một quê hương yêu thương, cách trở nghìn trùng. Nỗi nhớ đó luôn quặn thắt làm trĩu nặng lòng mình./-

Chesterfield VA, Aug 14.2008

 

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm