Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 24/09/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Ít nhất 22 tiểu bang ở Mỹ đang ghi nhận số ca nhiễm covid-19 mới gia tăng, tăng gấp đôi số bang báo cáo chỉ một tuần trước. Trong khi đó, nhiều nước châu Âu dường như đang tiến vào một “làn sóng thứ hai” đáng sợ. Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết thu nhập từ công việc của mọi người đã giảm ước tính 10,7% trong chín tháng đầu năm 2020, làm mất đi 3,5 nghìn tỷ đô la thu nhập trên toàn cầu.
Hàng nghìn người tập trung về thủ đô Washington để bày tỏ lòng kính trọng đối với Ruth Bader Ginsburg, thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ qua đời hồi tuần trước. Sau lễ truy điệu, linh cữu của bà được đặt trên bậc thềm bên ngoài tòa án. Tổng thống Donald Trump sẽ công bố đề cử kế nhiệm bà vào cuối tuần này. Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ ủng hộ một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng để tìm người thay thế bà.
Một bồi thẩm đoàn lớn ở Kentucky đã buộc tội một cựu cảnh sát liên quan đến vụ bắn chết Breonna Taylor, một phụ nữ da đen, hồi tháng 3. Brett Hankinson, người bị sa thải vào tháng 6, bị buộc tội ba tội danh gây nguy hiểm cấp độ cao nhất. Ông ta là một trong ba sĩ quan đã đột nhập vào căn hộ của thanh niên 26 tuổi với lệnh khám xét “không gõ cửa” vào lúc nửa đêm. Đại bồi thẩm đoàn tuyên bố không có cáo buộc nào khác.
Anwar Ibrahim, lãnh đạo phe đối lập của Malaysia, tuyên bố giành được đa số từ các nhà lập pháp để thành lập chính phủ mới. Nhưng Muhyiddin Yassin – thủ tướng lên nắm quyền sau khi Mahathir Mohamad từ chức bảy tháng trước – bác bỏ những tuyên bố này. Ông Yassin khẳng định ông có sự ủng hộ cần thiết trong quốc hội để tiếp tục làm lãnh đạo. Không có đảng chính trị lớn nào đứng ra ủng hộ ông Ibrahim.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố kế hoạch cải cách các thủ tục xin tị nạn của EU. Các đề xuất, được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, kêu gọi “đóng góp linh hoạt” từ các nước thành viên để chia sẻ trách nhiệm đối với người di cư một cách công bằng hơn, bên cạnh các quy trình chặt chẽ hơn trong việc trả lại những người bị từ chối tị nạn. Để thành công, kế hoạch cần được tất cả 27 quốc gia thành viên ủng hộ.
Alexander Lukashenko, tổng thống độc tài của Belarus, đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ sáu trong một buổi lễ tiến hành không báo trước. Người biểu tình đã yêu cầu ông Lukashenko từ chức kể từ khi ông đánh cắp cuộc bầu cử tháng 8; ông đáp lại bằng bạo lực. Belarus hiện đối mặt với viễn cảnh bị Mỹ và EU trừng phạt.
Alexei Navalny, người chỉ trích tổng thống Nga Valdimir Putin kịch liệt, đã được xuất viện ở Berlin. Ông Navalny được điều trị sau khi đổ bệnh trên chuyến bay từ Siberia vào tháng 8. Ông được chuyển đến Đức, nơi chính phủ cho biết các cuộc kiểm tra ở đó cũng như ở Thụy Điển và Pháp cho thấy ông bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh. Điện Kremlin phủ nhận liên quan.
TIÊU ĐIỂM
Trung Quốc cam kết phi carbon vào năm 2060
Trung Quốc là nơi gây ô nhiễm nhất thế giới. Mỗi năm, Trung Quốc thải ra khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên hành tinh. Gần 60% số này đến từ than đá. Do đó, rất đáng chú ý khi trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố đất nước của ông sẽ hướng tới mục tiêu xóa sổ carbon vào năm 2060. Ông Tập cũng nói với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Trung Quốc sẽ đạt đỉnh phát thải trước 2030, một sự cải thiện vừa phải so với cam kết hiện có của họ là “khoảng” thời gian đó.
Tuy nhiên, cam kết 2060 thể hiện một bước đột phá. Nó có thể giúp đạt được một mục tiêu trong thỏa thuận khí hậu Paris là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Nhưng quan trọng là chi tiết: Trung Quốc phải nói rõ ý nghĩa của “phi carbon” của họ. Dù sao thì Trung Quốc cũng đang hành động tương tự EU. Mỹ thì khác. Đó có thể là ngụ ý của ông Tập.
Biểu tình ở Thái Lan nhắm cả vào nhà vua
Chỉ trích nhà vua Thái Lan từ lâu là điều cấm kỵ. Tội khi quân có thể bị phạt đến 15 năm tù. Vì vậy, có thể nói hàng chục nghìn người biểu tình tuần hành qua Bangkok vào cuối tuần trước rất táo bạo. “Đất nước này thuộc về nhân dân, chứ không phải của vua,” theo lời một tấm bảng bên ngoài cung điện của một số người trong ban tổ chức biểu tình. Một cuộc biểu tình lớn khác được lên kế hoạch cho hôm nay. Những người biểu tình muốn Vua Maha Vajiralongkorn đứng ngoài chính trị.
Kể từ khi lên ngôi vào năm 2016, ông đã nắm quyền kiểm soát “tài sản hoàng gia” trị giá 40 tỷ đô la và đảm nhận quyền chỉ huy trực tiếp hàng nghìn binh sĩ. Những người biểu tình cũng đang kêu gọi thu hồi luật cấm xúc phạm hoàng gia và giải tán chính phủ. Các quan chức chỉ ra rằng chính phủ cho phép biểu tình tiếp tục, và không có bạo lực. Nhưng còn đó những thử thách lớn hơn phía trước. Người biểu tình đã kêu gọi một cuộc tổng đình công vào tháng tới.
Công ty Rocket Internet huỷ niêm yết
Ngay từ đầu, Rocket Internet đã tạo nhiều tranh cãi. Công ty khởi nghiệp của Đức phát triển nhờ bắt chước khéo léo sự thành công của các công ty thương mại điện tử của Mỹ tại các thị trường châu Âu. Đại hội cổ đông hôm nay có vẻ chắc chắn sẽ thông qua việc hủy niêm yết công ty khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt và Luxembourg — điều sẽ khiến các cổ đông thiểu số tức giận. Đó chỉ là vấn đề thủ tục. Giám đốc điều hành của Rocket, Oliver Samwer, và hai anh em của ông kiểm soát hơn 50% cổ phần.
Thay vì sử dụng vốn bên ngoài, ông Samwer đang có kế hoạch triển khai 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) tiền mặt của công ty để mua lại các cổ đông thiểu số với giá 18,57 euro/cổ phiếu. Mức này phù hợp với giá trung bình trong sáu tháng qua. Nhưng năm nay Rocket đã giao dịch ở dưới mức tổng tiền mặt và tài sản có thanh khoản của họ: nói cách khác, lời đề nghị của ông Samwer không tính đến cổ phần riêng của Rocket trong các công ty khởi nghiệp công nghệ, trị giá khoảng 1 tỷ euro. Không có gì ngạc nhiên khi các cổ đông khác đang sôi sục.
Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã “hết đạn”
Khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một bất ngờ thú vị. Thời điểm này năm ngoái, một đô la mua được 5,70 lira. Hôm nay là gần 7,70. Ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn giúp đồng tiền giảm xuống mức thấp kỷ lục bằng cách kéo lãi suất xuống, dường như quyết tâm làm khách du lịch hạnh phúc — còn người Thổ Nhĩ Kỳ thì khốn khổ. Theo lẽ thường, người ta sẽ cho rằng hội đồng chính sách tiền tệ của ngân hàng nên ngăn chặn thiệt hại bằng cách tăng tỷ giá vào hôm nay.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ khác thường. Dưới thời tổng thống Recep Tayyip Erdogan, ngân hàng đã cố gắng bảo vệ đồng bản tệ bằng cách đốt hàng chục tỷ đô la dự trữ ngoại hối. Nhưng chính sách đó đã không hiệu quả. Đồng lira mất hơn 1/5 giá trị so với đồng đô la kể từ đầu năm. Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng đã cạn kiệt. Họ có thể cứu đồng lira bằng cách trở lại các chính sách truyền thống. Song rất có thể họ sẽ chẳng làm gì.
Sáng kiến về chính phủ mở bên lề Liên Hợp Quốc
Trong bối cảnh địa chính trị ảm đạm, một nhóm các quốc gia hôm nay sẽ giới thiệu một ít thành công trong nước bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần này. Một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra khi các chính phủ tự nguyện áp dụng các biện pháp cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời tạo ra những cách thức mới để tương tác với công dân. Dữ liệu mở đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, Pháp đang nỗ lực làm cho các dự án mua sắm công dễ tiếp cận hơn để nhiều doanh nghiệp có thể cạnh tranh, từ đó hạ giá thành, nâng cao chất lượng và ngăn chặn tình trạng tham nhũng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nằm trong số các nhà lãnh đạo hôm nay xuất hiện tại một sự kiện được gọi là hội nghị thượng đỉnh Đối tác Chính phủ Mở. Các phiên họp chính sẽ tập trung vào những đổi mới của chính phủ trong việc quản lý đại dịch và theo dõi hàng nghìn tỷ đô la được chi cho các biện pháp cứu trợ khẩn cấp. Các nhà khoa học chính trị hoài nghi thì cho rằng các nước chỉ cải cách trong gian đoạn khó khăn, xảy ra biến động lớn. Nhưng với rất nhiều bước đi nhỏ, chương trình Đối tác Chính phủ Mở hy vọng sẽ chứng minh được các nhận định trên là sai
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 24/09/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Ít nhất 22 tiểu bang ở Mỹ đang ghi nhận số ca nhiễm covid-19 mới gia tăng, tăng gấp đôi số bang báo cáo chỉ một tuần trước. Trong khi đó, nhiều nước châu Âu dường như đang tiến vào một “làn sóng thứ hai” đáng sợ. Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết thu nhập từ công việc của mọi người đã giảm ước tính 10,7% trong chín tháng đầu năm 2020, làm mất đi 3,5 nghìn tỷ đô la thu nhập trên toàn cầu.
Hàng nghìn người tập trung về thủ đô Washington để bày tỏ lòng kính trọng đối với Ruth Bader Ginsburg, thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ qua đời hồi tuần trước. Sau lễ truy điệu, linh cữu của bà được đặt trên bậc thềm bên ngoài tòa án. Tổng thống Donald Trump sẽ công bố đề cử kế nhiệm bà vào cuối tuần này. Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ ủng hộ một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng để tìm người thay thế bà.
Một bồi thẩm đoàn lớn ở Kentucky đã buộc tội một cựu cảnh sát liên quan đến vụ bắn chết Breonna Taylor, một phụ nữ da đen, hồi tháng 3. Brett Hankinson, người bị sa thải vào tháng 6, bị buộc tội ba tội danh gây nguy hiểm cấp độ cao nhất. Ông ta là một trong ba sĩ quan đã đột nhập vào căn hộ của thanh niên 26 tuổi với lệnh khám xét “không gõ cửa” vào lúc nửa đêm. Đại bồi thẩm đoàn tuyên bố không có cáo buộc nào khác.
Anwar Ibrahim, lãnh đạo phe đối lập của Malaysia, tuyên bố giành được đa số từ các nhà lập pháp để thành lập chính phủ mới. Nhưng Muhyiddin Yassin – thủ tướng lên nắm quyền sau khi Mahathir Mohamad từ chức bảy tháng trước – bác bỏ những tuyên bố này. Ông Yassin khẳng định ông có sự ủng hộ cần thiết trong quốc hội để tiếp tục làm lãnh đạo. Không có đảng chính trị lớn nào đứng ra ủng hộ ông Ibrahim.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố kế hoạch cải cách các thủ tục xin tị nạn của EU. Các đề xuất, được sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, kêu gọi “đóng góp linh hoạt” từ các nước thành viên để chia sẻ trách nhiệm đối với người di cư một cách công bằng hơn, bên cạnh các quy trình chặt chẽ hơn trong việc trả lại những người bị từ chối tị nạn. Để thành công, kế hoạch cần được tất cả 27 quốc gia thành viên ủng hộ.
Alexander Lukashenko, tổng thống độc tài của Belarus, đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ sáu trong một buổi lễ tiến hành không báo trước. Người biểu tình đã yêu cầu ông Lukashenko từ chức kể từ khi ông đánh cắp cuộc bầu cử tháng 8; ông đáp lại bằng bạo lực. Belarus hiện đối mặt với viễn cảnh bị Mỹ và EU trừng phạt.
Alexei Navalny, người chỉ trích tổng thống Nga Valdimir Putin kịch liệt, đã được xuất viện ở Berlin. Ông Navalny được điều trị sau khi đổ bệnh trên chuyến bay từ Siberia vào tháng 8. Ông được chuyển đến Đức, nơi chính phủ cho biết các cuộc kiểm tra ở đó cũng như ở Thụy Điển và Pháp cho thấy ông bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh. Điện Kremlin phủ nhận liên quan.
TIÊU ĐIỂM
Trung Quốc cam kết phi carbon vào năm 2060
Trung Quốc là nơi gây ô nhiễm nhất thế giới. Mỗi năm, Trung Quốc thải ra khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên hành tinh. Gần 60% số này đến từ than đá. Do đó, rất đáng chú ý khi trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố đất nước của ông sẽ hướng tới mục tiêu xóa sổ carbon vào năm 2060. Ông Tập cũng nói với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Trung Quốc sẽ đạt đỉnh phát thải trước 2030, một sự cải thiện vừa phải so với cam kết hiện có của họ là “khoảng” thời gian đó.
Tuy nhiên, cam kết 2060 thể hiện một bước đột phá. Nó có thể giúp đạt được một mục tiêu trong thỏa thuận khí hậu Paris là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Nhưng quan trọng là chi tiết: Trung Quốc phải nói rõ ý nghĩa của “phi carbon” của họ. Dù sao thì Trung Quốc cũng đang hành động tương tự EU. Mỹ thì khác. Đó có thể là ngụ ý của ông Tập.
Biểu tình ở Thái Lan nhắm cả vào nhà vua
Chỉ trích nhà vua Thái Lan từ lâu là điều cấm kỵ. Tội khi quân có thể bị phạt đến 15 năm tù. Vì vậy, có thể nói hàng chục nghìn người biểu tình tuần hành qua Bangkok vào cuối tuần trước rất táo bạo. “Đất nước này thuộc về nhân dân, chứ không phải của vua,” theo lời một tấm bảng bên ngoài cung điện của một số người trong ban tổ chức biểu tình. Một cuộc biểu tình lớn khác được lên kế hoạch cho hôm nay. Những người biểu tình muốn Vua Maha Vajiralongkorn đứng ngoài chính trị.
Kể từ khi lên ngôi vào năm 2016, ông đã nắm quyền kiểm soát “tài sản hoàng gia” trị giá 40 tỷ đô la và đảm nhận quyền chỉ huy trực tiếp hàng nghìn binh sĩ. Những người biểu tình cũng đang kêu gọi thu hồi luật cấm xúc phạm hoàng gia và giải tán chính phủ. Các quan chức chỉ ra rằng chính phủ cho phép biểu tình tiếp tục, và không có bạo lực. Nhưng còn đó những thử thách lớn hơn phía trước. Người biểu tình đã kêu gọi một cuộc tổng đình công vào tháng tới.
Công ty Rocket Internet huỷ niêm yết
Ngay từ đầu, Rocket Internet đã tạo nhiều tranh cãi. Công ty khởi nghiệp của Đức phát triển nhờ bắt chước khéo léo sự thành công của các công ty thương mại điện tử của Mỹ tại các thị trường châu Âu. Đại hội cổ đông hôm nay có vẻ chắc chắn sẽ thông qua việc hủy niêm yết công ty khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt và Luxembourg — điều sẽ khiến các cổ đông thiểu số tức giận. Đó chỉ là vấn đề thủ tục. Giám đốc điều hành của Rocket, Oliver Samwer, và hai anh em của ông kiểm soát hơn 50% cổ phần.
Thay vì sử dụng vốn bên ngoài, ông Samwer đang có kế hoạch triển khai 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) tiền mặt của công ty để mua lại các cổ đông thiểu số với giá 18,57 euro/cổ phiếu. Mức này phù hợp với giá trung bình trong sáu tháng qua. Nhưng năm nay Rocket đã giao dịch ở dưới mức tổng tiền mặt và tài sản có thanh khoản của họ: nói cách khác, lời đề nghị của ông Samwer không tính đến cổ phần riêng của Rocket trong các công ty khởi nghiệp công nghệ, trị giá khoảng 1 tỷ euro. Không có gì ngạc nhiên khi các cổ đông khác đang sôi sục.
Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã “hết đạn”
Khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một bất ngờ thú vị. Thời điểm này năm ngoái, một đô la mua được 5,70 lira. Hôm nay là gần 7,70. Ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn giúp đồng tiền giảm xuống mức thấp kỷ lục bằng cách kéo lãi suất xuống, dường như quyết tâm làm khách du lịch hạnh phúc — còn người Thổ Nhĩ Kỳ thì khốn khổ. Theo lẽ thường, người ta sẽ cho rằng hội đồng chính sách tiền tệ của ngân hàng nên ngăn chặn thiệt hại bằng cách tăng tỷ giá vào hôm nay.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ khác thường. Dưới thời tổng thống Recep Tayyip Erdogan, ngân hàng đã cố gắng bảo vệ đồng bản tệ bằng cách đốt hàng chục tỷ đô la dự trữ ngoại hối. Nhưng chính sách đó đã không hiệu quả. Đồng lira mất hơn 1/5 giá trị so với đồng đô la kể từ đầu năm. Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng đã cạn kiệt. Họ có thể cứu đồng lira bằng cách trở lại các chính sách truyền thống. Song rất có thể họ sẽ chẳng làm gì.
Sáng kiến về chính phủ mở bên lề Liên Hợp Quốc
Trong bối cảnh địa chính trị ảm đạm, một nhóm các quốc gia hôm nay sẽ giới thiệu một ít thành công trong nước bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần này. Một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra khi các chính phủ tự nguyện áp dụng các biện pháp cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời tạo ra những cách thức mới để tương tác với công dân. Dữ liệu mở đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, Pháp đang nỗ lực làm cho các dự án mua sắm công dễ tiếp cận hơn để nhiều doanh nghiệp có thể cạnh tranh, từ đó hạ giá thành, nâng cao chất lượng và ngăn chặn tình trạng tham nhũng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nằm trong số các nhà lãnh đạo hôm nay xuất hiện tại một sự kiện được gọi là hội nghị thượng đỉnh Đối tác Chính phủ Mở. Các phiên họp chính sẽ tập trung vào những đổi mới của chính phủ trong việc quản lý đại dịch và theo dõi hàng nghìn tỷ đô la được chi cho các biện pháp cứu trợ khẩn cấp. Các nhà khoa học chính trị hoài nghi thì cho rằng các nước chỉ cải cách trong gian đoạn khó khăn, xảy ra biến động lớn. Nhưng với rất nhiều bước đi nhỏ, chương trình Đối tác Chính phủ Mở hy vọng sẽ chứng minh được các nhận định trên là sai