Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 25/09/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Donald Trump thừa nhận ông tạm ngưng viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, ông phủ nhận đã gây áp lực buộc tổng thống Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra tham nhũng đối với Joe Biden và con trai ông này, người từng làm ăn ở Ukraine khi Biden là phó tổng thống. Ông Biden là ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Ông Trump nói ông sẵn sàng công bố bản sao đầy đủ cuộc gọi điện thoại của ông với ông Zelensky. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng hành động của tổng thống có thể đảm bảo ông bị luận tội nếu thật sự ông Trump đã sử dụng chính sách an ninh quốc gia và tiền thuế của người dân để đạt được lợi ích chính trị trong nước. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, đang tổ chức các cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Dân chủ để thảo luận về khả năng đó.
Tòa tối cao của Vương quốc Anh phán quyết việc ông Boris Johnson đình chỉ Quốc hội trong 5 tuần là bất hợp pháp. Ông Johnson lập luận việc đình chỉ là cần thiết để chuẩn bị một chương trình lập pháp mới. Các nguyên đơn phản bác rằng ông chỉ đơn giản muốn cản trở giám sát của quốc hội đối với các kế hoạch Brexit của mình. Quốc hội sẽ họp trở lại vào hôm nay.
Tòa tối cao Tây Ban Nha nói chính phủ có thể khai quật hài cốt của Francisco Franco, nhà độc tài đã chiến thắng trong cuộc nội chiến 1936-39 và qua đời năm 1975. Chính phủ của Đảng Xã hội sẽ chuyển thi thể của ông từ lăng mộ Fallen gần Madrid đến một nghĩa trang ít tranh cãi hơn ở phía bắc thủ đô.
Hàng chục ngàn sinh viên trên khắp Indonesia đã biểu tình phản đối một bộ luật hình sự mới được đề xuất, theo đó cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân và xúc phạm tổng thống. Những người biểu tình cũng phản đối một đạo luật chống hối lộ mà theo họ sẽ làm suy yếu khả năng xử lý tham nhũng của đất nước. Cảnh sát đã bắn hơi cay và vòi rồng vào những người biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Indonesia.
Google đã thắng kiện trước luật “quyền được lãng quên” của Liên minh Châu Âu. Vào năm 2015, các cơ quan quản lý của Pháp ra lệnh cho Google, nếu được yêu cầu, phải xóa bỏ các đường link trên toàn thế giới tới các trang web về các cá nhân, nếu chúng mang nội dung sai lệch hoặc lăng mạ. Tòa tối cao EU lại phán quyết các đường link sẽ chỉ bị xóa đối với người dùng web ở EU.
Tòa Sơ thẩm châu Âu đã bãi bỏ phán quyết buộc Starbucks phải trả 30 triệu euro (33 triệu đô la) cho Hà Lan. Tòa cũng giữ nguyên một quyết định tương tự trong một vụ việc liên quan tới Fiat Chrysler Automobiles và Luxembourg. Ủy ban Châu Âu phát hiện các công ty này được trao các giao dịch thuế bất hợp pháp. Các phán quyết mới khiến các luật sư băn khoăn liệu Apple có thể đảo ngược lệnh trả 13 tỷ euro tiền thuế cho Ireland hay không.
Adam Neumann đồng ý từ chức giám đốc điều hành của WeWork, công ty cung cấp không gian văn phòng chung đang thua lỗ. Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi WeWork, từng được coi là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất nước Mỹ, quyết định trì hoãn IPO do lo ngại của các nhà đầu tư về quản trị công ty. Giá trị thị trường ước tính của họ đã giảm từ 47 tỷ đô la trong tháng 1 xuống còn 15 tỷ đô la hoặc thậm chí ít hơn.
TIÊU ĐIỂM
Quốc hội Anh họp trở lại sau phán quyết của tòa Tối cao
Các nghị sĩ của Vương quốc Anh trở lại Quốc hội vào hôm nay sau phán quyết pháp lý mang tính bước ngoặt chống lại chính phủ Boris Johnson ngày 24 tháng 9. Thủ tướng đã đình chỉ Nghị viện, nhưng Tòa Tối cao tuyên bố điều này là trái luật vì nó ngăn trở các nghị sĩ thực hiện chức năng lập hiến của họ, đặc biệt là tranh luận về Brexit. Phán quyết này là cú tát mạnh vào chính phủ của ông Johnson; các lãnh đạo đối lập nhanh chóng kêu gọi ông từ chức. Chính phủ chỉ trích song vẫn chấp nhận phán quyết của tòa.
Trừ một số tiếng nói bất đồng, Đảng Bảo thủ dường như đang ủng hộ ông Johnson. Chủ tịch Hạ viện John Bercow nói thay vì dành thời gian chất vấn thủ tướng như thường lệ thì hôm nay các nghị sĩ sẽ có “toàn thời gian” đặt các câu hỏi cấp bách và cho các bộ trưởng đưa ra các tuyên bố. Một đảng đối lập, SNP, đã yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ; các bên khác cũng có thể noi theo. Chính phủ thất bại sẽ kích hoạt tổng tuyển cử – điều mà ông Johnson tìm kiếm từ lâu.
Mỹ-Nhật sắp kí thỏa thuận thương mại
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hy vọng sẽ ký thỏa thuận thương mại với Tổng thống Donald Trump vào hôm nay, chấm dứt nhiều tháng đàm phán. Thỏa thuận này, nhắm vào cắt giảm thuế đối với thịt bò và thịt lợn nhập khẩu, sẽ làm hài lòng nông dân Mỹ, những người lo sợ mất 22% thị phần thực phẩm nhập khẩu của Nhật vào tay các đối thủ từ châu Âu và các nơi khác. Tuy nhiên, không rõ Nhật nhận được gì. Ông Abe muốn Mỹ cam kết không tăng thuế đối với ô tô, vốn chiếm 2/3 thặng dư thương mại song phương 6,5 nghìn tỷ yên (58 tỷ đô la) của Nhật Bản.
Nhu cầu ở nước ngoài chậm lại đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và mức thuế 25% ông Trump đe dọa có thể khiến Nhật Bản rơi vào suy thoái. Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, nói ông sẽ không ngạc nhiên về kết quả đàm phán hôm nay tại New York. Tuy nhiên, ông yêu cầu đảm bảo bằng văn bản rằng xe hơi sẽ được ông Trump bỏ qua. Ngay cả khi như vậy, ông Trump chắc chắn sẽ tuyên bố giành được một chiến thắng khác trong trận chiến làm rung chuyển thương mại toàn cầu của mình.
Mối quan hệ xấu đi giữa Argentina và IMF
Chính phủ Argentina sẽ gặp IMF tại Washington vào hôm nay, dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang gặp rắc rối. IMF phải quyết định khi nào sẽ giải ngân khoảng 5,4 tỷ đô la tiếp theo trong tổng khoản vay 57 tỷ đô la dành cho Argentina. Tiền dự kiến được giải ngân trong tháng này song đã bị trì hoãn sau khi chính phủ của Mauricio Macri thất bại trong các cuộc bầu cử sơ bộ, trước thềm cuộc bầu cử lớn vào tháng tới. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phe đối lập dân túy Peron chủ nghĩa sẽ giành chiến thắng.
Giờ đây, đoàn đàm phán của ông Macri, do bộ trưởng tài chính Hernán Lacunza dẫn đầu, nói họ chưa cần tiền cho đến sau cuộc bầu cử. Điều này có thể khiến IMF từ chối thẳng thừng. Christine Lagarde, Tổng giám đốc trước đây của IMF, bảo vệ khoản vay, khẳng định tình hình ở Argentina sẽ “tồi tệ hơn nhiều” nếu không can thiệp. Song bên trong IMF có các tiếng nói chỉ trích cách chính phủ Argentina được tái cấu trúc thỏa thuận và sử dụng dự trữ ngoại hối để chống đỡ đồng peso đang mất giá nặng nề.
Thuốc lá điện tử bị soi xét gắt gao
Một ủy ban quốc hội Mỹ hôm nay sẽ nghe điều trần về sự bùng phát đáng lo ngại các ca tử vong và bệnh liên quan đến thuốc lá điện tử trên cả nước. Mặc dù chiết xuất vitamin E acetate và cần sa đã được xác định là một chất phổ biến trong nguyên nhân gây bệnh cho một số người – thường là trong dầu bootleg (dùng cho thuốc lá điện tử)- các quan chức cảnh báo có thể có nhiều hơn một nguyên nhân gây bệnh. Các nhà sản xuất thuốc lá điện tử ngày càng đối mặt với nhiều lời kêu gọi các sản phẩm của họ phải được quản lý chặt chẽ hơn. Đáng chú ý, không có sản phẩm nào trên thị trường từng được chính phủ kiểm tra.
Bên cạnh quan ngại về sức khỏe là cuộc tranh luận về sự gia tăng đáng báo động tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ Mỹ. Hiện tại có 3,6 triệu người dùng thuốc lá điện tử trong số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, tăng từ mức 2,1 triệu của năm 2017. Ấn Độ đã viện dẫn các mối lo ngại cho giới trẻ khi cấm thuốc lá điện tử vào đầu tháng này. Song ở Anh, các quan chức y tế công cộng lại khẳng định thuốc lá điện tử là một lựa chọn an toàn hơn cho người hút thuốc. Tại đây, thuốc lá điện tử vẫn chưa trở nên phổ biến trong số người trẻ chưa từng hút thuốc.
Giải pháp cho đầu tư vào năng lượng sạch
Tâm điểm hôm nay tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu của Liên Hợp Quốc có thể sẽ đến từ thế giới tài chính. Một điều gì đó hấp dẫn đang được người ta đồn đoán đến từ Sáng kiến Lãnh đạo Tài chính Khí hậu (CFLI), một nhóm các ngân hàng và nhà quản lý tài sản được tập hợp bởi Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Tuần trước, CFLI đã phát hành một báo cáo phác thảo các vấn đề cản trở đầu tư cho năng lượng ít carbon ở các thị trường mới nổi. Chúng bao gồm sự khó lường của các chính sách chính phủ, thiếu hụt các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo có kinh nghiệm ở địa phương, và sự khan hiếm các công cụ cũng như ưu đãi cho nhà đầu tư.
Kết quả là đầu tư kém. Nếu không tính Trung Quốc, các nước thị trường mới nổi chiếm khoảng 25% GDP của thế giới nhưng chỉ chiếm 13% chi tiêu năng lượng sạch trong thập niên qua. Báo cáo nói giải pháp chính là mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các tổ chức tài chính tư nhân và các tổ chức tài chính phát triển, như Ngân hàng Thế giới. Chuyển dịch vốn sang các dự án xanh là một nhiệm vụ lớn và các nhà đầu tư cần nhận được mọi sự giúp đỡ có thể có.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 25/09/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Donald Trump thừa nhận ông tạm ngưng viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, ông phủ nhận đã gây áp lực buộc tổng thống Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra tham nhũng đối với Joe Biden và con trai ông này, người từng làm ăn ở Ukraine khi Biden là phó tổng thống. Ông Biden là ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Ông Trump nói ông sẵn sàng công bố bản sao đầy đủ cuộc gọi điện thoại của ông với ông Zelensky. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng hành động của tổng thống có thể đảm bảo ông bị luận tội nếu thật sự ông Trump đã sử dụng chính sách an ninh quốc gia và tiền thuế của người dân để đạt được lợi ích chính trị trong nước. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, đang tổ chức các cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Dân chủ để thảo luận về khả năng đó.
Tòa tối cao của Vương quốc Anh phán quyết việc ông Boris Johnson đình chỉ Quốc hội trong 5 tuần là bất hợp pháp. Ông Johnson lập luận việc đình chỉ là cần thiết để chuẩn bị một chương trình lập pháp mới. Các nguyên đơn phản bác rằng ông chỉ đơn giản muốn cản trở giám sát của quốc hội đối với các kế hoạch Brexit của mình. Quốc hội sẽ họp trở lại vào hôm nay.
Tòa tối cao Tây Ban Nha nói chính phủ có thể khai quật hài cốt của Francisco Franco, nhà độc tài đã chiến thắng trong cuộc nội chiến 1936-39 và qua đời năm 1975. Chính phủ của Đảng Xã hội sẽ chuyển thi thể của ông từ lăng mộ Fallen gần Madrid đến một nghĩa trang ít tranh cãi hơn ở phía bắc thủ đô.
Hàng chục ngàn sinh viên trên khắp Indonesia đã biểu tình phản đối một bộ luật hình sự mới được đề xuất, theo đó cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân và xúc phạm tổng thống. Những người biểu tình cũng phản đối một đạo luật chống hối lộ mà theo họ sẽ làm suy yếu khả năng xử lý tham nhũng của đất nước. Cảnh sát đã bắn hơi cay và vòi rồng vào những người biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Indonesia.
Google đã thắng kiện trước luật “quyền được lãng quên” của Liên minh Châu Âu. Vào năm 2015, các cơ quan quản lý của Pháp ra lệnh cho Google, nếu được yêu cầu, phải xóa bỏ các đường link trên toàn thế giới tới các trang web về các cá nhân, nếu chúng mang nội dung sai lệch hoặc lăng mạ. Tòa tối cao EU lại phán quyết các đường link sẽ chỉ bị xóa đối với người dùng web ở EU.
Tòa Sơ thẩm châu Âu đã bãi bỏ phán quyết buộc Starbucks phải trả 30 triệu euro (33 triệu đô la) cho Hà Lan. Tòa cũng giữ nguyên một quyết định tương tự trong một vụ việc liên quan tới Fiat Chrysler Automobiles và Luxembourg. Ủy ban Châu Âu phát hiện các công ty này được trao các giao dịch thuế bất hợp pháp. Các phán quyết mới khiến các luật sư băn khoăn liệu Apple có thể đảo ngược lệnh trả 13 tỷ euro tiền thuế cho Ireland hay không.
Adam Neumann đồng ý từ chức giám đốc điều hành của WeWork, công ty cung cấp không gian văn phòng chung đang thua lỗ. Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi WeWork, từng được coi là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất nước Mỹ, quyết định trì hoãn IPO do lo ngại của các nhà đầu tư về quản trị công ty. Giá trị thị trường ước tính của họ đã giảm từ 47 tỷ đô la trong tháng 1 xuống còn 15 tỷ đô la hoặc thậm chí ít hơn.
TIÊU ĐIỂM
Quốc hội Anh họp trở lại sau phán quyết của tòa Tối cao
Các nghị sĩ của Vương quốc Anh trở lại Quốc hội vào hôm nay sau phán quyết pháp lý mang tính bước ngoặt chống lại chính phủ Boris Johnson ngày 24 tháng 9. Thủ tướng đã đình chỉ Nghị viện, nhưng Tòa Tối cao tuyên bố điều này là trái luật vì nó ngăn trở các nghị sĩ thực hiện chức năng lập hiến của họ, đặc biệt là tranh luận về Brexit. Phán quyết này là cú tát mạnh vào chính phủ của ông Johnson; các lãnh đạo đối lập nhanh chóng kêu gọi ông từ chức. Chính phủ chỉ trích song vẫn chấp nhận phán quyết của tòa.
Trừ một số tiếng nói bất đồng, Đảng Bảo thủ dường như đang ủng hộ ông Johnson. Chủ tịch Hạ viện John Bercow nói thay vì dành thời gian chất vấn thủ tướng như thường lệ thì hôm nay các nghị sĩ sẽ có “toàn thời gian” đặt các câu hỏi cấp bách và cho các bộ trưởng đưa ra các tuyên bố. Một đảng đối lập, SNP, đã yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ; các bên khác cũng có thể noi theo. Chính phủ thất bại sẽ kích hoạt tổng tuyển cử – điều mà ông Johnson tìm kiếm từ lâu.
Mỹ-Nhật sắp kí thỏa thuận thương mại
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hy vọng sẽ ký thỏa thuận thương mại với Tổng thống Donald Trump vào hôm nay, chấm dứt nhiều tháng đàm phán. Thỏa thuận này, nhắm vào cắt giảm thuế đối với thịt bò và thịt lợn nhập khẩu, sẽ làm hài lòng nông dân Mỹ, những người lo sợ mất 22% thị phần thực phẩm nhập khẩu của Nhật vào tay các đối thủ từ châu Âu và các nơi khác. Tuy nhiên, không rõ Nhật nhận được gì. Ông Abe muốn Mỹ cam kết không tăng thuế đối với ô tô, vốn chiếm 2/3 thặng dư thương mại song phương 6,5 nghìn tỷ yên (58 tỷ đô la) của Nhật Bản.
Nhu cầu ở nước ngoài chậm lại đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và mức thuế 25% ông Trump đe dọa có thể khiến Nhật Bản rơi vào suy thoái. Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, nói ông sẽ không ngạc nhiên về kết quả đàm phán hôm nay tại New York. Tuy nhiên, ông yêu cầu đảm bảo bằng văn bản rằng xe hơi sẽ được ông Trump bỏ qua. Ngay cả khi như vậy, ông Trump chắc chắn sẽ tuyên bố giành được một chiến thắng khác trong trận chiến làm rung chuyển thương mại toàn cầu của mình.
Mối quan hệ xấu đi giữa Argentina và IMF
Chính phủ Argentina sẽ gặp IMF tại Washington vào hôm nay, dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang gặp rắc rối. IMF phải quyết định khi nào sẽ giải ngân khoảng 5,4 tỷ đô la tiếp theo trong tổng khoản vay 57 tỷ đô la dành cho Argentina. Tiền dự kiến được giải ngân trong tháng này song đã bị trì hoãn sau khi chính phủ của Mauricio Macri thất bại trong các cuộc bầu cử sơ bộ, trước thềm cuộc bầu cử lớn vào tháng tới. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phe đối lập dân túy Peron chủ nghĩa sẽ giành chiến thắng.
Giờ đây, đoàn đàm phán của ông Macri, do bộ trưởng tài chính Hernán Lacunza dẫn đầu, nói họ chưa cần tiền cho đến sau cuộc bầu cử. Điều này có thể khiến IMF từ chối thẳng thừng. Christine Lagarde, Tổng giám đốc trước đây của IMF, bảo vệ khoản vay, khẳng định tình hình ở Argentina sẽ “tồi tệ hơn nhiều” nếu không can thiệp. Song bên trong IMF có các tiếng nói chỉ trích cách chính phủ Argentina được tái cấu trúc thỏa thuận và sử dụng dự trữ ngoại hối để chống đỡ đồng peso đang mất giá nặng nề.
Thuốc lá điện tử bị soi xét gắt gao
Một ủy ban quốc hội Mỹ hôm nay sẽ nghe điều trần về sự bùng phát đáng lo ngại các ca tử vong và bệnh liên quan đến thuốc lá điện tử trên cả nước. Mặc dù chiết xuất vitamin E acetate và cần sa đã được xác định là một chất phổ biến trong nguyên nhân gây bệnh cho một số người – thường là trong dầu bootleg (dùng cho thuốc lá điện tử)- các quan chức cảnh báo có thể có nhiều hơn một nguyên nhân gây bệnh. Các nhà sản xuất thuốc lá điện tử ngày càng đối mặt với nhiều lời kêu gọi các sản phẩm của họ phải được quản lý chặt chẽ hơn. Đáng chú ý, không có sản phẩm nào trên thị trường từng được chính phủ kiểm tra.
Bên cạnh quan ngại về sức khỏe là cuộc tranh luận về sự gia tăng đáng báo động tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ Mỹ. Hiện tại có 3,6 triệu người dùng thuốc lá điện tử trong số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, tăng từ mức 2,1 triệu của năm 2017. Ấn Độ đã viện dẫn các mối lo ngại cho giới trẻ khi cấm thuốc lá điện tử vào đầu tháng này. Song ở Anh, các quan chức y tế công cộng lại khẳng định thuốc lá điện tử là một lựa chọn an toàn hơn cho người hút thuốc. Tại đây, thuốc lá điện tử vẫn chưa trở nên phổ biến trong số người trẻ chưa từng hút thuốc.
Giải pháp cho đầu tư vào năng lượng sạch
Tâm điểm hôm nay tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu của Liên Hợp Quốc có thể sẽ đến từ thế giới tài chính. Một điều gì đó hấp dẫn đang được người ta đồn đoán đến từ Sáng kiến Lãnh đạo Tài chính Khí hậu (CFLI), một nhóm các ngân hàng và nhà quản lý tài sản được tập hợp bởi Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Tuần trước, CFLI đã phát hành một báo cáo phác thảo các vấn đề cản trở đầu tư cho năng lượng ít carbon ở các thị trường mới nổi. Chúng bao gồm sự khó lường của các chính sách chính phủ, thiếu hụt các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo có kinh nghiệm ở địa phương, và sự khan hiếm các công cụ cũng như ưu đãi cho nhà đầu tư.
Kết quả là đầu tư kém. Nếu không tính Trung Quốc, các nước thị trường mới nổi chiếm khoảng 25% GDP của thế giới nhưng chỉ chiếm 13% chi tiêu năng lượng sạch trong thập niên qua. Báo cáo nói giải pháp chính là mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các tổ chức tài chính tư nhân và các tổ chức tài chính phát triển, như Ngân hàng Thế giới. Chuyển dịch vốn sang các dự án xanh là một nhiệm vụ lớn và các nhà đầu tư cần nhận được mọi sự giúp đỡ có thể có.