Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 30/09/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.
Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này.
Người Áo đã bỏ phiếu bầu quốc hội mới. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Đảng Nhân dân trung hữu đứng đầu với 37% số phiếu bầu, nhưng sẽ cần một đối tác để thành lập chính phủ liên minh mới. Liên minh trước đó của họ sụp đổ vào tháng Năm sau khi một video xuất hiện cho thấy nhà lãnh đạo của Đảng Tự do cực hữu, khi ấy là thành viên chính phủ, hứa hẹn ký hợp đồng với một phụ nữ được cho là cháu gái của một tài phiệt Nga.
Hơn 20.000 người Nga đã xuống đường ở Moskva yêu cầu thả những người biểu tình bị bỏ tù suốt mùa hè trong các cuộc tuần hành chống lại quyết định cấm nhiều chính trị gia đối lập tham gia bầu cử địa phương. Mặc dù đã đàn áp, song Đảng nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin vẫn để mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp thành phố Moskva, sau khi những người ủng hộ phe đối lập áp dụng bỏ phiếu chiến thuật.
Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ không có kế hoạch cấm các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ “tại thời điểm này”. Tuyên bố được đưa ra sau khi các tin tức xuất hiện hôm thứ Sáu nói Tổng thống Donald Trump đang xem xét biện pháp nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn của Mỹ, chẳng hạn như cấm các công ty niêm yết.
Tờ Wall Street Journal cho biết các kỹ sư của Boeing đã bỏ sót các biện pháp bảo vệ an toàn quan trọng trong phần mềm có liên quan đến các vụ tai nạn nghiêm trọng của hai máy bay 737 MAX khiến 346 người thiệt mạng. Tờ báo cho biết các biện pháp bảo vệ này trước đó đã được đưa vào một phiên bản hệ thống điều khiển chuyến bay của một máy bay chở dầu quân sự. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra hình sự về thiết kế và việc cấp phép của dòng máy bay này.
CVS, chuỗi nhà thuốc lớn nhất ở Mỹ, đã trở thành nhà bán lẻ mới nhất đình chỉ việc bán Zantac, loại thuốc trị ợ nóng bị điều tra về các mối liên hệ đến bệnh ung thư. Động thái của CVS theo sau các quan ngại ở một số quốc gia rằng các tạp chất trong Zantac có thể là chất gây ung thư. Canada và Pháp đã thông báo thu hồi Zantac, trong khi Mỹ và EU đang điều tra độ an toàn của thuốc này.
TIÊU ĐIỂM
Hãng bia AB InBev IPO ở châu Á
Đây sẽ là đợt IPO lớn thứ hai thế giới tính theo khoản tiền được huy động trong năm nay, theo sau đợt gọi vốn khổng lồ của Uber vào mùa xuân, ở mức 8,1 tỷ đô. Tuy nhiên, khi bộ phận châu Á của Anheuser-Busch InBev, nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào hôm nay, họ sẽ chỉ gọi được một nửa số vốn mà họ từng hy vọng vào tháng Năm. Các nhà đầu tư do dự trước mức định giá 10 tỷ đô la của bộ phận châu Á được đưa ra khi ấy.
Vì vậy, công ty đã thay đổi kế hoạch, bán các hoạt động tại Australia của mình cho Asahi, một nhà sản xuất bia Nhật Bản, và quay trở lại sàn giao dịch chứng khoán để IPO phần còn lại, tập trung vào Trung Quốc, nơi có thị trường bia cao cấp béo bở. Với mong muốn mua lại nhiều công ty hơn, ABI sẽ dùng tiền thu được trả một số khoản nợ, đồng thời rà soát kĩ khu vực để tìm thêm mục tiêu. Hồng Kông sẽ vui mừng trước sự xuất hiện của họ. Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và các nhà đầu tư chứng khoán khác đã né tránh Hồng Kông vì biểu tình kéo dài nhiều tháng. Đợt IPO của ABI, dù lớn hay nhỏ, sẽ mang đến những tin vui.
Ngân hàng Trung ương Australia chuẩn bị hạ lãi suất
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã ráo riết hạ lãi suất nhằm ngăn chặn một cuộc suy thoái tiềm tàng. Australia trong bối cảnh đó khó có thể làm khác. Ngày mai, Ngân hàng trung ương của họ dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, từ mức thấp kỷ lục 1%. Nếu Australia bỏ qua xu hướng toàn cầu và giữ mức lãi suất cũ, tỷ giá hối đoái của Australia sẽ tăng, khiến cho xuất khẩu, động lực của nền kinh tế, trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Và các nhà chính sách cũng đang rất lo lắng về tình hình trong nước. Nền kinh tế Australia đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong một thập kỷ; và vì tiền lương tăng chậm, người tiêu dùng dường như không sẵn sàng chi tiêu. Tồi tệ hơn, Ngân hàng Trung ương không thể cắt giảm lãi suất hơn nữa trước khi chạm ngưỡng 0%, điểm mà nếu vượt qua thì việc cắt giảm không còn mấy tác dụng. Thống đốc Philip Lowe đã yêu cầu các chính trị gia kích thích tài khóa. Chính phủ Đảng Bảo thủ đã cắt giảm thuế thu nhập, song điều đó có thể vẫn chưa đủ.
Airbus đấu Boeing ở WTO
Gần 15 năm trước, WTO tiếp nhận đơn khiếu nại của Mỹ về các khoản trợ cấp của EU dành cho Airbus, một nhà sản xuất máy bay. Sau khi phán quyết có lợi cho Mỹ một phần, tuần này WTO sẽ định lượng hình phạt mà Mỹ được phép áp dụng. Nếu số tiền vượt quá 4 tỷ đô la (như các báo cáo đề xuất), đây sẽ là mức trả đũa lớn nhất từ trước đến nay mà WTO từng thông qua. Chính quyền Trump có vẻ háo hức tấn công vào đúng điểm yếu của EU. Airbus là nạn nhân đầu tiên; trong khi các nhà sản xuất bộ phận máy bay cũng sẽ bị tác động.
Điều này sẽ tác động tới kế hoạch mở rộng sản xuất của Airbus tại nhà máy của họ ở Alabama, trong nỗ lực gia tăng sức ép cạnh tranh lên Boeing ngay ở thị trường quê nhà của hãng máy bay Mỹ. Tranh chấp có khả năng leo thang. Vào ngày 16 tháng 9, bà Cecilia Malmström, ủy viên thương mại EU, nói nếu người Mỹ tiếp tục từ chối đàm phán, EU sẽ cảm thấy bị ép phải áp thuế. Tất nhiên, sẽ không có ai thu lợi ngoài các luật sư “ăn dày” với 15 năm chi phí pháp lý.
Đảng Bảo thủ Anh tổ chức hội nghị
Các thành viên Đảng Bảo thủ sẽ tập trung tại Manchester để tham dự hội nghị của đảng trong tuần này. Hội nghị, diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị bất ổn, cũng rất khác so với các hội nghị trước đây. Thông thường quốc hội sẽ không họp trong thời gian diễn ra các hội nghị đảng. Nhưng quyết định đình chỉ quốc hội 5 tuần của ông Boris Johnson, và tuyên bố đảo ngược quyết định này sau đó của Tòa án Tối cao, đã làm đảo lộn mùa hội nghị. Các nghị sĩ giận dữ trước việc đình chỉ quốc hội đã bỏ phiếu với tỉ lệ 306-289 chống lại việc cho phép Quốc hội nghỉ ba ngày để đảng Bảo thủ nhóm họp.
Do đó, các nghị sĩ và bộ trưởng Bảo thủ sẽ phải đi lại giữa Manchester và London để tiếp tục các hoạt động cấp thiết của nghị viện. Boris Johnson sẽ sử dụng bài phát biểu của mình để nhấn mạnh lập trường rằng đảng Bảo thủ cần chống lại các đảng quyết tâm ngăn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Ai thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo, dự kiến sẽ sớm diễn ra, một phần phụ thuộc vào việc lập trường đó có hợp lòng cử tri hay không.
Tranh cãi về dự án thủy điện của Ethiopia
Căng thẳng dọc theo sông Nile đã trở lại. Tuần này, Ai Cập, Ethiopia và Sudan dự kiến sẽ đàm phán tại Khartoum, thủ đô Sudan, trong bối cảnh mâu thuẫn gia tăng xoay quanh dự án thủy điện lớn nhất và gây tranh cãi nhất châu Phi. Ai Cập, nước phụ thuộc vào sông Nile cho gần như toàn bộ nguồn cung nước của mình, lo ngại dự án tại thượng nguồn sẽ làm giảm mạnh nguồn cung. Họ yêu cầu Ethiopia phải trữ nước trong đập với tốc độ chậm hơn, kéo dài suốt bảy năm và phải xả 40 tỷ mét khối nước mỗi năm.
Song Ethiopia không muốn thỏa hiệp. Vào ngày 18 tháng 9, họ đã từ chối đề xuất của Ai Cập, cho rằng yêu cầu trên vi phạm chủ quyền của mình. Họ khẳng định dự án, hiện bị chậm tiến độ nhiều năm, sẽ hoạt động tối đa công suốt ngay sau năm 2022. Thủ tướng Abiy Ahmed của Ethiopia đã thử “nói ngọt” với tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi, – trong một lần từng thề “ có Chúa” là con đập sẽ không tổn hại gì đến Ai Cập. Nhưng người Ai Cập chỉ uống nước, họ không uống lời đường mật.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 30/09/2019
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.
Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này.
Người Áo đã bỏ phiếu bầu quốc hội mới. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Đảng Nhân dân trung hữu đứng đầu với 37% số phiếu bầu, nhưng sẽ cần một đối tác để thành lập chính phủ liên minh mới. Liên minh trước đó của họ sụp đổ vào tháng Năm sau khi một video xuất hiện cho thấy nhà lãnh đạo của Đảng Tự do cực hữu, khi ấy là thành viên chính phủ, hứa hẹn ký hợp đồng với một phụ nữ được cho là cháu gái của một tài phiệt Nga.
Hơn 20.000 người Nga đã xuống đường ở Moskva yêu cầu thả những người biểu tình bị bỏ tù suốt mùa hè trong các cuộc tuần hành chống lại quyết định cấm nhiều chính trị gia đối lập tham gia bầu cử địa phương. Mặc dù đã đàn áp, song Đảng nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin vẫn để mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp thành phố Moskva, sau khi những người ủng hộ phe đối lập áp dụng bỏ phiếu chiến thuật.
Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ không có kế hoạch cấm các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ “tại thời điểm này”. Tuyên bố được đưa ra sau khi các tin tức xuất hiện hôm thứ Sáu nói Tổng thống Donald Trump đang xem xét biện pháp nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn của Mỹ, chẳng hạn như cấm các công ty niêm yết.
Tờ Wall Street Journal cho biết các kỹ sư của Boeing đã bỏ sót các biện pháp bảo vệ an toàn quan trọng trong phần mềm có liên quan đến các vụ tai nạn nghiêm trọng của hai máy bay 737 MAX khiến 346 người thiệt mạng. Tờ báo cho biết các biện pháp bảo vệ này trước đó đã được đưa vào một phiên bản hệ thống điều khiển chuyến bay của một máy bay chở dầu quân sự. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra hình sự về thiết kế và việc cấp phép của dòng máy bay này.
CVS, chuỗi nhà thuốc lớn nhất ở Mỹ, đã trở thành nhà bán lẻ mới nhất đình chỉ việc bán Zantac, loại thuốc trị ợ nóng bị điều tra về các mối liên hệ đến bệnh ung thư. Động thái của CVS theo sau các quan ngại ở một số quốc gia rằng các tạp chất trong Zantac có thể là chất gây ung thư. Canada và Pháp đã thông báo thu hồi Zantac, trong khi Mỹ và EU đang điều tra độ an toàn của thuốc này.
TIÊU ĐIỂM
Hãng bia AB InBev IPO ở châu Á
Đây sẽ là đợt IPO lớn thứ hai thế giới tính theo khoản tiền được huy động trong năm nay, theo sau đợt gọi vốn khổng lồ của Uber vào mùa xuân, ở mức 8,1 tỷ đô. Tuy nhiên, khi bộ phận châu Á của Anheuser-Busch InBev, nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào hôm nay, họ sẽ chỉ gọi được một nửa số vốn mà họ từng hy vọng vào tháng Năm. Các nhà đầu tư do dự trước mức định giá 10 tỷ đô la của bộ phận châu Á được đưa ra khi ấy.
Vì vậy, công ty đã thay đổi kế hoạch, bán các hoạt động tại Australia của mình cho Asahi, một nhà sản xuất bia Nhật Bản, và quay trở lại sàn giao dịch chứng khoán để IPO phần còn lại, tập trung vào Trung Quốc, nơi có thị trường bia cao cấp béo bở. Với mong muốn mua lại nhiều công ty hơn, ABI sẽ dùng tiền thu được trả một số khoản nợ, đồng thời rà soát kĩ khu vực để tìm thêm mục tiêu. Hồng Kông sẽ vui mừng trước sự xuất hiện của họ. Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và các nhà đầu tư chứng khoán khác đã né tránh Hồng Kông vì biểu tình kéo dài nhiều tháng. Đợt IPO của ABI, dù lớn hay nhỏ, sẽ mang đến những tin vui.
Ngân hàng Trung ương Australia chuẩn bị hạ lãi suất
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã ráo riết hạ lãi suất nhằm ngăn chặn một cuộc suy thoái tiềm tàng. Australia trong bối cảnh đó khó có thể làm khác. Ngày mai, Ngân hàng trung ương của họ dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, từ mức thấp kỷ lục 1%. Nếu Australia bỏ qua xu hướng toàn cầu và giữ mức lãi suất cũ, tỷ giá hối đoái của Australia sẽ tăng, khiến cho xuất khẩu, động lực của nền kinh tế, trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Và các nhà chính sách cũng đang rất lo lắng về tình hình trong nước. Nền kinh tế Australia đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong một thập kỷ; và vì tiền lương tăng chậm, người tiêu dùng dường như không sẵn sàng chi tiêu. Tồi tệ hơn, Ngân hàng Trung ương không thể cắt giảm lãi suất hơn nữa trước khi chạm ngưỡng 0%, điểm mà nếu vượt qua thì việc cắt giảm không còn mấy tác dụng. Thống đốc Philip Lowe đã yêu cầu các chính trị gia kích thích tài khóa. Chính phủ Đảng Bảo thủ đã cắt giảm thuế thu nhập, song điều đó có thể vẫn chưa đủ.
Airbus đấu Boeing ở WTO
Gần 15 năm trước, WTO tiếp nhận đơn khiếu nại của Mỹ về các khoản trợ cấp của EU dành cho Airbus, một nhà sản xuất máy bay. Sau khi phán quyết có lợi cho Mỹ một phần, tuần này WTO sẽ định lượng hình phạt mà Mỹ được phép áp dụng. Nếu số tiền vượt quá 4 tỷ đô la (như các báo cáo đề xuất), đây sẽ là mức trả đũa lớn nhất từ trước đến nay mà WTO từng thông qua. Chính quyền Trump có vẻ háo hức tấn công vào đúng điểm yếu của EU. Airbus là nạn nhân đầu tiên; trong khi các nhà sản xuất bộ phận máy bay cũng sẽ bị tác động.
Điều này sẽ tác động tới kế hoạch mở rộng sản xuất của Airbus tại nhà máy của họ ở Alabama, trong nỗ lực gia tăng sức ép cạnh tranh lên Boeing ngay ở thị trường quê nhà của hãng máy bay Mỹ. Tranh chấp có khả năng leo thang. Vào ngày 16 tháng 9, bà Cecilia Malmström, ủy viên thương mại EU, nói nếu người Mỹ tiếp tục từ chối đàm phán, EU sẽ cảm thấy bị ép phải áp thuế. Tất nhiên, sẽ không có ai thu lợi ngoài các luật sư “ăn dày” với 15 năm chi phí pháp lý.
Đảng Bảo thủ Anh tổ chức hội nghị
Các thành viên Đảng Bảo thủ sẽ tập trung tại Manchester để tham dự hội nghị của đảng trong tuần này. Hội nghị, diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị bất ổn, cũng rất khác so với các hội nghị trước đây. Thông thường quốc hội sẽ không họp trong thời gian diễn ra các hội nghị đảng. Nhưng quyết định đình chỉ quốc hội 5 tuần của ông Boris Johnson, và tuyên bố đảo ngược quyết định này sau đó của Tòa án Tối cao, đã làm đảo lộn mùa hội nghị. Các nghị sĩ giận dữ trước việc đình chỉ quốc hội đã bỏ phiếu với tỉ lệ 306-289 chống lại việc cho phép Quốc hội nghỉ ba ngày để đảng Bảo thủ nhóm họp.
Do đó, các nghị sĩ và bộ trưởng Bảo thủ sẽ phải đi lại giữa Manchester và London để tiếp tục các hoạt động cấp thiết của nghị viện. Boris Johnson sẽ sử dụng bài phát biểu của mình để nhấn mạnh lập trường rằng đảng Bảo thủ cần chống lại các đảng quyết tâm ngăn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Ai thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo, dự kiến sẽ sớm diễn ra, một phần phụ thuộc vào việc lập trường đó có hợp lòng cử tri hay không.
Tranh cãi về dự án thủy điện của Ethiopia
Căng thẳng dọc theo sông Nile đã trở lại. Tuần này, Ai Cập, Ethiopia và Sudan dự kiến sẽ đàm phán tại Khartoum, thủ đô Sudan, trong bối cảnh mâu thuẫn gia tăng xoay quanh dự án thủy điện lớn nhất và gây tranh cãi nhất châu Phi. Ai Cập, nước phụ thuộc vào sông Nile cho gần như toàn bộ nguồn cung nước của mình, lo ngại dự án tại thượng nguồn sẽ làm giảm mạnh nguồn cung. Họ yêu cầu Ethiopia phải trữ nước trong đập với tốc độ chậm hơn, kéo dài suốt bảy năm và phải xả 40 tỷ mét khối nước mỗi năm.
Song Ethiopia không muốn thỏa hiệp. Vào ngày 18 tháng 9, họ đã từ chối đề xuất của Ai Cập, cho rằng yêu cầu trên vi phạm chủ quyền của mình. Họ khẳng định dự án, hiện bị chậm tiến độ nhiều năm, sẽ hoạt động tối đa công suốt ngay sau năm 2022. Thủ tướng Abiy Ahmed của Ethiopia đã thử “nói ngọt” với tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi, – trong một lần từng thề “ có Chúa” là con đập sẽ không tổn hại gì đến Ai Cập. Nhưng người Ai Cập chỉ uống nước, họ không uống lời đường mật.