Di Sản Hồ Chí Minh
Thế lực nào đang bảo kê cho nhóm lợi ích ở Vinalines?
Phóng viên độc lập
Gần đây, kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm xảy ra tại Vinalines và đã đề nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm đó dẫn tới kinh doanh thua lỗ, mất vốn hoặc tồn tại nhiều rủi ro tài chính…
Những sai phạm đó cụ thể là ký hợp đồng thiếu chặt chẽ không có chế tài xử phạt dẫn đến bị khách hàng chiếm dụng vốn, thanh toán tiền trước cho người bán gây tiềm ẩn rủi ro không được hoàn trả, mua vật tư chưa sử dụng gây ứ đọng vốn, áp dụng giá cước không phù hợp giá đã kê khai, đầu tư ngoài ngành, buông lỏng quản lý dẫn đến thất thoát…Hậu quả là lỗ lũy kế của Vinalines lên tới 24.180,7 tỷ đồng vào cuối năm 2014, con số này cao hơn so với số liệu Vinalines tự tính toán là gần 21.000 tỷ đồng.
Bê bối tại Vinalines kéo dài đã nhiều năm, nhiều tờ báo đã vào cuộc điều tra và công khai bằng các số liệu cụ thể, dư luận cả nước cũng nóng lòng đòi hỏi Nhà nước phải xử lý nghiêm khắc những kẻ táng tận lương tâm, không ngần ngại đốt tiền của Nhà nước, vơ vét cho bản thân mà không cần biết hậu quả ra sao.
Những kẻ trực tiếp phải chịu trách nhiệm gây ra thua lỗ và thất thoát tại Vinalines không ai khác hơn là các Tổng giám đốc của Vinalines từ 2012 đến 2015 là Nguyễn Cảnh Việt và Lê Anh Sơn, nhưng không hiểu vì sao cả hai đều được cất nhắc lên chức vụ cao hơn. Chẳng lẽ Bộ Giao Thông Vận Tải và Ban Tổ Chức Trung Ương không biết đây là hai kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ Vinalines. Họ sẽ giải thích thế nào với nhân dân cả nước khi thăng chức cho hai kẻ đã có chiến công phá tan tành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa một Tổng công ty hùng mạnh với hàng nghìn tỷ tiền vốn Nhà nước trở thành con tàu đắm.
Được thăng chức và rời khỏi Vinalines nhưng bóng ma của Nguyễn Cảnh Việt vẫn còn ám ảnh cán bộ công nhân viên của Tổng công ty này. Ông em họ Nguyễn Cảnh Tĩnh với tiêu chí ba không (không trong diện qui hoạch, không được đào tạo chuyên ngành, không có hai năm kinh nghiệm quản lý theo yêu cầu) được cài ở lại để nối gót ông anh tiếp tục “sự nghiệp lớn”. Không ai nói ra nhưng mọi người cũng thừa hiểu là họ sẽ tìm cách thủ tiêu những bằng chứng sẽ là căn cứ chống lại họ và với cách làm này có lẽ họ sẽ tiếp tục phá đến khi Vinalines bị phá sản hoàn toàn.
Liên hệ với sự việc của Trịnh Xuân Thanh thì chúng ta thấy có sự tương đồng rất rõ trong cùng một công thức, đó là sau khi làm thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước thì các nhân vật chính của chúng ta đều rời bỏ môi trường kinh doanh, hòng xóa dấu vết và luồn lách đúng “qui trình” để có được chức vụ cao trong các cơ quan quản lý Nhà nước để “ung dung chỉ đạo”. Có điều là so với hơn 3000 tỷ của Trịnh Xuân Thanh thì hơn 24,000 tỷ của Nguyễn Cảnh Việt và Lê Anh Sơn sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều…
Tất cả những bài báo, những lá đơn của cán bộ công nhân viên, kết quả kiểm toán cho đến nay đều rơi vào im lặng, phải chăng có một thế lực nào nó đang bảo kê cho nhóm lợi ích tại Vinalines? Nếu việc giải quyết sai phạm tại Vinalines tiếp tục chìm xuồng như chính con thuyền Vinalines hiện nay thì niềm tin của nhân dân tiếp tục bị xói mòn và công lý không biết đến bao giờ mới được thực hiện trên đất nước này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thế lực nào đang bảo kê cho nhóm lợi ích ở Vinalines?
Phóng viên độc lập
Gần đây, kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm xảy ra tại Vinalines và đã đề nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm đó dẫn tới kinh doanh thua lỗ, mất vốn hoặc tồn tại nhiều rủi ro tài chính…
Những sai phạm đó cụ thể là ký hợp đồng thiếu chặt chẽ không có chế tài xử phạt dẫn đến bị khách hàng chiếm dụng vốn, thanh toán tiền trước cho người bán gây tiềm ẩn rủi ro không được hoàn trả, mua vật tư chưa sử dụng gây ứ đọng vốn, áp dụng giá cước không phù hợp giá đã kê khai, đầu tư ngoài ngành, buông lỏng quản lý dẫn đến thất thoát…Hậu quả là lỗ lũy kế của Vinalines lên tới 24.180,7 tỷ đồng vào cuối năm 2014, con số này cao hơn so với số liệu Vinalines tự tính toán là gần 21.000 tỷ đồng.
Bê bối tại Vinalines kéo dài đã nhiều năm, nhiều tờ báo đã vào cuộc điều tra và công khai bằng các số liệu cụ thể, dư luận cả nước cũng nóng lòng đòi hỏi Nhà nước phải xử lý nghiêm khắc những kẻ táng tận lương tâm, không ngần ngại đốt tiền của Nhà nước, vơ vét cho bản thân mà không cần biết hậu quả ra sao.
Những kẻ trực tiếp phải chịu trách nhiệm gây ra thua lỗ và thất thoát tại Vinalines không ai khác hơn là các Tổng giám đốc của Vinalines từ 2012 đến 2015 là Nguyễn Cảnh Việt và Lê Anh Sơn, nhưng không hiểu vì sao cả hai đều được cất nhắc lên chức vụ cao hơn. Chẳng lẽ Bộ Giao Thông Vận Tải và Ban Tổ Chức Trung Ương không biết đây là hai kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ Vinalines. Họ sẽ giải thích thế nào với nhân dân cả nước khi thăng chức cho hai kẻ đã có chiến công phá tan tành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa một Tổng công ty hùng mạnh với hàng nghìn tỷ tiền vốn Nhà nước trở thành con tàu đắm.
Được thăng chức và rời khỏi Vinalines nhưng bóng ma của Nguyễn Cảnh Việt vẫn còn ám ảnh cán bộ công nhân viên của Tổng công ty này. Ông em họ Nguyễn Cảnh Tĩnh với tiêu chí ba không (không trong diện qui hoạch, không được đào tạo chuyên ngành, không có hai năm kinh nghiệm quản lý theo yêu cầu) được cài ở lại để nối gót ông anh tiếp tục “sự nghiệp lớn”. Không ai nói ra nhưng mọi người cũng thừa hiểu là họ sẽ tìm cách thủ tiêu những bằng chứng sẽ là căn cứ chống lại họ và với cách làm này có lẽ họ sẽ tiếp tục phá đến khi Vinalines bị phá sản hoàn toàn.
Liên hệ với sự việc của Trịnh Xuân Thanh thì chúng ta thấy có sự tương đồng rất rõ trong cùng một công thức, đó là sau khi làm thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước thì các nhân vật chính của chúng ta đều rời bỏ môi trường kinh doanh, hòng xóa dấu vết và luồn lách đúng “qui trình” để có được chức vụ cao trong các cơ quan quản lý Nhà nước để “ung dung chỉ đạo”. Có điều là so với hơn 3000 tỷ của Trịnh Xuân Thanh thì hơn 24,000 tỷ của Nguyễn Cảnh Việt và Lê Anh Sơn sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều…
Tất cả những bài báo, những lá đơn của cán bộ công nhân viên, kết quả kiểm toán cho đến nay đều rơi vào im lặng, phải chăng có một thế lực nào nó đang bảo kê cho nhóm lợi ích tại Vinalines? Nếu việc giải quyết sai phạm tại Vinalines tiếp tục chìm xuồng như chính con thuyền Vinalines hiện nay thì niềm tin của nhân dân tiếp tục bị xói mòn và công lý không biết đến bao giờ mới được thực hiện trên đất nước này.